- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

"NƯỚC PHÁP THIẾU MAY MẮN!"

01 Tháng Tư 20184:43 CH(Xem: 26194)

 

vua-duy-tan
Vua Duy Tân khi bị đi đày ở đảo Réunion - ảnh Internet



Buổi tối ngày 2/1/1946, tại một biệt thự ở Neuilly, ngoại ô Paris, Tướng Charles de Gaulle đã cảm khái nói với con rể tương lai như sau: "Nước Pháp thật thiếu may mắn!" [Vraiement, la France n'a pas de chance!]" (1)

1. L'Institut Charles de Gaulle, Le général de Gaulle et l'Indochine, 1940-1946 (Paris: Plon, 1982) pp 180, 182, 200. [Sẽ dẫn: De Gaulle et l’Indochine, 1982].

 

Lời than thở trên đã được thốt ra vì một món quà năm mới mà Thủ tướng Lâm Thời Đệ Tứ Cộng Hòa Pháp chẳng hề trông đợi: Tám ngày trước, 26/12/1945, một tai nạn phi cơ giữa lòng rừng già Phi Châu đã phá hỏng kế hoạch bí mật mà De Gaulle và giới thân cận trù liệu từ nhiều tháng—Tiểu đoàn trưởng (Thiếu tá) Vĩnh San, lá bài chính của kế hoạch trên, có mặt trong số hành khách xấu số của chiếc phi cơ lâm nạn. (2)

2. Trong một số tác phẩm trước đây, chúng tôi đã dùng chữ "Sang" theo đúng giấy tờ hộ tịch. Xem, chẳng hạn, Bulletin de l'Ecole Francaise d'Extrême-Orient (BEFEO, Kỷ Yếu Trường Viễn Đông Bác Cổ), VIII: 3-4 (7/1907), tr. 417; Bulletin administratif de l'Annam (BAA, Thành tích biểu hành chính An-nam), No 19 (1907), pp 570-575.

 

Vĩnh San chẳng là ai khác hơn cựu hoàng Nguyễn Phước Hoãng—nhưng theo lối viết sử nhà Thanh, và hủ tục kỵ húy của các chế độ quân chủ chuyên chế, chỉ nhắc đến qua niên hiệu Duy Tân—người từng bị triều đình Huế và chính phủ Pháp lên án "làm loạn," đầy qua hải đảo Réunion năm 1916, và còn lưu lại trong tâm hồn người Việt muôn vàn thương tiếc. Tháng 6/1945, sau gần ba mươi năm chịu cảnh "Nữ hoàng Cléopâtre hóa thân cô bán hành," Vĩnh San được phép rời Madagascar qua Paris, như một sĩ quan tham mưu của Tướng Pierre Lelong, chỉ huy cuộc triển lãm Pháp quốc hải ngoại. Rồi do những diễn biến phức tạp ở Đông Dương—nhất là Việt Nam—De Gaulle muốn sử dụng Vĩnh San trong một âm mưu chính trị hay tuyên truyền nào đó. Mãi tới đầu thập niên 1980, một số cộng sự viên thân cận của De Gaulle mới tiết lộ rằng “Charles vĩ đại” đã quyết định cho Cựu Hoàng trở lại ngai vàng, nhưng tai nạn phi cơ ngày 26/12/1945 khiến kế hoạch bị đổ vỡ từ trứng nước. (3)

3. Vũ Ngự Chiêu, Lá bài bí mật của de Gaulle: Hoàng tử Vĩnh Sang (1900-1945)  (Houston: Văn Hoá, 1992). [Sẽ dẫn: Vũ Ngự Chiêu 1992]. Đa tạ Tướng Alain de Boissieu, Cố vấn chính trị Charles Bonfils, Cựu Ngoại trưởng Maurice Couve de Murville đã trả lời phỏng vấn và giúp đỡ tác giả trong giai đoạn du khảo Pháp năm 1982-1983, 1985-1987.

 

Cựu hoàng Nguyễn Phước Hoãng không phải là người duy nhất được Pháp nghiên cứu cho đưa về Việt Nam trong giai đoạn sắt máu 1945. Vì Nguyễn Phước Minh [tức quận công Ưng Lịch]—nhân vật huyền thoại của phong trào Cần Vương, nhưng thực tế đã hài lòng với sự đô hộ của Pháp và cuộc sống lưu đầy vương giả—đã chết, người Pháp từng nghĩ đến con trai cựu hoàng là Minh Đức, một Thiếu tá trong quân lực Pháp, nhưng Minh Đức từ chối. (4) Ngay đến Nguyễn Phước Điện—từng tuyên bố độc lập sau ngày Nhật lật đổ chính phủ Decoux, viết thư ngỏ yêu cầu De Gaulle ngưng tái xâm lăng Việt Nam, rồi thoái vị, nhận làm công dân số 1 Nguyễn Phước Vĩnh Thụy, cố vấn tối cao của Hồ Chí Minh [Nguyễn Sinh Côn] từ ngày 11/9/1945—cũng được nghiên cứu sử dụng.  Pháp tự do, dù mới thoát khỏi họa chiếm đóng của quân phiệt Đức Quốc Xã, vẫn nuôi tham vọng “đưa con thuyền lạc bến Đông Dương” trở lại bờ bến mẫu quốc.

4. Nguyễn Xuân Thọ 1995, tr. 418-419, chú 14.

 

Tóm lại, người Pháp vẫn muốn dùng vương quyền nhà Nguyễn để chống lại phong trào đòi độc lập sôi nổi của dân tộc Việt Nam. Chương này sẽ đặt trọng tâm vào kế hoạch [un dessein secret] Vĩnh San của De Gaulle. Kết luận của chúng tôi là ví thử Vĩnh San còn sống sót, chưa hẳn lá bài quân chủ lập hiến của Pháp sẽ mang lại kết quả mong muốn. Tiếp đó, sẽ phân tích sơ lược lá bài hạng nhì “Bảo Đại”—tức cựu hoàng Nguyễn Phước Điện—đang sống lưu vong ở Hong Kong dưới một tên giả, nhưng được Hội Truyền Giáo Hong Kong, cùng Cố vấn Chính Trị Léon Pignon và Linh mục/Đô Đốc Cao Ủy Georges Thierry d’Argenlieu chiêu hồi làm “Quốc trưởng,” phất cao ngọn cờ “độc lập, chống Cộng,” với số lương căn bản hàng năm lên tới năm phần trăm [5%] thu nhập quốc gia. (5) Nhiệm vụ thì cũng vẫn thật nhàn hạ, chỉ tuyên bố, ký văn thư, hay làm bất cứ nghi lễ gì viên chức Pháp yêu cầu.
5. FRUS, 1952-1954, vol XIII: Indochina (Washington, DC: GPO, 1981), Part I, pp 227-230, 272-76.
Ngày 30/7/1952, Đại sứ Donald R Heath, dựa theo tin của Bộ trưởng Hải Ngoại kiêm Cao ủy Đông Dương Jean Letourneau, Thủ tướng Trần Văn Hữu và những nguồn khác, báo cáo về lương bổng và tài sản của Nguyễn Phước Điện:
Dưới thời Nguyễn Phan Long [1950], mỗi tháng Nguyễn Phước Điện được 4 triệu đồng (khoảng 200,000 MK). Sau ngày Hữu cầm quyền, lương Nguyễn Phước Điện tăng lên 7 triệu mỗi tháng, tức khoảng 350,000 MK (khoảng 5% tổng số thu của ngân sách). Ngoài ra, theo Long, mỗi tháng Nguyễn Phước Điện được Bảy Viễn biếu từ 2 tới 2.5 triệu. Như thế, tổng số thu nhập của Quốc Trưởng vào khoảng 110-120 triệu mỗi năm (6 triệu MK). Năm 1951, Letourneau nói với Heath rằng Nguyễn Phước Điện đã chuyển ngân ra ngoại quốc 800 triệu francs, tương đương với 47 triệu đồng, hay 2,350,000 MK. Phần lớn tiền chuyển ngân được gửi vào trương mục ở Switzerland và Pháp. Nguyễn Phước Điện cũng đầu tư vào bất động sản tại Pháp và Morocco. Để chuẩn bị cho chuyến qua Pháp sắp tới của mình, Nguyễn Phước Điện chỉ thị đương kim Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm phải chuyển ngân thêm 7 triệu kinh phí. Tâm cắt xuống còn 6 triệu. Theo Heath, sở dĩ Letourneau không dám chất vấn Nguyễn Phước Điện vì sợ rằng Quốc trưởng sẽ đe dọa từ chức; vì hiện tại, Nguyễn Phước Điện đã có một tài sản đủ sống ung dung suốt đời, khác hẳn với cảnh "trắng tay" (penniless) năm 1949; FRUS, 1952-1954, XIII: Indochina (1981), Part I, 227-230.
 
5/11/1952: Oat-shinh-tân: Tướng Dwight D. Eisenhower, người hùng thế chiến thứ II, đắc cử Tổng thống Mỹ [1953-1961]. Phó Tổng thống là Richard M. Nixon.
Tại Sài Gòn, Đại sứ Heath gặp Letourneau vào buổi tối. Theo Letourneau, buổi sáng Thủ hiến BV Phạm Văn Bính, và Bộ trưởng Thông Tin Phan Văn Giáo xin gặp, hỏi thẳng rằng Letourneau có thích họ hay chăng, và liệu có can thiệp để Nguyễn Phước Điện không cách chức họ. Letourneau trả lời rằng cá nhân mình thích họ, nhưng không can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Theo Letourneau, Bính chẳng đến nỗi tệ, nhưng hoặc Bính hoặc cộng sự viên của Bính tham nhũng. Có những bằng chứng là các chức tỉnh trưởng ở miền Bắc đã được "bán." Trí có thể thay Bính, nhưng sợ Nguyễn Phước Điện không thuận. Dẫu vậy, khi gặp Nguyễn Phước Điện, Letourneau sẽ nói đến đến nhu cầu thanh liêm, và dẹp bỏ cờ bạc hợp pháp.
Về vấn đề tài chính của Nguyễn Phước Điện, Letourneau cho rằng phỏng đoán của Heath— Nguyễn Phước Điện nhận được 2 triệu tới 2.5 triệu tiền "hụi" cờ bạc mỗi tháng—hơi thấp. Hàng tháng, Nguyễn Phước Điện thu được khoảng 4 triệu đồng (800,000 MK) từ sòng bạc Chợ Lớn. Riêng Tâm, Letourneau nghĩ rằng có thể Tâm cũng được chia tiền hụi cờ bạc như Hữu; nhưng Tâm không bỏ vào túi riêng mà dùng vào những việc công ích. Tuy nhiên, Letourneau phân vân tự hỏi tại sao một người lương thiện như Tâm cứ tiếp tục giữ một người tình như Lê Thị Giỏi, một nữ hoàng chợ đen. Nếu chỉ xét theo tiền thu nhập, Nguyễn Phước Điện là một trong những người giàu nhất thế giới. Mỗi năm, Nguyễn Phước Điện được 90 triệu đồng, tức khoảng 4.5 triệu MK, chưa kể tiền "hụi" cờ bạc.
Letourneau không hài lòng về Nguyễn Phước Điện trên cả hai lãnh vực hoạt động và bất động. Letourneau thích Nguyễn Phước Điện vì những cá tính dễ thương và sự thông minh. Từ khởi đầu, "giải pháp duy nhất là giải pháp Nguyễn Phước Điện," và ngay lúc này vẫn còn đúng. Miền Bắc và miền Trung có khuynh hướng bảo hoàng, và chế độ quân chủ là phương thức duy nhất duy trì các lực lượng chia rẽ vào một mối. Miền Nam thì muốn chế độ Cộng Hoà, nhưng miền Bắc chẳng bao giờ chịu để người miền Nam cầm đầu, và ngược lại. Với vợ là người miền Nam, Nguyễn Phước Điện đáng lẽ phải lợi dụng điều kiện này để trở thành một Quốc trưởng tốt. Letourneau dự định nói thẳng cho Nguyễn Phước Điện biết sự thất vọng của mình. Theo Letourneau, Bảo Long, con trai Nguyễn Phước Điện, học rất giỏi, mới đậu xong bằng Tú Tài, và rất yêu nước. Có thể trở thành nhà cai trị tốt. Sẽ khuyên Nguyễn Phước Điện tích cực hơn, như thăm viếng các địa phương ít nhất mỗi tuần một lần. Nhưng sợ rằng Nguyễn Phước Điện sẽ từ chối.
Letourneau cũng quan tâm đến đòi hỏi ngày một mạnh tại QH Pháp về việc thương thuyết với HCM. Việc Faure gia nhập nhóm chống chiến tranh là một dấu hiệu đáng lo ngại vì Faure rất có ảnh hưởng trong giới cấp tiến trẻ. (FRUS, 1952-1954, XIII: Indochina (1981), Part I, pp 272-76). [Xem 6/11/1952]
6/11/1952: Sài-Gòn: Nguyễn Phước Điện tiếp kiến Heath.
1. Cho biết sẽ đón sinh nhật thứ 40 một cách âm thầm; ngân quĩ dự trù cho lễ sinh nhật sẽ tặng cho nạn nhân bão lụt Phan Thiết.
2. Than phiền là Letourneau có vẻ không ưa mình. Theo Nguyễn Phước Điện, trong giới chính khách Pháp, người ta không tán thành việc Letourneau kiêm nhiệm cả hai chức Bộ trưởng và Cao ủy Đông Dương. Cuối năm, Letourneau sẽ phải bỏ chức Cao ủy.
3. Chuyến Pháp du của Nguyễn Phước Điện không phải là nhàn du— Nguyễn Phước Điện phát hiện bệnh gan; có lẽ phải trở lại Pháp để tái khám trong vòng 4, 5 tháng.
4. Vừa về nước, Nguyễn Phước Điện đã gặp rắc rối về sự chống chọi giữa Tâm, Giáo và Bính. Nguyễn Phước Điện cần thì giờ đế xét lại vấn đề.
5. Nguyễn Phước Điện không hài lòng về tiến trình thành lập Quân đội QGVN (FRUS, 1952-1954, XIII: Indochina (1981), Part I, pp 226-227).

 

I. CLEOPATRA & CÔ Bán Hành:

Những mắt xích tăng Panzer của Đức Quốc Xã nghiền nát đất đai nước Pháp vào đầu tháng 6/1940 khởi đầu một hy vọng mới cho Vĩnh San. Trong không khí hỗn loạn của một quốc gia đang bại trận, dồn dập tin cấp báo vòng vây Đức quốc Xã đang xiết dần quanh Paris—mở đường cho Thống chế Henri Philippe Pétain thành lập ở Vichy một chính phủ hợp tác với chính phủ Adolf Hitler—Thủ tướng Winston S Churchill của Bri-tên thông báo với Tổng thống Liên bang Mỹ Franklin D Roosevelt là đã khám phá ra tại Hội nghị Versailles một nhân vật "trẻ" có thể lãnh đạo phong trào kháng chiến Pháp chống Germany ở hải ngoại: Thiếu tướng Charles de Gaulle, Thứ trưởng Quốc Phòng, con rể một chủ nhân hãng bánh giàu có. (6)

6. Vũ Ngự Chiêu, "Political and Social Change in Viet-Nam Between 1940 and 1946" [Những biến đổi về chính trị và xã hội tại Việt Nam từ 1940 tới 1946], Ph.D. Dissertation, Đại Học Wisconsin-Madison, 1984, chương X-XIỊ. Sẽ dẫn: Vũ Ngự Chiêu 1984.

 

Ngày 3/6/1943, khi Hội Đồng Giải Phóng Quốc Gia Pháp [HĐGPQG, Conseil National de la Résistance, CNR] thành lập ở Alger [Algiers], de Gaulle lại đả bại Tướng Henri Giraud—người được cả Mỹ lẫn Bri-tên yểm trợ. Hai ngày sau, 5/6, trong công điện gửi Churchill, do Tướng Dwight D. Eisenhower, Tổng Tư lệnh Mặt Trận Bắc Phi từ ngày 6/2/1943 chuyển, Roosevelt viết:

“Chúc may mắn trong việc loại bỏ chứng nhức đầu chung của chúng ta [Best of luck in getting rid of our mutual headache]” (7)
 7. Loweinheim, [p.338],n1.
 
Ngày 17/6, Roosevelt lại viết cho Churchill:
Tôi hoàn toàn chán de Gaulle rồi ... Tôi khẳng định rằng hắn từng và đang làm thương tổn nỗ lực chiến tranh của chúng ta, và hắn là mối đe dọa nguy hiểm cho chúng ta. Tôi đồng ý với ông bạn rằng hắn chẳng ưa gì cả người Bri-tên lẫn người Mỹ và hễ có cơ hội là phản phúc cả hai chúng ta ... Chúng ta phải cắt đứt với de Gaulle ... vì hắn đã lộ ra là không thể tin cậy được, bất hợp tác và bất trung với cả hai chính phủ chúng ta. [Nguyên văn: "I am fed up with de Gaulle ... I am absolutely convinced that he has been and is now injuring our war effort and that he is a very dangerous threat to us. I agree with you that he likes neither the British nor the Americans and that he would double-cross both of us at the first opportunity. I agree with you that the time has arrived when we must break with him ... We must divorce ourselves from de Gaulle ... because he has proven to be unreliable, uncooperative, and disloyal to both our governments."] (8)
8. Lowenheim, p.[63], [344].

 

Dẫu vậy, ngày 9/9/1944 De Gaulle vẫn được cử làm Thủ tướng Lâm Thời Pháp tới 25/11/1945, và tái đắc cử chức Thủ tướng Đệ Tứ Cộng Hòa tới khi đột ngột từ chức ngày 20/1/1946. [Ngoại giao: Bidault, QP: Diethelm, Colonies/Overseas: Pleven, Giaccobi, Soustelle].

Theo lời Vĩnh San, từ ngày 18/6/1940, khi De Gaulle mượn đài phát thanh London để phát đi bản hiệu triệu dân Pháp tham gia tổ chức "Pháp Tự Do," Vĩnh San đã hưởng ứng ngay. Gần năm năm sau, trong lá thư gửi De Gaulle đề ngày 9/4/1945, Vĩnh San viết:

Ngày hôm đó, thưa Tướng quân, Ngài đã nói: "Nước Pháp không lẻ loi. Đằng sau lưng nước Pháp là cả một đế quốc rộng lớn."
Ngày hôm sau nữa, Ngài lên tiếng hiệu triệu: "Hỡi binh sĩ Pháp, dù ở bất cứ nơi nào, hãy đứng lên!"
Trên thực tế,... từ tháng 6/1940, tôi đã tự coi mình là một chiến binh của nước Pháp đang lâm chiến. Và tuân hành lệnh Tướng quân, tôi đã làm hết sức mình cho một quốc gia tự do mà tôi chẳng hề miễn cưỡng xin làm công dân. (9)
9. Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 11. Năm 1936, Vĩnh San đã xin đi lính, nhưng bị từ chối. Tháng 5/1940, Vĩnh San lại xin đầu quân, nhưng Thống đốc Pierre Aubert nhận định “pas souhaitable,” và Bộ trưởng Thuộc Địa đồng ý.

 

Trong hai năm kế tiếp, nhờ điện đài bí mật của mình, Vĩnh San liên lạc với các đơn vị Đồng Minh, đóng ở đảo Maurice, cách Réunion khoảng 1,000 cây số. Những người ủng hộ De Gaulle tại St Denis thường lui tới chỗ Vĩnh San để theo dõi thời sự. Khám phá ra việc này, ngày 7/5/1942, Toàn quyền Aubert, đã ngả theo phe Vichy [tức chính phủ Pétain], tống giam Vĩnh San hơn một tháng. (10)

10. Nghị định số 880 C, ngày 7/5/1942; JORF, 80 (8/5/1942), tr. 542-3; và Nghị định số 1143 C, ngày 19/6/1942; JORF, 80:28 (26/6/1942) tr. 687. Xem thêm Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 10.

 

Thành tích này là chìa khóa mở cho Hoàng tử cánh cửa lưu đày khi lực lượng Pháp Tự Do chiếm Réunion vào mùa Thu 1942. Ngày 28/11/1942, diệt lôi hạm Léopard tiến vào hải phận Réunion, đưa Albert Capagorry lên chức tân Thống đốc hải đảo. Vĩnh San cùng hai em trai (Vĩnh Diêu và Vĩnh Can) tình nguyện gia nhập thủy thủ đoàn Léopard với chức điện đài viên; nhưng hai người em bị Bửu Lân bắt lại. Đời thủy binh của Vĩnh San cũng vỏn vẹn ba tuần lễ. Tình cờ gặp Vĩnh San trên tàu, Tướng Paul-Louis Legentilhomme—Xử lý thường vụ Cao Ủy các thuộc địa Pháp ở Ấn Độ Dương (Madagascar, Réunion và Djibouti)—quyết định trả Cựu hoàng về Réunion. Sau đó, cho lệnh Đại úy Alain de Boissieu viết thư qua London, yêu cầu gửi Vĩnh San vào trường sĩ quan Ribbesford của Bri-tên. (11)

11. De Gaulle et l'Indochine, 1982, p 175. Xem thêm thư Etienne Boulé gửi Bộ Thuộc Địa ngày 11/6/1945, p 3. Năm 1948, hai người em của Duy Tân theo cha về nước, nhưng Tư lệnh Pháp ở Sài Gòn cho rằng họ không có khả năng và hạnh kiểm để nhập ngũ hay giữ một chức vụ nào.

 

Trở lại Réunion, đầu năm 1943, Vĩnh San lại xin đăng lính. Trong lá đơn này, "Hoàng tử Vĩnh [S]an, cựu Hoàng đế An-Nam" yêu cầu được phục vụ dưới quyền Tướng Georges Catroux, Cựu toàn quyền Đông Dương từ 1939 đến mùa Hè 1940, đã được dàn xếp trốn khỏi Đà Lạt qua Hoa Nam, rồi gia nhập hàng ngũ khai quốc công thần của de Gaulle. Thêm một lần bị từ chối, nhưng Vĩnh San bắt đầu lọt vào mắt xanh của Thống đốc Capagorry. (12)

12. Công điện số 168, ngày 9/4/1943, St. Denis gửi Colonies; CARAN (Paris), Fonds Comité National Francais [CNF], Carton 4. Trong công điện này, tên Vĩnh San ghi thành "Vinh Tan." Thống đốc Réunion cho biết Vĩnh San bị xếp hạng không đủ sức khoẻ (inapte), thông minh và có mưu lược (intrigant); và, ông ta có cảm tưởng rằng Vĩnh San muốn rời Réunion để hoạt động chính trị với mục đích trở lại ngôi vua An Nam, nơi Vĩnh San còn nhiều người ủng hộ.

 

Từ ngày này "Capagorry và công ty," kể cả Chánh văn phòng Thống đốc E P Thébault, ra sức đánh bóng tên tuổi Vĩnh San. Nhân dịp Ủy viên Thuộc địa của Ủy Ban Giải phóng Quốc gia Pháp là René Pleven ghé qua Réunion, Vĩnh San được giới thiệu với Pleven để khiếu nại về việc xin đầu quân mà liên tiếp bị từ chối. Pleven chấp thuận cho Vĩnh San gia nhập ngành truyền tin. (13)

13. "Témoignage du Général de Boissieu sur l'affaire du prince Vinh San;" De Gaulle et l'Indochine 1982, pp 175-176.
 

Ngày 3/1/1944, sau hơn 10 tháng khắc khoải chờ đợi, Vĩnh San được nhận vào lực lượng bản xứ Réunion với cấp binh nhì. Gần sáu tuần sau, ngày 15/2, cựu hoàng được thăng cấp Hạ sĩ. Tuy nhiên, trong lệnh bổ nhiệm có thêm chú thích là Vĩnh San không được phục vụ tại một đơn vị nào ngoài lãnh thổ Réunion. (14) Lý do chính là Vĩnh San vẫn bị coi như một phạm nhân chính trị, bị các Thượng thư và Hội đồng Hoàng tộc của mình lưu đầy vì tội "làm loạn" chống lại tổ tiên và chính phủ Bảo hộ Pháp!

14. Thébault, "Le tragique destin " (1970), pp 12-3.
 

Mùa hè 1944, công ty Capagorry được tăng cường thêm một nhân vật quyền thế khác: Tướng Pierre Lelong, Tư lệnh lực lượng Pháp tại Madagascar, một hải đảo Đông Nam châu Phi khoảng 600 dặm. Nhân dịp một đơn vị lính thợ Đông Dương ở Madagascar đình công, Capagorry tiến cử Vĩnh San lên Lelong để thuyết phục họ. Sau khi khoảng 1,500 lính thợ đồng ý làm việc trở lại, Lelong rất hài lòng, đề nghị đặc cách Vĩnh San lên chức Chuẩn úy thuộc địa trừ bị, kèm theo một Huân chương Giải phóng [Croix de Libération]. Ngoài ra, Lelong cũng xin cho Vĩnh San qua Pháp phục vụ trong một đơn vị tác chiến. Bộ Thuộc Địa chỉ đồng ý cho Vĩnh San hưởng lương Chuẩn úy trừ bị và Huy chương Kháng chiến [Médaille de Résistance]. (15)

15. DAP, Direction de l'Indochine, "Note 1 au sujet du Prince Vinh San"; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.

 

Ngày 28/8/1944, sau khi lực lượng Pháp Tự Do vừa giải phóng Paris—và tại Đà Lạt ngày 20/8/1944, Đô Đốc Toàn Quyền Jean Decoux công bố sắc lệnh mật ngày 18/2/1943 của Vichy cho Decoux quyền lực tuyệt đối để cai trị Đông Dương nếu bị mất liên lạc, tự xưng Thượng Sứ Viễn Đông, tiếp tục chính sách liên kết với Nhật, và ít nữa bề ngoài không chấp nhận chế độ De Gaulle—Vĩnh San gửi thư ngỏ, từ St Denis, tuyên bố Đông Dương trở thành một "tỉnh tự trị của khói Đông Á [Province autonome de l’Asie Orientale]," và toàn dân Việt Nam chống lại việc tách rời khỏi Pháp, ngả theo Nhật. (16)

16. CAOM (Aix), HCIF, CP 255.

 

Nhân dịp này, công ty Capagorry chuyển tiếp lên Bộ Thuộc địa, lúc đó còn đặt bản doanh ở Alger, bản tuyên ngôn bày tỏ lòng trung thành của Vĩnh San, và yêu cầu cho Vĩnh San được sang Pháp chiến đấu. Đại diện Bộ Thuộc Địa "nồng nhiệt cảm tạ" và hứa sẽ chuyển bản "tuyên ngôn" cho "Narcisse" (tức Tướng Eugène Mordant, mới được chỉ định làm Tư Lệnh Lực Lượng Pháp Tự Do tại Đông Dương) tùy nghi sử dụng. Nhưng lưu ý Capagorry là tình hình chính trị Đông Dương cực kỳ tế nhị, cần thận trọng. (17)

17. Comité Francais de la Libération Nationale, Commissariat aux Colonies, Circulation No. 8906/AP (6/9/1944), và DAP, Direction de l'Indochine, "Note II pour Monsieur Grimald," p 1; Ibid.

 

Capagorry và công ty còn vận động được Dân biểu de Vellèle của Réunion nhập cuộc. Đích thân Vellèle can thiệp với René Pleven, rồi Paul Giacobbi, người thay thế Pleven ở đường Oudinot từ tháng 12/1944, và André Diéthelm, Bộ Trưởng Chiến Tranh. Cả ba nhân vật thân cận của de Gaulle đều hứa sẽ thỏa mãn thỉnh nguyện của Vĩnh San. (18) Trong những lá đơn và thư từ xin qua Âu Châu đánh giặc, bên cạnh các lý do quen thuộc như muốn hy sinh cho Đại Pháp, hay ao ước có tước hiệu một cựu chiến binh, tân Chuẩn úy Vĩnh San cũng bắt đầu thêm một lý do mới: "Muốn được đi dưới bóng de Gaulle vĩ đại." (19)

18. Báo cáo của Trung Tá Vernoux, ngày 21/5/1945, p 2; Ibid.
19. Thư ngày 3/3/1945, Vĩnh San gửi Lelong; Ibid. Xem thêm thư ngày 9/4/1945, Vĩnh San gửi de Gaulle; Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 11; và, các lá thư gửi Trung sĩ Roger Guichard trong năm 1945; CAOM (Aix), CP 255.

 

Mặc dù công ty Capagorry nỗ lực vận động, phản ứng ở Alger và rồi Paris rất chậm chạp. Tháng 9/1944, Nha Quân lực thuộc địa Bộ Chiến Tranh gửi cho Nha Quân vụ Bộ Thuộc Địa một phiếu tham khảo ý kiến, nhưng tới tháng 4/1945, mọi việc chưa ngã ngũ. Một trong những lý do là thủ tục hành chính. Phiếu tham khảo của Nha Quân lực thuộc địa (Bộ Chiến Tranh), chẳng hạn, được Nha Quân vụ (Bộ Thuộc Địa) chuyển tiếp qua Nha Chính Trị (Bộ Thuộc Địa) để xin ý kiến. Sau khi cứu xét kỹ càng, Nha Chính Trị (Bộ Thuộc Địa) mới thông báo cho Nha Quân Vụ biết ý kiến của mình. Ba chặng đường sơ khởi này cần thời gian hơn sáu tuần lễ. Bởi thế, mãi tới ngày 20/11/1944, Nha Chính Trị (Bộ Thuộc Địa) mới phúc đáp cho đồng sự của mình, tức Nha Quân vụ (Bộ Thuộc Địa), về trường hợp Vĩnh San. Mặc dù chấp thuận trên nguyên tắc việc đầu quân của cựu hoàng, Nha Chính Trị nhấn mạnh rằng nếu muốn gởi Vĩnh San về Viễn Đông cần phải cứu xét lại. (20)

20. Note số 643 (20/11/1944), DAP gửi DAM. Chúng tôi không được trực tiếp tham khảo phiếu ý kiến này. Nội dung phiếu ý kiến trên được nhắc đến trong hai văn thư khác, "Note số II" của Sở Đông Dương, Nha Chính Trị, và thư số 11565 ngày 10/9/1945; CAOM (Aix), INF, carton 122, d. 1105.

 

Hơn 7 tuần lễ sau, ngày 9/1/1945, Nha Quân Vụ (Bộ Thuộc Địa) mới chính thức trả lời Nha Quân Lực thuộc địa (Bộ Chiến Tranh), là đồng ý cho Vĩnh San qua Âu Châu tham chiến. (21)

21. Note II, Sở Đông Dương, Nha Chính Trị; Ibid.

 

Tính ra, thủ tục văn thư  khiến gần 5 tháng sau ngày Nha Quân Lực thuộc địa của Bộ Chiến Tranh làm phiếu tham khảo ý kiến về việc đầu quân của Vĩnh San, Nha Quân Vụ (Bộ Thuộc Địa) mới chấp thuận. Gánh nặng thư lại này có vẻ khác thường, vì đích thân Giacobbi đã hai lần viết thư cho Bộ Chiến Tranh yêu cầu chấp thuận thỉnh nguyện "rất chính đáng" của Vĩnh San. (22)

22. Thư số 870/CAB, ngày 26/12/1944, và thư ngày 31/1/1945; Ibid.

 

Trong thư ngày 31/1/1945, Giacobbi thôi thúc Bộ Chiến Tranh tiến hành gấp các thủ tục, vì đã có một "sự đồng ý trên nguyên tắc" về việc đầu quân của Vĩnh San. Nhưng vì không hoàn toàn thỏa mãn với ý kiến của Nha Quân Vụ (Bộ Thuộc Địa), Nha Quân lực Thuộc Địa (Bộ Chiến Tranh) lại gửi văn thư xin giải thích thêm. Một chu trình thư lại khác khởi sự.

Phản ứng chậm trễ từ Paris khiến Vĩnh San thêm nôn nóng. Ngày 3/3/1945, sau khi nhận được huy chương Kháng chiến, Vĩnh San tâm sự với Lelong nỗi khắc khoải của mình:

Xin ông hãy hủy thư này [sau khi đọc xong] vì tôi cảm thấy quá xấu hổ khi phải viết nó. Nhưng chiếc phi cơ đó đã không mang lại cho tôi cái lệnh mà tôi hằng chờ đợi, [bởi thế] tôi cảm thấy tuyệt vọng đến độ không thể không gieo mình vào vòng tay bạn bè...

Dù bằng tàu thủy hay máy bay, và cho dẫu phải đổi trạm ở Madagascar, hãy giúp tôi được lên đường; sự thúc đẩy duy nhất của tôi là ý nghĩ sẽ chỉ có một hồi kết cuộc: tôi sẽ có mặt ở đó, trong lửa đạn... (23)

23. Ibid. Sau này, Laurentie nghĩ rằng "một ông Tướng" đứng đằng sau việc đánh bóng tên tuổi Vĩnh San. Có lẽ Laurentie muốn nhắc đến Lelong; De Gaulle et l'Indochine 1982, p 242.

 

Lelong bèn chuyển thư này cho Jean de Raymond, đại diện Bộ Thuộc địa tại Kandy, nhờ can thiệp. Ngày 30/3, de Raymond chuyển tiếp thư Vĩnh San về Sở Đông Dương. Nhưng gần hai tháng sau, ngày 21/5/1945 mới đến tay Giám Đốc Nha Chính Trị Bộ Thuộc Địa là Henri de Laurentie.

Trong khi đó, nhân dịp E P Thébault về Pháp nghỉ dưỡng bệnh, Vĩnh San cũng nhờ Thébault tìm cách vận động cho mình được qua Germany chiến đấu trước ngày ngưng bắn. (24)

24. Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 14.

 

II. Hậu Quả chiến dịch "Meigo" Của Nhật:

Giữa lúc công ty Capagorry ra sức tiến cử Vĩnh San, một biến cố quan trọng xảy ra ở Việt Nam. Đó là cuộc hành quân "Meigo" của Quân Đoàn 38 Nhật từ tối mồng 9 tới ngày 12/3/1945 để lật đổ chính quyền Decoux (20/7/1940-9/3/1945). (25) Biến cố này, và những hậu quả của nó trong vòng nửa năm kế tiếp, khiến Vĩnh San có cơ hội rời bỏ hải đảo lưu đầy.

25. Vũ Ngự Chiêu, "The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945);" Journal of Asian Studies, XLV:2 (Feb 1986), pp 293-327, và Idem., "Social and Political Change" (1984), chương VII-VIII; Kiyoko Kurusu Nitz, "Japanese Military Policy Towards French Indochina During the Second World War: The Road to the Meigo Sakusen (9 March 1945);" Journal of Southeast Asian Studies, 14:2 (Sept 1983), pp 328-53. Văn khố lục quân Pháp có nhiều tài liệu chưa được khai thác, kể cả những báo cáo của các cấp chỉ huy, từ Lạng Sơn, Lào Kay tới Hà Nội, Sài Gòn, Phnom Penh.

 

Như đã lược nhắc, chiến dịch Mei-go—thường được biết trong khối sử văn trước thập niên 1980 như "Nhật đảo chính Pháp," hay "cuộc phục kích" của Nhật ngày 9/3/1945 này—chấm dứt tình trạng "bán thuộc địa" của Đông Dương từ tháng 12/1941. Nó cũng phá vỡ kế hoạch tái chiếm Đông Dương sơ khởi của De Gaulle, qua việc bắt giữ Tổng Đại biểu phe Pháp tự do là Tướng hồi hưu Eugène Mordant cùng hầu hết quân sĩ Pháp.

Thoạt tiên, de Gaulle muốn sử dụng lực lượng 5,000 tàn quân Pháp trốn thoát qua Thượng Lào của Tướng Marcel Alessandri và Gabriel Sabattier để phát động một cuộc kháng chiến chống Nhật tại nội địa Đông Dương. Sabattier được phong làm Tổng Tư lệnh Quân lực, kiêm Tổng Đại biểu [Délégué Général] Đông Dương, với mật lệnh phải ở lại trong lãnh thổ Đông Dương bằng mọi giá. Paris cũng nhấn mạnh rằng chức Tổng đại biểu chính phủ chỉ có giá trị nếu Sabattier không rút khỏi Đông Dương.(26)

26. Công điện số 553-564, ngày 21/4/1945; CAOM (Aix), INF, Carton 124, d. 1116.

 

Thực ra, thoạt tiên trong buổi họp Hội đồng Liên bộ về Đông Dương (Comindo) ngày Thứ Tư, 21/3/1945, de Gaulle, quyết định phong cấp Trung Tướng cho Alessandri, và bổ nhậm Alessandri làm Tổng Đại biểu Đông Dương. Ba ngày sau, 23/3/1945, De Gaulle đổi ý; phong Sabattier làm Tổng Đại biểu kiêm Tổng Tư lệnh. (27).

