- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘ GIÓ

19 Tháng Năm 20234:11 CH(Xem: 5596)

Uyên Lê

MỘ GIÓ

(Ngày ở quê, nhớ những chị bé Tư, chị Vàng xưa ...)

 

 

 

 

Ngày chị Tư gặp tôi ở San Jose, chị mừng ứa nước mắt hai hàng. Vừa lấy tay quẹt ngang mắt, cái điệu quen thuộc i như ngày xưa, chị vừa cười:

- Gặp cô ba tui mừng quá à. Lâu lắm rồi tui mới khóc được. Vừa khóc mà vừa cười.

 

Tôi nhìn chị trân trân. Chị Tư Trợn da đen nhẻm ẳm tôi ngang hông ngày xưa bây giờ trắng da dài tóc, không hẹn nhau trước chắc tôi không thể nhận ra. 

 

Lúc chia tay chị, tôi hỏi:

 

- Em kể chuyện của chị được không?

- Chuyện đời tui có chi đâu mà kể, dị òm. 

- Em kể chuyện mộ gió nha.

- Ờ, cô ba còn nhớ chuyện mộ gió hả- mắt chị chợt buồn xa xăm- tui thì quên lâu rồi.

 

Sao mà tôi quên chuyện mộ gió được.

....

 

Ngày sinh ra cô con gái đầu lòng, ba chị tự tay trồng cây mai vàng trước ngõ.

 

Thứ nhất nhau quàng, thứ nhì vàng da. Lúc mới sinh ra chị hai bị nhau quàng quấn quanhcổ , nằm lì trong bụng mẹ, bà mụ loay hoay lựa thế mãi mới lôi ra được nên da chị vàng như nghệ, cả nhà quen miệng gọi chị Vàng.

 

Năm đó mai vàng nở bung 5 cánh to tròn rực rỡ trước hiên nhà.

 

Mẹ chị có bầu sòn sòn ba năm liên tục, chỉ rặt toàn con gái. Ba chị đã chán không còn hăm hở trồng nhánh mai mới như lần đầu. Mỗi lần có một đứa con gái chào đời ba chỉ ghép thêm nhánh mới vào cội mai cũ, hết mai trắng rồi đến mai hồng, Bạch Mai là chị bé ba, Hồng Mai là chị bé tư.

 

Bảy năm sau, Đến đứa con đẻ ráng cuối cùng, ba hồi hộp trồng hẳn cây mai tứ quý ngay cửa sổ. Vậy là cậu út Qúy Mai được sinh ra trong nhẹ nhõm của mọi người, cả nhà váng ầm lên tiếng khóc ngằn ngặt của cậu út và tiếng cười sang sảng của ba.

 

Vừa sinh ra cậu út Qúy Mai là mẹ nằm liệt giường vì hậu sản. Toàn bộ công việc nhà đổ hết lên vai chị Vàng. Mới 12 tuổi, chị đã phải thức đêm quậy sửa hộp ông thọ với nước cháo sền sệt mớm cho em trai, ngày thì đi gánh nước mướn. Hai đòn gánh hằn lên xương quai xanh hai lằn tím bầm không bao giờ tan. Chị Ba bế em trẹo một bên hông, cái hông lâu ngày chai ngắt, ngồi đâu cũng lồi lên một cục, cậu út Qúy hay lấy tay chà vào riết rồi thành ghiền. Chị bé Tư tuổi còn nhỏ nhất, ham chơi nhảy dây, lò cò, vứt cậu út ra bên hè, bị kiến lửa cắn sung mông. Ba vừa đi lái xe thồ về thấy cậu út Qúy khóc tím tái không thành tiếng, vội lấy ngay cây đũa cả quất từ trên đầu chị bé Tư quất xuống,tét một đường máu chảy lênh láng. Chị bé Tư dãy tê tê mà không dám la, mắt trợn ngược. Từ đó, mỗi lần đến mùa lạnh, đầu chị lại nhức buốt đến óc, mỗi lần gặp chuyện sợ hãi hay bị xúc động , chị lại bị làm kinh phong giựt tay chân , mắt trợn ngược. Riết rồi mọi người quen dần gọi chị Tư trợn. Sau này thấy hay hay, mỗi lần xem cải lương đến đoạn cô đào hát xuống một câu mùi mẫn, chị cũng trợn ngược mắt , giựt tê tê người cho cậu út Qúy cười quên thôi!

 

Mấy chị em theo nhau lớn dần lên, năm chị Vàng 15 tuổi ba bỏ nghề xe thồ, theo ghe đi lưới cá. Rồi một ngày, ghe không thấy về và ba cũng không thấy về. Vườn sau nhà thêm một ngôi mộ gió. Trước mộ gió của ba, mẹ trồng một cây đậu biếc. 

