- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGƯỜI TÂM THẦN

18 Tháng Năm 20188:59 CH(Xem: 33233)
benh vien tam than bw- anh Internet
Bệnh viện tâm thần -ảnh Internet

Cuối tháng ấy, tôi và mấy người bạn học cũ vào thăm người bạn đang điều trị trong một bệnh viện tâm thần.

Trước khi vào viện, chúng tôi liên hệ với một người bạn khác cũng ở bệnh viện này nhưng là thầy thuốc.

Người bạn của chúng tôi bảo:

“Các cậu vào thăm Triết thì thăm nhanh thôi nhé, không cậu ấy nói nhiều lại phát bệnh nặng. Tớ sẽ bảo anh em thu xếp, nhưng tớ bận đi công tác. Ngoài ra…”.

“Ngoải ra sao?”, chúng tôi hỏi.

“Ngoài ra, các câu nên rút nhanh, kẻo các cậu có thể bị tẩu hỏa nhập ma đấy”, anh bạn cùng lớp hồi phổ thông của cả mấy chúng tôi đáp.

Vậy là bỏ phôn tay xuống, chúng tôi cảm thấy vô cùng hào hứng, có đôi phần tò mò và bị kích thích, rồi sau khi nâng ly bia lên, chúng tôi tiến thẳng xuống Viện.

Đã được bố trí trước, chúng tôi gặp Triết trong một khu vực khá yên tĩnh, vào một giờ khá yên tĩnh, ngày cuối tuần.

Sau khi đặt chút quà lên mặt chiếc bàn đá công cộng và cùng nhau an tọa ở mấy chiếc ghế đá quây chụm lại, anh em chúng tôi bắt tay Triết trước khi hỏi han.

Khi chúng tôi còn đang mải phân ngôi chủ khách thì Triết lên tiếng:

-Các cậu vào thăm tớ làm gì cho phí thời gian, vài hôm nữa tớ lại ngoại trú thôi. Ở nhà còn làm lợi cho vợ con, rồi lo việc làm ăn, cơ quan, thăm nom tớ làm gì… Nhưng mà cũng cảm ơn các cậu, quà cáp thì cầm về, tớ đầy đồ ra, toàn cho người, ăn có hết đâu…

Chúng tôi nháy mắt với nhau:

-Mẹ, thằng này được 9/10 điểm. Ăn nói rất ok, chỉ có điều nói hơi dài, như ca cải lương, nếu không đã được 10/10 điểm.

Chúng tôi bảo Triết:

-Không có gì, không có gì… Bạn bè cũ thăm nhau là quý nhất, cậu đừng câu nệ.

Triết lại đáp:

-Ôi giời, các ông lại còn mang phong bì vào cho tôi nữa, cái đó chỉ tổ béo mấy ông bà y bác sỹ, hộ lý với lại nhân viên ở đây thôi. Mà các cậu lại nghĩ tớ nói dai chứ gì, ai gặp tớ chẳng bảo thế. Nhưng tớ nói cho mà nghe, ngoài kia khối thằng nói còn dai hơn tớ, mà nói đéo có nội dung, toàn lặp lại mà người ta cũng phải nghe đấy. Nói đi nói lại, mấy chục năm nói mãi nói hoài, nói lăng nha lăng nhăng, chó nó nghe lọt, thế mà vẫn được xưng tụng đấy…

Chúng tôi lại nháy nhau:

-Khá, vẫn hơi dài, được 9/10 điểm.

Một anh bạn của chúng tôi làm kiến trúc sư, lâu nay về bên bộ xây dựng công tác, nói:

-Nhưng mà nó nói cũng “đéo” sai!

Thằng bạn còn lại của tôi làm ở Viện Hóa, nay thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, tủm tỉm:

-Viện với gia đình cho Triết vào đây là sai rồi, cậu ấy cần cho chỗ khác và chỗ khác cần cho cậu ấy!

Rồi chúng tôi vào việc:

-Triết à, chúng tớ vào đây có mấy việc, một là thăm cậu, hai là muốn đưa cho cậu một lựa chọn.