 27. SHAT, 10 H xxx [78]

 

 Hội đồng chính phủ Pháp cũng chấp thuận bản Tuyên cáo về vấn đề Đông Dương—5 xứ Đông Dương sẽ được hưởng nhiều tự trị hơn, trong Liên bang Đông Dương, thuộc Liên Hiệp Pháp. Tác giả bản tuyên cáo này là Henri de Laurentie, Giám đốc Chính trị vụ Bộ Thuộc địa, và R Saller, một chuyên viên thiết kế. (28).

28. JOFI (Sài Gòn), I [Nouvelle série]:1, 15 nov 1945, pp 2-3

 

Nhưng trước sự truy kích gắt gao của Nhật, đầu tháng 5/1945, tàn quân Pháp phải kéo vào tị nạn trong lãnh thổ Hoa Nam, chấm dứt giấc mộng "kháng Nhật" của De Gaulle.

Dẫu vậy, trên bình diện ngoại giao, cuộc hành quân "Mei-go" mở ra cho de Gaulle cơ hội tái xác định "chủ quyền" của Pháp tại Đông Dương.

Nỗ lực tái chiếm Đông Dương của tổ chức Pháp Tự Do đã khởi đầu từ hơn hai năm trước. Cuộc hành quân Mei-go của Nhật không chỉ biến đổi chiến lược căn bản của chính phủ de Gaulle, thay đổi mắt nhìn của thế giới về Đông Dương, và tạo nên một chuỗi hậu quả bất ngờ ngay tại nội địa Việt Nam.

Từ năm 1943, khi Paris còn dưới gót giày đinh chiếm đóng của Nazi [Đức Quốc Xã], chính phủ lâm thời "Pháp Tự Do" lưu vong tại Alger đã bắt đầu kế hoạch tái chiếm Đông Dương. Tuy nhiên, Hội Đồng Giải Phóng Quốc Gia Pháp (HĐGPQGP, Comité Francais pour la Libération Nationale, hay CFLN) của de Gaulle chỉ có thể đặt trọng tâm vào hai mũi chiến lược—chuẩn bị lật đổ chế độ thần phục Vichy của Toàn quyền Decoux, và đấu tranh ngoại giao để bảo đảm chủ quyền thuộc địa tại Đông Dương.

 

A.CHUẨN BỊ TÁI CHIẾM ĐÔNG DƯƠNG
Có thể nói cho tới ngày chiếm lại được Paris vào tháng 8/1944, hầu hết nỗ lực của phe Pháp tự do tại Đông Dương tập trung trên mặt trận tình báo và chiến tranh chính trị.

Từ đầu Thế chiến thứ hai, do nhu cầu tình báo chiến thuật và chiến lược, chính quyền thuộc địa Bri-tên ở Ma-lay-si-a (Mã Lai Á) đã bắt đầu tuyển mộ công dân Pháp để hoạt động tình báo trong lãnh thổ Đông Dương. Hai nhân vật được biết nhiều nhất là Trung tá Tuttenges và Francois de Langlade, một nhân viên đồn điền cao-su ở Malaysia. Năm 1941, Langlade, đã bí mật vào Đông Dương thiết lập được vài tổ "kháng chiến Pháp Tự do." Nhưng trong hai năm 1942-1943 các tổ chức "Gaullist" không có hoạt động gì đáng kể. Một trong những lý do là Decoux chủ trương hợp tác chân thành với Nhật, và nhiệt tình thực hiện một cuộc "cách mạng quốc gia" dưới chiêu bài Cần Lao-Gia Đình-Tổ Quốc [Travail, Famille, Patrie]. Thêm vào đó, Decoux thẳng tay truy diệt "bọn phản loạn de Gaulle" trong nội địa Đông Dương. (29)

29. Vũ Ngự Chiêu, "Social and Political Change" (1984), chapts II & III. Chúng tôi chỉ ghi chú xuất xứ những tài liệu khác khi cần. Xem thêm Francois de Langlade, "Résistance en Indochine;" Historia, pp 8, 10, 144. Trong số những "tổ" Gaullist đầu tiên có Mario Bocquet và William Bazé.
 

1. Nhóm Meynier:

Từ năm 1943, Trung tá [Commodore] Milton E Miles—Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ tại Trung Hoa, và Giám đốc Sở Tình Báo Chiến Lược [Office of Strategic Services, hay OSS] Mỹ tại Viễn Đông, kiêm Phó Giám đốc Tổ Chức Hỗn Hợp Trung-Mỹ [Sino-American Co-operative Organization, hay SACO], cơ quan tình báo trung ương của chính phủ Trùng Khánh do Đới Lập làm Giám đốc—bắt đầu tổ chức một màng lưới tình báo chiến lược trong lãnh thổ Đông Dương. (30)

30. Milton E Miles, A Different Kind of War (New York: Macmillan, 1966). Xem thêm về hoạt động của Lương Vũ, trong Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, Tập III: Nhân Vật Chí, tái bản lần thứ nhất, có bổ sung (Houston: Văn Hoá, 1997).

 

Miles giao trách nhiệm này cho Thiếu tá Robert Meynier, ủng hộ viên của Henri Giraud, một danh tướng Pháp được Mỹ và Bri-tên ưa thích. Meyrier không những chỉ chống Germany, ghét Bri-tên, và thân Mỹ, mà còn là cháu rể Hoàng Trọng Phu, Cố vấn nguyên lão của Nguyễn Phước Điện tại Bắc Kỳ.

Tổ chức của Meynier phát triển khá mạnh, cấy sâu được nhân viên trong các cơ quan hành chính, và ngay cả phòng nhì (tình báo quân đội) Pháp. Tuy nhiên, hoạt động của Meynier ngày thêm khó khăn. Một mặt, Meynier bị nhóm Gaullist tại Hoa Nam—tức tổ chức Mission Militaire Francaise (MMF hay M5) do "Đại tá" Zinovic Pechkoff chỉ huy ganh ghét, phá hoại. (31)

31.  CAOM (Aix), GGI, AP, Carton 3441.

 

Một cựu chiến binh Thế chiến I, con nuôi Gorki, Pechkoff đã cụt một tay, được cử làm đại diện của de Gaulle bên cạnh chính phủ Tưởng Giới Thạch từ ngày 29/6/1943. Hơn một tháng sau, ngày 31/7, Thạch cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vichy, vì Vichy đã bàn giao các nhượng địa Pháp tại Trung Hoa cho chính phủ thân Nhật Uông Tinh Vệ ở Nam Kinh. Mặt khác, phe thân Vichy tại Đông Dương nghi ngờ Meynier có liên hệ với Pháp tự do [Gaullist]. Bởi thế, giữa năm 1944, Meynier phải rời Trung Hoa, để lại lưới tình báo cho Miles và các viên chức Mỹ sử dụng. (32)

32. Báo cáo về hoạt động của SACO tại Đông Dương, pp 1-22; Milton E Miles Papers, Office of Naval History; Spector 1983, p 25.

 

Tưởng cũng nên ghi thêm rằng mùa Xuân 1943, Miles còn thực hiện một kế hoạch tình báo khác do George Devereux, một nhà nhân chủng học phục vụ trong Ban Tham mưu của Miles, đề xướng, và được Bộ Hải quân, cơ quan OSS, cũng như Tướng Chennault ủng hộ. Kế hoạch này dự định thả vào cao nguyên Trung bộ, gần Kontum, 20 chuyên viên để thu phục các sắc dân thiểu số như Ê-đê, Gia Rai [Lai], v.. v.. Các chuyên viên này bắt đầu chương trình huấn luyện tại Fort Benning, tiểu bang Georgia từ tháng 6/1943. Tuy nhiên, do sự hiềm khích với tổ chức M-5 của phe Gaullist, sự kình chống giữa OSS và Bộ Hải quân, cũng như giữa các viên chức Mỹ và Trung Hoa tại Hoa Nam, cuối cùng kế hoạch trên phải hủy bỏ. (33)

33. Văn thư ngày 7/5/1943, Miles gửi Donovan; "A Program for Guerrilla Warfare for Indochina, 4/1943; Văn thư, Chennault gửi Capt Miles; Miles Papers, Office of Naval History; Spector 1983, pp 25-27.
 

2. Phe Gaullist:

Ngày 25/3/1943, một Đại úy Pháo thủ Pháp tại Lạng Sơn là Philippe Milon đào ngũ qua Hoa Nam, tìm đường móc nối với Alger. Ngày 22/4, Milon tới Trùng Khánh; rồi từ đây sang Le Caire [Cairo] vào cuối tháng 5/1943. Năm ngày trước khi Milon tới được Alger, de Gaulle đã đả bại Giraud, lên cầm đầu tổ chức HĐGPQG Pháp (tức Ủy ban Alger). Hôm sau, 9/6, cựu Toàn quyền Catroux giới thiệu Milon với Đại tá Billotte, Chánh văn phòng của de Gaulle. Billotte cho Milon biết tổ chức MMF ở Trung Hoa đang được cải tổ, do Pechkoff chỉ huy; rồi gửi Milon tới gặp Trung tá Emblanc, người phụ trách tổ chức một đoàn công tác đặc biệt. Sau đó, Emblanc cử Milon về Hoa Nam hoạt động. (34)

34. Sau này Milon nhảy dù xuống Đông Dương, gặp Mordant; De Gaulle et lõIndochine 1982, p 92.

 

Hoạt động tình báo đắc lực nhất của nhóm Pháp tự do là Đoàn Đông Dương [French Indochina Country Section, hay FICS] của Langlade thuộc Bộ Tư lệnh Đông Nam Á [South East Asia Command, hay SEAC] tại Kandy, Ceylon (Sri Lanka hay Tích Lan). Toán này gồm toàn công dân Pháp, được gửi đến Meerut (India) để huấn luyện tác chiến đặc biệt từ ngày 8/11/1943. Thiếu tá Jean Boyer de Crèvecoeur chịu trách nhiệm thành lập. Gần bảy tháng sau, ngày 1/6/1944, toán FICS mới chính thức thành hình, dù cán bộ đã bắt đầu công tác bí mật trong lãnh thổ Đông Dương từ đầu tháng 5/1944. Crèvecoeur, lúc này đã được thăng cấp Trung tá, làm việc bên cạnh Bộ Chỉ huy Lực Lượng (Force) 136 của Đại tá Collin McKenzie. Nhân viên FICS ở rải rác tại Kandy, Calcutta và Côn Minh. (35)

35. SHAT (Vincennes), 10H xxx [85]. Bri-tên cũng bí mật tuyển mộ các tù nhân Việt ở Madagascar, đặc biệt là cán bộ CSĐD để hoạt động tình báo như Hoàng Đình Rong, Nguyễn Văn Phong (Minh), Lê Giản, Vũ Văn Địch, v.. v..

 

Sau ngày Đồng Minh đổ bộ Normandie và Provence, cơ quan phản Tình Báo Pháp (DGER) gửi chuyên viên sang điều khiển Đoàn Đông Dương. Ngày 5/8, FICS được cải danh thành Sở Hành Động hay Công Tác [Service d'Action, hay SA]. Trong số những chuyên viên gửi tới Meirut huấn luyện cấp tốc có  Đại úy “Caille,” tức Paul Mus, một chuyên viên về Đông Dương—sau này được Cao Ủy d’Argenlieu và Bollaert tin dùng trong công tác mật như đưa Nguyễn Phước Hoãng và Nguyễn Phước Điện trở lại sân khấu bù nhìn, rồi cầm đầu trường Thuộc Địa Paris. (36)

36. Không rõ Mus có biết đến hồ sơ xin nhập học trường Thuộc Địa ngày 15/9/1911 của “Nguyển Tất Thành,” tức Nguyễn Sinh Côn hay chăng.

 

Từ mùa Thu 1944, gián điệp Pháp gia tăng hoạt động phá hoại, và đôi khi trực tiếp hướng dẫn các cuộc oanh tạc của Đồng Minh. Tháng 3/1945, Sở Công tác có 6 toán chính tại Đông Dương. Tại Bắc Kỳ có Toán "Rivière" do Trung tá Vicaire chỉ huy; gồm 7 trạm liên lạc vô tuyến ở Hà Nội, Móng Cáy, Tong, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên và Điện Biên Phủ. Tại Lào có Toán "Donjon" do Thiếu tá Meyer chỉ huy, sau được tăng cường Thiếu tá Imfeld. Có 5 đài vô tuyến ở Viêng Chăn [Vạn Tượng], Paksane, Van Vieng, Xiêng Khoảng và Kankai. Bắc Trung Kỳ có Toán "Mederic" tại Vinh, do Đại úy Desprez chỉ huy. Trung Kỳ có Toán "Pavie" do Giraud chỉ huy. Có 4 trạm liên lạc ở Huế, núi Asap, Savannakhet và Qui Nhơn. Nam Kỳ có nhóm "Legrand," dưới quyền Kỹ sư Nicoleau. Có 3 đài vô tuyến ở Sài Gòn, Hớn Quản và Ban Mê Thuột. Cao Miên có toán “Mangin," do Plasson cầm đầu. Trạm vô tuyến Nam Vang liên lạc thường xuyên với Calcutta. (37) Nhờ các ổ "kháng chiến" này, phi cơ Đồng Minh có những tin tình báo khá chính xác trong những cuộc oanh tạc hải cảng Cam Ranh, Sài Gòn và Nam Vang vào đầu năm 1945, gây tổn thất nặng nề về nhân mạng cũng như tài vật.

37. "Note sur l'activité du Service d' Action (12/1945);" Ibid.

 

Từ tháng 11/1943, HĐGPQG Pháp cũng thành lập một đơn vị tác chiến đặc biệt là Lực lượng Can thiệp nhẹ [Corps léger d'intervention hay Commando] tại Bắc Phi, dưới quyền Trung tá P. Huard. Nhưng mãi tới tháng 10/1944, sau khi Mỹ và Bri-tên đã chính thức nhìn nhận chính phủ de Gaulle, Tướng René Blaizot mới được giao trách nhiệm thành lập Lực lượng Viễn chinh Pháp tại Viễn Đông [FEFEO], bản doanh đặt tại Calcutta.

 

B. Mặt Trận Chính Trị:

Cho tới năm 1944, mặc dù có những nỗ lực tại Hoa Nam, ảnh hưởng phe Gaullist không đáng kể tại nội địa Đông Dương. Một trong những lý do chính là sự thù nghịch giữa hai phe Vichy hay "Pétainist" và "Gaullist." Phe Vichy đã nhiều lần nhục mạ de Gaulle là Pháp gian, tay sai của Bri-tên và tài phiệt Jews (Do Thái), và lên án tử hình khiếm diện de Gaulle cùng các thuộc hạ như Philippe Leclerc v.. v...

Công tác ưu tiên hàng đầu của phe Gaullist là thiết lập những cơ sở Pháp tự do tại nội địa.

 

1. Thiết lập Chính Phủ Đen:

Để xúc tiến việc cướp chính quyền tại Đông Dương, từ tháng 2/1944, de Gaulle chọn Tướng Eugène Mordant, Tư lệnh Lục quân Đông Dương và cũng là người bị Decoux bạc đãi, làm Tổng Đại diện phe Pháp tự do. Ngày 6/7/1944, Thiếu tá Langlade (danh hiệu Lutèce), đặc phái viên của de Gaulle, nhảy dù xuống Bắc Kỳ (Hành quân Belief 1), rồi cùng Milon vào Hà Nội, trao thư riêng của de Gaulle cho Mordant, và thuyết phục được Mordant ngả theo phe Pháp tự do. Lúc này Mordant đã về hưu, nhưng đương kim Tư lệnh Lục quân Pháp tại Đông Dương là Georges Aymé cũng xin qui phục. Vì người môi giới duy nhất mà phe Gaullist tin tưởng là Claude de Boisanger, cố vấn ngoại giao của Decoux, đang vắng mặt, Langlade quyết định không tiếp xúc với Decoux. Trong chuyến đi này, Langlade cũng thiết lập được một điện đài liên lạc trực tiếp với Calcutta.

Sau khi được Langlade báo cáo tình hình Đông Dương, ngày 23/8/1944, de Gaulle chính thức bổ nhiệm Mordant làm Tổng Đại diện ở Đông Dương. Tướng Blaizot được giao phụ trách quân sự, và Langlade, chính trị. (38)

38. Ibid., 10 H xxx [85]. Patti (1980:30-1) ghi nhận là ngày 4/7/1945; Indochine, pp 28ff. Trong chứng từ trên báo Historia, Langlade ghi rằng chuyến công tác này thực hiện sau tháng 8/1944 (tr.10). Có lẽ Langlade nhớ lầm.

 

Ngày 2/8/1944, De Gaulle chính thức bổ nhiệm Mordant làm Tổng đại diện Đông Dương; Tướng Blaizot làm Tư lệnh quân sự, và Langlade phụ trách chính trị. (39)

39. De Gaulle et l’Indochine,  1982, p 60.

 

2. Thuyết Phục Decoux:

Từ ngày quyết định nhận chức Toàn quyền vào tháng 7/1940, Decoux công khai chống đối phe Pháp tự do. Nhiều cán bộ Pháp tự do—kể cả Pierre Boulle, tác giả Le pont de la rivière Kwai [Cầu sông Kwai], sau này được quay thành phim với William Holden đóng vai chính—đã bị đưa ra toà án binh xét xử và kết án tù. Năm 1942, nhân danh Thượng sứ Thái Bình Dương, Decoux còn dự định tấn công tái chiếm Nouvelles Calédonies khi thuộc địa này ngả theo de Gaulle.

Từ cuối Xuân 1944, Decoux tìm đủ cách liên lạc với Ủy Ban Alger, nhưng không có hồi âm. Bởi thế, ngày 20/8/1944—khi quân Đồng Minh đang tiến vào Paris—Decoux công bố một nghị định do Pétain ký từ trước, tự đảm nhiệm chức Thượng sứ Pháp tại Thái Bình Dương. Hành động này phần nào do lời cố vấn của Đại sứ Yoshizawa (Phương Trạch)  Kenkichi trước ngày hồi hương; vì chính phủ Nhật đang theo dõi mọi hành vi của Decoux. Và, thực ra, Bộ Tư lệnh Nhật tại Đông Dương đã có sẵn kế hoạch lật đổ Pháp, nếu cần.

Ngày 31/8, Decoux cùng Đại sứ Pháp ở Nhật và Lãnh sự Thượng Hải gửi cho chính phủ de Gaulle một công điện—được biết như "Message à trois"—yêu cầu Paris đừng làm gì thương tổn giao tình giữa Nhật và Pháp. Bộ Thuộc địa Pháp, lúc này còn ở Alger, vẫn không một phản ứng. Mãi tới ngày 12/9, Alger mới báo về Paris rằng Tướng Aymé (bí danh Pierre) điện báo là Decoux xin liên lạc. Hơn một tháng sau nữa, ngày 27/10—sau khi Mỹ, Bri-tên và Liên Sô công nhận chính phủ lâm thời của de Gaulle tại Paris—Aymé mới chính thức cho Decoux biết về tổ chức Pháp tự do của Mordant. Bốn ngày sau, 31/10, Decoux (với mật mã truyền tin Diogène), qua trung gian Mordant, than phiền với Paris là những hoạt động bí mật của tổ chức Pháp "mới" đặt Decoux vào một tình trạng khó xử với Nhật. Decoux cũng đề nghị sẽ cải tổ Đại Hội Đồng Đông Dương thành Hội Đồng Đông Dương (Conseil d'Indochine) để đưa Mordant vào với chức vụ Tổng Thanh tra quân lực. Cuối công điện, Decoux xác định xin qui phục. (41) Hôm sau, 1/11, Mordant điện cho Calcutta, lập lại đề nghị giữ Decoux tại chức làm bình phong.

40. SHAT (Vincennes), 10H xxx [82].
41. Ibid., 10H xxx [84]

 

Ngày 6/11/1944, Bộ trưởng Thuộc địa René Pleven chấp thuận sự qui phục của Decoux. Một tuần sau, do lệnh trực tiếp từ de Gaulle, Langlade rời Calcutta vào Đông Dương lần thứ ba. Từ Côn Minh, Langlade nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, và từ đây được dẫn về Hà Nội ngày 19/11. Ngày 29/11, Langlade gặp Decoux. Langlade đồng ý việc bổ nhiệm Mordant làm Tổng Thanh tra, nhưng tạm thời chưa công bố để chờ dò xét phản ứng tân đại sứ Matsumoto Shunichi. Ngày 10/12, Langlade lại rời Đông Dương qua ngả Lạng Sơn.

Về tới Paris ngày 15/12/1944, hơn hai tháng sau Langlade được cử làm Tổng Thư ký Ủy Ban Liên Bộ Đông Dương [Comité interministériel d'Indochine, thường gọi tắt là Commindo], trực thuộc văn phòng Thủ tướng Pháp. Thành lập ngày 21/2/1945, Comindo là cơ cấu trung ương đầu tiên có tiếng nói cuối cùng về Đông Dương. Đích thân De Gaulle là Chủ tịch Comindo, và các thành viên gồm Bộ trưởng Ngoại Giao, Thuộc địa, Tài chính, Chiến tranh, Hải quân, Không quân, cùng Tổng Tham Mưu trưởng quân lực và Tổng Giám Đốc Nghiên cứu và Sưu Tầm (DGER, tức cơ quan tình báo); (42)

42. Ibid., De Gaulle et l’Indochine, 1981, p 61; Patti 1980, p 39.

 

3. Vấn Đề Bản Xứ:

Trong những năm đầu Thế Chiến thứ hai, phe de Gaulle chưa có một chính sách bản xứ rõ ràng. Mãi tới ngày 8/12/1943—nhân dịp kỷ niệm đệ nhị chu niên ngày tuyên chiến với Nhật—de Gaulle mới nhắc đến Đông Dương, hứa hẹn sẽ thực hiện một cuộc cải cách chính trị và kinh tế, trong khuôn khổ "Communauté francaise" [cộng đồng Pháp]. (43) Ít lâu sau, nhân chuyến viếng thăm Brazzaville, de Gaulle lại nhắc đến tiếng "Communauté Francaise."

43. Journal Officiel de la Fédération Indochinoise [JOFI] (Saigon), 57:1 (Nouvelle série), 15/11/1945, p 2.

 

Do tình thế đặc biệt tại Hoa Nam, từ mùa Hè 1944, các viên chức Pháp bắt đầu liên lạc với Việt kiều tại đây. Một trong những người được Pháp tiếp xúc đầu tiên là Phạm Việt Tử, tức Phạm Tuân, một đảng viên Hội Giải Phóng tại Côn Minh. (44) Các nhân viên ngoại giao và gián điệp Pháp cũng từng tiếp xúc với các lãnh tụ Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội [Việt Cách hay Đồng Minh Hội] và Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] như Trương Trung Phụng, v.. v.. Tuy nhiên, hầu hết các Việt kiều đều không thỏa mãn với những lời hứa hẹn của de Gaulle qua bản tuyên ngôn Brazzaville.

44. Ngày 7/10/1944, Bộ trưởng Thuộc địa Pleven cho lệnh Langlade [Lutèce] liên lạc với Phạm Việt Tử.

 

Đầu năm 1945, Paul Mus, trưởng ban Chiến tranh Chính trị tại Bộ Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Pháp của Blaizot ở Calcutta, cũng vào tới Hà Nội dưới bí danh "Đại úy Caille (chim Cút)." Là một Pháp kiều sinh trưởng tại Việt Nam, Mus nói tiếng Việt thông thạo và hiểu biết phần nào về xã hội Việt. Mus tiếp xúc với nhiều giới thượng lưu Việt thân Pháp như Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Điềm... với ý định lựa chọn hai ứng cử viên Việt vào Nghị viện Đông Dương trong tương lai. Sự hiện diện của Mus, và nhất là những hành động quá lộ liễu của Mordant, khiến ngày 24/2/1945, Decoux phải than phiền với Calcutta, vì sợ rằng sẽ gặp phản ứng nghiêm trọng của Nhật. Nhưng những lời khuyên can thận trọng của Decoux bị nhóm Gaullist phản ứng một cách nghiêm khắc. Ngày 26/2, Sở Công Tác ở India cảnh cáo Decoux phải biết giới hạn trong nhiệm vụ được giao phó; và Paris chỉ có một Tổng Đại biểu là Mordant. Ít ngày sau, 3/3, de Gaulle gửi cho Decoux một công điện với nội dung tương tự.

 (109) 109. Ibid., pp. 307-9, 316-17, SHAT (Vincennes), 10 H xxx [ 82-85]; Mordant, Au service, pp. 83, 84-5, 89-.

 

Thực tế, từ ngày 20/8/1944, Decoux Đã âm thầm chấm dứt cuộc “cách mệnh quốc gia.” Ngày 15/12/1944, Liên đoàn Cựu Chiến Binh ngưng hoạt động. (110) 110. Letter No. 613 S/AP (20 December 1944), Gougal to Chief of Service of Information, Propaganda and Press.  This decision was not publicized.Nha Thể Thao và Thanh Niên của Ducoroy cắt giảm hoạt động từ ngày 25/12/1944. 111) 111. Letter of 25 Dec 1944, Ducoroy to Gougal; CAOM (Aix), PA 14, Carton 2.
Huy hiệu Quốc Gia Pháp/Cần Lao-Gia Đình-Tổ Quốc French State/Labor-Family-Country trên những văn thư bị che lấp bằng dấu triện đỏ Cộng Hòa Pháp French Republic
Tổng Thư Ký Georges Gautier cho lệnh các nha sở gửi báo cáo tới Hội Đồng Đông Dương của Mordant. (113) 113  CAOM (Aix), A.E., Carton 32 (Dossier “Principles”). Chân dung Pétain biến dần khỏi các đường phố. Viên chức cách mạng ngưng hô to “Thống chế muôn năm” [Vive le Marechal!]  thay cho lời chào hỏi. For, "We, Philippe Petain, Marshal of France, Head of the French State" was to be tried for treason and given a commuted death sentence.  A new cycle of vengeance had just commenced. Jews, radicals and socialists were invited to rejoin the administration.(112) 112. Letter No. 509-S/P (13 November 1944), Gougal to Joseph Lewin; Note Postale No. 106 S/P (13 Nov 1944), Gougal to RST.
 
On October 30, 1944, the Admiral-Governor cabled Paris, asking for his dismissal.  De Gaulle had to send Langlade back to Indochina to see Decoux.  They met together on November 19 and Langlade successfully convinced the Admiral to serve as a front for the Gaullist movement. (109) 109. Ibid., pp. 307-9, 316-17, SHAT (Vincennes), 10 H xxx [ 82-85]; Mordant, Au service, pp. 83, 84-5, 89-.
Ngày 31/10/1944, Mordant báo cáo về việc Aymé đã cho Decoux biết về những “liên lạc” với chính phủ Pháp tự do.
Cùng ngày, Decoux (Diogène), qua trung gian Mordant, thông báo cho Paris biết là những liên hệ bí mật của tổ chức Mordant đặt Decoux vào một tình trạng khó xử. Đề nghị cải tổ Đại hội đồng Đông Dương thành Hội Đồng Đông Dương (Conseil d'Indochine) để đưa Mordant vào với chức vụ Tổng Thanh tra quân lực (10H xxx [84]). Cuối cùng, Decoux xin qui phục.
6/11/1944: René Pleven gửi điện chấp thuận sự qui phục của Decoux. Decoux phải làm bình phong cho Mordant. 13/11/1944: De Langlade rời Calcutta, mang theo những chỉ thị cho Đông Dương. 19/11/1944: Hà-Nội: De Langlade trở lại Đông Dương lần thứ ba, gặp Mordant, Aymé, và Decoux.
Gửi điện yêu cầu thay đổi những lệnh của Paris (SHAT, 10H xxx [84]; de Gaulle 1981:61; Patti 1980:39).
 
7/11/1944: Mỹ di tản căn cứ không quân Liễu Châu. 11/11/1944: Nhật chiếm Liễu Châu. Bộ Tư lệnh của Trương Phát Khuê rời về Bách Sắc.
Ngày 28/1/1945, Trung tướng Numata, Tham Mưu Phó Lộ Quân miền Nam, được triệu hồi về Toyko nhận mật lệnh tăng cường phòng thủ bán đảo Đông Dương và Thái. (SHAT, 10H xxx [140]).
28/1/1945, De Gaulle điện cho Eugène Mordant, nhấn mạnh "trong mọi trường hợp, không được để binh lực Pháp bị loại khỏi vòng chiến." (SHAT, 10H xxx [78]).
 

 

Tổ chức tình báo: Từ hạ bán năm 1944, tổ chức các toán tình báo, sử dụng 60 nhân viên Pháp, cùng mật báo viên quân cũng như dân sự. Cung cấp các tin thời tiết, đường xá, v.. v.. cho Bri-tên, Mỹ, TH. [tr. 9]

Cung cấp tin tức về Nhật. Chiến thắng tiêu biểu ngày 12/1/1945. Nhật mất khoảng 50 tàu đủ loại, 150 thủy phi cơ. Trung tá Miles ở Trùng Khánh xin tên những người có công để ban thưởng. [tr. 9-10]

Theo dõi mặt trận Burma, Malaya và Thái Lan. [10]

Liên lạc trực tiếp với tình báo Đồng Minh.

Wu, nhân viên tình báo của Tướng Wai tại Côn Minh, được che chở ở Hà Nội. Vận chuyển cán bộ TB Trung Hoa từ Côn Minh tới Quảng Tây. Giám mục Wei qua Lào vận động, thăm thú tình hình. [tr. 11] [tr. 11]

Bri-tên: 15 cán bộ Bri-tên được đưa từ Xiêm tới Móng Cái. [tr. 11]

Mỹ: Hợp tác chặt chẽ. Trực tiếp tại Ban Houei Sai và Cao Bằng. [tr. 11]

Hợp tác với Gordon, nhưng có sự nghi ngờ về tham vọng cá nhân và hậu ý chính trị nên trở thành chống đối và thù nghịch. Pháp cử Thiếu tá KQ Noel làm sĩ quan liên lạc tại BTL KQ Mỹ. Liên lạc truyền tin giữa Đông Dương và BTL KQ ở Mindore. [tr. 11]

Tháng 3/1945, Decoux từ chối cung cấp ngân khoản cho quân tăng viện Nhật, có thể khiến Nhật ra tay sớm. [tr. 12]

Nên nhớ Đông Dương còn có 50,000 đàn bà, trẻ em. [tr. 13] Trên 1700 trong số 14,000 binh sĩ Pháp hay mật tích. [tr. 13]

 

 

C. Mặt Trận Ngoại Giao:

Mặt trận cam go nhất của phe Gaullist trong giai đoạn này, thực ra, là mặt trận ngoại giao.

Như chúng ta đã biết, trước Thế Chiến thứ hai, Pháp được coi như một cường quốc. Sau khi Pétain xin đầu hàng Hitler trong vòng sáu tuần lễ ngắn ngủi, rồi đồng ý cho Nhật đưa quân vào Đông Dương từ tháng 7/1940, uy tín nước Pháp xuống thấp cùng độ. Chính phủ Mỹ và ngay cả Trung Hoa cho rằng Pháp không còn xứng đáng danh vị một cường quốc nữa. Cá nhân Roosevelt nhiều hơn một lần phát biểu rằng Pháp sau này khó mà đứng được hai chân trên mặt đất.

 

1. Roosevelt & Kế Hoạch Hậu Chiến "Quốc Tế Quản Trị":

Một trong những kế hoạch của Tổng thống Roosevelt gây nhiều tranh luận nhất là sẽ đặt Đông Dương dưới sự quản trị quốc tế [international trusteeship] sau khi chiến tranh chấm dứt, với Trung Hoa hoặc Bri-tên giữ nhiệm vụ quản trị. (45)

45. Vũ Ngự Chiêu, "Social and Political Change" (1984), pp 493-498.

 

Ý định lấy Đông Dương khỏi đế quốc Pháp được Roosevelt đề cập lần đầu tiên vào mùa Xuân 1942, sau khi Pierre Laval—người nổi danh thân Hitler và bị gán tặng biệt hiệu "Kẻ Đào Mộ" cho nền Đệ Tam Cộng Hoà Pháp—lên làm Thủ tướng chế độ Vichy. Tháng 5/1942, Roosevelt tuyên bố với đại diện Đồng Minh tại Hội Đồng Chiến Tranh Thái Bình Dương là Pháp không xứng đáng trở lại Đông Dương nữa. Cuối năm 1942, khi Đồng Minh đã đổ bộ ở Bắc Phi, Roosevelt bắt đầu nói rõ hơn về kế hoạch hậu chiến này. Tháng 1/1943, Roosevelt lại nói với các Tướng lãnh thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Mỹ rằng một số thuộc địa của Pháp, đặc biệt là Đông Dương, sẽ không được hoàn trả cho Pháp. Hơn hai tháng sau, nhân dịp Ngoại trưởng Anthony Eden của Bri-tên qua Washington bàn một số vấn đề hậu chiến, Roosevelt chính thức nêu lên kế hoạch "quốc tế quản trị"—một giai đoạn chuyển tiếp sang độc lập, do một ủy ban quốc tế cai trị.

Trong hai năm 1943-1944, Roosevelt nhiều lần nhắc đến kế hoạch trên, và vận động sự ủng hộ của Liên Sô cũng như Trung Hoa tại Hội nghị các Ngoại trưởng ở Mat-scơ-va vào tháng 10/1943, Hội nghị Thượng đỉnh Cairo (Egypt) với Tưởng Giới Thạch, từ 22 tới 26/11/1943, và rồi tại Hội nghị tam cường Tehran ít ngày sau (28/11/1943). Mặc dù Thủ tướng Churchill chống đối, trên đường trở lại Mỹ vào cuối năm 1943 Roosevelt công khai tuyên bố kế hoạch trên, và ngụ ý rằng Trung Hoa cùng Mỹ sẽ thủ vai "cảnh sát viên" Á Châu.

Tháng 1/1944, khi đang hoạch định sách lược hậu chiến, London chỉ thị Đại sứ Frederick Wood (tức Lord Halifax) yêu cầu Washington minh xác về những lời tuyên bố trên. Roosevelt khẳng định với Wood đó là điều ông muốn thực hiện. Ngày 24/1, khi trả lời phiếu trình của Ngoại trưởng Cordell Hull mười ngày trước về tình trạng Đông Dương sau chiến tranh (Wood đã gặp Hull ngày 3/1 về cùng vấn đề trên), Roosevelt thuật lại buổi đối thoại với Wood, và nhấn mạnh:

.... Pháp đã được xứ này—gồm 30 triệu dân gần một trăm năm mà dân chúng còn khổ sở hơn cả buổi đầu.

... [T]ôi được Thống chế Tưởng Giới Thạch cũng như Thống chế Stalin hết lòng ủng hộ. Tôi không thấy có gì phải bận tâm với Bộ Ngoại Giao Bri-tên về vấn đề này. Lý do duy nhất mà họ chống lại là họ sợ rằng sẽ có ảnh hưởng đến các thuộc địa của họ và của Dutch [Hoà Lan]....

Mỗi trường hợp, dĩ nhiên, phải riêng biệt, nhưng trường hợp Đông Dương thì quá rõ ràng. Pháp đã vắt sữa xứ này cả trăm năm. Dân Đông Dương xứng đáng được những gì tốt đẹp hơn. (46)

46. Cordell Hull, The Memoirs of Cordell Hull, vol II (New York: Macmillan, 1948), p 1466; FRUS, The Conferences at Cairo and Tehran, 1943 (Washington, DC: GPO, 1961), pp 864, 872-73.