 

Kể đến đây, chị Tư Trợn hỏi tôi:

 

- Cô ba biết sao mà trồng dây đậu biếc không? - rồi chị tự trả lời- người quê tui nói, hoa đậu biếc tưởng tiếc cả đời. Mà không có ở đâu hoa đậu biếc tím như ở quê tui, tím não tím nùng, tím rụng xuống đất rồi mà vẫn còn tím mịt mùng, tím héo hon.

 

Có người làng đi chợ huyện về kể cho mẹ nghe thấy ba chạy mối hàng cho sạp tạp hóa của cô Năm Ngọt, giọng cô ngọt ngào còn hơn cái tên. Mẹ lật đật búi lại mái tóc, theo xe lôi chạy ra chợ huyện. 

- Rồi sao chị tư! - tôi nóng ruột hỏi.

- Tới xế chiều mẹ mới về, người héo rũ như bông đậu biếc rụng xuống đất. Mẹ nói, người giống người thôi. Chứ ba đâu có bất nhân bạc tình như vậy.

Nói xong là mẹ nằm quay mặt vào tường, rồi mẹ nằm luôn một chỗ, như cây mai vàng bị đốn ngã.

 

Từ đó, Chị Vàng dắt theo cậu út Qúy đi làm mướn nuôi cả nhà. Bé Ba và bé Tư quanh quẩn gánh nước mướn thế cho chị và nuôi cơm, chăm sóc cho mẹ.

 

15 tuổi, chị Vàng đã có thịt có da, má bắt đầu lột nét hồng rạng ngời mơn mởn trút sạch lớp da vàng ệch ngày thơ. Miệng chị cười có lúm đồng tiền điếu ẩn hiện rất duyên, trong khi đuôi mắt đen thì buồn quá đổi. Cậu hai , con nhà chủ đi nghĩa vụ mới về nhà liếc thầm để ý. Nhất là mỗi chiều chạng vạng khi chị Vàng bế em bé con bà chủ ra trước ngỏ hóng gió, thằng nhỏ đeo bám chặt vào bộ ngực thanh tân mới nhú cứng ngắc chỏm cau của chị Vàng, hằn rõ dường nét tơ non qua làn áo vải sờn mỏng. Cậu hai tìm cách xớ rớ chung quanh, hết lấy tay vờ nựng em đến bẹo má , vuốt đùi thằng bé tìm cách động chạm vào ngực chị Vàng. Chị sợ hỏang, con gái mới lớn lần đầu có hơi trai, co rúm tòan thân nhưng không dám chống cự. Cậu Hai cười cười lơi lã, ngày càng xán lại gần hơn, bàn tay bạo dạn nán lại trên vùng da thịt con gái lâu hơn! Tội chị Vàng, đêm nằm vừa thẹn thùng, vừa xôn xao là lạ, lại tủi thân không có má một bên để tâm sự, nước mắt nhỏ ròng ròng ướt hết vạt chiếu.

 

Một hôm trời nhá nhem tối, cậu Hai lấn xấn mãi cạnh chị Vàng, rồi chừng như cầm lòng không đặng,cậu thọc hẳn tay vào trong làn áo ngực vải thô cứng, mắt đờ dại nhìn chăm chăm chị Vàng. Chị Vàng giật thót người, ứa nước mắt van vỉ:

 

- Con xin cậu. Cậu đừng làm vậy ai thấy kỳ lắm.

 

Cậu Hai tẻn tò vừa rút tay ra, vừa tiếc ngẩn ngơ mùi da thịt săn chắc mát rượi. Chị ẳm em bé chạy thụt mạng về nhà, cậu út Qúy lủi thủi chạy theo sau lưng chị khóc thút thít. Đâm sầm vào người bà chủ, chị Vàng chưa kịp mở miệng, cậu út Qúy đã mếu máo ngọng ngịu:

 

- Cậu Hai ò ti chị Vàng con…

 

Mặt bà chủ xám ngoét:

 

- Cú mà dám chòi nhà tiên hả? mày cả gan quá vậy Vàng? Mày dám nói lại cho tao nghe coi.

 

- Dạ, con không dám, con xin cậu mà cậu không chịu nghe- chị Vàng gục đầu khóc nức nỡ không thành tiếng.

 

Cậu Hai vừa lệch xệch dép lào về tới cửa, hất hàm:

 

- Con này nói gì hả mẹ?

 

- Chị em con này dám mét con bờm xơm nó, quân điêu toa- bà chủ rít qua kẻ răng.