Triết bảo:

-Lựa chọn gì, chắc các bố lại qua nhà tôi và người nhà bảo tôi quậy quá, hàng xóm cũng bảo tôi vớ vẩn quá, vợ con tốn tiền tốn của chăm sóc, bố mẹ già cũng tốn cả lương hưu để lo cho tớ chứ gì… Cái đó tớ nghe nhiều rồi, các cậu định giúp đỡ kiểu gì? Tớ vào vài bữa lại về rồi vài bữa lại vô, có tốn kém thật nhưng ai bảo không để tớ yên, cứ bắt tớ phải điều trị với không điều trị. Tớ là tớ không cần mọi người phải hiểu tớ, cũng không cần ai phải nói chuyện với tớ, tớ cũng chẳng cần uống thuốc với điều trị, tớ chỉ cần một điều…

Chúng tôi hỏi:

-Cậu cần gì?

Triết bảo:

-Tớ cần được tự do sáng tác. Tớ yêu cầu gia đình trả tớ giấy bút mực màu bảng vẽ, kể cả đàn địch của tớ, kể cả máy tính nữa. Tớ cũng yêu cầu hàng xóm không tọc mạch, tớ yêu cầu công an hộ khẩu không ghé qua ghé lại hỏi han ông cả thủ, tớ yêu cầu tập thể không ai được kỳ thị tớ, tớ cũng là đồng nghiệp cũ của nhiều bạn trong cơ quan, mà tớ còn học giỏi, đỗ cao và đỗ sớm hơn khối đứa đấy. Viện trưởng bây giờ, hồi đi bộ đội về, tớ phụ đạo nó thi đại học chứ ai… Rồi tớ yêu cầu gia đình, mọi người, trước khi cấp giấy cho tớ làm thơ, vẽ tranh, làm nhạc, viết kịch thì không được hỏi tớ định viết vẽ gì, cái đó là quyền của tớ… Tớ cũng yêu cầu các cửa hàng net ở xung quanh tạo điều kiện để tớ được vào mạng tự do lướt web, vào facebook, vào bờ lốc nọ bờ lốc kia… Tớ cũng yêu cầu các ông bà quản thủ thư viện không ngăn tớ vào làm thẻ đọc, thẻ mượn, và cũng yêu cầu các ông bảo vệ viện cho tớ trở lại chỗ tớ làm… Tớ có lấy gì đâu, chỉ qua đó để xem các ông bạn nghiên cứu làm ăn ra sao thôi… Tớ yêu cầu bên viện đại học phải cho tớ trở lại giảng dạy, tớ thấy nhiều thằng dạy láo dạy lếu, hoặc là nhân cách chúng nó không đủ để đứng bảng, chúng nó nhiều đứa bốc phét, toàn học cóp học lỏm, lại toàn đóng kịch tri thức, thiện tri thức rồi lên ti vi, báo chí truyền thông bốc phét nhảm nhí. Nhiều thằng già rồi, không nói về tuổi tác đâu, già cỗi về năng lực, cùng cụt đường rồi, hết sáng tạo rồi, chỉ là xác không hồn thôi… Tớ dạy còn có tư cách và đúng hơn… Và tớ còn yêu cầu…

Chúng tôi nhìn đồng hồ và nói:

-Triết ơi, bọn tớ sắp phải về, bọn tớ muốn cho cậu một lựa chọn, là bây giờ thỉnh thoảng các bạn ở lớp sẽ có tí quà cho gia đình cậu và cho cậu, trong đó có quà tinh thần là chúng tớ sẽ bố trí nơi để cậu vẽ tranh, sáng tác, làm thơ… Coi như có một studio mở theo giờ, chỗ mấy người bạn ở lớp công tác, đang chức đang quyền, có điều kiện, không ảnh hưởng tới ai; trước khi gia đình cậu được bố trí chỗ mới, cho vợ con cậu đỡ căng mà cơ quan cũng được thoải mái, cậu cũng thoải mái. Mọi người đã đưa tranh và thơ của cậu cho mấy nhà phê bình nhưng không nói là của ai, họ rất ấn tượng, họ nói đó là thiên tài, hoặc là chép tranh của thiên tài, hoặc là thơ của một hiện tượng siêu hiện tượng. Cậu đồng ý nhé. Ngoài ra, chúng tớ cũng có kế hoạch mời chuyên gia tốt thăm khám cho cậu từ nay tới đó và cần thì điều trị mới. Ý cậu sao?