 

Động lực phía sau kế hoạch quốc tế quản trị, tưởng cần lược nhắc, từng gây nhiều bàn luận sôi nổi. Đa số các nhà sử học cho rằng nó phản ảnh truyền thống "chống thực dân" (anti-colonialism) của Mỹ. Một thiểu số nhận định là Roosevelt đã chỉ vì lợi nhuận riêng của Mỹ (self-interest). Bernard B Fall, một học giả gốc Pháp, nghĩ rằng động lực chính của kế hoạch này là thái độ ghét Pháp của Roosevelt và tham tâm với tài nguyên thiên nhiên ở Đông Dương của Mỹ. Theo Gabriel Kolko, một học giả Marxist, thì kế hoạch quốc tế quản trị "được thúc đẩy bởi ý muốn trừng phạt việc Pháp hợp tác với Germany và Nhật, hoặc sự độc lập đáng ghét của de Gaulle, hơn là niềm tin vào giá trị đích thực (intrinsic value) tự do cho dân Việt." (47)

47. Năm 1942, sau khi Pháp cho Nhật sử dụng Đông Dương làm bàn đạp tấn công các thuộc địa Âu Mỹ, Roosevelt cho rằng Pháp đã tự làm đám tang tại Đông Dương; Amiral [Georges] Thierry d’Argenlieu, Chronique d’Indochine, 1945-1947 (Paris: Michel, 1985), p 26. Theo chúng tôi, kế hoạch “quốc tế quản trị” thoạt tiên là một phản ứng của Roosevelt trước quyết định của Pétain; và, đồng thời, có thể cũng chỉ là kế hoạch chiến tranh chính trị nhằm đáp ứng lại chiêu bài “giải phóng,” và “tự trị” của Nhật, giống như bản Tuyên ngôn Đại Tây Dương.

 

Những lập luận trên đều có phần hữu lý của chúng. Với cá nhân de Gaulle, chẳng hạn, Roosevelt chẳng có vẻ gì ngưỡng mộ. Dưới mắt Roosevelt, de Gaulle không những kiêu ngạo, độc tài mà còn lật lọng. Người mà cả Roosevelt và Churchill ủng hộ để lãnh đạo phong trào chống Hitler là Tướng Giraud. Nhưng ngày 3/6/1943, khi HĐGPQG Pháp thành lập ở Alger [Algiers], de Gaulle đả bại Giraud.

Sau ngày Đồng Minh đổ bộ ở Normandie, Churchill—người đã có công khám phá ra "viên Tướng trẻ" de Gaulle vào tháng 6/1940 tại Hội nghị Versailles và đỡ đầu cho de Gaulle xây dựng tổ chức Pháp tự do trong hai năm 1940-1941—dàn xếp đưa de Gaulle qua Washington gặp Roosevelt từ ngày 6 tới 10/7/1944. Chuyến gặp mặt này khiến Roosevelt đồng ý công nhận chính phủ lâm thời của de Gaulle, nhưng chưa đủ để Roosevelt bỏ ý định tách Đông Dương khỏi ách đô hộ của Pháp. Thí dụ như khi Pháp cử Tướng Blaizot làm đại diện tại Bộ Tư lệnh Đông Nam Á (SEAC) ở Kandy, Roosevelt chỉ thị Bộ Ngoại Giao thông báo với London rằng "Ông Churchill và tôi chưa hề chính thức công nhận" sự hiện diện của phái đoàn Pháp. (48)

48. FRUS 1944, III:780.

 

Ngày 16/10/1944, Roosevelt còn nhắc nhở Ngoại trưởng Hull là "chúng ta không được làm bất cứ điều gì liên hệ đến hoạt động kháng chiến [của Pháp] hay bất cứ việc gì liên quan tới Đông Dương." (49)

49. FRUS 1944, III:777.

 

Phần để củng cố uy tín thế giới, phần để cảnh cáo Roosevelt cùng Churchill, ngày 24/11/1944 de Gaulle qua thăm Liên Sô và được Stalin tiếp đãi trọng thể. De Gaulle còn ký một hiệp ước thân hữu với Stalin, mở đường cho các lãnh tụ Cộng Sản Pháp, kể cả Maurice Thorez, được hồi hương sau nhiều năm lưu vong.

Sau khi đả bại phe Trục ở Âu Châu, Roosevelt vẫn chưa chịu rút lại ý định đặt Đông Dương dưới chế độ quốc tế quản trị. Mặc dù quay mặt làm ngơ trước việc phái bộ Blaizot có mặt tại Kandy, Roosevelt chấp thuận quyết định của Bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân Mỹ là tạm hoãn cấp tàu chuyên chở quân viễn chinh Pháp qua Viễn Đông đánh Nhật cho tới đầu năm 1946. (50)

50. Vũ Ngự Chiêu, "Social and Political Change" (1984), Phần III.
 

Trên thực tế kế hoạch quốc tế quản trị của Roosevelt suy yếu dần. Trước áp lực của Bri-tên, Pháp và ngay cả các viên chức ngoại giao Mỹ, Roosevelt đành "tạm gác" mọi việc cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Ngày 1/1/1945, Roosevelt viết cho tân Ngoại trưởng Edward D Stettinius, mới thay thế Hull vào mùa Thu 1944:

Tôi vẫn chưa muốn vướng vào bất cứ quyết định nào liên quan đến Đông Dương. Đó là vấn đề hậu chiến. Tương tự như thế, tôi chưa muốn vướng mắc vào bất cứ nỗ lực quân sự nào để giải phóng Đông Dương khỏi Nhật Bản.... Trên cả hai lãnh vực quân và dân sự, hành động lúc này đều chưa hợp thời (premature). (51)

51. Memorandum ngày 1/1/1945, Roosevelt gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; FRUS 1945, VI:293.

 

Mãi tới Hội nghị tam cường họp tại Yalta, trên bán đảo Crimea, từ ngày 4 tới 11/2/1945, kế hoạch quốc tế quản trị Đông Dương mới bị phá sản. Ngày 9/2, khi Stettinius chính thức nêu lên vấn đề "quốc tế quản trị," Churchill cực lực phản đối. Roosevelt phải yêu cầu tạm ngưng buổi họp; để đại diện Mỹ trấn an Churchill rằng kế hoạch hậu chiến quốc tế quản trị không ảnh hưởng gì đến thuộc địa cũ của các nước Tây Âu. Trên đường về Mỹ, Roosevelt than thở trong một buổi họp báo trên chiến hạm Quincy ngày 23/2/1945:

... Tôi đề nghị ... với Tưởng [Giới Thạch], rằng Đông Dương sẽ đặt dưới chế độ [quốc tế] quản trị—có một người Pháp, một hay hai người Đông Dương, và một người Hoa, và một người Nga .... và có thể một người Phi-lip-pin và một người Mỹ, để dạy họ tự cai trị....

Stalin thích sáng kiến đó. Trung Hoa thích sáng kiến đó. Chỉ có Bri-tên chống lại. Nó có thể phá vỡ đế quốc của họ. (52)

52. Vũ Ngự Chiêu, "Social and Political Change" (1984), p 535.

 

Thời gian này, tưởng cũng nên lược nhắc, giao tình giữa de Gaulle và Roosevelt ngày một căng thẳng. Mất mặt vì không được tham dự Hội nghị Yalta, ngày 12/2/1945, Đại sứ Mỹ Jefferson Caffery chuyển lời mời của Roosevelt hẹn gặp De Gaulle vào khoảng ngày 17/2/1945 tại Algiers (Alger). Hôm sau, 13/2, de Gaulle báo với Caffery là không thể gặp Roosevelt. (53)

53. FRUS 1945, IV:672-673.

Nhưng do áp lực của Bri-tên và các cộng sự viên chủ trương "Ưu tiên số 1 cho châu Âu," Roosevelt vẫn phải xuống thang dần.

Tại Hoa Nam, vì không nhận được chỉ thị rõ ràng nào của Washington, các Tướng Mỹ—kể cả Đại sứ Patrick J Hurley, mới chính thức thay Clarence E Gauss ngày 30/11/1944, và Tướng Albert C Wedemeyer, cũng mới thay Joseph D. Stilwell làm Tổng Tham Mưu Trưởng của Tưởng Giới Thạch—tiếp tục chống đối mưu toan tái chiếm thuộc địa của Bri-tên và Pháp. Chỉ riêng Tướng Claire L Chennault, Tư lệnh Không đoàn 14, tiếp tục sử dụng các toán tình báo M-5 trong các cuộc oanh tạc miền bắc Đông Dương. (54)

54. History of US Forces in the China Theater, p. 30, Ms in CMH; Spector 1983:30.

 

Bởi vậy, hiềm khích giữa Wedemeyer và Đô Đốc Louis Mountbatten, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Đông Nam Á (SEAC)—mà các sĩ quan Mỹ thường gọi trệch đi là Save England's Asian Colonies tức [Để cứu thuộc địa Á châu của Bri-tên]—bùng nổ vào đầu năm 1945 về vấn đề lãnh thổ trách nhiệm. Từ năm 1943, Đông Dương, theo sự phân định của Bộ Tư lệnh Hỗn Hợp Tối Cao Đồng Minh, thuộc về lãnh thổ hoạt động của Mặt Trận Trung Hoa dưới quyền Thạch. Nhưng theo Mountbatten, từ tháng 10/1943, Thạch đồng ý cho SEAC mở những cuộc hành quân vào Đông Dương. Nhân chuyến viếng thăm India vào tháng 11/1944, Thạch lại thêm một lần chấp thuận đề nghị tương tự của Mountbatten. Ngoài ra, theo Đại sứ Bri-tên tại Mỹ, trong tháng 10/1944, Roosevelt đã đồng ý rằng Mountbatten có thể thực hiện những cuộc hành quân phá hoại trong nội địa Đông Dương, nếu cần. (55)

55. Spector 1983:36; Christopher Thorne, Allies of A Kind: The United States, Britain and the War Against Japan, 1942-1945 (London: Hamish Hamilton, 1978), p 301.
 

Wedemeyer và Hurley đều chống lại cái gọi là "thoả ước của những người lịch sự" (Gentlemen's agreement) giữa Thạch với Mountbatten. Họ cho rằng hành động của Mountbatten nằm trong sách lược giúp Pháp tái chiếm Đông Dương. Mùa Hè 1944, sau khi Pháp không chịu báo cáo chi tiết về vai trò của Pháp trong những kế hoạch hành quân bí mật vào lãnh thổ Đông Dương, Wedemeyer cho lệnh cấm phi cơ của SEAC hạ cánh xuống phi trường Côn Minh. Mountbatten bèn cho lệnh sử dụng phi trường Jessore, gần Calcutta, để tiếp tục các cuộc hành quân. Ngày 23/1/1945, phi công Mỹ của Không Đoàn 14 vô tình bắn hạ ba oanh tạc cơ Liberator của Bri-tên vì nhận lầm đó là phi cơ Nhật. Cả Mountbatten và Wedemeyer đều yêu cầu thượng cấp can thiệp.

Roosevelt bèn đề nghị với Churchill là tất cả những cuộc hành quân trong lãnh thổ Đông Dương phải do Wedemeyer điều động. Wedemeyer cũng viếng thăm Kandy vào tháng 3/1945 để bảo đảm rằng Mountbatten sẽ chỉ hành quân trong lãnh thổ Đông Dương nếu có sự đồng ý của mình. Nhưng Mountbatten lại nghĩ rằng chỉ cần thông báo cho Wedemeyer biết mà không cần sự chấp thuận của Wedemeyer. (56)

56. FRUS, vol I: The Conference of Berlin, 1945 (Washington, DC: 1960), p 918; Spector 1983:48.

 

Nhân dịp Achilles Clarac, Cố vấn Toà Đại sứ Pháp tại Trùng Khánh, yêu cầu minh xác lập trường của Mỹ về vấn đề Đông Dương, Đại sứ Hurley nói thẳng với Clarac quan điểm của mình. Mặc dù vấn đề Clarac nêu lên thuộc thẩm quyền Bộ Ngoại Giao, nhưng theo ý riêng của Hurley, chủ trương đế quốc và độc quyền Đông Dương của Pháp đi ngược lại Hiến Chương Đại Tây Dương ngày 14/8/1941, theo đó phải "tôn trọng quyền của mọi dân tộc được chọn lựa chế độ họ sống." (57)

57. Công điện ngày 31/1/1945, Hurley gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; FRUS 1945, VI:294.

 

Cho tới tháng 2/1945, thái độ thiếu dứt khoát của Roosevelt về chính sách hậu chiến đối với Đông Dương vẫn còn khiến Wedemeyer phân vân. Khi Tùy viên quân sự tòa Đại sứ Pháp gặp Wedemeyer ngày 2/2 để yêu cầu yểm trợ cho quân Pháp trong trường hợp binh sĩ Đông Dương sẽ rút lên vùng rừng núi đánh Nhật, Wedemeyer không hứa hẹn điều gì; và xin chỉ thị Washington. Bộ Ngoại Giao trả lời rằng chưa có một lệnh rõ ràng nào, ngoại trừ điều Roosevelt căn dặn là không can thiệp. (58)

58. Công điện ngày 6/2/1945, Hurley gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; và Công điện ngày 16/2/1945, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao gửi Hurley; FRUS 1945, VI:296-97.

 

Thực ra, lúc đó lập trường Roosevelt đã phần nào thay đổi. Tại Hội nghị Yalta, trên bán đảo Crimea, Roosevelt bảo Tổng Tham Mưu trưởng Mỹ là sẽ "ủng hộ bất cứ điều gì chống lại Nhật, ngoại trừ việc liên minh với Pháp." Bởi thế, ngày 20/2, Xử lý thường vụ Tham Mưu trưởng lực lượng Mỹ tại Trung Hoa, Tướng Melvin Ẹ Gross, cho lệnh các cấp chỉ huy trực thuộc là có thể yểm trợ các đơn vị Pháp về thuốc men, nếu các đơn vị này chống Nhật. Tuy nhiên, hai tuần sau, ngày 7/3, Gross cảnh giác các tư lệnh Mỹ là sự yểm trợ các cánh quân kháng chiến Pháp cần phải giới hạn trong phạm vi thuần quân sự và không thể để Pháp diễn dịch rằng Mỹ ủng hộ các mục tiêu chính trị của Pháp. (59)

59. FRUS 1945, VI:297; Công điện, Chennault gửi Gross, 9/3/1945, Wedemeyer File, RG 332; Spector 1983, p 30.

 

Tuy nhiên, một trong những nguồn tình báo của Chennault trong thời gian này là nhóm "GBT" của Laurence Gordon, công dân Canada làm việc cho hãng Cal-Texaco Oil Company, Harry Bernard, một thương gia thuốc lá người Bri-tên, và Frank Tan, một thương gia người Mỹ gốc Hoa. Thoạt tiên nhóm này hoạt động dưới sự điều khiển của Đề Đốc Yang Hsuan Chen, Giám đốc Tình báo của Hội Đồng Hành Quân Trung Hoa, với tiền bạc và dụng cụ do Bri-tên đài thọ. Dần dần, Không đoàn 14 của Chennault ngày một yểm trợ mạnh hơn nhóm này; và vào cuối năm 1944, Không đoàn 14 trực tiếp tài trợ cho nhóm GBT. Mùa Hè 1945, Frank Tan, đại diện AGAS cùng Mac Shin theo “Lucius” di chuyển từ Pác Bó xuống Kim Lộng (Tuyên Quang). Cùng đi có 44 người hộ vệ, và 25 phu thồ súng tiểu liên Sten, Thompson, carbines, đạn dược, dụng cụ truyền tin. Từ Oat-shinh-tân trở lại nhiệm sở, Laurence Gordon muốn rút Frank Tan về Côn Minh, nhưng phải sau ngày Nhật đầu hàng mới rút được. Trong khi đó, Trung úy Dan Phelan nhảy dù xuống Kim Lộng vào cuối tháng 5/1945. VM làm một phi trường nhỏ để phi cơ thám thính có thể hạ cánh, mở đầu cầu cho Toán Con Nai [Deer Team] của Thiếu tá Allison K Thomas mở lớp huấn luyện cho khoảng 100 “bộ đội Việt-Mỹ” chống Nhật.. (60)

60. Marr, 1995:284; Fenn, 1973:80-2, Robert Shaplen, Lost Revoluton, 1966:18-29.

 

Theo Thiếu tá Thomas, trưởng Toán Con Nai (hay Hươu, Deer Team), Tướng Tiêu Văn tuyên bố ngày 6/5/1945 tại Quảng Tây: Mặt Trận Việt Minh còn tồi tệ hơn thổ phỉ. Nếu VM không rời khỏi Bảo Lạc, Tiêu Văn đã sai thổ phỉ đến dẹp. Nếu thổ phỉ không làm nổi, sẽ sai quân chính qui tới, đánh VM trước, Nhật sau. Hồ Chí Minh đã trở lại [Quảng Tây] trên phi cơ Mỹ [với Patti]. Tình báo Mỹ cho Hồ máy truyền tin và tiền bạc để làm tình báo. Mặt khác, Hồ giữ bí mật không cho Trung Hoa biết. Tiêu Văn tiếp: "Tôi sẽ lập tức cho đánh VM. Bất cứ tên VM nào trên lãnh thổ TH sẽ bị giết. VM không được lai vãng tới đất Trung Hoa." (61).

61. Hearings, 1973:270

 

Việc lựa chọn Mordant có thể do sụ hiềm khích giữa Mordant và Decoux: Từ năm 1942, Decoux đã  chê Mordant không xứng đáng làm Tư lệnh. Không nâng cao tinh thần binh sĩ. Những cộng sự viên không phục. “il n’a pas pu s’élever au niveau de sa tâche, n’ayant ni le rayonnement ni l’ampleur de vues d’un Général Commandant Supérieur des Troupes d’une grande Fédération.”

Tel No. 6997-6999, ngày 21 Oct 1942, Haussaire à Colonies Vichy; SHAT (Vincennes), 10H xxx [78, d. 1] Ngay Sabattier, người thay Aymé làm Tư lệnh Sư đoàn Bắc Kỳ cũng không đánh giá cao . (Sabattier’s report of April 18, 1945; SHAT (Vincennes), 10H xxx [84]).

 

 

Thứ Ba, 13/3/1945: Nam Vang: Sihanouk tuyên bố độc lập.

Kubota làm cố vấn.

 * Paris, 18G00: De Gaulle gặp Đại sứ Caffery, trách móc về vấn đề Mỹ không yểm trợ cuộc kháng chiến chống Nhật ở Đông Dương. Đe dọa là sẽ ngả theo Liên Sô, dù không muốn.

Các ông đang có dụng tâm gì? Phải chăng các ông muốn chúng tôi, chẳng hạn, trở thành một trong những tiểu bang của Liên Sô?....

Khi Germany sụp đổ, sẽ tới lượt chúng tôi.... Chúng tôi không muốn trở thành Cộng Sản; chúng tôi không muốn rơi vào quĩ đạo Nga, nhưng chúng tôi cũng hy vọng các ông không đẩy chúng tôi vào hoàn cảnh đó. [What are you driving at? Do you want us to become, for example, one of the federated states under the Russian aegis?”] (38)

38. Tel 1196, 13/3/1945, 7 p.m., Paris to State; United States-Vietnam Relations, 1945-1967, vol VII, p. 65; FRUS, 1945, VI: British Commonwealth and The Far East (1969), p. 300.
 

Tối đó, Phó Tham Mưu trưởng Lục quân Thomas C. Handy điện thoại cho Tướng Wedemeyer tại nhà riêng để chuyển lệnh của Đô Đốc William D. Leahy là cứ tiếp tục giúp bọn "ếch" (Frogs), miễn hồ không làm cản trở kế hoạch hành quân của Mỹ. Vì Wedemeyer không có nhà, người nhận điện thoại là Đại tá Paul W. Caraway vội điện cho Chennault:

Thái độ hiện nay của chính phủ Mỹ là giúp Pháp, miễn hồ sự yểm trợ này không cản trở những kế hoạch hành quân đã dự trù....

Những cuộc hành quân chống Nhật để giúp Pháp có thể do Không Đoàn14 thực hiện."(40)

40. United States-Vietnam Relations, 1945-1967, Book 7:66; Phiếu trình ngày20/3/1945, Caraway gửi Wedemeyer, Wedemeyer Files, RG 332; Spector, 1983:34

Bởi thế từ ngày 12 tới 28/3/1945, Không đoàn 14 đã thực hiện 34 cuộc hành quân vào Đông Dương, gồm 43 cuộc oanh tạc, 24 phi vụ thám sát tấn công, và 31 phi vụ thám thính thông thường. Tuy nhiên, vì thời tiết xấu và thiếu cơ phận, số lượng phi vụ yểm trợ không thỏa mãn được mọi nhu cầu của Pháp.(41)

41. Báo cáo ngày 14/4/1945 của Chennault, Wedemeyer Files, RG332; Spector, 1983:34.
Paris, dĩ nhiên, cực kỳ bất mãn. Chiều 24/3, de Gaulle trách Caffery rằng Pháp chẳng nhận được đồ tiếp tế gì của Mỹ, và ông ta chỉ có thể cả đoán rằng chính sách của Mỹ là không muốn giúp Pháp.(42)
42. Công điện ngày 24/3/1945, Caffery gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; FRUS, 1945, VI: British Commonwealth and The Far East (1969), p. 302.
 
Ngày 5/5, de Gaulle lại thêm một lần đe dọa Đại sứ Caffery rằng Pháp, dù không muốn, sẽ phải ngả theo phe Liên Sô, vì Mỹ không chịu giúp. (43) 43. FRUS, 1945, IV:686-87.

Lời oán trách của de Gaulle không phải không có lý do. Tình trạng tiếp liệu của quân Mỹ tại Trung Hoa—đặc biệt là săng nhớt mà Pháp đòi hỏi—vô cùng khan hiếm. Bởi thế mặc dù nhận được công điện cho lệnh yểm trợ Pháp ngày 7/4, Wedemeyer chỉ có thể thả dù cho các lực lượng Pháp thuốc men cùng một số lượng vô cùng giới hạn quân trang, quân dụng.

[Xem 3/4/1945] Statement of Abbot Low Moffat: Ngày 3/4/1945, BNG tuyên bố quyết nghị của Hội nghị Yalta—or, voluntarily placed under trusteeship. = public end of trustreeship. pp. 164 [161-81]

US Congress. Senate. Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War. Hearings before the Committee on Foreign Relations, 92nd Congress, 2nd Session, May 1972 (Washington: GPO, 1973), tr. 250-65 [Report on Deer Mission—Major A[llison] K. Thomas (17/9/1945)], 267 [266-71] [Appendix: Viet Minh League];

Withdrawal of Gallagher and Patti [p. 183]

Peter Dewey [pp. 183-84]

 

Cuộc hành quân Meigo của Nhật, tưởng cũng nên lược nhắc, hầu như cắt đứt màng lưới thu lượm tin tức của OSS. Đại tá Paul E. Helliwell, Giám đốc sở OSS tại Trung Hoa (tức Detachment 202), ghi nhận vào cuối tháng 3/1945 là "Toán GBT bị hạ đo ván, màng lưới Pháp bị phá hủy, và màng lưới của Tướng Đới Lập cũng bị hoàn toàn tan vỡ." (44)

44. Thư ngày 29/3/1945  của Helliwell; Spector, 1983:38

Một mặt, Helliwell thả một toán OSS xuống nội địa Đông Dương theo cánh quân Sabattier và Alessandri. Mặt khác, ngày 20/3, Tướng Gross ký hai chỉ thị cho OSS tại Trung Hoa. Chỉ thị thứ nhất chấp thuận cho OSS tổ chức một hệ thống tình báo trong nội địa Đông Dương như đã dự trù. Chỉ thị thứ hai cho phép OSS cung cấp phương tiện cho tất cả mọi phe phái để chống Nhật. (45)

45. Intelligence Activities and Aid to Resistance Groups in French Indochina, PSYWAR 091 Indochina, RG 319; Spector, 1983:40

 

Do đó, sau khi Sabattier rút quân qua Hoa Nam vào đầu tháng 5/1945, ngày 9/6, Alessandri thuận giao cho OSS 100 quân nhân Việt để huấn luyện tình báo.(46)

46. Xem nguyên bản Thỏa Ước này trong FIC, Book 2, Wedemeyer Files; Công điện, Helliwell gửi Gross, ngày 23/6/45, tr. 35, 40, CHP K5053, China Theater Records; R. Harris Smith, OSS: The Secret History of America's First Central Intelligence Agency (Berkeley: Univ of California Press, 1973), tr. 328-9.

 

Đáng kể hơn nữa là OSS Mỹ móc nối được với Hồ Chí Minh, mở ra một trang lịch sử mới cho Việt Nam.Trong khi đó, liên hệ giữa Wedemeyer và Mountbatten lại thêm một lần căng thẳng. Theo Wedemeyer, khi về Washington, Wedemeyer nhận được những chỉ thị đặc biệt từ chính Roosevelt: Roosevelt muốn chấm dứt chế độ thuộc địa tại Đông Dương, và quyết định không yểm trợ các hoạt động quân sự của Pháp tại đây. (47)

47. Trả lời phỏng vấn của Spector ngày 2/21972; Spector, 1983:32.

Bởi thế, vào tháng 5/1945, khi Mountbatten chỉ thông báo quyết định sẽ tổ chức 26 phi vụ vào Đông Dương mà không cần sự chấp thuận của Bộ Tổng Tư Lệnh Trung Hoa, Wedemeyer cực lực phản kháng với Tướng George C. Marshall, Tham Mưu trưởng Lục quân, về âm mưu tái thiết lập chế độ thuộc địa tiền chiến của Bri-tên và Pháp tại Đông Nam Á.(48)

48. Công điện, Wedemeyer gửi Marshall, 28/5/45; FIC Book 1, China Theater Records; Spector, 1983:49.

 

Ngày 28/5, Đại sứ Patrick J. Hurley cũng gửi thư cho Tân Tổng Thống Harry Truman, yểm trợ lập trường của Wedemeyer. Theo Hurley, Đô đốc Louis Mountbatten, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Đông Nam Á [South East Asia Command], "đang dùng những quân dụng viện trợ và các tài nguyên khác của Mỹ để xâm lăng Đông Dương, và đả bại những điều mà chúng tôi tin tưởng là chính sách của Mỹ, hầu tái thiết lập đế quốc Pháp." (49)

49. Department of State, FRUS, vol I: Conference of Berlin, 1945, (1960), p 920.

 

Điều cả Hurley và Wedemeyer không biết là cái chết đột ngột của Roosevelt tại phòng làm việc ở Georgia ngày 12/4/1945 xếp kín lại hồ sơ kế hoạch "quốc tế quản trị." Ngày hôm sau, 13/4, Thứ trưởng Không quân Robert A. Lovett bảo các đại diện Bộ Ngoại Giao, Chiến tranh và Hải Quân trong Hội Đồng Điều Hợp [State-War-Navy Coordinating Committee] rằng đã đến lúc phải tái xét quyết định của Roosevelt về Đông Dương. Theo Lovett, sự thiếu kế hoạch hậu chiến về Đông Dương này khiến các cấp lãnh đạo quân sự Mỹ phải bối rối; vì người cầm đầu phái bộ quân sự Pháp tại Washington, Đô Đốc Raymond Fenard, đang thực sự viết chính sách Đông Dương của Mỹ qua việc thăm hỏi mọi cơ quan đầu não. (50)

50. United States-Vietnam Relations, 1945-1967,  (1971), Book 8, V. B.2:1-2; Blum, 1972:14-5; Spector, 1983:44.

Đại diện Bộ Ngoại Giao trình bày rằng sở dĩ chưa có được một chính sách rõ ràng vì có sự khác biệt ý kiến trong nội bộ. Một thiểu số—gồm John Carter Vincent, trưởng nha Viễn Đông Vụ, và Abbot Low Moffat, trưởng sở Tây Nam Thái Bình Dương Vụ—đều nghĩ rằng Mỹ phải đương đầu với "sự bành trướng ngày một mạnh của phong trào quốc gia ... tại Đông Nam Á." [Nguyên văn, " the mounting groundswell of nationalism ... engulfing all Southeast Asia."] (51)

51. Điều trần của Abbot L. Moffat trong US Congress, Senate, Hearings Before the Committee on Foreign relations: Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War, 92nd Congress, 2nd Session, 1972, (1973) tr. 163.

 

Nhưng đại đa số—nhất là các viên chức thuộc nha Tây Âu vụ, do H. Freeman Matthews làm Giám đốc—đều chủ trương cần Pháp hợp tác để ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Sô.(52)

52. George C. Herring, "The Truman Administration and the Restoration of French Sovereignty in Indochina;" Diplomatic History, I:1, (Spring 1977):100-1, 116.

 

Sau hai tuần bàn thảo, mãi tới cuối tháng 4/1945, Bộ Ngoại Giao mới đi đến kết luận là Mỹ không thể chống lại việc tái lập chủ quyền Pháp tại Đông Dương, nhưng sẽ tìm cách khiến Pháp bảo đảm rằng có ý định cho dân bản xứ được tự trị. (53)

53. Hearings Before the Committee on Foreign  Relations: Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War, 92nd Congress, 2nd Session, 1972, (1973), pp 176-77.

 

Khi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc tại San Francisco, Mỹ không hề đả động tới vấn đề quốc tế quản trị cho Đông Dương. Một đại biểu của phái đoàn Mỹ, Trung tá Harold E. Stassen, còn tuyên bố rằng độc lập (independence) không quan trọng bằng hỗ tương phụ thuộc (inter-dependence), và so sánh các khối thuộc địa của Bri-tên hay Pháp như chính phủ liên bang của Mỹ. (54)

54. FRUS, I: Conference of Berlin, 1945, (1960) pp 790ff.

 

Ngày 2/5, Ngoại trưởng Georges Bidault cũng khẳng định Pháp không có ý định đặt Đông Dương duới chế độ quốc tế quản trị. Sáu ngày sau, 8/5, khi Bidault than phiền rằng báo chí vẫn đinh ninh là chính phủ Mỹ có chủ trương tách Đông Dương khỏi Pháp, Stettinius khẳng định rằng "hồ sơ chính thức cho thấy Mỹ chẳng bao giờ đặt câu hỏi, ngay cả ám chỉ, về chủ quyền của Pháp tại Đông Dương." [Nguyên văn: "It was made quite ckear to Mr Bidault that the record is entirely innocent of any official statement of this government questioning, even by implication, French sovereignty over Indochina."] (55) Rồi, ngày 2/6, Hội Đồng Điều Hợp Mỹ chấp thuận một chính sách về Đông Dương, được ghi vào tập báo cáo khá dài mang tên "Những Vấn Nạn Chính Trị và Quân Sự tại Viễn Đông và Kế Hoạch Sơ Khởi Hậu Chiến Bại Liên Hệ tới Nhật (Politico-Military Problems in the Far East and Initial Post-Defeat Policy Relating to Japan)."(56)

55. Công điện ngày 9/5/1945, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao Grew gửi Caffery; FRUS, 1945, VI: British Commonwealth and The Far East (1969), p. 307 [312?]; United States-Vietnam Relations, 1945-1967 (1971), Book 8:27.
56. FRUS, 1945, VI: British Commonwealth and The Far East (1969), pp. 557-68.

 

Tóm lại, từ tháng 5/1945, ít nữa trên nguyên tắc, Pháp đã chính thức bảo đảm được chủ quyền thuộc địa của mình trên toàn cõi Đông Dương. Giao tình giữa Mỹ và Pháp càng êm thắm hơn sau buổi hội kiến giữa Truman và Bidault ngày 18/5/1945—Truman cho Bidault biết ý định sẽ nhường một phần lãnh thổ Germany cho Pháp chiếm đóng. Ba ngày sau, 21/5, trong buổi tiếp kiến Bidault lần thứ hai, Truman chính thức mời de Gaulle qua thăm Mỹ. Ngày 29/5, de Gaulle chính thức nhận lời. Cuối cùng, hai bên đồng ý gặp nhau ngày 22 và 24/8/1945 (tức 23 và 25/8 lịch Việt Nam). Tuy nhiên, de Gaulle vẫn không được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh Potsdam—nhóm họp tại ngoại ô một thành phố Berlin đổ nát, tiêu điều—để vẽ lại bản đồ thế giới hậu chiến. Ngoài ra, Bộ Tổng Tham Mưu Mỹ cũng cho rằng sự tham chiến của Pháp tại Viễn Đông hầu như chẳng có chút giá trị nào (ngoài các dịch vụ như đầu bếp, tài xế, v.. v..). Bởi thế, mặc dù de Gaulle chính thức yêu cầu ngày 15/5, và Tướng Alphonse Juin, Tổng Tham Mưu Trưởng Pháp, được Truman tiếp kiến ngày 18/5, hai sư đoàn viễn chinh Pháp không được dành riêng phương tiện để qua Viễn Đông trong năm 1945.

Chắc hẳn Hurley và Wedemeyer đã vô cùng ngạc nhiên khi nhận được những câu trả lời từ Oat-shinh-tân về các công điện của họ. Bộ Ngoại Giao cho Hurley biết mặc dù không có thay đổi căn bản về chính sách, những quyết định tại Yalta và San Francisco "loại bỏ việc thiết lập quốc tế quản trị cho Đông Dương, trừ trường hợp dưới chính phủ Pháp." Ngoài ra, Mỹ hoan nghênh sự tham chiến của quân Pháp tại mặt trận Thái Bình Dương, và quân Mỹ cần hợp tác với Pháp, nếu sự hợp tác này không làm cản trở những kế hoạch đã trù liệu. (57)

57. Công điện ngày 2/6/1945, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao gửi Hurley; FRUS, 1945, VI: British Commonwealth and The Far East (1969), p. 312; Công điện ngày 7/6/45, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao gửi Hurley; United States-Vietnam Relations, 1945-1967  (1971), Bk 8, tr. 30-2. Thực ra, lập trường này đã được Grew đề nghị lên Truman ngày16/5, và công bố ngày 18/5/1945; Ibid., Bk 8, tr. 27-9.

 

Trả lời Wedemeyer, Marshall nói thẳng hơn, Bộ Ngoại Giao cảm thấy không cần "hạn chế các hoạt động của Lord Mountbatten trong lãnh thổ Đông Dương." (58)

58. Công điện, Marshall gửi Wedemeyer, 4/6/1945, FIC, Book 2; Spector, 1983:49.
59. Lực lượng quan trọng nhất là cánh quân Alessandri rồi lãnh thổ Lào vào Tàu ngày 2/5/1945. Hơn 5,000 lính Pháp và bản xứ được tập trung ở Mông Tự (Mentze) và số còn lại ở Mã Quan (Maguan).

 

Hurley và Wedemeyer chưa chịu bỏ cuộc, tiếp tục thi hành những lời dặn dò của Roosevelt bất kể việc Truman đã bỏ rơi chính sách "quốc tế quản trị." Nhưng giống như nhóm chuyên viên Viễn Đông tại Bộ Ngoại Giao, sự chống đối của họ chỉ vô dụng. Tại Hội nghị Potsdam, để giải quyết vấn đề lãnh thổ hoạt động giữa Mountbatten và Wedemeyer, phe Bri-tên đề nghị giao cả bán đảo Đông Dương cho Mountbatten. Vì "tự ái" của Thạch, Tổng Tham Mưu trưởng Mỹ đề nghị chia Đông Dương làm hai phần. Cuối cùng, ngày 24/7, vĩ tuyến 16 được chọn làm giới tuyến mới.

Khi Nhật đầu hàng ngày 14/8/1945, Đông Dương trở thành hai vùng chiếm đóng riêng biệt của Đồng Minh. Trung Hoa sẽ tiến vào phía Bắc vĩ tuyến 16, trong khi Bri-tên và Pháp chiếm đóng miền Nam.

Có lẽ vì vậy, ngày 26/11/1945,  từ Trùng Khánh, trong đơn xin từ chức Đại sứ Patrick J. Hurley đã chỉ trích chính phủ Truman về chính sách ngoại giao cung cấp vật liệu và uy tín để phá hoại dân chủ và giúp phát triển thực dân [“The astonishing feature of our foreign policy is the wide discrepancy between our announced policies and our conduct of international relations. For instance, we began the war with the principles of the Atlantic Charter and democracy as our goal. ...We finished the war in the Far East  furnishing lend-leased supplies and using all our reputation to undermine democracy and bolster imperialism.  (17) 17. The Ambassador to China (Hurley) to President Truman, Annex no.50, in Department of State, United States Relations with China (Washington: Government Printing Office, 1949), pp. 581-84; Vũ Ngự Chiêu, “Won or Lost?,” 1977, tr. 54.
 