 

- Mày nhìn lại mày coi, hôi hám xấu xí cở này ai mà thèm đứng gần. Chắc nó nằm mơ- cậu Hai nhếch miệng cười sượng.

 

Bà chủ sấn sổ nhào tới:

 

- Đánh một trận cho nó chừa thói gian ngoan, láo khoét.

 

- Thôi, đuổi cổ chị em nhà nó đi là được rồi. Không mình lại mang tiếng ác với người ăn kẻ ở. Cái thói ngu lâu, ngon ngọt lại không muốn- Cậu Hai câng câng mặt thọc tay vào túi áo pyjama ngoảnh đi.

 

Vậy là đêm đó đồ đạc của hai chị em bị hất tung ra đầu ngỏ. Lận cuộn tiền giấy 100 vào lưng quần, chị Vàng vừa dắt tay cậu út Qúy bước đi vừa cắn chặt răng nín khóc. Về đến cổng nhà, chị cứ đứng mãi trước cội mai già khô không hoa, không dám bước qua ngạch cửa, nước mắt tuôn xuống thân cây ròng ròng như suối.

 

Chị Tư trợn tròn mắt,

 

- Hai để đó em, Hai đừng đi làm mướn nữa, để em làm mướn nuôi cả nhà. Em xấu xí như vầy lại có bệnh động kinh, không có ai dám chạm vào người em đâu!

 

Năm đó chị Tư vừa tròn 13 tuổi, người đẹt lét, chỉ được mồm miệng lanh lợi hay cười nói. Ngày người ta dắt tay Tư đến cửa nhà tôi. Má tôi ngần ngừ hết cả buổi. Nhưng cuối cùng tặc lưỡi nhận cho Tư ẳm em. Ai ngờ mà tôi lại quấn quít Tư như chị ruột. Trưa hè, Tư ra vườn hái rau đồng về nấu canh tôm tươi tập tàng, trộn rau sống với đắng đất cuộn chấm mắm cáy . Hôm nào rảnh việc, Tư hái mớ lá sương sâm về tự vò tay thành thạch xanh đặc quánh, ăn với đường cát mát lành, không có dầu chuối, nước dừa cốt như ở ngoài chợ bán. Lụi cụi Tư trồng thêm mảnh ruộng lúa mùa 6 tháng không xịt thuốc hóa học , hạt gạo chưa chà hết cám thơm dẻo bùi ngậy như hạt nếp, gạo ngon nấu nồi đất cháy cạnh, chan nước thịt ram, dằm thêm trái ớt hiểm, cả nhà ăn ngon chảy nước mắt sống. Mỗi ngày Tư chịu khó rang vỏ đậu nành làm nước uống, bỏ thêm lát gừng thơm thanh tao. Trưa hè Tư đập dập nắp phén nạo dừa, nấu chè đậu xanh nguyên hạt với đường thốt nốt mát ruột. Tôi và chị bé Tư ngủ chung trên gác lửng xây xi măng, đêm nào Tư cũng vừa gãi lưng, vừa kể chuyện về làng chài ven biển cho tôi dể ngủ. Một đêm mùa đông Tư lại cơn cũ động kinh giật chân tay, cả nhà vác Tư đi cấp cứu bệnh viện, tôi ngồi ngoài thềm khóc tức tưởi tới sáng. Sau lần đó, Tư được má tôi nhận làm con nuôi và cho ăn học đàng hoàng tử tế.

Một lần , Tư xin về thăm làng biển rồi không quay trở lại nữa. Tôi nhớ hơi Tư khóc suốt một tuần. Sau rồi, người ở quê kể Tư vô tình mà được theo ghe vượt biển trót lọt.

...

Tôi hỏi Tư có nhớ ngôi mộ gió không.

Tư cười buồn:

- Giờ ngôi mộ đó vẫn còn sau vườn. Mà dây đậu biếc chết khô từ lâu. Mỗi năm má tui vẫn cúng giỗ đúng ngày ba tui đi biển không về.

- Rồi còn người đàn ông ở chợ huyện? - tôi buột miệng hỏi.

Tư nhìn xa xăm:

- Hơn 30 năm tui mới về thăm nhà. Tui mướn cái xe hơi con màu trắng thiêt sang, việt kiều mà, chạy vào làng cho má vui. Ngày hôm sau , tui lén má chạy ra chợ huyện ghé quán tạp hóa của bà Năm ngọt. Tui gặp người đàn ông đó.

- Rồi sao Tư- Tôi lại nóng ruột buột miệng hỏi như ngày xưa.