Hình như cũng bị nhiễm căn bệnh nói dài của Triết, chúng tôi bắn nguyên một hơi như trên.

Nhưng không ngờ, Triết đập lại:

-Dẹp, dẹp. Các cậu ngu bỏ mẹ, ai lại sáng tác theo giờ. Tôi đi vệ sinh kia kìa, cũng có lúc nổi hứng, thế thì làm sao đang đêm đang hôm tôi tới chỗ các cậu bố với chả trí… Mà tôi có bệnh gì đâu, mấy thằng chuyên gia với lại chuyên khoa, thằng nào mà chẳng phán nọ phán kia rồi cho nắm thuốc, rồi cua tiền rồi biến, có thấy biến chuyển gì đâu… Còn mấy thằng phê bình kia, dốt bỏ mẹ, đã là nghệ sỹ thật thì thằng nào chẳng điên, mà đã điên thì thằng nào chẳng ít nhiều giống bọn nghệ sỹ. Chúng nó, bọn phê bình toàn phán láo, chúng nó toàn dựa hơi rồi bám đít tây đít tàu, học lỏm đủ thứ học thuyết, mà có đứa nào ra được cái sản phẩm riêng đâu. Cả đống cả đàn đấy, toàn là học của tây thôi, có cái nào đưa sang tây mà tây nó phục và đưa lên bàn thờ đâu. Bọn đó, cậu đưa sáng tác của tớ ra, chúng nó phán vớ phán vẩn chỉ mất thời gian, mà có khi chúng nó còn gắn huy hiệu lên, khiến tác phẩm của tớ bị mất giá…

Chúng tôi đồng loạt chuẩn bị đứng lên, nhưng cũng cố hỏi một câu cuối:

-Mất giá là thế nào?

Triết bảo:

-Các cậu đúng là ngoài nghề, hỏi ngu bỏ mẹ. Đây này, chúng nó lúc nào cũng chỉ có một học thuyết đặt lên trên hết, trên cùng đấy, mấy cái thật thì bị đặt xuống dưới. Nhưng vì bị thằng kia nó đè lên nên mấy cái thằng bị đặt xuống dưới nát bươm, rách bươm ra rồi… Chúng nó không biết là chúng nó chỉ học lỏm học dỏm, ra ngoài thì tinh tướng, về nhà thì câm cái mồm như con chó bị rọ mõm, chỉ khi nào chủ gọi thì sủa minh họa, rồi lấy cái bên ngoài cắm vào cái bên trong, vừa cắm vừa run, gọi là tư với chẳng vấn… Tư cái mẹ gì chúng nó, người ta tư vấn là phải khách quan, chúng nó đã nhận tiền rồi, tức là đi làm thuê thì làm chó gì có cơ gì mà đi dạy dỗ bọn kia. Toàn là nói lăng nhăng, nói hai ba mang, đến khi bọn kia nó suỵt cho một phát thì toát mồ hôi, sợ vãi cả ra… Tức là nó cắt ngân sách hay cắt cơ chế, giấy phép ấy… Mà chúng nó sợ là đúng, cơm rượu, ghế ghiếc đang ngon, văng ra là chết cả nút. Bảo chúng nó tỉnh, nó tỉnh hơn tôi à? Này nhé, toàn bảo say mê khoa học, say mê nghệ thuật, say mê nghề nghiệp, hay say mê rượu, say mê chè thuốc, rồi thì vờ điên điên, khùng khùng?… Bọn đó dỏm hết, vào đây tôi đập cho mấy câu là vãi cả ra ngay, toàn đồ dỏm. Khó có hy vọng lắm, hy vọng cái gì… Hy vọng đến từ chỗ khác, không phải từ chúng nó…

Chúng tôi bắt đầu xây xẩm mặt mày, toan về ngay, thì anh bạn Viện Hóa lại hỏi một câu:

-Này Triết, cậu bảo hy vọng đến từ đâu?