2. Liên hệ với Trung Hoa:

Suốt trong những năm đầu của Thế chiến thứ hai, chính phủ Roosevelt đặc biệt trọng đãi Trung Hoa, nâng "vật hoá thạch còn sống" của Á Châu lên hàng "ngũ cường" trên thế giới. Mỹ cũng dồn nhiều nỗ lực vào chiến trường Trung Hoa, hy vọng ngăn cản sự chiến thắng của Nhật tại đây. Sau khi quân Đồng Minh bắt đầu tái phản công Nhật, và hai nước Thái Lan cùng Burma (Miến Điện, tức Myanmar) được sát nhập vào Bộ Tư lệnh Đông Nam Á, một Tướng lãnh Mỹ được cử làm Tổng Tham Mưu Trưởng cho Thạch; và các đại đơn vị Trung Hoa đều có "sĩ quan liên lạc" Mỹ. Mỹ cũng hết sức duy trì trục tiếp vận cho Trùng Khánh; và, từ mùa Xuân 1943, không lực Mỹ bắt đầu tham chiến dưới hình thức "tình nguyện"—đặc biệt là Không Đoàn Cọp Bay số 14 của Tướng Chennault (chính thức thành lập ngày 10/3/1943). Trên phương diện ngoại giao, từ đầu năm 1942, Mỹ và Bri-tên đồng trao trả lại Trung Hoa quyền tài phán tại một số nhượng địa, ngoại trừ Hong Kong và Thượng Hải. Vì còn là một tổ chức lưu vong, cho tới năm 1943, phe de Gaulle mới bắt đầu có những liên hệ ngoại giao với Trùng Khánh. Giao tình Pháp tự do và Trung Hoa ngày thêm cải thiện sau khi Thạch quyết định cắt đứt bang giao với chính phủ Vichy trong mùa Hè 1943; nêu lý do Vichy đã trao trả một số nhượng địa cho chính phủ Uông Tinh Vệ, do Nhật lập nên ở Nam Kinh.

Luôn luôn nghi kỵ Trung Hoa âm mưu loại bỏ Pháp khỏi Đông Dương qua việc sử dụng lực lượng người Việt chống Pháp—nhưng cũng hiểu rõ vai trò quan trọng của Trung Hoa, đặc biệt là vùng Hoa Nam tiếp giáp biên giới Bắc Việt—từ đầu năm 1942, phe de Gaulle đã tìm cách liên lạc với Trùng Khánh. Ngày 22/1/1942, phe Gaullist viết thư cho Ngoại Kiều Phủ Trung Hoa, thông báo sẵn sàng mở lại thương thuyết về những hoà ước bất bình đẳng đã ký kết từ thời chiến tranh Nha phiến. Tuy nhiên, thời gian này, Tưởng Giới Thạch vẫn chưa tiện trở mặt với chính quyền Decoux tại Đông Dương. Mãi tới năm 1943, Thạch mới đồng ý đón nhận một phái đoàn quân sự Pháp tự do ở Trùng Khánh, tức tổ chức tình báo MMF dưới quyền chỉ huy của Pechkoff và Tutenges.

Sau tháng 10/1944, thái độ Trung Hoa với Pháp thêm cởi mở trên thế bình đẳng của hai trong ngũ cường thế giới. Phái đoàn Pechkoff được nâng lên cấp Đại sứ. Tổ chức MMF được tăng cường nhân viên, lập nên một màng lưới tình báo khá hữu hiệu tại vùng Hoa Nam, và hợp tác chặt chẽ với Tướng Đới Lập, Giám đốc tình báo Trung Hoa. Chính nhờ tin tức của các tổ gián điệp Pháp tại Đông Dương mà Không đoàn 14 Cọp Bay thực hiện được nhiều phi vụ oanh tạc hữu hiệu vùng Bắc Đông Dương.

Dẫu vậy, mối hiềm nghi Trung Hoa nuôi dã tâm chiếm Đông Dương vẫn khiến Paris không ngớt theo dõi hoạt động của các tổ chức người Việt kháng Pháp tại Hoa Nam. Từ năm 1944, hơn một lần, Toà Đại sứ Pháp ở Trùng Khánh đã phản kháng với Ngoại Kiều Phủ về việc Trung Hoa bảo trợ việc thành lập tổ chức Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội tại Vân Nam và Quảng Tây. Những công điện phản kháng này, dĩ nhiên, chẳng mang lại kết quả thực tiễn nào. Các lãnh chúa Hoa Nam cần những đơn vị "tiền tiêu" để dẫn đường cho "Hoa quân Nhập Việt," được dự trù vào cuối năm 1945 hoặc đầu năm 1946.

78. Vũ Ngự Chiêu, "Social and Political Change" (1984), pp 534-536.
71. History of US Forces in the China Theater, p. 30, Ms in CMH; Spector 1983:30.
72. Spector 1983:36; Christopher Thorne, Allies of A Kind: The United States, Britain and the War Against Japan, 1942-1945 (London: Hamish Hamilton, 1978), tr. 301.
73. FRUS, vol I: The Conference of Berlin, 1945 (Washington, DC: 1960), tr. 918; Spector 1983:48.
74. Công điện ngày 31/1/1945, Hurley gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; FRUS 1945, VI:294.
75. Công điện ngày 6/2/1945, Hurley gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; và Công điện ngày 16/2/1945, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao gửi Hurley; FRUS 1945, VI:296-7.
76. Một trong những nguồn tình báo của Chennault trong thời gian này là nhóm "GBT" của Laurence Gordon, công dân Canada làm việc cho hãng Cal-Texaco Oil Company, Harry Bernard, một thương gia thuốc lá người Bri-tên, và Frank Tan, một thương gia người Mỹ gốc Hoa. Thoạt tiên nhóm này hoạt động dưới sự điều khiển của Đề Đốc Yang Hsuan Chen, Giám đốc Tình báo của Hội Đồng Hành Quân Trung Hoa, với tiền bạc và dụng cụ do Bri-tên đài thọ. Dần dần, Không đoàn 14 của Chennault ngày một yểm trợ mạnh hơn nhóm này; và vào cuối năm 1944, Không đoàn 14 trực tiếp tài trợ cho nhóm GBT.
77. FRUS 1945, VI:297; Công điện, Chennault gửi Gross, 9/3/1945, Wedemeyer File, RG 332; Spector 1983, p 30.
78. Vũ Ngự Chiêu 1984, pp 534-536.
79. Spector 1983, p 32.
80. FRUS 1945, VI:300.
81. Thực ra, từ ngày 15/3/1945, trong buổi nói chuyện với Charles Taussig, Roosevelt thêm rằng Pháp có thể giữ Đông Dương và Nouvelles Calédonies với điều kiện Pháp phải hứa sẽ trả lại độc lập. Nhiều tác giả cho rằng đây là dấu hiệu "thua cuộc" của Roosevelt. Khoảng 3 tuần lễ sau, ngày 3/4, Roosevelt đồng ý cho Bộ Ngoại Giao công bố những điều khoản về "quốc tế quản trị" của Liên Hiệp Quốc đã được biểu quyết tại Yalta.
82. US-Vietnam Relations, 1971, Book 7:66; Phiếu trình ngày 20/3/1945, Caraway gửi Wedemeyer, Wedemeyer Files, RG 332; Spector 1983, p 34
83. Báo cáo ngày 14/4/1945 của Chennault, Wedemeyer Files, RG 332; Spector 1983, tr. 34.
84. Công điện ngày 24/3/1945, Caffery gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; FRUS 1945, VI:302.
85. FRUS 1945, IV:686-687.
86. Thư ngày 29/3/1945 của Helliwell; Spector 1983, p 38
87. Intelligence Activities and Aid to Resistance Groups in French Indochina, PSYWAR 091 Indochina, RG 319; Spector 1983, tr. 40
88. Xem nguyên bản Thỏa Ước này trong FIC, Book 2, Wedemeyer Files; Công điện, Helliwell gửi Gross, ngày 23/6/45, pp 35, 40, CHP K5053, China Theater Records; R. Harris Smith, OSS: The Secret History of America's First Central Intelligence Agency (Berkeley: Univ of California Press, 1973), pp 328-329.
89. Trả lời phỏng vấn của Spector ngày 2/21972; Spector 1983, p 32.
90. Công điện, Wedemeyer gửi Marshall, 28/5/45; FIC Book 1, China Theater Records; Spector 1983, tr. 49.
91. Department of State, FRUS, vol I: Conference of Berlin, 1945, 920.
92. US-Vietnam Relations, 1971, Book 8, V. B.2:1-2; Blum 1972, tr. 14-5; Spector 1983, tr. 44.
93. Nguyên văn, "the mounting groundswell of nationalism ... engulfing all Southeast Asia." (điều trần của Abbot L. Moffat) trong US Congress, Senate, Hearings Before the Committee on Foreign relations: Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War, 92nd Congress, 2nd Session, 1972,(1973) p 163. Sẽ dẫn: Causes 1972. [92]
94. Xem thêm chi tiết trong George C. Herring, "The Truman Administration and the Restoration of French Sovereignty in Indochina;" Diplomatic History, I:1, (Spring 1977), tpp 100-101,116.
95. Causes 1972, tr. 176-7.
96. FRUS, 1945, I:790ff.
97. Nguyên văn: "It was made quite clear to Mr Bidault that the record is entirely innocent of any official statement of this government questioning, even by implication, French sovereignty over Indochina;" Công điện ngày 9/5/1945, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao Grew gửi Caffery; FRUS 1945, VI:307 [312?]; United States-Vietnam Relations, 1945-1967 (1971), Book 8:27.
98. FRUS 1945, VI:557-68.
99. Công điện ngày 2/6/1945, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao gửi Hurley; FRUS 1945, VI:312; Công điện ngày 7/6/45, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao gửi Hurley; US-Vietnam Relations (1971), Vol 8:30-2. Thực ra, lập trường này đã được Grew đề nghị lên Truman ngày 16/5, và công bố ngày 18/5/1945; Ibid., Vol 8:27-9.
100. Công điện, Marshall gửi Wedemeyer, 4/6/1945, FIC, Book 2; Spector 1983, tr. 49.
101. Lực lượng quan trọng nhất là cánh quân Alessandri rời lãnh thổ Lào vào Trung Hoa ngày 2/5/1945. Hơn 5,000 lính Pháp và bản xứ được tập trung ở Mông Tự (Mentze) và số còn lại ở Mã Quan (Makwan).
102. F 986/11/61 và F 1829/11/61, F.Ọ 371; cf PREM 3, 178/3; Christopher Thorne, "Indochina and Anglo-American Relations, 1942-1945;" Pacific Historical Review, 1977:89.
103. FRUS, 1945, VII:500.
104. CAOM (Aix), Affaires économiques [AE], Carton 316.
105. Trung đoàn 5 cũ trước trú đóng ở Morroco, rồi bị giải tán. Phần CLI được thành lập từ năm 1943 tại Djidjelli, Bắc Phi. Trung tá P. Huard là cựu Tham Mưu trưởng của Tướng Blaizot; Tham Mưu trưởng là Đại úy Lacroix. Thiếu tá Ạ Daveau làm Chỉ huy trưởng Chiến đoàn (Groupement) 1, và Thiếu tá J. Lafond chỉ huy Chiến đoàn 2 (mới chỉ có 1 "détachement [4];" SHAT (Vincennes), 10H xxx [84].
106. CAOM (Aix), INF, Carton 124, d. 1116.
107. Bản Tuyên Cáo này được Ủy Ban Đông Dương phê chuẩn ngày 23/3; và tiết lộ cho báo chí ngày hôm sau, 24/3. Bộ trưởng Thuộc Địa Giacobbi đọc trên đài phát thanh ngày 25/3 và 26/3. Nguyên văn Pháp ngữ của "Tuyên cáo ngày 24/3/1945" có thể tìm thấy trong JOFI, 57:1 (15/11/1945), tr. 2-3.
108. CAOM (Aix), CP, Carton 192.
109. Sainteny 1953, pp 64-66; Patti 1980, p 104.
110. Xem chi tiết trong SHAT (Vincennes), Indochine, 10 H 75-80.
111. CAOM (Aix), AP, Cartons 3441 và 3444.
112. Vũ Ngự Chiêu, "Social and Political Change" (1984), chapts VII & VIII.

 

 

Đáng sợ hơn cả là phong trào đòi độc lập và tinh thần bài Pháp dâng lên như lửa bốc. Ngay đến những sản phẩm thượng hạng của chế độ Bảo hộ—như anh em Ngô Đình Diệm hay Luật sư Trần Văn Chương, Tổng đốc Phan Kế Toại—đều nghiêng ngả, hướng theo ngọn gió Đại Đông Á. Bởi thế, de Laurentie và Saller vội vã khai sinh  Tuyên cáo về tương lai Đông Dương, với hy vọng phản công thế cờ "độc lập, tự do" của Nhật bằng những lời hứa hẹn mơ hồ rằng sẽ cho dân chúng năm xứ Đông Dương hưởng nhiều tự trị hơn. Đồng thời, guồng máy chiến tranh chính trị Pháp bắt đầu hoạt động mạnh, hy vọng lôi kéo được sự ủng hộ của dân bản xứ.

Cũng vào thời gian này, sinh hoạt tình báo ở Hoa Nam bùng lên một sinh khí mới. Bộ Tư lệnh Đệ tứ quân khu của Trương Phát Khuê thành lập tổ chức Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (tức Việt Cách) qui tụ một số Việt kiều như Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ, Lương Văn Ý và một số nhân vật khác. Hồ Chí Minh, Lê Tùng Sơn, Hoàng Văn Hoan của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (tức Việt Minh) cũng hợp tác. Hồ Chí Minh còn nhận làm việc cho Sở Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS) dưới bí danh Lucius, và được toán Con Nai (Deer Team) của OSS vào tận vùng rừng núi  Tuyên Quang/Thái Nguyên giúp huấn luyện, và trang bị cán bộ Việt Minh với loại vũ khí hiện đại nhất để lo tiếp cứu các phi công Đồng Minh bị bắn hạ.

Phần Pháp, các nhân viên ngoại giao dưới quyền Zinovic Pechkoff, mới được thăng lên cấp Đại sứ ở Trùng Khánh từ tháng 10/1944, và cán bộ M-5 thì chỉ được lệnh thăm dò ý kiến các phe nhóm Việt về bản Tuyên cáo 24/3/1945 mà không được phép hứa hẹn điều gì. Bởi thế, khi Hồ đề nghị gặp mặt để thảo luận về một giải pháp chính trị—tức một nước Việt Nam thống nhất trong Liên Bang Đông Dương—đại diện Pháp không hồi âm.

Chính trong bối cảnh chính trị đó, lá bài Cựu Hoàng Duy Tân—"ông vua làm loạn" được dân Việt kính yêu vượt bội cha con người kế vị—bỗng sáng giá hơn. Ngày 25/3/1945, Alain de Boissieu, mới được thăng cấp Thiếu tá, nhận lệnh rời Sư đoàn 2 Thiết Giáp về Bộ Chiến tranh với trách nhiệm tiếp đón Vĩnh San. (113) Hơn một tháng sau, Bộ Chiến tranh chấp thuận cho Vĩnh San qua Pháp tham chiến.

113. De Gaulle et l'Indochine 1982, p 176.

 

Cuối tháng 4/1945: Frank Tan tới Pac Bó, đại diện AGAS. Tháng 5/1945, Frank Tan cùng Mac Shin theo Hồ về Kim Lộng. Cùng đi có 44 người hộ vệ, và 25 phu thồ súng tiểu liên Sten, Thompson, carbines, đạn dược, dụng cụ truyền tin. (Marr, 1995:284)
 Thứ Ba, 1/5/1945: Từ Oat-shinh-tân về, Laurence Gordon muốn rút Frank Tan về Côn Minh, nhưng phải sau ngày Nhật đầu hàng mới rút được.

Frank Tan, một người Mỹ gốc Hoa lo việc truyền tin của toán GBT/AGAS tại Bộ chỉ huy của Hồ từ tháng 4 tới tháng 6/1945, đầy thiện cảm với Hồ. Theo lời Frank, sau khi được biết Frank mới bị một cô gái Mỹ bỏ rơi, Hồ khuyến khích Frank “theo đuổi một cô nữ du kích [Việt] nào đó.” Hồ cũng tiết lộ với Frank rằng “trước kia Hồ rất yêu thương một cô gái nhưng sau khi đăng ký đi tàu đành phải quên cô ta.” (Fenn, Ho Chi Minh, p 83)

Trong khi đó, Trung úy Dan Phelan nhảy dù xuống Kim Lộng vào cuối tháng 5/1945. VM làm một phi trường nhỏ để phi cơ thám thính có thể hạ cánh. (Fenn, 1973:80-2, Robert Shaplen, Lost Revoluton, 1966:18-29.

Khi Frank đã rời chiến khu, Hồ còn gửi tặng mấy cái vòng đeo tay bằng bạc để biếu các nhân viên tham mưu GBT tại Trung Hoa. (Fenn, Ho Chi Minh, p 83) Sau ngày đã nắm chính quyền vào tháng 8/1945, Hồ tiếp tục mua chuộc những người bạn Mỹ của rừng xanh. Thiếu tá Thomas và toán Con Nai được ăn uống sang trọng và chăm sóc kỹ lưỡng khi ở Thái Nguyên, giữa lúc những cuồng sóng bạo lực cách mạng loáng rộng khắp đất nước. Khi tới Hà Nội, họ cũng vẫn được tiếp đãi như thượng khách cho tới lúc lên đường hồi hương ngày 16/9/1945. (9) Fenn, Ho Chi Minh,p. 83; Gareth Porter, Ed.  Vietnam:  The Definitive Documentation of  Human Decisions,  2 vols.  (Stanfordville, N.Y.:  Coleman, 1979),  vol I, tr. 76-7. [Sẽ dẫn: Documentation]; Nhật Ký của Thomas trong US Senate, Hearings, 1972.
Tháng 5/1945, Frank Tan cùng Mac Shin theo Hồ về Kim Lộng. Cùng đi có 44 người hộ vệ, và 25 phu thồ súng tiểu liên Sten, Thompson, carbines, đạn dược, dụng cụ truyền tin. (Marr, 1995:284) Từ Oat-shinh-tân về, Laurence Gordon muốn rút Frank Tan về Côn Minh, nhưng phải sau ngày Nhật đầu hàng mới rút được. Trong khi đó, Trung úy Dan Phelan nhảy dù xuống Kim Lộng vào cuối tháng 5/1945. VM làm một phi trường nhỏ để phi cơ thám thính có thể hạ cánh. (Fenn, 1973:80-2, Robert Shaplen, Lost Revoluton, 1966:18-29.
6/5/1945: Quảng Tây: Theo Thiếu tá Allison Thomas, trưởng Toán Con Nai (hay Hươu, Deer Team), Tướng Tiêu Văn tuyên bố:
Mặt Trận Việt Minh còn tồi tệ hơn thổ phỉ. Nếu VM không rời khỏi Bảo Lạc, Tiêu Văn đã sai thổ phỉ đến dẹp. Nếu thổ phỉ không làm nổi, sẽ sai quân chính qui tới, đánh VM trước, Nhật sau. Hồ Chí Minh đã trở lại [Quảng Tây] trên phi cơ Mỹ [với Patti]. Tình báo Mỹ cho Hồ máy truyền tin và tiền bạc để làm tình báo. Mặt khác, Hồ giữ bí mật không cho Trung Hoa biết. Tiêu Văn tiếp: "Tôi sẽ lập tức cho đánh VM. Bất cứ tên VM nào trên lãnh thổ TH sẽ bị giết. VM không được lai vãng tới đất Trung Hoa." (Hearings, 1973:270).
13/5/1945: Đại tá Richard Heppner quyết định tiếp xúc đạo quân của Tướng Gabriel Sabattier tại Trùng Khánh để tuyển mộ một số quân nhân Pháp vào hoạt động. Patti được lệnh làm việc với HCM. (Patti, 1980:96-101; Marr, 1995:285) Tổng Lãnh sự Langdon không hài lòng; Gardner, Approaching Vietnam, 60; Marr, 1995:285.
7/1945: Đại úy Lucien Conein tấn công Lạng Sơn, bắt được 2 tù binh và 1 số tài liệu. Patti, 1980:285-86.
16/7/1945: Thiếu tá Thomas nhảy dù xuống Kim Lộng. (Marr, 1995:286)
Monfort và Trung sĩ Phác theo một toán Pháp kiều từ Tam Đảo qua TH. Toán Deer Team thả thêm người xuống. Y tá cứu Hồ. (Marr, 1995:287-88 [nhật ký của Thomas])
Hearings, 250-65 [Report on Deer Mission—Major A[llison] K. Thomas (17/9/1945)], 267 [266-71] [Appendix: Viet Minh League];
Withdrawal of Gallagher and Patti [Hearings,p. 183]
Peter Dewey [Hearings, pp. 183-84]
 

2. "Tuyên Ngôn Chính Trị" Của Vĩnh San:

Vĩnh San bay qua Madagascar ngày 7/5/1945, nhưng đường sang mẫu quốc vẫn nhiều trắc trở. Tân Tư Lệnh Madagascar, Tướng Henry Casseville, nguyên Giám Đốc Nha Quân Vụ Bộ Thuộc Địa, chẳng có thiện cảm với Hoàng tử. Nêu lý do chiến tranh mới chấm dứt ở Âu Châu (8/5), Casseville giữ Vĩnh San tại Trung tâm Huấn luyện bộ binh và công binh ở Tananarive, và xin lệnh mới của Bộ Chiến Tranh. (114)

114. Báo cáo số 591/CAB (11/6/1945), Casseville gửi Colonies; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.

 

Nhờ thời gian ở Tananarive, Vĩnh San làm quen được Etienne Boulé. Boulé từng phục vụ ở Đông Dương, và lúc đó đang cùng Henri de Montpezat cùng Pierre Phạm Đăng Cao phụ trách chương trình phát thanh về Đông Dương. Boulé giúp Vĩnh San viết một bài nói chuyện với tư cách một "nhà thông thái lão thành" ẩn danh, nhắn nhủ quốc dân Việt rằng "độc lập" không thể là thứ quà tặng của ngoại nhân. (115) Hai người còn soạn thảo "Ý kiến về tương lai Đông Dương," sau này được biết như "Tuyên Ngôn Chính Trị" của Hoàng tử Vĩnh San.

115. Bài phát thanh này được giới thiệu với những lời công kích nặng nề "kẻ phản bội" Bảo Đại, lúc ấy mới tuyên bố độc lập và hủy bỏ hoà ước 6/6/1884; Ibid.

 

Bản "Ý kiến" này có điểm khác biệt khá lớn so với Tuyên Ngôn 24/3/1945 của Laurentie và Saller. Mặc dù đồng ý về một "Liên Bang Đông Dương," do một Cao ủy (Haut Commissaire) Pháp cầm đầu với sự cố vấn của một Hội đồng Dân biểu được phác họa trong Tuyên ngôn trên, Vĩnh San và Boulé muốn Đông Dương chỉ có ba xứ (Việt, Miên, Lào) mà không phải năm xứ (Lào, Miên, Nam Kỳ, An-Nam, Bắc Kỳ). Điều này có nghĩa Vĩnh San đòi hỏi thống nhất ba miền Bắc, Trung, Nam; và chính phủ Trung ương sẽ được quyền tự trị, chỉ nhượng đặc quyền ngoại giao và quốc phòng cho chính phủ Liên bang.

 

3. Vĩnh San ở Pháp:

Giữa lúc Vĩnh San chờ đợi ở Tananarive, các thân hữu tiếp tục vận động đưa Hoàng tử  qua Pháp. Tướng Lelong, đang phụ trách chương trình triển lãm ở Paris, đích thân xin Chuẩn úy Vĩnh San tăng phái cho ban Tham mưu của mình. Thống Đốc Capagorry vận động Trung tá Vernoux của Bộ Quốc phòng, trên đường từ Réunion trở về Pháp, ghé qua Tananarive để gặp Vĩnh San. Về tới Paris, ngày 12/5/1945, Vernoux viết một báo cáo rất tốt về Cựu hoàng. Theo Vernoux, Vĩnh San chứng tỏ rất chân thành trong ước muốn được phục vụ thiết thực cho nước Pháp, đồng thời cũng muốn được tước hiệu cựu chiến binh khi chiến tranh chấm dứt. Ngày 22/5, Bộ Chiến Tranh gửi cho Nha Quân Vụ Bộ Thuộc Địa một bản sao báo cáo trên. Nhưng dù nhận được báo cáo của Vernoux từ ngày 24/5, Nha Quân Vụ Bộ Thuộc Địa vẫn chưa có một ý kiến nào dứt khoát.

Đúng lúc này, Ủy Ban Đông Dương (Comité d'Indo-chine), trực thuộc văn phòng Thủ tướng de Gaulle, nhúng tay vào trường hợp Vĩnh San. Vì thế, ngày 4/6/1945, Bộ Trưởng Thuộc Địa Giacobbi gửi một điện tín cho Thống đốc Madagascar, yêu cầu đưa Vĩnh San qua Paris. Hai ngày sau, Giacobbi thúc dục Thống đốc Madagascar phải dành cho chuyến đi của Vĩnh San ưu tiên tối hạng. (116)

116. Công điện số 803/CAB/DAM 811 (4/6/1945) và 821/CAB/ DAM 811 (6/6/1945); Ibid.

 

Mười ngày sau nữa, Vĩnh San rời Madagascar, và có mặt ở Paris ngày 18/6/1945. (117)

117. Thư Vĩnh San gửi Boulé ngày 21/6/1945; Ibid.

 

Theo Vĩnh San, Tướng Ingold, Giám Đốc Nha Quân Lực Thuộc địa (Bộ Chiến Tranh), đón tiếp ông khá nồng hậu. Dù không có nhiệm vụ đặc biệt nào, nhưng với tư cách phụ tá cho Tướng Lelong, Vĩnh San được tạm trú ở khách sạn Littré. Grimald, Trưởng phòng Đông Dương (trực thuộc Nha Chính trị) của Bộ Thuộc địa, cũng dàn xếp cho Vĩnh San vào gặp Laurentie trong ngày 25/6. Laurentie tỏ ra rất lịch thiệp, nhưng Vĩnh San có linh cảm rằng viên "quan trẻ bán đứng vương quốc" này "có những vẻ rất lạ lùng" đối với mình. (118) Cử chỉ lạ lùng này, có lẽ Vĩnh San chẳng bao giờ hiểu được, là do Laurentie không tán đồng việc cho phép Vĩnh San rời Réunion. Hơn nữa, quan điểm về một Liên Bang Đông Dương chỉ có "ba xứ" Việt, Miên, Lào của Vĩnh San hoàn toàn khác biệt với chủ trương "năm xứ Đông Dương" mà Laurentie và đa số viên chức thuộc địa Pháp coi như khuôn vàng thước ngọc, biểu lộ tinh thần cấp tiến tột độ của người Pháp đương thời.

118. Ibid. Thư này lọt vào tay Laurentie ngày 21/9/1945, và có lẽ không đến tay Boulé.

 

Nhân cơ hội ở Paris, Vĩnh San thăm viếng các kiều bào, đặc biệt là 264 lính thợ Việt đang bị giam ở Kellerman. (119) Ngày 8/7, Vĩnh San cũng tham dự một buổi nói chuyện về vấn đề Đông Dương. Mặc dù cổ súy việc hợp tác Pháp-Việt, ông đả kích những lỗi lầm của tư bản và kêu gọi người Việt hãy thể hiện lòng yêu nước và tinh thần quốc gia của mình một cách sáng suốt. (120) Hành vi của Vĩnh San khiến Laurentie khó chịu. Từ ngày 6/7/1945, Laurentie đã yêu cầu Đại tá Vezinet, tân Giám Đốc Nha Quân Lực thuộc địa (Bộ Chiến Tranh), đưa Vĩnh San qua Germany càng sớm càng tốt. Hai tuần lễ sau, ngày 20/7, Vezinet bổ nhiệm Vĩnh San tới Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh của Tướng Jean Valluy, lúc đó đang đóng ở Rottwei am Neckar (Germany), chuẩn bị qua Viễn Đông tham chiến. (121)

119. Linh mục Cao Văn Luận, trong cuốn Bên Dòng Lịch Sử, thuật lại rằng Vĩnh San đã đột ngột đến thăm ông vào cuối năm 1944 với cấp bậc Đại Tá. Điều này khó thể xảy ra vì mãi tới ngày 18/6/1945, Vĩnh San mới đặt chân tới nước Pháp lần đầu tiên trong đời. Mùa Đông 1982-1983, chúng tôi viết thư cho LM Luận (lúc ấy đang ở Bỉ) để hỏi về chi tiết này thì ông khẳng định rằng trí nhớ của ông rất minh mẫn. Chúng tôi nghĩ rằng LM Luận đã sai lầm, vì Vĩnh San không bao giờ được cấp Đại tá, và không thể có mặt ở Paris vào cuối năm 1944. Trong hồ sơ ở Aix-en Provence, còn một tấm hình Thiếu tá Vĩnh San, với 4 vạch trên cầu vai. Hình này do Trung tá Regondeau, trưởng phòng sưu tầm SEITC của Bộ Chiến tranh chụp, gửi tặng d'Argenlieu. Regondeau còn là tác giả bài viết “Vinh San: Prince d’Annam mort pour la France,” trên báo Climats sau tai nạn phi cơ, dưới bí danh Claude Artois. Theo Regondeau, Hoàng tử Vĩnh San người nhỏ bé, chỉ khoảng 40 ki-lô.
120. "Note de Vallat sur le Prince Vinh San," Annexe 10; Thierry d'Argenlieu, Chronique d'Indochine, 1945-1947 (Paris: Albin Michel, 1985), tr. 436. Sẽ dẫn: D’Argenlieu, Chronique, 1985.
121. Xem thêm thư Vĩnh San gửi Boulé ngày 10/9/1945; Thébault, "Le destin tragique" (1970), p 19.
 

IV. KẾ HOẠCH BÍ MẬT CỦA DE GAULLE:

Giữa lúc Vĩnh San tham dự những cuộc hành quân thao dượt của Sư đoàn 9 Bộ Binh thuộc địa tại Germany, phấn khởi với những kinh nghiệm mới lạ về kỹ thuật chiến tranh hiện đại, phân vân ưu tư vì biết sẽ không được theo đơn vị qua Việt Nam, Nha Chính Trị Bộ Thuộc Địa khá bận rộn về trường hợp Vĩnh San.

 

A. Bộ Thuộc Địa và Vĩnh San:

Hôm được Laurentie tiếp kiến, Vĩnh San trao tặng viên Giám Đốc Nha Chính trị Bộ Thuộc địa một bản "Ý Kiến Chính Trị" do Boulé và Cựu hoàng hợp soạn ở Tananarive. Năm ngày sau, một tập "Ý kiến" khác, có kèm lời nhận xét của Boulé, được chuyển đến phòng Đông Dương của Grimald theo hệ thống bưu điện. Laurentie rất bất mãn vì đòi hỏi "ba xứ Đông Dương" của Vĩnh San, bút phê vào phiếu trình là "Boulé trật đường rầy" [Boulé déraille!]. Bộ Trưởng Thuộc Địa Giacobbi cũng không hài lòng, cho lệnh Thống đốc Madagascar bắt Boulé phải ngưng mọi kế hoạch liên quan đến việc khai thác Vĩnh San. (122) Để tránh va chạm tự ái Boulé, ngày 11/7, Giám đốc sở Đông Dương Bộ Thuộc Địa là Grimald được lệnh viết thư riêng cho Boulé, nhắc nhở trưởng đoàn Thông Tin Đông Dương nên ngừng trao đổi ý kiến với Vĩnh San về một vấn đề cực kỳ tế nhị như vấn đề Đông Dương. (123)

122. Công điện số 1012-AP, Giacobbi gửi Gougal Madagascar; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.
123. Thư số 9369, ngày 11/7/1945, Grimald gửi Boulé; Ibid.

Tư lệnh Madagascar, Tướng Casseville, cũng gửi lên Bộ Thuộc Địa một báo cáo về Vĩnh San. Trong báo cáo đề ngày 11/7/1945 này, Casseville không dấu sự hoài nghi về hậu ý việc tình nguyện đầu quân của Vĩnh San. Theo Casseville, mặc dù đã bị lưu đày ở Réunion khá lâu, Cựu hoàng vẫn còn "trăm phần trăm là người Á Châu." Bởi vậy, tất cả mọi việc Vĩnh San đang làm chỉ nhằm mục đích "chấm dứt cảnh lưu đày đau sót." Nhưng gần ba chục năm đã trôi qua, chỉ còn rất ít những người miền Trung mà Casseville tiếp xúc còn nghe biết đến Vĩnh San; và ngay với những người này, việc Vĩnh San đeo cấp bậc Chuẩn úy trừ bị Thuộc địa khiến lòng trọng vọng của họ suy giảm khá nhiều. Casseville kết luận:

Hoàng tử Vĩnh San chắc hy vọng rằng trong tương lai có thể thủ diễn một vai trò nào đó tại quê hương mình. Ông ta có thể tạo nên một vài khích động, nhưng những điều này tôi nghĩ chẳng có lợi gì cho ta. Vai trò của ông ta đã chấm dứt từ ngày bị đầy. Tại Viễn Đông, người ta khó trèo lại lên yên sau khi đã ngã xuống. Giống như Phổ Nghi, Hoàng đế bù nhìn ở Mãn Châu quốc, chẳng có chút hy vọng nào để cai trị dân Trung Hoa vì người ta đã quên ông ta, Vĩnh San cũng không thể thành công nếu được đặt để trên đầu người An Nam. (124)

124. Báo cáo số 591, 11/7/l945, Casseville gửi Colonies; Ibid.

 

Laurentie đồng ý với nhận định của Casseville, bút phê vào bên lề phiếu chuyển giao: "Ông Tướng Casseville này có vẻ sáng suốt hơn người tiền nhiệm [Tướng Lelong] nhiều." Rồi chuyển báo cáo trên cho Ủy Ban Đông Dương tại Phủ Thủ Tướng, do Francois de Langlade làm Tổng thư ký. Langlade—một cựu nhân viên đồn điền cao su ở Malaysia, ngả theo phe de Gaulle từ buổi đầu, và từng đột nhập Đông Dương ba lần suốt thời gian Nhật chiếm đóng—không đồng ý với Casseville. Theo Langlade, Casseville đã đánh giá quá thấp uy tín của Vĩnh San từ ngày bị truất phế. Thực ra, Vĩnh San còn chính danh gấp bội người em họ đang ngồi trên ngai vàng là Nguyễn Phước Điện [Bảo Đại]. (125)

125. Thư số 4845/202, ngày 7/8/1945, Langlade gửi Bộ Trưởng Thuộc Địa; Ibid.

 

B. Cách Mạng Tháng 8/1945:

Trong khi các viên chức thuộc địa Pháp đang thẩm giá lá bài chính trị Vĩnh San ở Paris, một chuỗi biến cố quan trọng khác lại xảy ra ở Đông Dương.

Biến cố quan trọng nhất là việc Nhật Bản đột ngột xin đầu hàng, và được chấp thuận ngày 14/8/1945 (tức 15/8/1945 tại Viễn Đông). Biến cố này tạo ra một khó khăn mới: Đó là Đông Dương bị chia làm hai vùng chiếm đóng. Nam vĩ tuyến 16, quân Bri-tên của Mountbatten sẽ chịu trách nhiệm giải giới quân Nhật; và phía Bắc vĩ tuyến này sẽ do quân Trung Hoa chiếm đóng.

Một hậu quả bất ngờ khác, vượt ngoài sự tiên liệu của Paris, là tình trạng hỗn quân, hỗn quan từ trung tuần tháng 8/1945 tại Đông Dương—tức giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng mùa Thu 1945. Ngày 16/8/1945, Bộ Tư Lệnh Lộ Quân Miền Nam của Nhật chính thức công bố lệnh đầu hàng vô điều kiện ở Đông Nam Á. Nguyễn Phước Điện cũng nhân cơ hội này gửi thư cho quốc trưởng Ngũ cường, khẳng định nền độc lập của Việt Nam. Rồi, ngày 19/8, Việt Minh cướp được chính quyền tại Hà Nội. Chế độ Trần Trọng Kim rã nát trong vòng một tuần lễ. Ngày 23/8, Nguyễn Phước Điện tuyên bố sẽ thoái vị, nhường quyền cho Việt Minh. Hai ngày sau, chiếu thoái vị của Nguyễn Phước Điện yết tại Phú văn lâu. Cùng ngày, ở Sài Gòn, Khâm sai Nam Kỳ Nguyễn Văn Sâm từ chức; và Trần Văn Giàu tự xưng làm Chủ tịch Ủy ban Cách Mạng Lâm thời (Lâm ủy) Nam Kỳ. Ngàÿ 30/8, lễ bàn giao ấn kiếm cử hành ở Huế. Nguyễn Phước Điện trở thành công dân số một Vĩnh Thụy, rồi ra Hà Nội làm Cố vấn tối cao cho Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Ngày Chủ Nhật 2/9/1945, trong khi Tướng Douglas MacArthur chủ tọa lễ đầu hàng của Nhật trên boong soái hạm Missouri ngoài khơi Tokyo, Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập tại Bãi Cột Cờ [Ba Đình] Hà Nội.