- Ngộ nha. Ông đó giống i ba tui thiệt. Gặp tui, ổng gọi nhỏ trong họng " Tư Trợn, con!"...gọi nhỏ xíu mà tui cũng nghe. Ba nè con - rồi ổng khóc, mắt đỏ hoe.

- Rồi Tư nói sao?

- Thì tui nói như má tui nói vậy đó. Không phải đâu, người giống người thôi, ông không phải ba tui. Ba tui chết rồi, còn cái mộ gió ở nhà.

 

Nói xong như vậy, tự nhiên tui hết sạch buồn, hết tủi hờn nó nặng ngực suốt 30 năm. Sao nhìn thấy ổng sống mà tui buồn quá đổi. Buồn hơn nhìn ngôi mộ gió sau nhà kia...

 

UYÊN LÊ


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 16922)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 18779)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 13297)
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 15871)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 14963)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 15128)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.
13 Tháng Tám 20204:54 CH(Xem: 16734)
Còn hơn một tuần nữa là bắt đầu công việc mới ở một bệnh viện khác, Na tự thưởng cho mình một chuyến du lịch ở Hawaii. Lúc mua vé không để ý, Na phải ngồi cạnh lối thoát hiểm nên không có cửa sổ nhìn ra ngắm cảnh. Cạnh Na là một chàng người Mỹ tuổi khoảng ngoài ba mươi, dáng vẻ tầm thước, mắt nâu hạt dẻ trông rất hiền, đang lặng lẽ coi phim tài liệu về thiên nhiên bằng iPad. Na cảm thấy buồn chán nên đợi lúc người ta phát đồ ăn, Na đánh bạo hỏi “mắt nâu” làm sao mà có phim coi, anh ấy bảo phải tải app của hãng hàng không về thì mới coi được phim của họ mà không cần wifi. Giờ phi cơ đang bay nên phải chờ khi có internet kết nối thì mới tải được. Thôi vậy, Na đành đọc báo và ngủ suốt chuyến bay.
17 Tháng Năm 20206:43 CH(Xem: 16695)
Quang “bản phủ”, vốn là chánh án ở Toà án nhân dân huyện. Nhưng hình dáng bên ngoài, giống y như nhân vật Bao Thanh Thiên bên tàu trong bộ phim truyền hình nhiều tập chiếu trên đài. Tối hôm trước xem phim, sáng hôm sau đến toà, từ bị can, đương sự đến nhân viên, thư ký toà…giật mình thon thót, nhìn lên ghế chánh án, cứ như thấy ông Bao Chửng ngồi trên thật. Cũng tai to mặt lớn đen sì.
23 Tháng Tư 20207:45 CH(Xem: 15594)
Cách đây ba tuần, khi con vi khuẩn độc ác xâm nhập, tấn công ồ ạt vào lãnh thổ Hoa kỳ, lúc ấy mọi người đã bắt đầu thức tỉnh lo sợ trước một cuộc chiến vô cùng gian nan, một mất một còn với kẻ thù vô hình có sức mạnh tấn công tiêu diệt hàng loạt sinh mạng con người mà loài người vẫn chưa có vũ khí chống lại chúng. Chúng không biết phân biệt già, trẻ, lớn bé hay người ấy là ai, nếu không may đến gần chúng, đụng phải chúng, coi như chúng đã chiếm đoạt cái số phận của người ấy, quyết định sống hay chết là do sự chống trả của một có thể cố gắng đánh bại chúng.
13 Tháng Tư 202011:23 CH(Xem: 17274)
Thế là từ hôm ấy trở đi, trên tất cả các phương tiện truyền thông nước nhà đều dành chỗ, dành thời lượng để tôn vinh ngài Kê. Kiểu như: “Cuộc đời ngài Kê”, “Chuyện ngài Kê”, “Ngài Kê liệt truyện”, “Tấm gương Giáo sư Kê”, “Huyền thoại Kê vàng” vân vân và vân vân. Thôi thì trăm hoa đua sắc, trăm nhà đua nở. Thơ ca nhạc họa, truyện ngắn tiểu thuyết bút ký trường thiên dài kỳ các kiểu. Thậm chí bên bộ dục còn phát động cuộc thi kể chuyện về ngài Kê trong học sinh các cấp, rầm rộ. Có con bé học trò lớp ba mãi trên Mù Căng Chải chưa xuống núi lần nào được giải nhất. Nó kể về công đức ngài Kê với các đồng bào mèo mán lô lô trên quê nó cực hay, nức nở. Hay đến nỗi ngài Kê hôm ấy mở ti vi xem cũng rơi nước mắt.