Triết bảo:

-Cậu thế mà là phó giáo sư tiến sỹ làm gì cho phí cơm. Cậu không biết là tất cả đang không phải là Nó nữa à? Đã sang cái khác từ lâu rồi, đã lai giống, chuyển gien hết rồi, tất cả đã là hậu mô hình rồi, đâu còn mô hình nữa… Mà tất cả đang là tiền mô hình, đang nghiêng hết rồi kia kìa, sắp đổ hết rồi… Cả thế giới còn thế, riêng gì cái xó xỉnh này. Loài người chúng mình còn ác hơn cầm thú, toàn làm chuyện ác thôi, toàn tham sân si, sư sãi thầy cúng cũng tham, mấy ông thầy giáo trí thức cũng tham thì làm sao tư vấn được cho mấy thằng đại tham lam kia hả… Thế thì bây giờ cái gì là chuẩn? Không phải là nghiêng hả? Vậy thì hy vọng tới từ đâu? Hy vọng không tới từ các bạn, hy vọng tới từ một tương lai hoàn toàn khác bởi số phận nhân loại, số mệnh vũ trụ, bởi số kiếp của các tôn giáo, bởi tương lai của những minh triết thực của triết học, của ánh sáng lương tri, bởi cả thân phận của tình yêu và sự hy sinh cao cả, bởi kỳ vọng đôi khi là tuyệt vọng về cái đẹp và cái thiện, và bởi sự thất bại không dễ nhưng tất yếu của cái ác… Nhưng quan trọng nhất, hy vọng đến từ thất vọng, bất bình và nổi đóa của nhân loại về tất cả những gì mà con người đã tạo ra, ngu si tạo ra, dại dột tạo ra, và nay phải làm lại tất… Phải làm lại tất, đó là động lực của hy vọng, các cậu nghe chưa…

Triết nói đến đây khoát tay và nguẩy đít bước vào lối vào của khoa điều trị, để lại chúng tôi chưng hửng và lùng bùng, choáng váng với những gì được nghe một cách xối xả.

Choáng váng vì chúng tôi không rõ đâu là hư đâu là thực trong chẩn đoán về bệnh tình của cậu ta, dù chúng tôi biết là chính vì thế mà Triết có mặt ở đây.

Chúng tôi đồng ý sẽ giúp Triết và gia đình một cách hợp lý hơn đã định, có lẽ không cần thông báo cho bất kỳ ai, và cũng không thay đổi bất cứ điều gì trong sinh hoạt của cậu ấy...

-Có lẽ anh em mình đã ngu si, mù quáng, hoang tưởng khi thiết kế vụ giúp đỡ cậu ấy chăng?

Anh bạn ngành hóa nói, khi chúng tôi rời Viện và ra xe đi về.

02/8/2013, khi người điên soi gương

Ngô Quốc Phương

 

[Đăng lần đầu ở VĂN VIỆT

http://vanviet.info/van/nguoi-tm-than/ ]