Trong dân gian, và dưới sự khích động của cán bộ Việt Minh, tinh thần bài Pháp còn lên cao hơn cả thời chính phủ Trần Trọng Kim (4-8/1945) trước đó. Người ta không chỉ đập phá những pho tượng Đầm Xoè hay cựu chiến binh ở các công viên thành phố hầu tẩy xóa dấu vết quốc sỉ, mà còn săn giết Pháp kiều cùng "Việt Gian." Ngay đến những người lai Pháp và viên chức thời Pháp cùng con cháu cũng bị truy diệt, thủ tiêu hay cầm tù. Vì hầu hết những cơ quan tình báo của Pháp đã bị Nhật loại bỏ, Paris thật hoang mang, mù mờ về hiện tình Đông Dương.

Đối diện một việc đã rồi, Comindo đưa ra một số biện pháp cấp bách nhằm kịp thời phản ứng với những biến chuyển thời cuộc. Một mặt, de Gaulle bổ nhiệm ngay một tân Cao Ủy (Thượng sứ) cho Đông Dương, tức Đô Đốc Georges Thierry d'Argenlieu, và chỉ định Tướng Philippe Leclerc làm Tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Viễn Đông. Leclerc lên đường qua Ceylon (Sri Lanka) ngay. Mặt khác, nhân chuyến viếng thăm Washington từ 23 tới 25/8/1945, đã được dự trù từ mùa Hè, De Gaulle tích cực thuyết phục Truman cho đưa hai sư đoàn Pháp qua Viễn Đông càng sớm càng tốt.

Chuyến đi của De Gaulle tương đối thành công. Theo de Gaulle, Truman đã khẳng định với De Gaulle là "không chống lại việc Pháp đưa quân trở lại hay tái lập chính quyền tại Đông Dương." (126) Bởi thế, ngày 24/8/1945, De Gaulle có thể tuyên bố tại Mỹ là sẽ thiết lập một chế độ mới ở Đông Dương. Chính phủ Đông Dương, theo De Gaulle, sẽ gồm cả người bản xứ và Pháp, do một đại diện của chính phủ Pháp cầm đầu. Đông Dương cũng sẽ có một nghị viện và một nền kinh tế tự do. De Gaulle còn thêm rằng quân Pháp sẽ tới Đông Dương giải giới quân Nhật. (127)

126. Charles de Gaulle, The War Memoirs: Salvation, 1944-1946 (New York: Simon and Schuster, 1960), p 242; và, Mémoires de Guerre, vol III: Le Salut, 1944-1946 (Paris: Plon, 1959), pp 550-553.

127. COM (Aix), INF, Carton 368, d. 2925.
 

Bốn ngày sau, Đại sứ Pháp Bonnet yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ cho Bri-tên tước khí giới Nhật trên toàn Đông Dương; hoặc, các Tướng lãnh Nhật ở phía Bắc làm lễ đầu hàng trong lãnh thổ Trung Hoa, trong khi ở miền Nam Pháp nhận lễ đầu hàng của Nhật dưới danh nghĩa Bri-tên. Ngày 30/8, Ngoại trưởng Byrnes trả lời rằng không thể đi ngược lại Tuyên bố Potsdam; nhưng Pháp có thể dàn xếp riêng với Bri-tên và Trung Hoa; cũng như Tướng McArthur. (128) Trong công điện cho Đại sứ Hurley ngày hôm sau, Byrnes khẳng định Mỹ sẽ ủng hộ đề nghị của Pháp nếu Pháp có thể thuyết phục Bri-tên và Trung Hoa. Dẫu vậy, mọi chuyện đã quá trễ.

128. FRUS, 1945, VII:513.

 

Việc Mỹ công nhận chủ quyền thuộc địa của Pháp tại Đông Dương, tưởng cần ghi nhận, không đồng nghĩa với việc trợ giúp Pháp tái chiếm thuộc địa này. Thực ra chính sách của Truman có thể coi như "hands-off", tức không can thiệp. Mặc dù chấp nhận trên nguyên tắc việc quân Pháp tham chiến tại Viễn Đông, Truman cũng nhấn mạnh rằng sự tham chiến này tùy thuộc vào quyết định của Tư lệnh Thái Bình Dương là Tướng MacArthur. (129)

129. Xem thêm chi tiết trong biên bản buổi gặp mặt giữa Joseph C. Grew và Truman ngày 18/5/1945; trong FRUS, 1945, IV:689; và bản tin báo chí ngày 18/5/1945 của Truman sau khi hội kiện với Georges Bidault trong Department of State, Bulletin, May 20, 1945, p 927.
 

Nhưng MacArthur—trái ngược với những điều cơ quan tuyên truyền Pháp sau này tung tin—không có một hành động nào khuyến khích Pháp gửi quân qua Viễn Đông, tảng lờ đề nghị đưa hai sư đoàn Pháp qua đánh Nhật. Tại Trung Hoa, Đại sứ Hurley và Tướng Wedemeyer, trong nỗi tưởng nhớ Roosevelt và những nguyên tắc cao thượng của bản Hiến Chương Đại Tây Dương, cũng chẳng nhiệt tình giúp Pháp.

De Gaulle cũng không được mời tham dự Hội Nghị  “Tam Cường” Potsdam (Germany) vào hạ tuần tháng 7/1945, và chẳng được thông báo về quyết định bí mật giữa Truman và Churchill là sẽ đánh bom nguyên tử Nhật (nếu Tokyo không đầu hàng vô điều kiện). Ngay đến quyết định đặt Đông Dương vào hai mặt trận khác nhau ngày 24/7—tức phía Bắc vĩ tuyến 16 là lãnh thổ hoạt động của quân đội Trung Hoa, và phía Nam vĩ tuyến này thuộc quyền Bộ Tư lệnh Đông Nam Á của Mountbatten—Paris cũng chỉ được biết một cách mơ hồ. Mặc dù Sainteny sau này tự nhận đã được Đại tá Barjot cho biết tin này ngày 26/7/1945, khiến Sainteny lùi lại chuyến trở về Trung Hoa tới ngày 27/7, Đại tướng Leclerc không biết, và mãi tới ngày 22/8, tức hai ngày tước khi Tưởng Giới Thạch và de Gaulle công bố, mới được Mountbatten thông báo. Sau khi hai trái bom "Thằng Gầy" và "Thằng Béo" được ném xuống đất Nhật và Stalin đột ngột xé bỏ hiệp ước bất tương xâm với Nhật, xua Hồng quân Nga tràn vào Mãn Châu như đã mật ước với Roosevelt và Churchill, các giới chức thẩm quyền Pháp mới hối hả triệu tập một loạt những phiên họp mật để đối phó với tình thế. Ngày 14/8, Ủy Ban Đông Dương và Bộ Thuộc Địa Pháp chỉ định Đô Đốc d'Argenlieu làm Cao Ủy Đông Dương, và phong Tướng Leclerc làm Tổng Tư Lệnh Quân Đội viễn chinh Pháp tại Viễn Đông. Ngày 18/8, Leclerc lên đường. Tới Ceylan (Sri Lanka) ngày 22/8, Leclerc mới được Mountbatten thông báo về quyết định Potsdam. Tuy nhiên vì đồng hội, đồng thuyền tái chiếm các thuộc địa, Mountbatten tận tình giúp đỡ Leclerc.

Tại Paris, de Gaulle cũng cho lệnh tập trung mọi khả năng hàng hải để đưa Sư Đoàn 2 Thiết giáp và Sư Đoàn 9 Thuộc địa qua Đông Dương. Đồng thời, guồng máy ngoại giao Pháp hối hả xúc tiến việc điều đình với chính phủ Churchill và Tưởng Giới Thạch để giành lại chủ quyền ở thuộc địa giàu có nhất tại Á Châu này.

Từ ngày 22/8/1945—đúng ngày Leclerc đặt chân xuống Bộ Tư lệnh SEAC tại Kandy—nhiều toán cán bộ Pháp tự do thuộc Sở Hành Động [Service d’Action] và Toán Quân Quản Thuộc Địa [Mission Coloniale] được thả vào nội địa Việt Nam. (130)

130. Những chi tiết trong đoạn này phần lớn rút từ Vũ Ngự Chiêu, "Social and Political Change" (1984), chapts XI-XIII.  Chúng tôi chỉ trưng dẫn những nguồn tài liệu khác khi cần thiết.

 

Tại miền Bắc, Jean Sainteny (Roger) tháp tùng phái đoàn OSS của Thiếu tá Archimedes L. A. Patti nhảy dù xuống Gia Lâm, rồi được dẫn vào Hà Nội. Do Sainteny yêu cầu, Việt Minh đồng ý để phái đoàn Pháp trú đóng trong Dinh Toàn Quyền, để tiện giam lỏng. (?)

Sainteny, 1953, pp. 80-81, 113 [CĐ ngày 13/9/1945; Gautier, 1978:309-13)
 

Một phái đoàn khác, do Pierre Messmer cầm đầu, nhảy xuống vùng núi Tam Đảo (Thái Nguyên), nhưng bị Việt Minh bắt giữ, đưa từ làng này qua làng nọ. Sau đó, Messmer trốn thoát. Mãi đến ngày 24/10/1945 mới được một đơn vị Quốc Quân Trung Hoa đưa về Hà Nội. (Gautier, 1978:315-17) Một toán khác nữa trên tàu Frézouls tiến vào Hải Phòng ngày 16/18/1945, bị Nhật cầm chân ở Hải Phòng, rồi đưa lên Hà Nội sống chung với Sainteny. Tại miền Nam, cũng trong đêm 22/8, Đại tá gỉa định Jean Cédile nhảy dù xuống Tây Ninh; và được Nhật đưa về Sài Gòn hai ngày sau, giữa lúc Trần Văn Giàu đang chuẩn bị cướp chính quyền. Ngày 27/8, Cédile được Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo và Phạm Ngọc Thạch của Lâm Ủy Hành Chánh Nam Kỳ tiếp kiến. Sau đó, Cédile được phong làm Quyền Phó Đại biểu Nam Đông Dương, rồi từ ngày 28/9/1945 được chính thức bổ nhiệm làm Ủy Viên Cộng Hoà Nam Đông Dương, dưới quyền điều động của Leclerc ở Kandy. (Gautier, 1978:313-14)

Những công điện đầu tiên của các viên chức Pháp từ Hà Nội và Sài Gòn chẳng có gì đáng phấn khởi. Sainteny báo cáo qua Côn Minh và Calcutta là tình hình chính trị tại Hà Nội xấu hơn dự tưởng [Situation politique à Hanoi pire que tout ce qu’aiuons pu prévoir]; Gautier, 1978:310)]. Cédile thì khuyên Leclerc tạm ngưng mọi phi vụ thả dù các toán biệt động và viên chức hành chánh như đã dự trù.

Từ Kandy nhìn về Việt Nam—nơi cơn giông bão cách mạng vô sản và bạo lực đang rúng động thị thành, thôn xã—Leclerc không khỏi lo âu. Trong cơn cảm xúc, phẫn nộ đầu tiên, Leclerc lên án Nhật đã tạo nên sự hỗn loạn này; và có thể Mỹ cùng Trung Hoa cũng có trách nhiệm. Bởi thế, theo Leclerc, cần phải giải thích tường tận cho cả MacArthur tại Manila và Wedemeyer tại Trùng Khánh về âm mưu của Nhật. Nhưng quan trọng hơn cả, Pháp phải biểu dương sức mạnh. Trong những công điện đầu tiên từ Kandy gửi về Paris, Leclerc bộc lộ rõ ràng hai quan điểm này; và không ngớt đòi hỏi đưa Sư Đoàn 9 Bộ Binh cùng Sư Đoàn 2 Thiết Giáp qua Đông Dương càng sớm càng tốt.

Trong công điện ngày 27/8 gửi về Paris, Leclerc vẽ lại một hình ảnh bi quan, với những chi tiết tình báo đầy sai lầm, do vô tình hay cố ý. Theo Leclerc, những nỗ lực tiếp xúc với các lãnh tụ bản xứ đều thất bại. Tại miền Bắc, thành phần Bolshevik đang phát động phong trào thống nhất ba kỳ, "dưới chính phủ Bảo Đại." Thành phần cực hữu cũng phát động phong trào chống Pháp, hy vọng sẽ được Mỹ bảo đảm nền độc lập. Tại Sài Gòn, "một chính phủ Cộng Hoà" đã được tuyên cáo, và những phần tử Cộng Sản đang vượt thắng. Leclerc đề nghị:

Nhất trí với những chuyên viên [Paul Mus, Jean de Raymond, Trung tá Crèvecoeur] tôi nghĩ rằng thật cần thiết tái chiếm Đông Dương để chứng minh rằng quân lực Pháp đủ hùng mạnh.

 

Ngày hôm sau, 28/8, trước khi lên đường qua Tokyo tham dự lễ đầu hàng của Nhật, Leclerc viết một báo cáo đầy đủ hơn cho Cao Ủy d'Argenlieu, lúc đó còn ở Paris. Leclerc dự trù sẽ nhân dịp gặp MacArthur ở Tokyo để đề nghị Bộ Tư lệnh Tối Cao Đồng Minh thêm vào bản Quân lệnh số 1 một Phụ bản của Pháp, gồm những điều khoản sau:

1. Sẽ có một đại biểu Pháp bên cạnh các Tư lệnh Đồng Minh, kể cả Đông Dương và Quảng Châu Loan.

2. Tù binh Pháp bị Nhật quản thúc được tái võ trang bằng khí giới Nhật, do Pháp chỉ huy.

3. Tất cả tài sản của Nhật phải giao cho các sĩ quan liên lạc do Tư lệnh quân Đồng Minh chỉ định.

4. Pháp được hưởng bồi thường chiến tranh của Nhật.

5. Tất cả các máy phát thanh phải bị tịch thu, chờ quyết định của các đại biểu Pháp, với sự chấp thuận của các Tư lệnh Đồng Minh.

 

Về tình hình Đông Dương, Leclerc tóm lược như sau:

Bắc Kỳ: Tình trạng xấu rõ ràng. Người Hoa và Nhật mưu toan khích động thiểu số chống Pháp hung hãn.

Nam Kỳ: Tình trạng cũng xấu tương tự.

 

Để đối phó tình hình, Leclerc nhấn mạnh trên việc tái chiếm bằng võ lực:

Ý chính mà ông đã đọc trong những công điện trước đây là chúng ta chỉ có một phương tiện để vãn hồi chủ quyền tại Đông Dương, đó là có tại chỗ một đạo quân lớn....

Tất cả những người rành rẽ về Đông Dương đồng ý rằng sự hiện diện của một đạo quân tinh nhuệ, trang bị đầy đủ sẽ tạo nên sự thay đổi nhanh chóng thái độ [của những kẻ thù nghịch nhất].

Giai đoạn của những cuộc bàn thảo lý thuyết và trao đổi phiếu ghi chú giữa các Bộ cùng Bộ Quốc Phòng cần chấm dứt nếu chính phủ muốn lấy lại được Đông Dương.

 

Leclerc cũng trình bày qua kế hoạch tái chiếm Đông Dương. Theo Leclerc tạm thời, với những đơn vị Sư Đoàn 9 trên các tàu BéarnVille de Strasbourg đang hướng về Đông Dương, cùng sự giúp đỡ của Bri-tên đã đủ tái chiếm miền Nam vĩ tuyến 16. Sau đó, phải cần viện binh để tái chiếm miền Bắc, vì thái độ thù nghịch của Trung Hoa.

Về phương diện chính trị, Leclerc yêu cầu tạm ngưng mọi lời tuyên bố, ngoại trừ lời hứa mơ hồ là sẽ cho nhiều tự trị hơn. Đồng thời, Pháp cần khai thác sự chia rẽ giữa các Hoàng tử và đảng phái, cũng như sự yếu kém do cuộc chiếm đóng của Trung Hoa mang lại.

Tuy nhiên, vì thiếu mọi phương tiện—từ quân số, phương tiện chuyên chở, tình báo cần thiết—và đặc biệt là mặc cảm tự tôn, coi thường sức chiến đấu cùng quyết tâm giành độc lập, thống nhất lãnh thổ của dân tộc Việt, Pháp phải đối diện muôn ngàn khó khăn. Từ mùa Thu 1945 tới cuối năm 1946, cuộc tái xâm lăng của Pháp có thể được coi như giai đoạn vừa đánh vừa đàm; với nguyên tắc "Luật pháp trong tay kẻ mạnh nhất." Một mặt, dưới sự che chở của quân Bri-tên, Pháp chiếm dần các tỉnh lỵ và thị trấn Nam bộ và Nam Trung bộ. Mặt khác, trong nỗ lực thương thuyết với Trung Hoa để giành lại "chủ quyền" phía Bắc vĩ tuyến 16, Pháp phải đồng ý thương thuyết với Hồ Chí Minh và các phe phái Việt Nam để quân Trung Hoa có thể triệt thoái trong danh dự.

Nhờ sự giúp đỡ nhiệt thành của Mountbatten và nhất là Tướng Douglas Gracey, Tư lệnh Sư đoàn 20 Gurkhas ở phía Nam Đông Dương, các đơn vị xung kích Pháp đặt chân xuống Sài Gòn ngày 13/9/1945. Gracey cũng tái võ trang cho tù binh chiến tranh Pháp ở Sài Gòn, và rồi tạo cơ hội cho Pháp tái chiếm Sài Gòn trong đêm Chủ Nhật 22 rạng 23/9. Lực lượng Việt Minh của Trần Văn Giàu, dưới quyền của Tổng Tư lệnh Lê Văn (Bảy) Viễn—một thủ lĩnh đảng cướp Bình Xuyên, từng hợp tác với Kempeitai Nhật—phải rút khỏi thủ đô miền Nam. Sau khi các đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 2 Thiết giáp (Lữ đoàn Massu) đổ bộ ở Sài Gòn và Vũng Tàu ngày 5/10, liên quân Bri-tên/Pháp, với sự tiếp sức của tù binh Nhật, mở rộng dần vùng kiểm soát tới các kho tàng gạo, cao su gần Sài Gòn và Tây Ninh, rồi đánh chiếm các tỉnh lỵ, thị xã quan trọng phía Nam vĩ tuyến 16.

Tại phía Bắc vĩ tuyến 16, tướng lãnh Trung Hoa không có tinh thần hợp tác như Gracey hay Mountbatten. Khi còn ở Côn Minh, thủ phủ Vân Nam, Tư lệnh Lư Hán từ chối tiếp kiến hoặc cung cấp phương tiện cho Đại biểu Pháp là Tướng Alessandri tới Hà Nội. Lư Hán còn không cho treo cờ Pháp trong ngày lễ giải giới quân Nhật, và trục xuất nhóm tình báo của Sainteny khỏi Dinh Toàn quyền cũ. Chưa hết. Còn có vấn đề hối xuất đổi quan kim lấy tiền Đông Dương, tạo nên một biến cố trầm trọng, sau khi quân Trung Hoa cho lệnh bắt giữ một nhân viên Ngân hàng Đông Dương. Đó là chưa nói đến những hành vi tham lam, cướp bóc hay buôn lậu của quân lính Tưởng Giới Thạch mà có người đã ví như "một đạo quân châu chấu" tàn phá đất Bắc còn đầy dấu tích nạn đói khủng khiếp Ất Dậu.

Mặt ngoài, các quan Tướng Trung Hoa cũng theo đúng chỉ thị của Tưởng Giới Thạch là giữ trung lập, không can thiệp vào nội tình Việt Nam. Bởi thế, dù không công nhận chính phủ Hồ Chí Minh, Tướng Tiêu Văn—người phụ trách chính trị vụ bản xứ và Giám đốc văn phòng Việt Cách—vẫn duy trì chế độ này như một công cụ giữ gìn an ninh trật tự. Những người theo quân Trung Hoa nhập Việt như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ hay Nguyễn Tường Tam cũng được tự do tổ chức cơ sở, đảng phái, xây dựng chiến khu, đấu tranh chính trị và võ lực, nếu cần, với Việt Minh. Đây là chiến thuật "một hòn đá giết hai con chim" của quan Tướng Trùng Khánh—một mặt để kềm chế Hồ, mặt khác được tiếng giúp các đảng phái không Cộng Sản. Tiêu Văn còn đứng ra hoà giải các phe nhóm, tiến tới việc bầu cử Quốc hội và thành lập một chính phủ liên hiệp. Phần nào vì áp lực của qưan tướng Trung Hoa, và đòi hỏi của đại diện Pháp là Jean Sainteny ở Hà Nội, Hồ Chí Minh phải chính thức giải tán Đảng CSĐD ngày 11/11/1945.

Dưới chiêu bài trung lập, không can thiệp vào nội tình Đông Dương, chính phủ trung ương Trùng Khánh muốn mượn cơ hội này để thu gặt tối đa chiến lợi phẩm. Ngày 7/12/1945—sau khi đã hoàn thành việc thanh trừng lãnh chúa Vân Nam là Long Vân, và thay Vân bằng Lư Hán hầu buộc chân tại Côn Minh—Tưởng Giới Thạch thỏa thuận trên nguyên tắc trả lại Bắc Đông Dương cho Pháp, và yêu cầu Paris nên xúc tiến ngay việc thương thuyết. Tại Hà Nội, quan tướng Trung Hoa và Sainteny cũng áp lực Hồ Chí Minh mở rộng chính phủ, liên hiệp với mọi phe nhóm—đặc biệt là Việt Cách của Nguyễn Hải Thần, Việt Nam Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam, và Ki-tô giáo—hầu có chính nghĩa “liên hiệp” để ký hoà ước cho Pháp thay quân Trung Hoa ở Bắc vĩ tuyến 16. (131)

131. CAOM (Paris), AP, cartons 3441 & 3444.
132. Theo Laurentie, vào tháng 8/1946, khi Hồ đang có mặt ở Paris, đích thân de Gaulle đã nhiều lần khuyến cáo Laurentie đừng nên “cho” Hồ xứ Nam Kỳ; "Témoignage du gouverneur général Henri Laurentie," De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 238.
133. Note không số, ngày 29/9/1945; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.
134. Jean Baraquin, "Note au sujet du Prince Vinh San," 21/11/1945, p 1; Ibid.
135. Ministre de la Guerre, Cabinet du Ministre, "Fiche au sujet du Prince Vinh San" (4/10/1945); Ibid..
 

Tóm lại, vào khoảng cuối Thu 1945, viễn ảnh tái lập nền đô hộ ở Đông Dương của Pháp đã có triển vọng. Cao Ủy d'Argenlieu đã rời bản doanh từ Chandernagor sang Sài Gòn vào cuối tháng 10/1945. Leclerc thì tiếp tục mở rộng vùng kiểm soát tới cao nguyên và Nam Trung kỳ, đồng thời chuẩn bị đổ bộ lên phía Bắc vĩ tuyến 16 vào khoảng cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3/1946. Đến lúc phải tìm một giải pháp chính trị; hoặc đúng hơn, tìm một nhân vật trung gian bản xứ cầm cờ chính nghĩa cho cuộc tái xâm lăng của Pháp.

Đây là một vấn đề khá tế nhị. Tại miền Nam, trong cơn sốt cách mạng đẫm máu mùa Thu 1945, cặp bài trùng Hạ Bá Cang (Quận thọt, mới lấy bí danh Hoàng Quốc Việt trong dịp qua Liễu Châu dự Đại hội Việt Cách chuẩn bị cho Hoa quân nhập Việt vào mùa Xuân 1945) và Lê Duẩn—cùng những “đồ tể” Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai và các cựu tù nhân mới được phóng thích khỏi Côn đảo hay Tà Lài như Phạm Hùng (Phạm Văn Thiện)—đã sát hại nhiều nhân vật có thành tích hợp tác với Pháp. Dẫu vậy, vì chính sách “cắt tiết, mổ bụng Việt gian” của Việt Minh, tân Ủy viên Cộng hoà Nam kỳ, Jean Cédile, vẫn tụ tập được một số người có Pháp tịch như Trung tá pháo thủ Nguyễn Văn Xuân, Y sĩ Nguyễn Văn Thinh, Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Tâm (người nổi danh Hùm Sám Cai Lậy trong cuộc đánh dẹp “loạn Cộng Sản” nổi dạy vào tháng 11/1940), Kỹ sư Trần Văn Hữu và dăm ba Đốc phủ sứ, sĩ quan khác làm lá bài tẩy cho thí nghiệm Nam Kỳ tự trị.

Tại Trung và Bắc Kỳ, tình hình hỗn độn hơn. Bảo Đại thêm một lần nữa tự thả trôi theo con nước chính trị nội bộ. Trước khi ngả theo Hồ Chí Minh, ngày 18/8/1945, Bảo Đại đã gửi thư đến Tổng thống Mỹ Truman, Thủ tướng Bri-tên Attlee, Tưởng Giới Thạch và ngay chính de Gaulle, đòi độc lập cho Việt Nam, và kêu gọi từ bỏ ý định tái lập chủ quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương.

Phần Hồ, dù đã giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương ngày 11/11/1945 để chứng tỏ lòng "tinh thành" hợp tác, nhưng thực chất là một cán bộ Quốc Tế Cộng sản lâu đời, lại có cả một quân đội và hạ tầng cơ sở hành chính, không thể chấp nhận được với phe de Gaulle._ Những người tự xưng quốc gia, hoặc có thâm thù với Cộng Sản, thì hoặc dưới trướng quân Trung Hoa, ẩn trốn vào các giáo xứ Ki-tô, hoặc đã hợp tác với Hồ, hoặc tập trung "cải tạo" ở những vùng "ma thiêng, nước độc" như Lang Hít, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hoá nếu chưa bị cắt cổ, mổ bụng hay "mò tôm." Những nhân vật đáng tin cậy của Pháp như Hoàng Trọng Phu, Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu v.v...thì hoặc đã chết, bị thủ tiêu, hay bắt giam.

Trên bối cảnh bạo lực, sắt máu của cơn sốt độc lập, tự do ấy ở Đông Dương, vai trò Vĩnh San thêm sáng giá. ít nữa cựu hoàng là một trong rất hiếm người cổ võ nguyên tắc hợp tác chân thành với Pháp, giữa lúc tinh thần quốc gia cực đoan và bài Pháp đang lên cao ở Việt Nam.

 

C. Lá Bài Mới:

Mặc dù nhìn thấy giá trị của Vĩnh San, Nha Chính Trị Bộ Thuộc địa không tán thành "giải pháp Vĩnh San." Nội dung bản "Ý Kiến Chính Trị" mà cựu hoàng hợp soạn với Boulé, đặc biệt là đòi hỏi thống nhất ba kỳ, đi ngược hẳn lập trường "tiến bộ" của Tuyên cáo 24/3/1945. Hơn nữa, những thư từ của Vĩnh San gửi bằng hữu va chạm tự ái chính Laurentie. Bởi vậy, Laurentie muốn gửi Vĩnh San trở lại Réunion. Nhưng Langlade, Tổng Thư ký Ủy Ban Đông Dương, không đồng ý kiến với Laurentie. Những cuộc thảo luận về số phận Vĩnh San giữa Ủy Ban Đông Dương, Nha Chính Trị Bộ Thuộc địa và Bộ Chiến Tranh kéo dài suốt mùa Thu năm 1945 mà không có quyết định rõ ràng nào.

Thời gian này Sư đoàn 9 Thuộc địa bắt đầu rời Ger-many xuống tàu qua Đông Dương. Ngày 3/9/1945, Giám đốc Nha Quân Lực Thuộc Địa (Bộ Chiến Tranh) viết thư hỏi ý kiến Laurentie về việc nên cho Vĩnh San theo Sư đoàn này, hay phải đổi sang đơn vị khác. Bảy ngày sau, Laurentie trả lời rằng Vĩnh San không được về Viễn Đông, và yêu cầu thuyên chuyển hoàng tử qua Trung đoàn Thiết Giáp thuộc địa ở Germany, trong khi chờ quyết định mới.

Hạ tuần tháng 9/1945, giữa lúc cuộc tái chiếm Sài Gòn đang dầu sôi lửa bỏng, Vĩnh San lại gửi cho Laurentie một bản ý kiến khác, nhưng không có hồi âm. Một trong những lý do chính là Bộ Chiến tranh mới chuyển cho Laurentie một lá thư đề ngày 20/9 của R Vally nói về Vĩnh San. Trong thư, Vally đề nghị cho Vĩnh San vào ngạch sĩ quan Pháp, vì ân huệ đó đã đủ thỏa mãn nguyện vọng một "Nữ hoàng Cléopâtre hoá thân cô bán hành." Kèm theo thư trên, Vally trích dẫn một vài đoạn thư Vĩnh San gửi cho một người bạn Pháp ở Réunion, theo đó Hoàng tử ngỏ ý muốn trở lại Saint Denis nếu nước Pháp không dùng mình._ Có lẽ vì ảnh hưởng lá thư của Vally, ngày 22/9, Laurentie đề nghị đưa Vĩnh San về Réunion và tăng thêm trợ cấp.

Trong khi đó, một báo cáo đề ngày 21/9/1945 của một nhân vật am tường Đông Dương khác cũng được đệ trình lên Langlade. Nhân vật này đã từng qua Bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 để điều tra về Vĩnh San. Theo tác giả, Vĩnh San

rất thông minh am tường tình hình Pháp cũng như Đông Dương. Ông ta rất đàng hoàng, thích nghi với môi trường sinh hoạt của các sĩ quan Sư đoàn 9... Với tôi, người biết khá nhiều về Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng tử Vĩnh San thông minh và chững chạc hơn—điều này phần nào do sự khác biệt về tuổi tác—nhưng chắc chắn ông ta không có sự mềm yếu, [và] các khuynh hướng buông thả đời sống như Hoàng đế Bảo Đại._

 

Cũng vẫn theo tác giả, Vĩnh San đưa ra hai giải pháp:

(1) Nếu nước Pháp muốn dùng ông, ông xin được đặc cách lên hàng sĩ quan cao cấp, và chỉ huy tiểu đoàn Việt Nam thuộc Sư đoàn 14 của Tướng Raoul Salan. Ngoài ra, ông muốn được gặp de Gaulle càng sớm càng tốt để giải thích với Thủ Tướng Pháp quan điểm của mình.

(2) Nếu nước Pháp không muốn dùng ông, xin tăng tiền trợ cấp và cho ông được lập nghiệp ở Paris.

 

Bản báo cáo này, với lời cước chú tỏ ý hoài nghi về khả năng thuyết phục của lập trường thống nhất ba kỳ, có vẻ hợp ý de Langlade.

Tuy nhiên, trường hợp Vĩnh San vẫn chưa có gì ngã ngũ. Paris đang sôi nổi không khí cuộc bầu cử Quốc hội, và khí thế hai đảng Xã Hội và Cộng Sản Pháp đang lên cao. Hơn nữa, vấn đề khẩn thiết, trước mắt, vẫn là giải pháp quân sự. Mặc dù cuộc đảo chính ngày 22-23/9/1945 ở Sài Gòn và tốc độ tiến quân của Lữ đoàn Massu mang lại niềm hy vọng, nhưng một giải pháp chính trị cho Đông Dương vẫn ở hàng thứ yếu. Bởi thế, bản "Ý kiến chính trị" thứ hai của Vĩnh San—tức Memorandum sur le statut futur de l'Indochine, với những nét chính tương tự như bản "Ý kiến" đã hợp soạn với Boulé—được gửi đi từ Germany ngày 25/9/1945, không gây được tiếng vang nào.

Một quyết định đột ngột nào đó của giới chức thẩm quyền Paris trong tháng 10/1945 ảnh hưởng lớn trên đời sống Vĩnh San. Giám đốc Nha Quân Lực thuộc địa Bộ Chiến Tranh nhận được chỉ thị phải tạm ngưng việc thuyên chuyển Vĩnh San qua Trung đoàn Thiết Giáp thuộc địa, và đưa ông về hậu cứ Sư đoàn 9 ở Paris chờ lệnh mới._ Ngày 29/10, de Gaulle còn ký nghị định đặc cách Vĩnh San lên cấp Tiểu đoàn trưởng (Thiếu tá), theo thủ tục hồi tố. Đầu tháng 11/1945, Vĩnh San rời Germany trở lại Paris. Khoảng một tuần sau, cựu hoàng đeo lon mới và được thông báo là de Gaulle sẽ tiếp kiến trong một tương lai gần.

Nhưng mọi việc không diễn tiến theo đúng tốc độ Vĩnh San mong mỏi. Sự thắng thế của phe tả trong cuộc bầu cử Quốc hội báo hiệu những rạn nứt trầm trọng niềm tin của quốc dân Pháp đối với chính sách của phe Gaullist. Dù de Gaulle được Quốc hội đồng thanh ủy nhiệm làm Thủ tướng, uy quyền ông bị các phe đối lập thách thức. Tin đồn de Gaulle sẽ từ chức được loan truyền. Lá thư ngày 16/11/1945 gửi cho Boulé bộc lộ tâm trạng bồn chồn của Vĩnh San._

Thời gian này, ngoài việc tiếp xúc với những nhân vật tên tuổi ở Paris, Vĩnh San thường gặp Thébault, người bạn cũ thuộc "Công ty Capagory." Thébault, một cựu Chánh án ở Réunion, cũng được Langlade tiếp kiến để hỏi thêm về Vĩnh San. Thébault khẳng định với Langlade là nếu đưa Vĩnh San lên ngôi, nước Pháp chắc chắn sẽ có một người bạn trung thành, nhưng đừng mong có một ông vua bù nhìn._ Chẳng hiểu vì ý kiến của Thébault, hay vì một lý do nào khác, ngày 30/11, tân Bộ trưởng Thuộc Địa Jacques Soustelle tiếp Vĩnh San, với sự hiện diện của Langlade. Vĩnh San được thông báo là sẽ bị gửi về Réunion với quân hàm Tiểu đoàn trưởng cho tới khi có lệnh mới._

Dẫu vậy, đầu tháng 12/1945, Vĩnh San lại gửi cho Bộ Thuộc địa một văn kiện so sánh ý kiến của ông và một sĩ quan mới từ Đông Dương trở về. Trong văn kiện này, Vĩnh San vẫn đòi hỏi một Liên bang Đông Dương gồm ba xứ Việt, Miên, Lào, nhưng thể chế ở Việt Nam sẽ là quân chủ lập hiến. Bộ Thuộc Địa không hề có phản ứng. Thái độ hoà hoãn của Hồ Chí Minh qua những cuộc tiếp xúc bí mật với Roger (Sainteny) ở Hà-nội có ảnh hưởng phần nào đến quyết định trên?

Theo lời Tướng Boissieu, Vĩnh San cũng trao cho ông một bản "Tuyên ngôn Chính trị." Sau khi bàn định với Gaston Palewsky, Chánh Văn phòng của de Gaulle, Boissieu dàn xếp để báo Combat (Chiến Đấu) đăng bản tuyên ngôn trên hầu thăm dò dư luận Pháp. Đích thân Boissieu còn trình bài báo cho de Gaulle, và phản ứng của Thủ Tướng Pháp chẳng có vẻ gì chống đối. (140) Cuối cùng, ngày 14/12/1945 de Gaulle tiếp kiến Vĩnh San.

136. Thiếu úy thực thụ ngày 15/2/1942, Trung úy ngày 5/12/1943, Đại úy thực thụ ngày 5/12/1944, và Tiểu đoàn trưởng ngày 25/9/1945. Lệnh bổ nhiệm này không được đăng trên công báo; và cũng không được truy tố lương bổng.
137. Thư Vĩnh San gửi Boulé ngày 16/11/1945; Thébault, "Le tragique destin " (1970),p 20.
138. Ibid., pp 27-8.
139. CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.
140. De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 178.

 

Dấu vết buổi gặp mặt được de Gaulle ghi lại như sau:

Nhằm vào mục tiêu có thể hữu ích, tôi đã nuôi dưỡng một kế hoạch bí mật. Đó là cho cựu hoàng Duy Tân những phương tiện để tái xuất hiện nếu Bảo Đại, người kế vị và cùng gia tộc với ông, đã bị lỗi thời trước các chuyển biến ....

Ngày 14/12, tôi tiếp [Vĩnh San] để cùng ông mặt giáp mặt, thử xem có thể làm chung với nhau được việc gì. Nhưng ví dù chính phủ của tôi có thỏa hiệp với bất cứ ai đi nữa, tôi đã dự định là chính tôi sẽ ký kết những hiệp ước tại Đông Dương trong một khung cảnh oai nghiêm khi cơ hội đến. (141)

141. Charles de Gaulle, Mémoires de Guerre, Vol III: Le Salut (Paris: Plon, 1959), tr. 230. Sẽ dẫn: Gaulle, Mémoires 1959.
142. D'Argenlieu, Chronique 1985, tr. 436-7.
143. De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 178-80.
144. Boissieu cũng xác tín chi tiết này, cho rằng tình báo Bri-tên đã đưa ra đề nghị trên; De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 161-2. Xem thêm chú 149, infra.
145. Note ngày 3/12/1945 của Pierre Messmer; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105. Messmer đã nhảy dù xuống Tam Đảo với chức vụ Ủy viên Cộng Hoà Bắc Kỳ, nhưng bị bắt giữ gần Hải Phòng. Sau khi được phóng thích, Messmer về phục vụ tại Ủy ban Đông Dương.
146. Thébault, "Le tragique destin " (1970), pp 32-3.
147. "Entretien avec le Général de Gaulle à propos du prince Vinh San, 23 septembre 1956;" D'Argenlieu, Chronique 1985, p 437.
148. Thébault, "Le destin tragique" (1970), tr. 35.
149. Ibid. Cần ghi thêm là trong những năm 1945-1946, dư luận chung của dân Pháp là nghi ngờ Bri-tên muốn chiếm đoạt các thuộc địa của Pháp. Thực ra, Churchill và chính phủ Bri-tên là đồng minh khả ái, rộng lượng nhất, dù Churchill không ưa cá nhân de Gaulle. Xem thêm 29. Vũ Ngự Chiêu, "Social and Political Change" (1984), chapts X-XI.

 

Sau buổi nói chuyện này, Vĩnh San ra  tuyên cáo kêu gọi các giới thợ thuyền, nông dân, trí thức đoàn kết để xây dựng một quốc gia mới vĩ đại. Cựu hoàng tuyên bố rằng chính phủ Pháp đã nhìn nhận nền độc lập của Việt Nam, và chỉ chờ khi trật tự vãn hồi sẽ ký những thỏa ước cho thống nhất ba kỳ, viện trợ kinh tế và quân sự cũng như giúp Việt Nam về các phương diện ngoại giao và quốc phòng. (142) Cựu hoàng rời Hôtel Litré đến một khách sạn sang trọng hơn, Hôtel du Louvre, đối diện Théâtre-Francaise. Gặp những người quen như Thébault và Boissieu, Vĩnh San cho biết de Gaulle đã quyết định đưa ông trở lại ngôi báu, và sẽ cùng ông trở về Đông Dương vào khoảng đầu tháng 3/1946. (143)

Dù cực kỳ khích động về viễn ảnh ngày hồi hương dưới bóng de Gaulle vĩ đại, cũng có những thoáng chốc Vĩnh San lo sợ sẽ bị ám hại. Theo Vĩnh San, có người đề nghị cho ông 32 triệu quan để đừng trở về Đông Dương, nhưng ông đã từ chối. (144)

Điều Vĩnh San không tiết lộ cho Thébault biết, và cũng không được Tướng Boissieu biện giải rõ ràng, là quyết định của Bộ Thuộc Địa trả cựu hoàng về Réunion với cấp bậc Tiểu đoàn trưởng, và số lương trợ cấp hàng năm cao hơn. (145) Cái cớ về thăm cô con gái thứ năm với người vợ da trắng mà Vĩnh San nói với Thébault trong đêm 17/12/1945 có lẽ chỉ được trưng dẫn cho có. (146)

Theo Cao Ủy d'Argenlieu, trong buổi đàm thoại với de Gaulle ở Colombey-les-deux-Eglises ngày 23/9/1956, Tổng Thống tương lai của Đệ Ngũ Cộng Hoà Pháp tiết lộ rằng đã cho Vĩnh San qua Tananarive để thi hành "một sứ mệnh bí mật ở Đông Dương," tức tham quan tình hình Đông Dương và báo cáo cho de Gaulle biết có thể làm được gì. (147) Dẫu vậy, nguyên cớ của chuyến đi vẫn còn nhiều nghi vấn.

 

D. Vĩnh San Tử Nạn:

Vĩnh San rời Paris về Madagascar ngày 24/12/1945 trên chiếc phi cơ Lockheed của hãng Réseau des Lignes Aériennes Francaises. Hai chặng đầu, từ Paris tới Alger, và Alger qua Fort Lamy, được an toàn. Nhưng sau khi rời Fort Lamy vào chiều ngày 26/12, trên đường hướng về Bangui, phi cơ bị hết xăng, hạ cánh khẩn cấp xuống một ngọn đồi vào 6 giờ 30 chiều (giờ quốc tế). Phi hành đoàn và 6 hành khách đều tử nạn.

Cái chết bi thảm, đột ngột của Vĩnh San tạo nên nhiều nghi vấn. Giả thuyết Hoàng tử bị hãm hại sau khi hoàn tất sứ mệnh tuyên truyền được Boulé xa gần đề cập trong một vở kịch. Tuy nhiên, Boulé không thực hiện được lời hứa là sẽ tố cáo người chủ mưu. Thébault của công ty Capagorry nuôi tham vọng đưa Vĩnh San trở lại ngôi báu ở Huế, cũng đồng một quan điểm, nhưng chỉ nhắc đến những thế lực không muốn Pháp trở lại Đông Dương.

 

 

V. BẢo ĐẠi: TỪ CỐ VẤn TỐi Cao TỚi QuỐc TrưỞng (1945-1949):

 

Phần Bảo Đại, sau lễ thoái vị, Nguyễn Lương Bằng và Trần Huy Liệu mang cựu hoàng ra Hà Nội ngay ngày hôm sau. Ngày 7/9, trong một buổi họp báo, Bảo Đại tuyên bố hoàn toàn ủng hộ chính phủ cách mạng. Bảo Đại cũng tiết lộ rằng mình từng từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Nhật để chống Việt Minh. Ngày 11/9, Hồ Chí Minh bổ nhiệm Bảo Đại làm Cố Vấn. (150)

150. Dân Chủ, 12/9/1945. Thời gian ở Hà Nội, Vĩnh Thụy ngụ tại số 51 phố Hàng Cỏ. Ibid., 10 & 19/9/45.

 

Chức "Cố Vấn tối cao" này, dĩ nhiên, chỉ có hư vị. Bảo Đại thuần có nhiệm vụ tham dự những buổi quốc lễ, hay làm bình phong cho các kế hoạch tấn công ngoại giao của Hồ. Để cầm chân Bảo Đại, Hồ và các thuộc hạ tìm cách vây quanh Bảo Đại bằng vài vũ nữ nổi danh đất Hà thành.

Theo Giám mục Lê Hữu Từ, nhân dịp lễ tấn phong của Giám mục tại Phát Diệm mà Bảo Đại tham dự, Lê Hữu Từ hỏi nhỏ cựu hoàng: "Hoàng Đế mưu tính gì chưa? Tính đi, đã có chúng tôi làm hậu thuẫn?" Bảo Đại thở dài đáp: "Cụ coi còn tính được gì trong hoàn cảnh ni?" Bất mãn, Từ nói: "Thế thì ông xoàng lắm;" (151)

151. Lê Hữu Từ, Hồi ký, tr. 5; dẫn trong Đoàn Độc Thư và Xuân Huy, op. cit., tr. 44-5. Cũng ngày này, Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc ra đời, trong khuôn khổ Việt Minh. Chủ tịch: Trần Công Chính; Phó Chủ tịch: Linh mục Hoàng Quỳnh; TTK: Nguyễn Văn Hiển.
 

Người Pháp nhiều lần muốn tiếp xúc với Bảo Đại nhưng không thành công. Ngày 28/8/1945, Đại úy Castella, cựu tùy viên của Bảo Đại, nhảy dù xuống Huế để gặp Bảo Đại, nhưng bị bắt._ Sainteny và Tướng Raoul Salan cũng muốn tiếp xúc Bảo Đại, nhưng Bảo Đại tránh mặt.(152)

152. CAOM (Aix), INF, Carton 133, d. 1207.

 

Mãi tới ngày 3/10/1945, Bảo Đại mới gặp anh cột chèo là Didelot, tức chồng của chị Hoàng hậu Nam Phương. Theo Didelot, Bảo Đại tuyên bố Nhật "xạo [blageurs];" Mỹ, chỉ biết đến mình; Bri-tên, thừa nước đục thả câu; trong khi Tàu chẳng muốn giúp gì cả. (153)

153. Ibid., AP, Carton 365. Sau buổi tiếp xúc này, Didelot nhận xét: Bảo Đại "hoàn toàn thiếu tư cách [manque absolu de caractère]."
 

Những tháng cuối năm 1945, đầu năm 1946, có những vận động để đòi Bảo Đại thay Hồ lên cầm quyền. Dẫn đầu khuynh hướng này là Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngày 27/2/1946, các nhóm không Cộng Sản tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ Bảo Đại. Hồ, theo những người viết hồi ký cho Bảo Đại, cũng từng có lần hỏi Bảo Đại có muốn thay mình hay chăng; nhưng sau đó không nhắc gì đến vấn đề này nữa. Trong khi đó, một số viên chức Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng tìm cách móc nối Bảo Đại. Đáng kể nhất là Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tổ. Theo Nghiêm Kế Tổ, Bảo Đại cùng Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, và Tổ đã họp mật trước ngày đi, và ai nấy đều khuyên Bảo Đại nên rời nước với tư cách du lịch._

 

 

Sau ngày ký Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946 giữa Việt Minh và Pháp, lá bài Bảo Đại đã mất giá trị với Hồ. Hồ tìm cách đưa Bảo Đại khỏi nước, bằng cách đề nghị Bảo Đại cầm đầu một phái đoàn qua thăm hữu nghị Trùng Khánh. Bảo Đại từ chối. Bởi thế, Hồ cử Nghiêm Kế Tổ, đương kim Thứ trưởng Ngoại Giao, làm trưởng đoàn. Sáng hôm sau, khi Bảo Đại vừa rời biệt thự tạm trú, một Tướng Trung Hoa ở nhà bên cạnh hỏi tại sao Bảo Đại không đi, bỏ lỡ một cơ hội tốt thăm viếng Trung Hoa. Cho rằng đó là một lời mời khéo của chính phủ Trùng Khánh, Bảo Đại xin Hồ cho đi với tư cách du lịch. (154)

154. Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu Lửa (Hà Nội: 1951), tr. 95, 97.

 

Ngày 16/3, Bảo Đại tháp tùng phái đoàn Nghiêm Kế Tổ, mở đầu một cuộc phiêu lưu chính trị mới. Khi phái đoàn đến ngày về, Bảo Đại nhận được một thư tay của Hồ Chí Minh khuyên nên ở lại Trung Hoa thêm ít lâu. Nghĩ rằng bị Hồ đuổi khéo, Bảo Đại không về nước nữa. Bảo Đại bèn xuống Côn Minh; rồi tới Hong Kong tạm trú, với tên giả Wong Kunney. Ngụ tại khách sạn Saint Francis Hotel. Tại đây, vô tình gặp ký giả Jacques Sallebert của báo Combat. Theo Sallebert, Bảo Đại đi xe buýt, vào quán ăn, đến vũ trường mà không ai để ý. Vui thú với tình trạng người vô danh (incognito).

Ngày 15/10/1946, báo Combat đăng bài phỏng vấn Bảo Đại của Sallebert. Theo Sallebert, Bảo Đại tuyên bố:

Chính trị với tôi đã hết. Dân tộc tôi đã muốn dân chủ: tôi không có gì chống lại điều đó, bởi vì ngay từ đầu tôi đã cộng tác với chính phủ mới.... Tôi rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (155)

 

Người ta không hiểu Bảo Đại thực lòng tuyên bố những điều này, hay vì vợ con chưa được rời nước, chưa dám ra mặt chống Hồ. Cách nào đi nữa, đời sống vật chất rất khó khăn. Bảo Đại phải trông cậy ở sự tài trợ của Lưu Đức Trung—một nhân vật tình báo, có nhiều tiền án lừa bịp, thụt quĩ, nhưng thân cận với Lê Văn Hiến, Bộ trưởng Tài chính của Hồ, và cũng đồng thời một tay môi giới có những liên hệ khó tránh với giới tình báo Trung Hoa. (156)

155. Combat, 15/10/1946; trong CAOM (Aix), PA 28 [Moutet], Carton 7, d. 164. Xem Phụ bản.
156. Xem tiểu sử Lưu Đức Trung, tức Lưu Bá Đạt, trong Chính Đạo, Nhân Vật Chí (1997).

 

Trong báo cáo gửi lên Ủy viên Bắc Kỳ ngày 21/12/1946, Đại diện Pháp ở Hải Phòng là Massimi cho biết cuối tháng 9/1946, Bảo Đại xin Lãnh sự Pháp ở Hong Kong được qua Bắc Phi, rồi sau đó đến Pháp. Giữa tháng 10/1946, Paris chấp thuận. Tuy nhiên, Giám mục Vircondolet, Quản đốc (procureur) Hội truyền giáo Hong Kong, can thiệp cho Bảo Đại trở lại quyền lực. Chính Vircondolet làm mối giây giữa Hongkong và Sài Gòn, với vợ Didelot (chị Nam Phương) làm sứ giả.

Ngày 21/12/1946, Bảo Đại vào Quảng Châu với một người bạn Trung Hoa để tiếp xúc với Trần Trọng Kim và những người tị nạn khác mới từ trong nước ra phò tá vua như Đặng Văn Sung, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, v.. v... Bảo Đại cũng hy vọng được gặp Trương Phát Khuê, và sau đó Tưởng Giới Thạch. Nhưng Bảo Đại không được Trương Phát Khuê tiếp, mà chỉ gặp Viaud, lãnh sự Pháp ở Quảng Châu, một đại diện Ngân hàng Đông Dương (Lưu Bá Đạt tức Lưu Đức Trung?), và Tổng Giám mục Fourquet. Cuộc gặp gỡ Trần Trọng Kim cũng không có gì khiến Bảo Đại kích thích. Ngày 29/12/1946, Bảo Đại trở lại Hong Kong. ít lâu sau, vì đang gặp khó khăn tiền bạc, Trần Trọng Kim cũng rời qua Hong Kong. Không muốn thấy những người "thân Nhật" như Trần Trọng Kim ở gần Bảo Đại, Cousseau dàn xếp cho Trần Trọng Kim về lại Sài Gòn vận động "giải pháp" Bảo Đại.

Thời gian này—sau gần một năm vận động ngoại giao, kể cả một chuyến Pháp du từ tháng 6 tới tháng 9/1946—Hồ Chí Minh tự hiểu chẳng còn một giải pháp nào khác hơn sử dụng võ lực. Bài học de Courcy mang quân vào Huế với âm mưu bắt giữ phe chủ chiến Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hơn 70 năm trước đang khởi sự. Thoạt tiên là việc chiếm đóng Lạng Sơn, rồi Hải Phòng trong tháng 11/1946. Tiếp đến những xích mích hàng ngày ở Bắc Ninh, rồi Hà Nội, với những toán lính Nhảy Dù Pháp lộng hành phá phách, tạo cơ hội cho đòi hỏi giải giới hoặc triệt thoái các lưc lượng võ trang của Việt Minh. Tối 19/12/1946, Hồ cho lệnh tấn công các vị trí Pháp khắp miền Bắc vĩ tuyến 16—đặc biệt là Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh và Vinh. Hồ còn cho bắt giữ một số con tin Pháp để duy trì đường giây chiến tranh chính trị. Mặc dù có nhiều nỗ lực hòa giải trong những tháng cuối năm 1946 đầu năm 1947, cuộc chiến Việt Nam (1945-1975) bước vào giai đoạn toàn diện.

Cuộc tấn công “hèn nhát” và “sự phản bội” này của Hồ Chí Minh mở cửa cho Linh mục/Cao Ủy d’Argenlieu đi tìm một Nguyễn Phước Biện [Đồng Khánh] mới. Ngay từ cuối năm 1946, do sự cố vấn của Tổng Giám mục Antoni Drapier, d'Argenlieu bắt đầu chú ý đến Bảo Đại. Trong công điện ngày 30/12/1946 d'Argenlieu yêu cầu Lãnh sự Hong Kong báo cáo thường trực về Bảo Đại, và thông báo rằng vợ con Bảo Đại đang tạm trú trong Dòng Cứu Thế Canada, một cơ sở được Việt Minh bảo đảm trung lập. Léonard Sogny, cựu Giám đốc Liêm phóng An Nam đang tùng sự ở Hà Nội, được gọi vào Sài Gòn tham khảo ý kiến về Bảo Đại. Từ ngày 2/1/1947, Cousseau, một nhân viên của Ủy viên chính trị (Conseiller politique)  Charles Bonfils, cũng bắt đầu xuất hiện nơi Bảo Đại cư trú với vài "cận vệ" người Việt. Thí nghiệm Bảo Đại đang thành hình, nhằm thay thế cho các thí nghiệm Nam Kỳ Tự Trị, Liên bang dân sơn cước tự trị, Liên bang Thái tự trị, khu vực Nùng tự trị đã phát động từ tháng 2/1946, với kết quả là cái chết bi thảm, tối tăm của Y sĩ Nguyên Văn Thinh ngày 10/11/1946. Sự cải biến Bảo Đại từ một "kẻ phản bội," "vô tư cách" sang một "chí sĩ quốc gia, chống Cộng" được đẩy mạnh hơn sau khi tin Thiếu tá Vĩnh San tử nạn phi cơ được Langlade, rồi Paul Mus từ Paris báo cáo về Sài Gòn ngày 3/1/1947.

Một mặt, Hồ Chí Minh, một cán bộ Cộng Sản Quốc Tế—với một chính phủ và quân đội có thực lực, và những chân rết với Đảng Cộng Sản Trung Hoa cũng như Liên Sô Nga—không thể chấp nhận được dưới mắt d'Argenlieu và phe Gaullist. Mặt khác, Vĩnh San đã chết. Thiếu tá Minh Đức, dòng dõi Ưng Lịch, không chút tình tự, quyến luyến nào với ngai vàng—đó là chưa kể Minh Đức mang hai dòng máu Pháp-Việt, khó được chấp nhận. Bửu Lân thì đã lớn tuổi, và bất khả dụng. Trong thời gian cấp bách, Pháp chẳng có lựa chọn nào khác hơn trở lại với một sản phẩm hoàng gia của mình. Dẫu sao, Bảo Đại cũng có những đức tính khó kiếm: Đó là không chút mơ tưởng quyền bính thực sự, lại có vóc dáng cao lớn, uy vệ, nghiêm trang của một bậc quân vương. Với bất cứ thượng cấp nào, Bảo Đại đều có thể trở thành một dụng cụ hữu ích. Ngoài ra, ví thử Bảo Đại không còn chỗ dùng nữa, còn giải pháp ấu vương Bảo Long, 10 tuổi, với Hoàng hậu Nam Phương làm nhiếp chính, Ngô Đình Diệm làm Tể tướng, mà Drapier đề nghị.

Tháng 2/1947, d'Argenlieu bị cất chức. Dân biểu Emile Bollaert lên thay, với sứ mệnh thực thi thí nghiệm Bảo Đại. Cousseau và một số nhân viên tình báo Pháp bắt đầu bủa quanh Bảo Đại một màng lưới an ninh, và loại bỏ những phần tử "nguy hiểm" như Trần Trọng Kim, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần, v.. v... Sau khi được Mỹ chấp thuận, chính phủ Paul Ramadier bắt đầu tái khám phá ra "chí sĩ quốc gia chống cộng" Vĩnh Thụy.

Một chiến dịch vận động mặt nổi được phát động trong nước—đặc biệt là tại các tỉnh thị trong vòng kiểm soát của Pháp và các họ đạo—để thỉnh cầu Bảo Đại đứng ra gánh trách nhiệm. Tháng 12/1947, sau khi tiếp xúc với Paul Mus, Vĩnh Thụy đồng ý gặp Bollaert ở Vịnh Hạ Long, thảo luận về phương thức hợp tác. Một trong những điều kiện tiên thiên của Bảo Đại là Pháp phải bảo đảm rằng sẽ chấm dứt thương thuyết với Hồ Chí Minh, và chấp nhận sự thống nhất lãnh thổ của Việt Nam. Bollaert chỉ đồng ý cắt đứt thương thuyết với Hồ. Vấn đề thống nhất lãnh thổ quá khó khăn, vì theo tân Hiến pháp, Nam Kỳ là một phần lãnh thổ hải ngoại bất khả phân của Pháp. Nhờ nỗ lực của Léon Pignon, tân Cố vấn chính trị Đông Dương, việc thương thuyết với Bảo Đại mới dần dần có những tiến bộ.

Dẫu vậy, mãi tới tháng 3/1949—trước viễn ảnh nguy hại của một Trung Hoa đỏ—Cao ủy Pignon mới giải quyết xong những trở ngại kỹ thuật, đồng ý trao trả độc lập cho "Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp," dưới quyền "Đức" Quốc trưởng Bảo Đại—một cuộc thí nghiệm đầy máu xương, nước mắt, nỗi thống khổ, nhục nhằn của hơn hai chục triệu quốc dân Việt Nam cùng hàng chục, hàng trăm ngàn gia đình Pháp, trước khi quân viễn chinh Pháp phải rút khỏi Việt Nam vào tháng 5/1955.

 

V. Nước Pháp Thiếu May Mắn?

 

Đầu thập niên 1980, nhân dịp buổi thảo luận về chính sách Đông Dương của de Gaulle do Viện De Gaulle tổ chức ở Paris, Tướng de Boissieu khẳng định rằng de Gaulle muốn cho Vĩnh San hồi hương, và đã thông báo cho Cao Ủy Đông Dương d'Argenlieu biết, nhưng tai nạn phi cơ nọ khiến kế hoạch của de Gaulle bị lỡ dở. Khi Mus, cố vấn chính trị của d'Argenlieu về tới Paris vào tháng 1/1946 để tiếp xúc "lá bài mới" Vĩnh San, cựu hoàng đã tử nạn. Bộ Chiến Tranh và đích thân Cao Ủy d'Argenlieu sau đó đều cho điều tra về tai nạn trên, nhưng chẳng tìm được chứng cớ nào xác định Vĩnh San bị ám hại. (157) Bởi thế, có người nêu ra giả thuyết rằng nếu không có tai nạn phi cơ đó, dòng lịch sử cận đại Việt có thể đã đi theo một hướng khác. (158)

157. De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 175-80. Xem thêm, "Les circonstances de la mort du prince Vinh San;" D'Argenlieu, Chronique 1985, pp 437-8.
158. Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 36.
 

Nhận định này—sau khi suy nghiệm về sự thất bại của các thí nghiệm chống Cộng tại Việt Nam từ năm 1945, kể cả thí nghiệm "hạng nhì" Bảo Đại, và rồi những thí nghiệm Ngô Đình Diệm, v.. v... do Liên bang Mỹ, với những tài lực khổng lồ đổ vào Đông Dương và Đông Nam Á—không những chỉ có tính cách giả thuyết, mà còn quá đơn giản hoá vấn đề. Trước hết, ví thử Vĩnh San còn sống, cũng mới hy vọng tạm giải quyết được vấn đề người lãnh đạo có uy tín chống lại Hồ Chí Minh. Không ai có thể phủ nhận rằng từ năm 1945, phe chống Cộng không có lãnh tụ. Một chuyên viên Pháp đã từng chua chát nhận định, vào năm 1954, rằng người duy nhất có khả năng giúp duy trì một miền Nam chống Cộng hoặc đã chết, đang ở tuổi ấu thơ, hoặc chưa sinh ra đời. (159) Gần 30 năm sau, cựu Tổng Tham Mưu Trưởng của Việt Nam Cộng Hòa cũng nhận định rằng cần những nhân vật như Đại đế Quang Trung hay Hưng Đạo Đại Vương mới đổi ngược được tình thế. (160)

159. SHAT (Vincennes), 1K 233, carton 1.
160. Cao Văn Viên, Leadership (Washington, DC: GPO, 1981).

 

Cựu hoàng Duy Tân, sau ba mươi năm lưu đầy—người được công ty Capagorry và Tướng Lelong yểm trợ—liệu có đủ khả năng lãnh đạo cần thiết? Vấn nạn này khó có đáp án, vì cựu hoàng chưa có dịp thử nghiệm.

Quan trọng hơn nữa, những tài liệu văn khố hiện đã mở ra cho các nhà nghiên cứu chưa đủ các khoen nối cần thiết để khẳng định rằng Tướng de Gaulle đã quyết định đưa Vĩnh San về nước. Chính de Gaulle, ở đoạn hồi ký nhắc về buổi tiếp kiến Vĩnh San, cũng nhìn nhận vấn đề trước mắt lúc đó thuần là vấn đề quân sự. (161) Để hỗ trợ cho giai đoạn quân sự này, một trong những mục tiêu chiến tranh chính trị của Pháp—hoặc ít nữa, tướng Leclerc—là gây nghi kÿ, chia rẽ giữa các phe nhóm Việt, và nhất là khích động lòng ganh ghét giữa các thành viên sáng giá của Hoàng tộc nhà Nguyễn. Phải chăng, từ tháng 5/1945 cho tới tháng 11/1945, Vĩnh San đã chỉ được sử dụng cho những kế hoạch chiến tranh chính trị đó? Và, sau khi được de Gaulle tiếp kiến ngày 14/12/1945, giải pháp Vĩnh San, nếu đã thành hình, cũng chỉ là một kế hoạch thứ yếu, trừ bị cho tương lai—một tương lai mù sương, phụ thuộc ở thế cờ chính trị quốc tế, nội tình nước Pháp và cán cân quân sự tại Đông Dương.

161. Gaulle, Mémoires 1959, vol III, pp 230-31.

Sự khác biệt về lập trường "ba xứ" và "năm xứ" Đông Dương, tức vấn đề thống nhất Việt Nam, giữa Vĩnh San và giới lãnh đạo Pháp lúc bấy giờ cũng khó thể san bằng. Với de Gaulle và các viên chức thuộc địa Pháp, "năm xứ Đông Dương" là khuôn vàng thước ngọc, và bản tuyên cáo 24/3/1945 là thánh kinh. Vĩnh San thành tâm muốn thấy quốc kỳ của hai nước Pháp và Việt phấp phới tung bay bên nhau, trong một thế liên kết hữu lợi cho cả hai phe, và dù chẳng được am tường những diễn biến tại Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng (vì ngay cả Bộ Thuộc địa cũng rất mơ hồ từ sau ngày 9/3/1945), cựu hoàng cũng hiểu được những nét đại cương về một thực tế chính trị: Ngày 14/8/1945, Nhật đồng ý trao trả miền Nam cho chính phủ Trần Trọng Kim (4-8/1945), và Bảo Đại lập tức tuyên bố hủy bỏ thêm các hoà ước 1862 và 1874—tức hai hòa ước liên quan đến việc cắt nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ cùng một số đặc quyền khác.

Những ngày kế tiếp, qua khí thế cuộc cách mạng mùa Thu 1945 của toàn quốc dân, miền Nam thực sự trở thành một phần bất khả phân của đất nước Việt. Rồi, ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh lại khẳng định Việt Nam độc lập, thống nhất. Một guồng máy hành chính căn bản của Việt Minh, dù còn sơ sài và gặp sức chống đối của một số cá nhân và phe nhóm, được thiết lập trên toàn cõi Việt-Nam. Sự tranh chấp giữa những phe phái Việt chỉ là vấn đề chủ thuyết chính trị và phương thức xây dựng đất nước. Rất ít người đặt câu hỏi về vấn đề thống nhất. Sống lưu vong đã gần ba thập niên, nhưng Vĩnh San vẫn tri nhận được ao ước của quốc dân—và nôn nao khát vọng "thống nhất lãnh thổ"—nên đổi lại, chấp nhận "tự trị trong Liên bang Đông Dương." Đây là sự trao đổi thực tiễn nhất lúc bấy giờ. Nó cũng tương tự như đề nghị của Hồ Chí Minh với Sainteny qua trung gian của nhân viên OSS trước ngày Nhật đầu hàng. Vì có thế lực của tổ chức Việt Minh tại quốc nội, dĩ nhiên, Hồ còn đòi thêm một quân đội riêng, trong khi Vĩnh San giao phó việc quốc phòng cho Pháp.

Nhưng thời điểm ấy, đề nghị của Vĩnh San và Hồ khó lọt tai chính phủ Pháp. Bộ Pháp quốc Hải ngoại ở đường Oudinot và ngay cả de Gaulle cùng các cộng sự viên thân tín vẫn quá tin ở sức mạnh quân đội—một quân đội từ trang bị, vũ khí, tới phương tiện vận chuyển hoàn toàn tùy thuộc hảo tâm của Bri-tên và Liên bang Mỹ, giữa lúc bánh mì, bơ và thịt phải cấp phiếu tại Paris cùng các thành phố, thị xã. Mặc dù có những cá nhân như Tướng Leclerc hay Laurentie đã nghĩ đến hai tiếng "độc lập" cho Việt-Nam, nhưng một người không hề được thông báo chi tiết nào về "kế hoạch bí mật" Vĩnh San, (162) và người khác cực lực chống đối. (163)

162. Theo Tướng Crépin, Tướng Leclerc không hề được thông báo về kế hoạch Vĩnh San; De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 210-1.
163. Xem lời chứng của Laurentie; Ibid., tr. 242.
164. Xem chi tiết trong Vũ Ngự Chiêu 1984, chương XIV.

Trong hoàn cảnh ấy, thật khó tin Vĩnh San được chính thức đưa về Huế hầu lãnh đạo một nước Việt Nam thống nhất. Bởi thế, cựu hoàng đã bị gửi trả lại Réunion, chờ một cơ hội mới. Người ta không thể không tự hỏi nếu tai nạn phi cơ nọ không xảy ra, liệu Vĩnh San, sau gần 30 năm lưu đày, có chịu chấp nhận một nước Việt Nam bị chia cắt như một cái giá cho ngày hồi hương?

Ngoài ra, còn phải kể cuộc tranh chấp trong nội bộ Pháp, khiến de Gaulle phải rời chính quyền ngày 20/1/1946. Không thể nói cái chết của Vĩnh San khiến de Gaulle ra đi; và như thế, chi tiết de Gaulle sẽ cùng Vĩnh San trở lại Việt Nam vào tháng 3/1946 mà Thébault và Boissieu gợi nhắc tạo nhiều nghi vấn hơn giải quyết nghi án Vĩnh San. Hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ có thêm những tư liệu trong văn khố de Gaulle giúp khai sáng chi tiết này.

Những vấn nạn nêu trên khiến có thể nghĩ "kế hoạch bí mật" của de Gaulle cũng chỉ tựa kế hoạch “quốc tế quản trị cho Đông Dương” của Roosevelt suốt thời gian Thế Chiến II—Một thứ bánh đẹp, được chuẩn bị sơ sài, nhưng chưa đầy đủ vật liệu và sự nhào nặn cần thiết trước khi đưa vào lò. Tất cả mới chỉ có những nét sơ thảo cho một cuốn tiểu thuyết hay một kịch bản, và tác giả còn tu chỉnh, hiệu đính nhiều lằn. Nhưng ở thời điểm mùa Thu 1945, sự hiện diện của Vĩnh San ở Paris với cấp bậc Tiểu đoàn trưởng có ít nữa một tác dụng: Đó là tăng thêm áp lực để Hồ Chí Minh phải chấp thuận cho Pháp đổ bộ ở phía Bắc vĩ tuyến 16. Và chỉ ngần ấy đã đủ cho guồng máy quân sự của Tướng Leclerc trong giai đoạn tái chiếm Đông Dương bằng võ lực.

Cái chết bi thảm của Cựu hoàng Duy Tân giữa lòng rừng già Trung Phi có thể là một dấu hiệu sự thiếu may mắn của nước Pháp trong kế hoạch tái chiếm Đông Dương. Sau khi ép buộc Hồ Chí Minh phải lập lại kinh nghiệm lịch sử của Tôn Thất Thuyết 60 năm trước—bất thần tấn công quân Pháp ở 5 cứ điểm phía Bắc vĩ tuyến 16, rồi rút ra chiến khu vào tối 19/12/1946—người Pháp đã nỗ lực tìm một "chí sĩ" giúp cầm cờ "thực dân tiến bộ." (164) Những Nguyễn Văn Thinh, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, Phan Văn Giáo, và ngay cả những người từng hợp tác với Nhật như Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm đều được thử nghiệm. Họ chỉ là những Nguyễn Phước Biện, Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Ngô Đình Khả hay Nguyễn Hữu Bài tân thời. Cũng không thiếu những khuôn mẫu Puginier, Caspar hay Petrus Key, Trần Lục mới. Cuối cùng Paris đành "tái khám phá" Bảo Đại, người một thời bị nhục mạ là "phản bội," "hèn nhát" trên luồng sóng phát thanh về Việt Nam trong năm 1945, và đầu đề của bao mẩu chuyện đàm tiếu về tông tích bất minh để triệt hạ uy tín. Nếu còn sống, hẳn lá bài Vĩnh San cũng có cơ hội trở thành một Nguyễn Phước Biện tân thời. Cố vấn chính trị Bonfils cho rằng Vĩnh San được chú ý nhờ 1 lá thư của Francois de Langlade—Tổng thư ký đầu tiên của Comindo, một đề nghị (démarche) của Thiếu tá Trocard thuộc SĐ 9, người sẽ phục vụ và tử trận ở Đông Dương, và Trung úy Bousquet. Một cuộc thăm dò ý kiến cho biết Vĩnh San được sự ủng hộ của nhóm Tam điểm (Franc-macionnerie). Nhiều người Pháp và Việt ủng hộ Vĩnh San tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An và Hà Tĩnh. Một số khác, đặc biệt là công chức Pháp, ủng hộ Vĩnh Thụy hay Bảo Long, lúc ấy mới 10 tuổi và đã được phong làm Đông cung Thái tử từ năm 1939. Tuy nhiên, hệ Vĩnh Thụy Đại bị "déconsidérée" trong mọi giới. Dân Nam Kỳ chống lại quân chủ. Giới quân sự Pháp nghiêng về phía Vĩnh San. (165)

165. CAOM (Aix), CP 255.

 

Nhưng cái chết của Vĩnh San, nếu quả thực có "kế hoạch bí mật" đưa Hoàng tử về nước, cũng chỉ là một yếu tố nhỏ, cực kỳ nhỏ. Giai đoạn Nhật chiếm đóng Đông Dương (1940-1945) đã phá vỡ dần nền tảng của uy quyền thuộc địa Pháp. Trang bị với những ý thức hệ mới, một tinh thần cực đoan/bạo động mà nạn đói Ất Dậu và những cuộc tản cư tránh bom Đồng Minh góp phần quan trọng, và với đủ loại vũ khí tương đối hiện đại, nhiều thế hệ thanh niên Việt đã chọn đường kháng Pháp, thắp lại ngọn lửa Cần Vương xa xưa, tử chiến bảo vệ độc lập. Nhưng tại Paris và Chandernagor, rồi Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội còn có quá nhiều khối óc thủ cựu, lỗi thời, không theo kịp những lượn sóng thần biến đổi trật tự thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam cùng các quốc gia nhược tiểu, từng bị cường quốc Tây Phương chiếm làm thuộc địa hoặc chi phối nặng nề. Rồi, cuộc chiến ở Việt Nam dần dần mở rộng, không còn hạn hẹp trong lãnh thổ Đông Dương nữa mà bị các siêu cường chi phối, trong một cuộc chiến đa diện mang tên "chiến tranh lạnh Mỹ-Nga" (1947-1991).

Nói cách khác, lý do chính của sự thiếu may mắn của nước Pháp vào năm 1945—cũng thảm kịch đầy máu và nước mắt của quốc dân Việt suốt ba mươi năm kế tiếp—là chính de Gaulle và những viên chức Oudinot. Xét cho cùng lý, cái chết của Vĩnh San—dù đột ngột, bi thảm, và mất mát lớn lao với gia đình Hoàng tử—có lẽ là hồi kết cuộc hợp lý nhất cho một nạn nhân tội nghiệp của chế độ thực dân Pháp.