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 202412:57 SA(Xem: 787)
Tôi đứng ngay tại Ngã Ba Hàm Rồng nhìn dáo dác chung quanh. Buổi trưa nắng chang chang. Thỉnh thoảng một cơn gió nổi lên cuốn theo những đám bụi đỏ mù trời. Tôi dụi mắt mấy lần cố tìm những gì thân quen của một quá khứ yêu dấu xa xưa. Người tài xế của hãng du lịch chạy đến bên tôi thắc mắc
23 Tháng Mười Một 20248:37 CH(Xem: 1232)
Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp. Ai từng đi qua Tuy Hòa, nhìn lên Tháp Nhạn đứng hiên ngang trên đỉnh núi, soi mình bên dòng Đà Giang lững lờ trôi, đều ngậm ngùi cho nền văn minh một thời rất huy hoàng của nước Chiêm Thành.
02 Tháng Mười Một 202412:17 SA(Xem: 3259)
Anh Phước là con ông cậu ruột của tôi. Nhà tôi ở kế bên nhà anh. Anh thứ nhất mà cũng là con duy nhất của cậu tôi nên anh em chúng tôi thường gọi anh là anh Hai Phước. / Anh mồ côi cha từ thuở chưa lọt lòng. Anh có tuổi thơ thật “dữ dội”. (Tuổi thơ dữ dội- tên tác phẩm của nhà văn Phùng Quán). Trong tác phẩm, các cậu thiếu niên trẻ tuổi ấy đều có một câu chuyện riêng đầy cảm xúc, những hoàn cảnh éo le không ngờ tới nhưng họ vẫn đối diện bằng tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mỗi người có một số phận riêng và tôi nhìn thấy hình ảnh một thế hệ và bóng dáng anh cũng có phần trong đó.
02 Tháng Mười 20245:02 CH(Xem: 3866)
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
02 Tháng Mười 20244:46 CH(Xem: 3988)
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn. Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh.
23 Tháng Chín 202412:02 SA(Xem: 4087)
Cây thị tỏa bóng mát thâm u giữa cánh đồng, đón những ngọn gió lồng lộng mát rượi từ phương xa thổi lại, đây là nơi các bác nông dân nghỉ ngơi tránh cái nóng ban trưa, hoặc các khách bộ hành nghỉ chân trên con đường thiên lý mệt mỏi. Đây là nơi lũ trẻ của trường tiểu học cộng đồng Hòa Do thường tụ tập nô đùa trong những ngày nghỉ học.
22 Tháng Chín 202411:17 CH(Xem: 4332)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
12 Tháng Chín 20243:39 CH(Xem: 4916)
Lúc ngồi trong xe với Hiệp rồi, anh vẫn còn thắc mắc: “Tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại cùng nhận tin Lê mất. Ông đâu có biết hắn là ai.” Hiệp ngồi thẳng người, chăm chú nhìn ra phía trước. Gương mặt hắn bình thản như một ngày biển lặng. Lần chót anh gặp hắn là lúc hai người đang đi ngược phía với nhau trong khuôn viên đại học, vội vã đến lớp cho kịp giờ dạy. Sau hai năm đại dịch, cả hai mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hứa hẹn sẽ lại cùng đi uống cà-phê hay ăn phở như ngày trước. Thế mà một năm học đã trôi qua, không ai gọi ai, hẹn hò gì cả. Anh buồn buồn nghĩ, mỗi người ai cũng bận bịu với vợ con, làm gì mà có thì giờ nhàn rỗi để tán dóc với nhau.
12 Tháng Chín 20242:26 CH(Xem: 4696)
Kiều Thu 15 tuổi đang học cấp 2 của một trường trung học cơ sở tại Quy Nhơn trong một vùng quê êm đềm. Nhưng chữ nghĩa và sách vở càng ngày không mấy hấp dẫn cô nàng đang tuổi dậy thì. 16 tuổi, Kiều Thu gặp Hải có biệt danh là “Hải đại bàng”. Thế là những cuộc picnic, vui chơi với bạn bè hấp dẫn nàng hơn, nàng bắt đầu biết thế nào ăn chơi, những điều mới lạ với những cuộc vui không chỉ giới hạn trong Thành Phố ven biển mà tiến xa hơn. Kiều Thu quyết định nghỉ học vào năm 17 tuổi bắt đầu sống chung với Hải đại bàng.
18 Tháng Tám 20242:40 SA(Xem: 5699)
Thu Yến sinh ra trong một gia đình công chức bình thường ở nông thôn thuộc một xã miền Tây Nam Bộ. Ba má Yến là nhân viên văn phòng tại một đợn vị sản xuất và phân phối vật tư nông nghiệp vùng ven Tây Đô. Nhà có ba chị em. Chị Hai là Thu Miên hơn Thu Yến ba tuổi nhưng bị khiếm khuyết, chậm phát triển bẩm sinh nên không đi học được chỉ quanh quẩn ở nhà với em. Đứa em trai út cũng bị khiếm khuyết về thể trạng, thường xuyên bị động kinh nên cũng chậm lớn không đi học được. Như vậy trong ba đứa con, chỉ có Thu Yến là xinh xắn, thông minh. Vì thế Yến là niềm kỳ vọng duy nhất của ba mẹ có thể ăn học nên người sau này phụ giúp ba mẹ nuôi chị và em, chăm lo gia đình.