VŨ NGỰ CHIÊU

 

_____

 

1. Nguyên văn: "Vraiement, la France n'a pas de chance!," L'Institut Charles de Gaulle, Le général de Gaulle et l'Indochine, 1940-1946 (Paris: Plon, 1982) tr. 180, 182, 200. Sẽ dẫn: De Gaulle et lõIndochine 1982.
2. Từ trước đến nay, các tài liệu đều ghi tên húy của vua Duy Tân là "San" [        ]. Ngay chính nhà vua, sau khi đã bị đày qua Réunion cũng viết tên mình là "Vĩnh San." Trong một số tác phẩm trước đây, chúng tôi đã dùng chữ "Sang" theo đúng giấy tờ hộ tịch. Xem, chẳng hạn, Bulletin de l'Ecole Francaise d'Extrême-Orient (BEFEO, Kỷ Yếu Trường Viễn Đông Bác Cổ), VIII: 3-4 (7/1907), tr. 417; Bulletin administratif de l'Annam (BAA, Thành tích biểu hành chính An-nam), No 19 (1907), pp 570-575.
3. Xem chi tiết trong Vũ Ngự Chiêu, Lá bài bí mật của de Gaulle: Hoàng tử Vĩnh Sang (1900-1945)  (Houston: Văn Hoá, 1992). Sẽ dẫn: Vũ Ngự Chiêu 1992.
4. Nguyễn Xuân Thọ 1995, tr. 418-9, chú 14.
5. Chi tiết về chuyến đi đầy của Hàm Nghi dựa theo báo cáo ngày 15/10/1891 của Trần Binh Thanh, thông ngôn riêng của vua; CAOM (Aix), Réunion, 20H 13. Chúng tôi chỉ dẫn tài liệu khác nếu sử dụng.
6. Thư ngày 27/1/1889, Gougal Algérie [Tirman] gửi Gougal Indo; Ibid., GGI, dossier 9569.
7. Ibid., Réunion, 20H13.
8. Ibid., Indo, GGI, dossier 9591.
9. Ibid., dossiers 9582 và 9591.
10. Công điện số 770, ngày 20/11/1916, Gougal gửi Colonies; Ibid., dossier 9591.
11. Ibid.
12. Vũ Ngự Chiêu 1992, tr. 112-4 (Phụ bản 14).
13. CAOM (Aix), Indo, GGI, dossier 9591.
14. Thư ngày 11/1/1917, Vĩnh San gửi Thống đốc Réunion; Ibid., dossier 9593.
15. Ibid., dossier 9599. Công chúa Lương Nhàn sau lập gia đình với Luật sư Vương Hữu Nhường ở Sài Gòn, và là người tích cực vận động cho việc hồi hương của Bửu Lân và đưa hài cốt Vĩnh San về nước. Người Pháp từ chối cải táng Vĩnh San vì sợ rằng việc này sẽ khích động dư luận giống như các biến cố xin khoan hồng cho Phan Bội Châu, hay quốc táng Phan Chu Trinh.
16. Tiếng "An-Nam" Vĩnh San dùng có lẽ chỉ bao gồm Trung Kỳ (Thanh Hoá tới Bình Thuận), vì ở cuối thư cựu hoàng ghi thêm "Hoàng đế An-Nam, Vua Bắc Kỳ, hiện đang bị lưu đầy ở đảo Réunion vì lý do chính trị;" Ibid., SLOTFOM, Séries II, Carton 6.
17. Về bản thỉnh nguyện thư của Nguyễn Ái Quấc, xem chương X. Xem thêm Chính Đạo, Hồ Chí Minh: Con người & Huyền thoại, tập I: 1892-1924 (1997), tr. 195-199.
18. Mật báo viên "M. Jean" này thường tiếp cận và hoạt động với Nguyễn Ái Quấc dưới bí danh "Quản Lâm." Không rõ "Quản [Thượng sĩ] Lâm" có liên hệ gì với Bùi Lâm, một cựu khoá sinh của Viện Thợ Thuyền Phương Đông hay chăng.
19. Thư số 222, ngày 24/11/1922, Colonies gửi Gougal Indo; CAOM (Aix), Indo, GGI, dossier 9599.
20. Thư ngày 3/9/1921, Vĩnh San gửi Khâm sứ An-Nam; Ibid.
21. Thư ngày 20/9/1945 của R. Vally; Ibid., INF, Carton 122, d. 1105. Theo bà Antier, người vợ thổ dân của Vĩnh San ở Réunion, Hoàng tử nuôi ngựa và đua ngựa; Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện các bà trong cung Nguyễn (Huế: 1989).
22. Ẹ P. Thébault, "Le tragique destin d’un Empereur d’Annam;" France Asie/Asia, I (1970), p 7. Sẽ dẫn: Thébault, "Le tragique destin” (1970). Bốn người con của Vĩnh San được chính phủ Pháp cho mang họ "Vĩnh San" từ năm 1947, và tiếp tục hưởng số trợ cấp 35,000 quan mỗi năm của triều đình Huế. Theo bà Antier, nhỏ hơn Vĩnh San 13 tuổi (?), tổ tiên bà là người Pháp, đã qua Réunion lập nghiệp từ lâu. Bà quen biết Vĩnh San vào khoảng năm 1927, khi Vĩnh San thường đến quán ăn của cha mẹ Bà. Năm 1988, Bà Antier cùng người con trai út là Roger Vinh San đã qua Việt Nam viếng thăm và tu bổ mộ Vĩnh San, vì thi hài vua đã được cải táng về Huế năm 1987. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bà Antier không nói hết sự thực về người vợ thứ ba của Vĩnh San, cũng như chuyện Hoàng tử cắt đứt liên hệ với Bửu Lân. Xem bài phỏng vấn Fernand[e] Antier trong Nguyễn Đắc Xuân 1989, đã dẫn trong chú 21 supra. Trong thập niên 1990, một người con của cựu hoàng cũng du thuyết nước Mỹ. Xem thêm phần Bạt ở cuối sách.
23. Thư đề tháng 8/1945 của L. Revest; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105. Trong khi tiếp xúc với một viên chức Pháp có thẩm quyền nào đó vào tháng 9/1945, Vĩnh San đã khẩn khoản xin cho Vinson một Huy chương Kháng chiến; "Note au sujet du Prince Vinh-San" (21/7/1945); Ibid.
24. Thư ngày 11/6/1945, Boulé gửi Colonies, Ibid; Thébault, "Le tragique destin," p 7. Ngày 19/11/1999 vừa qua, chúng tôi may mắn được pháp đặc biệt tham khảo lá thư năm 1936 của Vĩnh San, chưa được chính thức mở ra cho công chúng Ibid., Conseiller Politique [CP], dossier 255 [non-communicable].
25. Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 11, đã dẫn chú 22 supra.
26. Cả Churchill và Roosevelt rất khó chịu về thái độ "kiêu ngạo" của de Gaulle, và có ý định đưa người khác lên thay. Xem thêm chi tiết trong Vũ Ngự Chiêu, "Political and Social Change in Viet-Nam Between 1940 and 1946" [Những biến đổi về chính trị và xã hội tại Việt Nam từ 1940 tới 1946], Ph.D. Dissertation, Đại Học Wisconsin-Madison, 1984, chương X-XIỊ Sẽ dẫn: Vũ Ngự Chiêu 1984.
27. Thébault, "Le destin tragique" (1970), p 11, đã dẫn chú 22 supra.
28. Nghị định số 880 C, ngày 7/5/1942; JORF, 80 (8/5/1942), p 542-543; và Nghị định số 1143 C, ngày 19/6/1942; JORF, 80:28 (26/6/1942) p 687. Xem thêm Thébault, "Le destin tragique" (1970), p 10.
29. De Gaulle et l'Indochine 1982, p 175. Xem thêm thư Etienne Boulé gửi Bộ Thuộc Địa ngày 11/6/1945,p 3. Năm 1948, hai người em của Duy Tân cũng về nước, nhưng Tư lệnh Pháp ở Sài Gòn cho rằng họ không có khả năng và hạnh kiểm để nhập ngũ hay giữ một chức vụ nào. CP 225.
30. Công điện số 168, ngày 9/4/1943, St. Denis gửi Colonies; CARAN (Paris), Fonds Comité National FranỄais [CNF], Carton 4. Trong công điện này, tên Vĩnh San ghi thành "Vinh Tan." ễ phần nhận xét, Thống đốc Réunion cho biết Vĩnh San bị xếp hạng không đủ sức khoẻ (inapte), thông minh và có mưu lược (intrigant); và, ông ta có cảm tưởng rằng Vĩnh San muốn rời Réunion để hoạt động chính trị với mục đích trở lại ngôi vua An-Nam, nơi Vĩnh San còn nhiều người ủng hộ.
31. "Témoignage du Général de Boissieu sur l'affaire du prince Vinh San;" De Gaulle et l'Indochine 1982, pp 175-176.
32. Thébault, "Le destin tragique" (1970), pp 12-3.
33. DAP, Direction de l'Indochine, "Note 1 au sujet du Prince Vinh San"; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.
34. Comité Francais de la Libération Nationale, Commissariat aux Colonies, Circulation No. 8906/AP (6/9/1944), và DAP, Direction de l'Indochine, "Note II pour Monsieur Grimald," tr. 1; Ibid.
35. Báo cáo của Trung Tá Vernoux, ngày 21/5/1945, tr. 2; Ibid.
36. Thư ngày 3/3/1945, Vĩnh San gửi Lelong; Ibid. Xem thêm thư ngày 9/4/1945, Vĩnh San gửi de Gaulle ; Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 11; và, các lá thư gửi Trung sĩ Roger Guichard trong năm 1945; Ibid., CP 255.
37. Note số 643 (20/11/1944), DAP gửi DAM. Chúng tôi không được trực tiếp tham khảo phiếu ý kiến này. Nội dung phiếu ý kiến trên được nhắc đến trong hai văn thư khác, "Note số II" của Sở Đông Dương, Nha Chính Trị, và thư số 11565 ngày 10/9/1945; Ibid., INF, carton 122, d. 1105.
38. Note II, Sở Đông Dương, Nha Chính Trị; Ibid.
39. Thư số 870/CAB, ngày 26/12/1944, và thư ngày 31/1/1945; Ibid.
40. Ibid. Sau này, Laurentie nghĩ rằng "một ông Tướng" đứng đằng sau việc đánh bóng tên tuổi Vĩnh San. Có lẽ Laurentie muốn nhắc đến Lelong; De Gaulle et l'Indochine 1982, p 242.
41. Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 14.
42. Biến cố này đã lược nhắc trong chương IX. Xem thêm chi tiết trong Vũ Ngự Chiêu, "The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945);" Journal of Asian Studies, XLV:2 (Feb 1986), pp 293-327, và Idem., "Social and Cultural Change" (1984), chương VII-VIIỊ Xem thêm Kiyoko Kurusu Nitz, "Japanese Military Policy Towards French Indochina During the Second World War: The Road to the Meigo Sakusen (9 March 1945);" Journal of Southeast Asian Studies, 14:2 (Sept 1983), pp 328-53.
43. Chiến dịch Mei-go, hay "cuộc phục kích" của Nhật ngày 9-10/3/1945 này là đề tài tranh luận gay gắt giữa hai phe Vichy và Gaullist trong nhiều thập niên. Decoux và các thuộc hạ cho rằng phe Gaullist đã đưa đến thảm kịch trên.
44. Công điện số 553-564, ngày 21/4/1945; CAOM (Aix), INF, Carton 124, d. 1116.
45. Chi tiết trong đoạn này phần lớn rút từ Vũ Ngự Chiêu 1984, chapts II & IIỊ Chúng tôi chỉ ghi chú xuất xứ những tài liệu khác khi cần. Xem thêm Francois de Langlade, "Résistance en Indochine;" Historia, pp 8, 10, 144. Trong số những "tổ" Gaullist đầu tiên có Mario Bocquet và William Bazé.
46. Xem Milton Ẹ Miles, A Different Kind of War (New York: Macmillan, 1966). Xem thêm về hoạt động của nhân vật Lương Vũ, trong Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, Tập III: Nhân Vật Chí, tái bản lần thứ nhất, có bổ sung (Houston: Văn Hoá, 1997).
47. Pechkoff là một cựu chiến binh Thế chiến I, đã cụt một tay, con nuôi của Gorki, được cử làm đại diện của de Gaulle bên cạnh chính phủ Tưởng Giới Thạch từ ngày 29/6/1943. Hơn một tháng sau, ngày 31/7/1943 Thạch cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vichy, với lý do Vichy đã bàn giao các nhượng địa Pháp tại Trung Hoa cho chính phủ Uông Tinh Vệ ở Nam Kinh; AOM (Paris), AP, Carton 3441.
48. Miles, Báo cáo về hoạt động của SACO tại Đông Dương, pp 1-22; Milton Ẹ Miles Papers, Office of Naval History; Spector 1983, p 25. Tưởng cũng nên ghi thêm rằng mùa Xuân 1943, Miles còn thực hiện một kế hoạch tình báo khác do George Devereux, một nhà nhân chủng học phục vụ trong Ban Tham mưu của Miles, đề xướng, và được Bộ Hải quân, cơ quan OSS, cũng như Tướng Chennault ủng hộ. Kế hoạch này dự định thả vào cao nguyên Trung bộ, gần Kontum, 20 chuyên viên để thu phục các sắc dân thiểu số như Ê-đê, Gia Rai v.. v.. Các chuyên viên này bắt đầu chương trình huấn luyện tại Fort Benning, tiểu bang Georgia từ tháng 6/1943. Tuy nhiên, do sự hiềm khích với tổ chức M-5 của phe Gaullist, sự kình chống giữa OSS và Bộ Hải quân, cũng như giữa các viên chức Mỹ và Trung Hoa tại Hoa Nam, cuối cùng kế hoạch trên phải hủy bỏ. Văn thư ngày 7/5/1943, Miles gửi Donovan; "A Program for Guerrilla Warfare for Indochina, 4/1943; Văn thư, Chennault gửi Capt Miles; Miles Papers, Office of Naval History; Spector 1983, tr. 25-7.
49. Sau này Milon nhảy dù xuống Đông Dương, gặp Mordant; De Gaulle et l’Indochine 1982, p 92.
50. SHAT (Vincennes), 10H xxx [85].
51. Tại Bắc Kỳ có Toán "Rivière" do Trung tá Vicaire chỉ huy; gồm 7 trạm liên lạc vô tuyến ở Hà Nội, Móng Cáy, Tong, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên và Điện Biên Phủ. Tại Lào có Toán "Donjon" do Thiếu tá Meyer chỉ huy, sau được tăng cường Thiếu tá Imfeld. Có 5 đài vô tuyến ở Viêng Chăn [Vạn Tượng], Paksane, Van Vieng, Xiêng Khoảng và Kankai. Bắc Trung Kỳ có Toán "Mederic" tại Vinh, do Đại úy Desprez chỉ huy. Trung Kỳ có Toán "Pavie" do Giraud chỉ huy. Có 4 trạm liên lạc ở Huế, núi Asap, Savannakhet và Qui Nhơn. Nam Kỳ có nhóm "Legrand," dưới quyền Kỹ sư Nicoleau. Có 3 đài vô tuyến ở Sài Gòn, Hớn Quản và Ban Mê Thuột. Cao Miên có toán “Mangin," do Plasson cầm đầu. Trạm vô tuyến Nam Vang liên lạc thường xuyên với Calcutta. "Note sur l'activité du Service d' Action (12/1945);" Ibid.
52. Ibid., 10H xxx [82].
53 Ibid., 10 H xxx [85]. Patti (1980:30-1) ghi nhận là ngày 4/7/1945; Indochine, tr. 28ff. Trong chứng từ trên báo Historia, Langlade ghi rằng chuyến công tác này thực hiện sau tháng 8/1944 (p10). Có lẽ Langlade nhớ lầm.
54. De Gaulle et lõIndochine  1982,p 60.
55. SHAT (Vincennes), 10H xxx [82].
56. Ibid., 10H xxx [84]
57. Đích thân de Gaulle là Chủ tịch Comindo, và các thành viên gồm Bộ trưởng Ngoại Giao, Thuộc địa, Tài chính, Chiến tranh, Hải quân, Không quân, cùng Tổng Tham Mưu trưởng quân lực và Tổng Giám Đốc Nghiên cứu và Sưu Tầm (DGER, tức cơ quan tình báo); Ibid., De Gaulle et lõIndochine 1981, p 61; Patti 1980, p 39.
58. Nguyên văn bản tuyên cáo này đăng lại trong Journal Officiel de la Fédération Indochinoise [JOFI] (Saigon), 57:1 (Nouvelle série), 15/11/1945, p 2.
59. Ngày 7/10/1944, Bộ trưởng Thuộc địa René Pleven cho lệnh Langlade [Lutèce] liên lạc với Phạm Việt Tử.
60. Vũ Ngự Chiêu 1984, tr. 493-8.
61. Cordell Hull, The Memoirs of Cordell Hull, vol II (New York: Macmillan, 1948), p 1466; FRUS, The Conferences at Cairo and Tehran, 1943 (Washington, DC: GPO, 1961), pp 864, 872-873.
62. Năm 1942, sau khi Pháp cho Nhật sử dụng Đông Dương làm bàn đạp tấn công các thuộc địa Âu Mỹ, Roosevelt cho rằng Pháp đã tự làm đám tang tại Đông Dương; Georges Thierry d’Argenlieu, Chronique d’Indochine, 1945-1947 (Paris: Michel, 1985), p 26. Theo chúng tôi, kế hoạch “quốc tế quản trị” thoạt tiên là một phản ứng của Roosevelt trước quyết định của Pétain; và, đồng thời, có thể cũng chỉ là kế hoạch chiến tranh chính trị nhằm đáp ứng lại chiêu bài “giải phóng,” và “tự trị” của Nhật, giống như bản Tuyên ngôn Đại Tây Dương.
63. Nguyên văn: "Best of luck in getting rid of our mutual headache;" Loweinheim, [p.338], n 1.
64. Nguyên văn: "I am fed up with de Gaulle ... I am absolutely convinced that he has been and is now injuring our war effort and that he is a very dangerous threat to us. I agree with you that he likes neither the British nor the Americans and that he would double-cross both of us at the first opportunity. I agree with you that the time has arrived when we must break with him ... We must divorce ourselves from de Gaulle ... because he has proven to be unreliable, uncooperative, and disloyal to both our governments." Lowenheim, p.[63], [344].
65. FRUS 1944, III:780.
66. FRUS 1944, III:777.
67. Vũ Ngự Chiêu 1984, Phần IIỊ
68. Memorandum ngày 1/1/1945, Roosevelt gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; FRUS 1945, VI:293.
69. Vũ Ngự Chiêu 1984, tr. 535.
70. Ngày 12/2/1945, Đại sứ Mỹ Jefferson Caffery chuyển lời mời của Roosevelt hẹn gặp De Gaulle vào khoảng ngày 17/2/1945 tại Algiers (Alger). Ngày hôm sau, 13/2, de Gaulle báo với Caffery là không thể gặp Roosevelt; FRUS 1945, IV:672-3.
71. History of US Forces in the China Theater, p. 30, Ms in CMH; Spector 1983:30.
72. Spector 1983:36; Christopher Thorne, Allies of A Kind: The United States, Britain and the War Against Japan, 1942-1945 (London: Hamish Hamilton, 1978), tr. 301.
73. FRUS, vol I: The Conference of Berlin, 1945 (Washington, DC: 1960), tr. 918; Spector 1983:48.
74. Công điện ngày 31/1/1945, Hurley gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; FRUS 1945, VI:294.
75. Công điện ngày 6/2/1945, Hurley gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; và Công điện ngày 16/2/1945, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao gửi Hurley; FRUS 1945, VI:296-7.
76. Một trong những nguồn tình báo của Chennault trong thời gian này là nhóm "GBT" của Laurence Gordon, công dân Canada làm việc cho hãng Cal-Texaco Oil Company, Harry Bernard, một thương gia thuốc lá người Bri-tên, và Frank Tan, một thương gia người Mỹ gốc Hoa. Thoạt tiên nhóm này hoạt động dưới sự điều khiển của Đề Đốc Yang Hsuan Chen, Giám đốc Tình báo của Hội Đồng Hành Quân Trung Hoa, với tiền bạc và dụng cụ do Bri-tên đài thọ. Dần dần, Không đoàn 14 của Chennault ngày một yểm trợ mạnh hơn nhóm này; và vào cuối năm 1944, Không đoàn 14 trực tiếp tài trợ cho nhóm GBT.
77. FRUS 1945, VI:297; Công điện, Chennault gửi Gross, 9/3/1945, Wedemeyer File, RG 332; Spector 1983, tr. 30.
78. Vũ Ngự Chiêu 1984, tr. 534-6.
79. Spector 1983, tr. 32.
80. FRUS 1945, VI:300.
81. Thực ra, từ ngày 15/3/1945, trong buổi nói chuyện với Charles Taussig, Roosevelt thêm rằng Pháp có thể giữ Đông Dương và Nouvelles Calédonies với điều kiện Pháp phải hứa sẽ trả lại độc lập. Nhiều tác giả cho rằng đây là dấu hiệu "thua cuộc" của Roosevelt. Khoảng 3 tuần lễ sau, ngày 3/4, Roosevelt đồng ý cho Bộ Ngoại Giao công bố những điều khoản về "quốc tế quản trị" của Liên Hiệp Quốc đã được biểu quyết tại Yalta.
82. US-Vietnam Relations, 1971, Book 7:66; Phiếu trình ngày 20/3/1945, Caraway gửi Wedemeyer, Wedemeyer Files, RG 332; Spector 1983, tr. 34
83. Báo cáo ngày 14/4/1945 của Chennault, Wedemeyer Files, RG 332; Spector 1983, tr. 34.
84. Công điện ngày 24/3/1945, Caffery gửi Bộ trưởng Ngoại Giao; FRUS 1945, VI:302.
85. FRUS 1945, IV:686-7.
86. Thư ngày 29/3/1945 của Helliwell; Spector 1983, tr. 38
87. Intelligence Activities and Aid to Resistance Groups in French Indochina, PSYWAR 091 Indochina, RG 319; Spector 1983, tr. 40
88. Xem nguyên bản Thỏa Ước này trong FIC, Book 2, Wedemeyer Files; Công điện, Helliwell gửi Gross, ngày 23/6/45, tr. 35, 40, CHP K5053, China Theater Records; R. Harris Smith, OSS: The Secret History of America's First Central Intelligence Agency (Berkeley: Univ of California Press, 1973), tr. 328-9.
89. Trả lời phỏng vấn của Spector ngày 2/21972; Spector 1983, tr. 32.
90. Công điện, Wedemeyer gửi Marshall, 28/5/45; FIC Book 1, China Theater Records; Spector 1983, tr. 49.
91. Department of State, FRUS, vol I: Conference of Berlin, 1945, 920.
92. US-Vietnam Relations, 1971, Book 8, V. B.2:1-2; Blum 1972, tr. 14-5; Spector 1983, tr. 44.
93. Nguyên văn, "the mounting groundswell of nationalism ... engulfing all Southeast Asia." (Lời điều trần của Abbot L. Moffat) trong US Congress, Senate, Hearings Before the Committee on Foreign relations: Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War, 92nd Congress, 2nd Session, 1972, (1973), p 163. Sẽ dẫn: Causes 1972. [92]
94. Xem thêm chi tiết trong George C. Herring, "The Truman Administration and the Restoration of French Sovereignty in Indochina;" Diplomatic History, I:1, (Spring 1977), tr. 100-1,116.
95. Causes 1972, tr. 176-7.
96. FRUS, 1945, I:790ff.
97. Nguyên văn: "It was made quite clear to Mr Bidault that the record is entirely innocent of any official statement of this government questioning, even by implication, French sovereignty over Indochina;" Công điện ngày 9/5/1945, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao Grew gửi Caffery; FRUS 1945, VI:307 [312?]; United States-Vietnam Relations, 1945-1967 (1971), Book 8:27.
98. FRUS 1945, VI:557-68.
99. Công điện ngày 2/6/1945, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao gửi Hurley; FRUS 1945, VI:312; Công điện ngày 7/6/45, XLTV Bộ trưởng Ngoại Giao gửi Hurley; US-Vietnam Relations (1971), Vol 8:30-2. Thực ra, lập trường này đã được Grew đề nghị lên Truman ngày 16/5, và công bố ngày 18/5/1945; Ibid., Vol 8:27-9.
100. Công điện, Marshall gửi Wedemeyer, 4/6/1945, FIC, Book 2; Spector 1983, tr. 49.
101. Lực lượng quan trọng nhất là cánh quân Alessandri rời lãnh thổ Lào vào Trung Hoa ngày 2/5/1945. Hơn 5,000 lính Pháp và bản xứ được tập trung ở Mông Tự (Mentze) và số còn lại ở Mã Quan (Makwan).
102. F 986/11/61 và F 1829/11/61, F.Ọ 371; cf PREM 3, 178/3; Christopher Thorne, "Indochina and Anglo-American Relations, 1942-1945;" Pacific Historical Review, 1977:89.
103. FRUS, 1945, VII:500.
104. CAOM (Aix), Affaires économiques [AE], Carton 316.
105. Trung đoàn 5 cũ trước trú đóng ở Morroco, rồi bị giải tán. Phần CLI được thành lập từ năm 1943 tại Djidjelli, Bắc Phi. Trung tá P. Huard là cựu Tham Mưu trưởng của Tướng Blaizot; Tham Mưu trưởng là Đại úy Lacroix. Thiếu tá Ạ Daveau làm Chỉ huy trưởng Chiến đoàn (Groupement) 1, và Thiếu tá J. Lafond chỉ huy Chiến đoàn 2 (mới chỉ có 1 "détachement [4];" SHAT (Vincennes), 10H 84.
106. CAOM (Aix), INF, Carton 124, d. 1116.
107. Bản Tuyên Cáo này được Ủy Ban Đông Dương phê chuẩn ngày 23/3; và tiết lộ cho báo chí ngày hôm sau, 24/3. Bộ trưởng Thuộc Địa Giacobbi đọc trên đài phát thanh ngày 25/3 và 26/3. Nguyên văn Pháp ngữ của "Tuyên cáo ngày 24/3/1945" có thể tìm thấy trong JOFI, 57:1 (15/11/1945), tr. 2-3.
108. CAOM (Aix), CP, Carton 192.
109. Sainteny 1953, tr. 64-6; Patti 1980, tr. 104.
110. Xem chi tiết trong SHAT (Vincennes), Indochine, 10 H 75-80.
111. CAOM (Aix), AP, Cartons 3441 và 3444.
112. Xem thêm chi tiết trong Vũ Ngự Chiêu 1984, chương VII & VIIỊ
113. De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 176.
114. Báo cáo số 591/CAB (11/6/1945), Casseville gửi Colonies; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.
115. Bài phát thanh này được giới thiệu với những lời công kích nặng nề "kẻ phản bội" Bảo Đại, lúc ấy mới tuyên bố độc lập và hủy bỏ hoà ước 6/6/1884; Ibid.
116. Công điện số 803/CAB/DAM 811 (4/6/1945) và 821/CAB/ DAM 811 (6/6/1945); Ibid.
117. Thư Vĩnh Sang gửi Boulé ngày 21/6/1945; Ibid.
118. Ibid. Thư này lọt vào tay Laurentie ngày 21/9/1945, và có lẽ không đến tay Boulé.
119. Linh mục Cao Văn Luận, trong cuốn Bên Dòng Lịch Sử, thuật lại rằng Vĩnh San đã đột ngột đến thăm ông vào cuối năm 1944 với cấp bậc Đại Tá. Điều này khó thể xảy ra vì mãi tới ngày 18/6/1945, cựu hoàng Duy Tân mới đặt chân tới nước Pháp lần đầu tiên trong đời. Mùa Đông 1982-1983, chúng tôi viết thư cho LM Luận (lúc ấy đang ở Bỉ) để hỏi về chi tiết này thì ông khẳng định rằng trí nhớ của ông rất minh mẫn. Chúng tôi nghĩ rằng LM Luận đã sai lầm, vì Vĩnh San không bao giờ được cấp Đại tá, và không thể có mặt ở Paris vào cuối năm 1944. Trong hồ sơ chưa giải mật ở Aix-en Provence, còn một tấm hình Thiếu tá Vĩnh San, với 4 vạch trên cầu vai. Hình này do Trung tá Regondeau, trưởng phòng sưu tầm SEITC của Bộ Chiến tranh chụp, gửi tặng d'Argenlieu. Regondeau còn là tác giả bài viết về Duy Tân, “Vinh San: Prince dõAnnam mort pour la France,” trên báo Climats sau tai nạn phi cơ, dưới bí danh Claude Artois. Theo Regondeau, Hoàng tử Vĩnh San người nhỏ bé, chỉ khoảng 40 ki-lô.
120. "Note de Vallat sur le Prince Vinh San," Annexe 10; Thierry d'Argenlieu, Chronique d'Indochine, 1945-1947 (Paris: Albin Michel, 1985), tr. 436. Sẽ dẫn: DõArgenlieu, Chronique, 1985.
121. Xem thêm thư Vĩnh San gửi Boulé ngày 10/9/1945; Thébault, "Le tragique destin " (1970), tr. 19.
122. Công điện số 1012-AP, Giacobbi gửi Gougal Madagascar; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.
123. Thư số 9369, ngày 11/7/1945, Grimald gửi Boulé; Ibid.
124. Báo cáo số 591, 11/7/l945, Casseville gửi Colonies; Ibid.
125. Thư số 4845/202, ngày 7/8/1945, Langlade gửi Bộ Trưởng Thuộc Địa; Ibid.
126. Charles de Gaulle, The War Memoirs: Salvation, 1944-1946 (New York: Simon and Schuster, 1960), tr. 242; và, Mémoires de Guerre, vol III: Le Salut, 1944-1946 (Paris: Plon, 1959), pp 550-53.
127. COM (Aix), INF, Carton 368, d. 2925.
128. FRUS, 1945, VII:513.
129. Xem thêm chi tiết trong biên bản buổi gặp mặt giữa Joseph C. Grew và Truman ngày 18/5/1945; trong FRUS, 1945, IV:689; và bản tin báo chí ngày 18/5/1945 của Truman sau khi hội kiện với Georges Bidault trong Department of State, Bulletin, May 20, 1945, tr. 927.
130. Những chi tiết trong đoạn này phần lớn rút từ Vũ Ngự Chiêu 1984, chương XI-XIIỊ Chúng tôi chỉ trưng dẫn những nguồn tài liệu khác khi cần thiết.
131. CAOM (Paris), AP, cartons 3441 & 3444.
132. Theo Laurentie, vào tháng 8/1946, khi Hồ đang có mặt ở Paris, đích thân de Gaulle đã nhiều lần khuyến cáo Laurentie đừng nên “cho” Hồ xứ Nam Kỳ; "Témoignage du gouverneur général Henri Laurentie," De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 238.
133. Note không số, ngày 29/9/1945; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.
134. Jean Baraquin, "Note au sujet du Prince Vinh San," 21/11/1945, tr. 1; Ibid.
135. Ministre de la Guerre, Cabinet du Ministre, "Fiche au sujet du Prince Vinh San" (4/10/1945); Ibid..
136. Thiếu úy thực thụ ngày 15/2/1942, Trung úy ngày 5/12/1943, Đại úy thực thụ ngày 5/12/1944, và Tiểu đoàn trưởng ngày 25/9/1945. Lệnh bổ nhiệm này không được đăng trên công báo; và cũng không được truy tố lương bổng.
137. Thư Vĩnh San gửi Boulé ngày 16/11/1945; Thébault, "Le destin tragique" (1970), tr. 20.
138. Ibid., tr. 27-8.
139. CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.
140. De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 178.
141. Charles de Gaulle, Mémoires de Guerre, Vol III: Le Salut (Paris: Plon, 1959), tr. 230. Sẽ dẫn: Gaulle, Mémoires 1959.
142. D'Argenlieu, Chronique 1985, tr. 436-37.
143. De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 178-80.
144. Boissieu cũng xác tín chi tiết này, cho rằng tình báo Bri-tên đã đưa ra đề nghị trên; De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 161-2. Xem thêm chú 149, infra.
145. Note ngày 3/12/1945 của Pierre Messmer; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105. Messmer đã nhảy dù xuống gần Hải-phòng với chức vụ Ủy viên Cộng Hoà Bắc Kỳ, nhưng bị bắt giữ. Sau khi được phóng thích, Messmer về phục vụ tại Ủy ban Đông Dương.
146. Thébault, "Le tragique destin " (1970), tr. 32-3.
147. "Entretien avec le Général de Gaulle à propos du prince Vinh San, 23 septembre 1956;" D'Argenlieu, Chronique 1985, p 437.
148. Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 35.
149. Ibid. Cần ghi thêm là trong những năm 1945-1946, dư luận chung của dân Pháp là nghi ngờ Bri-tên muốn chiếm đoạt các thuộc địa của Pháp. Thực ra, Churchill và chính phủ Bri-tên là đồng minh khả ái, rộng lượng nhất, dù Churchill không ưa cá nhân de Gaulle. Xem thêm Vũ Ngự Chiêu 1984, Chương X-XỊ
150. Dân Chủ, 12/9/1945. Thời gian ở Hà-nội, Bảo Đại ngụ tại số 51 phố Hàng Cỏ. Ibid., 10 & 19/9/45.
151. Bất mãn, Từ nói: "Thế thì ông xoàng lắm;" Lê Hữu Từ, Hồi ký, tr. 5; dẫn trong Đoàn Độc Thư và Xuân Huy, op. cit., tr. 44-5. Cũng ngày này, Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc ra đời, trong khuôn khổ Việt Minh. Chủ tịch: Trần Công Chính; Phó Chủ tịch: Linh mục Hoàng Quỳnh; TTK: Nguyễn Văn Hiển.
152. CAOM (Aix), INF, Carton 133, d. 1207.
153. Ibid., AP, Carton 365. Sau buổi tiếp xúc này, Didelot nhận xét: Bảo Đại "hoàn toàn thiếu tư cách [manque absolu de caractère]."
154. Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu Lửa (Hà-nội: 1951), tr. 95, 97.
155. Combat, 15/10/1946; trong CAOM (Aix), PA 28 [Moutet], Carton 7, d. 164. Xem Phụ bản.
156. Xem tiểu sử Lưu Đức Trung, tức Lưu Bá Đạt, trong Chính Đạo, Nhân Vật Chí (1997).
157. De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 175-80. Xem thêm, "Les circonstances de la mort du prince Vinh San;" D'Argenlieu, Chronique 1985, tr. 437-8.
158. Thébault, "Le tragique destin " (1970), tr. 36.
159. SHAT (Vincennes), 1K 233, carton 1.
160. Cao Văn Viên, Leadership (Washington, DC: GPO, 1981).
161. Gaulle, Mémoires 1959, vol III, tr. 230-1.
162. Theo Tướng Crépin, Tướng Leclerc không hề được thông báo về kế hoạch Vĩnh San; De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 210-1.
163. Xem lời chứng của Laurentie; Ibid., tr. 242.
164. Xem chi tiết trong Vũ Ngự Chiêu 1984, chương XIV.
165. Theo một tài liệu sẽ giải mật vào năm 2009, Cố vấn chính trị Bonfils cho rằng Duy Tân chỉ được chú ý nhờ 1 lá thư của FranỄois de Langlade, một đề nghị (démarche) của Thiếu tá Trocard thuộc SĐ 9, và Trung úy Bousquet. Một cuộc thăm dò ý kiến cho biết Duy Tân được sự ủng hộ của nhóm Tam điểm (Franc-maỄonnerie). Nhiều người Pháp và Việt ủng hộ Duy Tân tại Quảng-nam, Quảng-ngãi, Bình-định, Nghệ-an và Hà-tĩnh. Một số khác, đặc biệt là công chức Pháp, ủng hộ Bảo Đại hay Bảo Long, lúc ấy mới 10 tuổi và đã được phong làm Đông cung Thái tử từ năm 1939. Tuy nhiên, hệ Bảo Đại bị "déconsidérée" trong mọi giới. Dân Nam Kỳ chống lại quân chủ. Giới quân sự Pháp nghiêng về phía Duy Tân.
 
 
Thứ hai, 20/8/1945: Chính phủ Pháp chấp thuận 5 nguyên tắc về tự trị kinh tế của Đông Dương: tự trị về quan thuế, tự do về hối xuất giữa đồng Đông Dương và đồng franc [quan]; tự trị về viện hối đoái; không áp dụng luật quốc hữu hoá và các phương thức chỉ huy kinh tế tại Pháp; và quyền tự do kinh tế cho mọi ngoại nhân (INF, 128/1152).
10/12/1946: Bộ Ngoại giao Pháp gửi cho Đại sứ Pháp ở Washington, DC về phí tổn trong thời Nhật chiếm đóng: 4,545 triệu đồng Đông Dương; còn lấy của Ngân hàng Đông Dương 789 triệu bạc nữa (INF, Carton 163/1375).
Sự "hợp tác" giữa Pháp và Nhật tại Đông Dương từ năm 1940 chỉ là thế chẳng đặng đừng. Chính phủ Vichy đồng ý đóng góp vào cuộc chiến Đông Nam Á của Nhật, hầu duy trì được chủ quyền thuộc địa. Suốt ba năm đầu của cuộc hợp tác này, hai bên đều giữ mối liên hệ "làm việc" khá tốt đẹp. Nhưng từ cuối năm 1943, đầu năm 1944--với khí thế chiến thắng của phe Đồng Minh ở Âu Châu, và những cuộc bại trận liên tiếp của Nhật ở Á Châu--sự hợp tác ngày một khó khăn. Tình trạng liên hệ giữa chính quyền Decoux và giới quân sự Nhật ngày thêm nặng nề sau khi chính phủ lâm thời của Charles de Gaulle tái chiếm Paris và bắt đầu tìm cách kiểm soát các thuộc địa. Tại Đông Dương, từ cuối năm 1944, Toàn quyền Decoux chỉ còn là bình phong cho một chính phủ "Pháp tự do" trong bóng tối dưới quyền Tướng Eugène Mordant. Bởi thế, các giới chức Nhật cũng âm thầm chuẩn bị lật đổ Decoux khi cần. Ngày 4/12/1944, Tướng Tsuchihashi Yuitsu được cử làm Tư lệnh Quân đoàn 38 Nhật để chuẩn bị biến Đông Dương thành một trong những cứ điểm tử thủ chiến lược. Từ nhiều tháng trước, cơ quan an ninh Nhật cũng bắt đầu tuyển mộ những người có thành tích kháng Pháp để thành lập một giai tầng trung gian bản xứ mới, khi cần. Bởi thế, trong năm 1944, nhiều tổ chức chính trị hay "cách mạng" Việt ra đời. Đáng kể nhất có Đại Việt Phục Hưng của Ngô Đình Diệm và Trần Văn Lý ở An-Nam, Việt Nam Ái Quốc Đảng của Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn, Vũ Đình Dy cùng các nhóm Đại Việt ở Bắc Kỳ, Phục Quốc và hai giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo ở miền Nam. Mùa Thu 1944, cơ quan tình báo và Hiến binh Nhật (Kempeitai) cũng ra mặt che chở cho một số nhân vật bị Pháp lùng bắt--như Ngô Đình Diệm, Nguyễn Xuân Chữ, Dương Bá Trạc, Trần Trọng Kim, hai con của Cường Để--và thành lập một chính phủ yểm trợ Cường Để, do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng, dưới danh nghĩa Ủy Ban Kiến Quốc.
 
Mãi tới ngày 1/2/1945, sau khi Bộ Tư lệnh Lộ quân Miền Nam phải triệt thoái khỏi Manila, Tokyo mới quyết định lật đổ Decoux. Tướng Tsuchihashi được lệnh khởi sự kế hoạch "Mei-go" chuẩn bị đã lâu. Sau vài trở ngại kỹ thuật, lúc 19G00 chiều 9/3/1945, Đại sứ Matsumoto Shinichi trao tối hậu thư cho Decoux tại Sài-gòn; và hai giờ sau, quân Nhật tấn công. Trong vòng 48 giờ đồng hồ, dù quân số chỉ bằng một nửa quân Pháp, Quân đoàn 38 Nhật hoàn toàn làm chủ tình hình Đông Dương. Decoux, Mordant và hầu hết viên chức cao cấp cùng các Tướng lãnh Pháp đều bị bắt giữ.
 
80. Theo Hạ Bá Cang, Cang vào tới Bà Điểm, Hội nghị đã bế mạc. Cang cũng không hề đề cập đến Nguyễn Văn Cừ; Hoàng Quốc Việt, Chặng đường nóng bỏng (Hà-nội: Lao Động, 1985), tr. 169-70.
81. Phụ bản báo cáo số 48 (1/1937); CAOM (Aix), SLOTFOM, Séries III, Carton 59.
82. Paul Isoart, Phénomène, tr. 299, chú 407. Xem thêm Ibid., PA 28, carton 3, d. 69-76.
 
Thứ Năm, 1/2/1945: Tokyo: Hội đồng Tối Cao Chỉ đạo chiến tranh Nhật quyết định nắm trọn quyền chỉ huy ở Đông Dương.
Chủ Nhật, 4-14/2/1945: Hội nghị Yalta (Crimea) FDR, Josef Stalin và Winston Churchill gặp nhau tại Yalta (Crimea), mở đầu Hội nghị Tam cường Mỹ, Liên Sô và Bri-tên (bế mạc ngày 14/2/1945).
* Côn Minh: Đoàn công-voa Mỹ đầu tiên từ India, với 113 xe chở đại bác 105 ly nòng ngắn, sơn pháo 75 và phòng không 37 ly vượt qua 1,100 dặm từ Ledo, Assam, tới Côn Minh.
5/2/1945: Philippines: Quân Mỹ tiến về Manila.
6/2/1945: Đại sứ Patrick Hurley báo cáo v/v Tướng Albert C. Wedemeyer gặp tùy viên quân sự Pháp ngày 2/1/1945 ở Trùng Khánh. (Tel 177, Feb 6, 1945, Hurley gửi State; United States-Vietnam Relations, 1945-1967, (1971) Bk 7, p. 48.
7/2/1945: Sài Gòn bị oanh tạc nặng.
Dân chúng bất mãn vì kho thuốc dự trữ cuối bị phá. Một góc nhà thương Grall cũng trúng bom. Mission Militaire en Chine [MMC], BR ngày 27/2/1945; CAOM (Aix), CP 192.
Doanh trại Martin de Pallières (TrĐ 11 RIC) bị hư hại. Ngày 7/3/1945, Nhật chiếm trại vì công sự phòng thủ bị trúng bom chưa kịp tu bổ. SHAT (Vincennes), 10 H xxx [79] Sau này, Tướng Noel bị dẫn giải từ Căm Bốt về trại Quartier Vigile (PC 5è RTA [Tirailleurs annamites], rồi trại Martin de Pallières (TrĐ 11 RIC). Bí mật tổ chức tù binh thành đơn vị, trao cho Trung tá Rivier ngày 13/9/1945. Noel, “Les Japonais en Indochine; 9 mars 1945 au Cambodge;” (24/3/1946); SHAT (Vincennes), Indochine 10 H xxx [80/2].
* Cambodia: 15 phi cơ Mỹ oanh tạc Nam Vang. Chết 309, bị thương 395, 100 mất tích.
Thứ Năm, 8/2/1945: * Bangkok: Trần Trọng Kim và Nguyễn Văn Sâm cùng Tráng Liệt, Tráng Cử, Đặng Văn Ký vào ở trong một bệnh viện. (Kim 1969:40)
Thứ Năm, 8/2/1945: Crimea: 3G45 p.m.: Yalta Conference. FDR gặp Stalin tại Livadia Palace. FDR nói hiện tại khó tìm được tàu chở quân Pháp qua Viễn Đông. United States-Vietnam Relations, 1945-1967, (1971) Bk 7, p. 49.
9/2/1945: Yalta: Ngoại trưởng Mỹ Stettinius chính thức nêu lên vấn đề hậu chiến "Quốc tế quản trị" cho Đông Dương.
Thủ tướng Bri-tên, Winston S. Churchill, cực lực phản đối. Roosevelt phải yêu cầu tạm ngưng buổi họp; để đại diện Mỹ trấn an Churchill rằng kế hoạch hậu chiến phụ dung không ảnh hưởng gì đến các thuộc địa cũ của các nước Tây Âu. (Vũ Ngự Chiêu, 1984:535).
Trên đường về Mỹ, Roosevelt chỉ biết than thở: "Stalin thích sáng kiến đó. Trung Hoa thích sáng kiến đó. Chỉ có Bri-tên chống lại. Nó có thể phá vỡ đế quốc của họ."
 [Xem 3/4/1945] Statement of Abbot Low Moffat: Ngày 3/4/1945, BNG tuyên bố quyết nghị của Hội nghị Yalta—or, voluntarily placed under trusteeship. = public end of trustreeship. pp. 164 [161-81]
US Congress. Senate. Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War. Hearings before the Committee on Foreign Relations, 92nd Congress, 2nd Session, May 1972 (Washington: GPO, 1973), pp 250-65 [Report on Deer Mission—Major A[llison] K. Thomas (17/9/1945)], 267 [266-71] [Appendix: Viet Minh League];
Withdrawal of Gallagher and Patti [p. 183]
Peter Dewey [pp. 183-84]
 
Khoảng nửa đêm ngày 9/3/1945, Tướng Chennault nhận được công điện xin không yểm của lực lượng Pháp đồn trú tại Lạng Sơn. Tướng Robert B. McClure, XLTV Tư lệnh Mỹ, tại Côn Minh chấp thuận. Ngày 10/3, Chennault còn thuyết phục được Thạch cho phép tàn quân Pháp tạm trú trên lãnh thổ Trung Hoa. Cùng ngày, Hội đồng Tướng lãnh Trung Hoa biểu quyết sẽ yểm trợ quân sự cho Pháp nếu Pháp hết sức chống trả quân Nhật.(37) 37. Spector,  1983:32.
* Lạng Sơn: Đồn trưởng Lộc Bình được tin đầu tiên về cuộc tấn công Lạng Sơn.
Tối thứ sáu, 9/3: Công sứ Lạng Sơn, Đại tá Paul Robert, Thanh tra Khố Xanh được mời dự tiệc. Bị bắt. Sáng 10/3: Thành Lạng Sơn thất thủ. 11G00: Đồn Lộc Bình bị tấn công.2G30: T
Hôm sau, đoàn OSS tại Hoa Nam lại xin Côn Minh cho phép yểm trợ một cánh quân Pháp gần biên giới Trung Hoa vì Đại tá Lecoq, Chỉ huy trưởng cánh quân này, thường hoạt động tình báo cho OSS. Không dám tự quyết định, McClure và Chennault yêu cầu Oat-shinh-tân cho lệnh rõ ràng về vấn đề yểm trợ Đông Dương.
* Quảng-Ngãi: [11/3/1945] Phạm Kiệt và một số tù nhân nổi loạn ở Ba Tơ; sau đó lập thành chiến khu Việt Minh ở đây. Tháng 8/1945 tiến ra cướp chính quyền Quảng Ngãi.
Ba Tơ là một trong 4 huyện trung du, tây nam tỉnh lị Quảng Ngãi 80 cây số: Quảng Ngãi đi đường 1, 34 km, tới Mộ Đức. Quẹo phải [hướng tây], 31 km tới Ba Tơ. Xứ của dân Hrê. Đi tiếp sẽ đến Kontum.
[Huế-Quảng Ngãi, 229 km, Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 131 km  + 65 km, Ba Tơ]
Năm 1961, Ba Tơ có khoảng 3,000 người Kinh, 23,500 dân Thượng nói tiếng Hrê. Rice farming, tobacco, corn. Có 4 trại định cư: Từ đầu năm 1962, một toán 1,000 tị nạn chiến tranh tới quận Ba Tơ (trại Bà Hiệp), cách tòa hành chính vài trăm thước. Tháng 4/1962, một toán 700 tới thôn Ba Lòng. Tháng 8/1962, 850 người khác. Ngày 5/12/1962, khoảng 100 người tới thôn Đá Bàn. Báo cáo ngày 19/1/1963 của Đại úy Bobby G. Davis, cố vấn Tiểu đoàn 1/5/SĐ 2. [Tư liệu riêng của tác giả]
Chủ Nhật, 11/3/1945: * Hà Nội: Báo Tin Mới đăng "Tuyên Cáo" của Đại Việt Quốc Gia Liên Minh.
- 5 giờ chiều: Đại Việt Quốc Gia Cách Mệnh Ủy Viên Hội ra mắt tại Bờ Hồ Hoàn Kiếm.
Đây là tên mới của ĐVQGLM. Tuyên bố thành lập Ủy Hội Hành Chính Lâm Thời (vào lúc 9 giờ sáng cùng ngày), sau đổi thành Ủy Ban Chính Trị Bắc Kỳ. [Xem 19/3/1945]
Thứ Hai, 12/3/1945: Hà-đông: Kháng cự của Pháp bị dẹp tan.
Tại Oat-shinh-tân, ngày 12/3/1945, Đại sứ Pháp Henri Bonnet xin yết kiến Ngoại trưởng Stettinius để xin yểm trợ. Tối hôm sau, tại Paris, de Gaulle gặp Đại sứ Jefferson Caffery, trách móc về vấn đề Bri-tên và Mỹ lơ là trong việc yểm trợ quân kháng chiến Đông Dương. De Gaulle hằn học hỏi Caffery:
Các ông đang có dụng tâm gì? Phải chăng các ông muốn chúng tôi, chẳng hạn, trở thành một trong những tiểu bang của Liên Sô?....
Khi Germany sụp đổ, sẽ tới lượt chúng tôi.... Chúng tôi không muốn trở thành Cộng Sản; chúng tôi không muốn rơi vào quĩ đạo Nga, nhưng chúng tôi cũng hy vọng các ông không đẩy chúng tôi vào hoàn cảnh đó. [What are you driving at? Do you want us to become, for example, one of the federated states under the Russian aegis?”] (38)
38. Tel 1196, 13/3/1945, 7 p.m., Paris to State; United States-Vietnam Relations, 1945-1967, vol VII, p. 65; FRUS, 1945, VI: British Commonwealth and The Far East (1969), p. 300.
 
Ngày 16/3/1945, Stettinius gửi Memo [phiếu trình] cho FDR, về tình trạng Đông Dương (đính kèm CĐ của Caffery, và dự thảo tuyên cáo). Stettinius đề nghị Mỹ nên công khai tuyên bố rằng do hoàn cảnh đặc biệt, cần yểm trợ Pháp để tránh bị mang tiếng là làm giảm sức kháng Nhật của tàn quân Đông Dương (Memo, 16/3/1945, State gửi TT; United States -Vietnam Relations, 1945-1967, vol VII, pp. 66-67.
Hôm sau, FDR gửi trả dự thảo, nói chưa tiện. (Memo, 17/3/1945, William D. Leahy gửi State; United States-Vietnam Relations, 1945-1967, vol VII, pp. 68.
Ngày hôm sau nữa, Roosevelt chấp thuận tiếp tục yểm trợ quân Pháp, nhưng không công khai tuyên bố việc này.(39) 39. Thực ra, từ ngày 15/3/1945, trong buổi nói chuyện với Charles Taussig, Roosevelt thêm rằng Pháp có thể giữ Đông Dương và Nouvelles Calédonies với điều kiện Pháp phải hứa sẽ trả lại độc lập. Nhiều tác giả cho rằng đây là dấu hiệu "thua cuộc" của Roosevelt. Khoảng 3 tuần lễ sau, ngày 3/4, Roosevelt đồng ý cho Bộ Ngoại Giao công bố những điều khoản về "quốc tế quản trị" của Liên Hiệp Quốc đã được biểu quyết tại Yalta.
10/3/1945: Theo lời khai của Thiếu úy Goupil, khoảng 700 binh sĩ của Khu Quản Đạo thứ 2 (Cao Bằng), dưới quyền Thiếu tá Reul chạy thoát khỏi Cao Bằng từ ngày 10/3/1945. Di chuyển trong khu vực biên giới đông bắc Trùng Khánh Phủ. Bị lính Nhật và partisan Hoa săn đuổi. Trong thời gian 28-31/3/1945, ở Sóc Giang, có Nguyễn Văn  Cơ thuộc tổ chức Việt Nam đề nghị hợp tác đánh Nhật. Nhưng một đơn vị của Cơ chạm súng với Pháp. Ngày 2/4, Thiếu tá Reul tới gần biên giới Tĩnh Tây. Ngày 14/4, chạm súng với đại đội của Đại úy Fraiche. (SHAT (Vincennes), 10H xxx [84/1]
FRUS, 1939, III: The Far East, (Washington: GPO, 1955), pp.
FRUS, 1940, vol IV: The Far East (Washington: 1955), pp.
FRUS, 1941, vol V: The Far East (Washington: 1956), pp.
FRUS, 1942, vol IV: The Far East (Washington: 1955), pp.
FRUS, 1943, vol V: The Far East (Washington: 1956), pp.
FRUS, 1944, vol III: British Commonwealth and Europe (Washington: 1955), pp.
FRUS, 1945, VI: British Commonwealth and The Far East (Washington: 1969), pp.
FRUS, 1946, vol IV: The Far East (Washington: 1955), pp.
FRUS, 1947, vol V: The Far East (Washington: 1956), pp.
FRUS, 1948, III: The Far East, and Australia (Washington: GPO, 1974), pp.
FRUS, 1949, VII: The Far East and Australia (1975), pp.
 

Phần I

 

Cuộc Tái Xâm Lăng Của Pháp, 1945-1947

 

Thế Chiến thứ hai (1939-1945) là một biến cố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự bảo hộ Việt Nam của Pháp.

Một mặt, chỉ trong 6 tuần lễ ngắn ngủi cuối Xuân 1940, tinh binh, thiết giáp, và khu trục Quốc Xã Germany [Đức] của Fuhrer Adolf Hitler đả bại đạo quân được coi như hùng mạnh ở Âu Châu, tiến vào một Paris bỏ ngỏ. Thống chế Philippe Pétain phải xin ngưng bắn, chấp nhận hợp tác với Germany, dời đô về Vichy.

Nhằm mục đích đả bại phe Trục của Hitler, từ năm 1940, phe Đồng Minh giúp khai sinh tổ chức Pháp tự do [France libre] chống lại chính phủ Vichy (1940-1944) của Pétain. Cho tới năm 1944—khi tổ chức Pháp tự do, đã mở rộng và cải danh thành Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia Pháp, hay Ủy Ban Alger, thiết lập Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp dưới quyền Thiếu tướng Charles de Gaulle—Đông Dương, với phe Gaullist, vẫn còn là "con thuyền lạc bến," cần đưa trở lại với mẫu quốc, bằng cách "lấy máu Pháp thắm Đông Dương"(1). (Xem Phụ bản tài liệu tuyên truyền)

Mặt khác, ngay tại Đông Dương, trong hai năm 1940-1941, quân lực Nhật thôn tính dần thuộc địa này của Pháp, và sử dụng chính quyền thân Vichy của Toàn quyền Jean Decoux (1940-1945) như một công cụ hành chính địa phương, trong nỗ lực thực hiện một đế quốc Nhật mới, bao trùm Á Châu. Tham vọng của Nhật, dĩ nhiên, gặp sức phản kháng mãnh liệt của các cường quốc Âu-Mỹ. Bởi thế, Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, dần dần bị quốc-tế-hoá, thoát dần khỏi vùng ảnh hưởng của Pháp.

 

Ngoài ra, những người Việt yêu nước muốn lợi dụng cơ hội Pháp bị Germany [Đức] của Hitler chiếm đóng, và Đông Dương rúng chuyển dưới gót giày đinh của các đạo quân viễn chinh Nhật, để thực hiện hoài bão thiết thân là độc lập và thống nhất lănh thổ. Ba tổ chức chính trị-quân sự đáng kể nhất là Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội, tức Phục Quốc, của Hoàng thân Cường Để (1881-1952), do Nhật bảo trợ; Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, tức Đồng Minh Hội hay Việt Cách, của nhóm Trương Bội Công-Nguyễn Hải Thần-Vũ Hồng Khanh, được sự yểm trợ của Trung Hoa; và, Đảng Cộng Sản Đông Dương [CSĐD] do Liên Sô và Quốc Tế Cộng Sản [QTCS] bảo trợ, với mặt trận ngoại vi là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, tức Việt Minh, mà Hồ và đồng chí đã tiếm đoạt của Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần. Do nhiều yếu tố, ngày 19/8/1945, Việt Minh cướp được chính quyền ở Hà Nội. Cuộc "cách mạng Mùa Thu" loang rộng khắp thị thành, thôn xóm trong hai tuần lễ kế tiếp; và, chiều ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập ở công viên Ba Đình, Hà Nội—tức rond point Puginier, chỉ mới được đổi tên trong chiến dịch “tẩy xóa dấu tích quốc sỉ” do Đốc lý Trần Huy Lai phát động một ngày sau khi Nhật trả lại chủ quyền cố đô cho chính phủ Việt Nam,

Tuy nhiên, Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh và cuộc Cách Mạng Mùa Thu 1945 đưa Việt Minh lên nắm chính quyền trên khắp ba kỳ—khai sinh chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà [VNDCCH]—không bảo đảm rằng nền độc lập của Việt Nam được thế giới công nhận.

Có ba quan điểm chính về vấn đề này.

Trước hết, Chính phủ Lâm thời Pháp của de Gaulle, vì không dự đoán được việc Việt Minh cướp chính quyền, chỉ coi chính phủ Hồ như một thứ "loạn đảng" và quan niệm rằng Việt Nam chưa đủ trưởng thành để độc lập. Bởi thế, de Gaulle và đại đa số chính khách Pháp—với sự trợ giúp đắc lực của chính phủ Hoàng Gia Bri-tên—quyết định dùng võ lực tái chiếm Việt Nam.

Một số quốc gia khác, kể cả Liên bang Mỹ, muốn tìm một giải pháp trung dung, đồng ý cho Pháp trở lại, với điều kiện sẽ thực hiện những cải cách chính trị và sẽ trao trả độc lập cho Việt Nam trong tương lai.

Nhưng đại đa số thị dân Việt muốn độc lập và thống nhất tức khắc. De Gaulle và phe Gaullist chẳng có một lựa chọn nào hơn tái xâm lăng bằng võ lực.

 

Đại cương, cuộc tái xâm lăng của Pháp chia làm 4 giai đoạn chính: Giai đoạn trước Mei-go (9-10/3/1945), giai đoạn giữa Mei-go và Cách Mạng Tháng 8/1945, giai đoạn từ tháng 9/1945 tới tháng 12/1946, và giai đoạn 1947-1955.

 

Phần I này sẽ chỉ hạn chế trong giai đoạn 1943-1947, tức từ ngày chính phủ de Gaulle quyết định "giải phóng" Đông Dương khỏi "ách xâm chiếm" của Nhật đến ngày bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc của Việt Minh (19/12/1946). Chương I sẽ trình bày những kế hoạch tái chiếm của chính phủ de Gaulle trước khi Nhật đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15/8/1945. Chương II, lược thuật việc tái chiếm miền Nam của Tướng Leclerc, dưới sự che chở của vương quốc Bri-tên. Chương III, nói về việc thay thế quân Trung Hoa ở miền Bắc vĩ tuyến 16. Chương IV bàn về các thủ thuật chính trị và quân sự của Pháp nhằm loại bỏ chính phủ Hồ Chí Minh; và sự thất bại của những thí nghiệm này, song song với những biến chuyển của cuộc cờ thế giới, cũng như cuộc đảng tranh sắt máu tại nội địa Việt-Nam, khiến nẩy sinh ra thí nghiệm Bảo Đại cùng chế độ Quốc Gia Việt Nam, 1949-1955.

 

II. 28/10/1945: Hồ Chí Minh [tức Linov Nguyễn Sinh Côn, 1892-2/9/1969], nhân danh Chủ tịch nước VNDCCH, gửi công điện cho Tưởng Giới Thạch. Phản kháng việc Tướng Gracey và Leclerc sử dụng quân Nhật đàn áp phong trào giải phóng quốc gia ở Nam Đông Dương. Yêu cầu Tưởng Giới Thạch:

1. Cho lệnh ngưng ngay việc thảm sát một dân tộc đang bảo vệ chủ quyền chính đáng đã viết trong Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco (LHQ).

2. Nhìn nhận nền độc lập toàn vẹn của VN. (United States-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk 1, C-91). Thư này được gửi về BNG cùng với các tài liệu khác ngày 26/11/1945 (I:C 89).

30/11/1945: Sài Gòn: Mountbatten và d'Argenlieu họp mật.

- Theo Võ Giáp, trong tháng 11/1945, Chu Phúc Thành, Tư lệnh Quân đoàn 53 Trung ương Quốc Quân Trung Hoa ở Hà Nội, đã hỏi cung HCM gần một ngày về cái chết của một người Pháp. Cuối cùng, Hồ được tha, nhưng tài xế và xe riêng của Hồ bị giữ lại. (Võ Giáp, Những năm tháng không thể nào quên (Hà Nội: QĐND, 1974), tr 63; Lê Tùng Sơn, Nhật ký một chặng đường (Hà Nội : Văn Học, 1978), tr 200ff). Từ ngày này, mỗi tối HCM phải ngủ một nơi khác.

Không rõ chi tiết này có trùng hợp với tin Hồ bị bắt ngày 2/2/1946, sau cái chết của Giám đốc Ngân Hàng Đông Dương Beylin hay chăng. [Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, 1939-1975, tập IA: 1939-1946 (Houston: Văn Hóa, 1996), entry ngày 2/2/1946]

- Đô Đốc Thierry d’Argenlieu, trong hồi ký Chronique d’Indochine, 1945-1947, nhắc đến Thiều Bá Xương, Quyền Tư lệnh Quân đoàn 53]. (Paris: Albin Michel, 1985), pp 190-192, 193, 200-203, 439-441 [Sẽ dãn: Chronique, 1985] Tài liệu CSVN chỉ nhắc đến Tiêu VănChu Phúc Thành.

Tư liệu của Tướng Lecomte, trong tiết lộ Trung tá Lecomte được gửi đến phụ giúp tướng Salan, nhắc đến việc Thiều Bá Xương xuất hiện lúc 2 giờ sáng ngày 5/3/1946, đề nghị Pháp viết xuống lời cam đoan sẽ chịu mọi trách nhiệm nếu có việc gì xảy ra, Thiều Bá Xương sẽ cho Pháp đổ bộ như ý muốn; và tối mồng 5/3/1646, đến Bộ Quốc Phòng Việt Nam thúc dục Nguyễn Sinh Côn ký Hiệp ước sơ bộ với Salan]. Văn khố Lục quân Pháp có rất nhiều tài liệu quí hiếm về giai đoạn này. Đa tạ sự ân cần giúp đỡ của Trung tướng Tư lệnh và các nhân viên trong thời gian chúng tôi tham khảo tại đây, 1981-1982, và 1986-1988. Phụ Bản 11, tr  440 và 442 [439-442],

Lê Tùng Sơn: 11/1945-6/1946: Bị Chu Phúc Thành bắt vì tình nghi giết 1 Pháp kiều.

 [Theo Sơn, đang vận động tranh cử ở Thái Bình, được công điện gọi về Hà Nội. Tới trình diện ở nhà Tiêu Văn. Chỉ gặp Vương Gia Tường, Bí thư của Tiêu Văn. Sau đó bị dẫn giải về nhà thương Đồn Thủy.[201]

Hôm sau bị đưa ra quân pháp sứ. Có Thượng tướng Chu Phúc Thành, Tư lệnh QĐ 53 ngồi trên bàn chủ tọa. Hà Quế Phương thông dịch. Có mặt Nguyễn Thúc Bảo, giáo sư trường Hoàng Phố ở Quảng Châu.[201-202]

Chánh thẩm họ Hà hỏi : Có phải Sơn và Trương Trung Phụng giết chết một Pháp kiều trước cửa nhà? Sau đó lên xe trốn chạy. Bắn lại một chiếc Jeep của người Mỹ đuổi theo.[203]

Chu Phúc Thành cho lệnh mang Sơn đi đánh. Sơn khai là có bắn.[205] Hà chánh thẩm tới mớm cung cho Sơn khai HCM và Võ Nguyên Giáp đã cho lệnh giết người. Sơn bèn phản cung.[205-206] Thành lại cho lệnh đánh. Rồi cho lệnh bắn. Giữa lúc đó Tiêu Văn xuất hiện, cứu Sơn.[207]

Sau thấy tài xế của HCM là Bảo cũng bị bắt, cùng con Từ Ngọc Liên là Quý do công an VM bắt giao. Nhưng sau đó, Quý được tha.[207] Trước khi rút khỏi Bắc Việt, Chu Phúc Thành bàn giao Sơn cho Huỳnh Thúc Kháng. Giáp đến thăm Sơn.[209]

Theo Sơn, trong thời gian bị giam, nhờ Uông Bài Thành can thiệp. Trưởng phòng II của Lư Hán.[209-210]

Lê Gia Lộc chỉ huy một Trung đoàn đánh Bạch Hạc. Ngọn phải đầu hàng.[216-217]

Việt Quốc từ Việt Trì chạy lên Phú Thọ. Bị tiêu diệt. 500 Việt Quốc ở Vĩnh Yên đầu hàng. Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam rút lên Yên Bái. Trường huấn luyện Trần Quốc Tuấn, với 200 khóa sinh, bỏ chạy lên Lào Cai. Vũ Hồng Khanh bắt các giáo quan Nhật, giết chết ở Cốc Lếu.[217] (Xem Hồi ký Phạm Văn Liễu, tập I)

Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam đục tường nhà Ký Tiệp ở Bạch Hạc, lấy đi 72 cân vàng.[218]

Qua TH, Nguyễn Hải Thần ở Nam Ninh. Khanh qua Vân Nam. Nhóm quốc nội bị kẹt lại.[218]

1947 : Nguyễn Hải Thần về Quảng Châu, sống bằng nghề tử vi. 1959 chết.[212]

Tại Vân Nam, phe VQ chia làm hai :

VNQDĐ cũ do Khanh cầm đầu. QDĐVN do Vương Thanh Tùng cầm đầu. Nhóm này sau theo Bảo Đại.

Sau 1949, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam nhập bọn với tàn quân Bạch Sùng Hy chạy qua Việt Nam.[221] Em thứ ba của Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thái Ni, bị kẹt lại.[221]

Thứ Tư, 6/3/1946: Hà Nội, Mờ sáng, Hoàng Minh Giám cho Sainteny biết HCM đồng ý ký Hiệp ước. Hồ trình bản dự thảo Hiệp định cho Quốc Hội.

12G30: D’Argenlieu nhận thêm một công điện (số 409) của Sainteny: cho biết đã đạt được thỏa thuận miệng lúc 8 giờ sáng, đang chờ Quốc Hội VN biểu quyết.

14G00: D’Argenlieu đồng ý. 17G00: Hồ cùng Khanh ký Hiệp ước sơ bộ với Sainteny. Giáp ghi là 4 giờ chiều. (Giáp, KTNQ, 1974:184-87, 2001:166-67) Địa điểm: số 38 đường Lý Thái Tổ.

Theo Hiệp định sơ bộ [Convention préliminaire] này,

1. Chính phủ Pháp nhìn nhận [Dân Chủ] Cộng Hòa Việt Nam là một "quốc gia tự do" (un Etat libre), có chính phủ, quốc hội, quân đội và tài chính, gia nhập [hay là một thành viên] Liên bang Đông Dương (la Fédération indochinoise), và  Liên hiệp Pháp (L’Union francaise). Về việc thống nhất ba “kỳ”, chính phủ Pháp tự nguyện thừa nhận những quyết định của dân chúng được tham khảo qua  trưng cầu dân ý (referendum).

[Le Gouvernement francais reconnait la République du Viet-Nam comme un Etat libre ayant son Gouvernement, son parlement, son armée et ses finances, faisant partie de la Fédération indochinoise et de l’Union francaise. En ce qui concerne la réunion des trois “Ky,” le Gouvernement francais s’engage à entériner les décisions prises par les populations consultées par referendum]

2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện đón tiếp quân đội Pháp khi thay thế quân Trung Hoa trong khuôn khổ các hiệp định quôc tế. Một phụ ước đính kèm Hiệp ước sơ bộ này sẽ qui định phương thức đề thực hiện việc thay thế quân.

[Le Gouvernement du Viet-Nam se déclare prêt à acceuillir amicalement l’armée francaise lorsque, conformément aux accords internationaux, elle relèvera les troupes chinoises. Un accord annexe jointe à la présente Convention préléminaire fixera les modalités selon lesquelles s’effectueront les opérations de relève]

3. Những điều khoản nêu trên sẽ có hiệu lực tức khắc. Ngay sau khi trao đổi chữ ký mỗi phe giao kết sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để ngưng chiến, giữ binh sĩ tại nguyên vị trí và tạo bầu không khí thuận lợi cần thiết để mở ngay những cuộc thảo luận thân hữu và ngay thẳng. Những cuộc thương thuyết này sẽ đặc biệt liên quan đến:

a. các vấn đề ngoại giao của VN vơi các nước khác,

b. qui chế tương lai của Đông Dương,

c. quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp tại Việt Nam.

Hà Nội, Sài Gòn hay Paris có thể được chọn làm nơi mở hội nghị.

 [Les stipulations ci-dessus formulées entreront immédiatement en vigeur. Aussitôt après l’échange des signatures chacune des hautes parties contractantes prendra toutes mesures nécessaires, pour faire cesser sur-le-champs les hostilités, maintenir les troupes sur leur positions respectives et créer le climat favorable nécessaire à l’ouverture immédiate de négociations amicales et franches. Ces négotiations porteront notamment sur:

a. les relations diplomatiques du Viet-nam avec les États étrangers,

b. le statut futur de l’Indochine,

c. les intérêts économiques et culturels francais au Viet-nam.]

Hanoi, Saigon ou Paris pourront être choisis comme siège de la Conférence.

Làm tại Hà Nội ngày 6/3/1946.

Ký tên: Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh; Ký tên: Sainteny.

[Fait à Hanoi, le 6 mars 1946

Signé: Ho Chi Minh et Vu Hong Khanh. Signé: Sainteny]

(SHAT (Vincennes), 10H xxx; Chronique, 1985:188-89)

 [as a free state having its own government, its own parliament, its own army, and its own finances, forming a part of the Indochina-Federation and of the French Union.” The question of the reunification of the three kys [regions] “the French government pledges to honor the decisions of the people consulted through a referendum [by plebiscite]. The DRV agreed to “welcome amicably” the French troops in their “relieve” of the Chinese conforming to the international laws. (Hammer, Struggle, 1952:153) Hammer không nêu lên vấn đề sau: This preliminary convention will be effective immediately after the exchanges of signatures).

[Traditional political interest groups in France worked against a peaceful colonial settlement. They were reinforced by the desire of most Frenchmen “to bury the humiliating memory of 1940 by the establishment of a powerful closely-knit French Union” and the fear that independence for Indochina would lead to the unraveling of the entire French empire.] Ronald E. Irving, The First Indochina War: French and American Policy, 1945-1954 (London: Crown Helm, 1975), 33-4.

Mãi tới ngày 3/4/1946, Giáp, Khanh cùng Valluy, Salan mới chính thức ký Phụ bản Hoà ước về quân sự; Giáp 1974:224-25, 2001:168. Ngày này, Valluy báo cáo rằng VM đồng ý cho Pháp trú đóng ở Hà Nội, 5,000 lính; Hải Phòng, 1,750; Nam Định, 825; Hải Dương, 650; Điện Biên Phủ, 825; Hòn Gay, 1,025. Dự định chiếm Nam Định ngày 7/4/1946.

Trong bản Phụ ước [Accord Annexe] về quân sự, 10,000 quân Việt Nam và 15,000 quân Pháp sẽ giữ nhiệm vụ "tiếp phòng" [thay thế] 180,000 quân Trung Hoa.

Lực lượng Pháp chia làm ba [3] loại:

Các đơn vị chịu trách nhiệm canh giữ tù binh Nhật: sẽ rút lui sau khi hồi hương tù binh Nhật; và sẽ không kéo dài quá 10 tháng.

Các đơn vị, phối hợp với lực lượng Việt Nam, để bảo đảm an ninh, trật tự. Sẽ thay thế dần bằng quân Việt mỗi năm một phần năm [1/5], và hoàn tất trong vòng 5 năm.

Các đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ căn cứ hải quân và không quân: Sẽ được thảo luận sau. [Hàm ý: Pháp được duy trì một số căn cứ quân sự tại Việt Nam sau thời hạn 5 năm] (10Hxxx; Chronique, 1985:189)

Hiệp ước này, ít nữa, cho phép Leclerc hoàn tất được sứ mệnh giải phóng miền Bắc Đông Dương. Trên phương diện quân sự, kế hoạch này có tên "chiến dịch Bentré," hay "kế hoạch H."

Theo Võ Giáp sở dĩ “ta nhận cho mười lăm ngàn quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam trong một thời gian quy định để tống đi khỏi đất nước mười tám vạn quân Tưởng tàn ác, đã từng tuyên bố ở lại đây vô thời hạn.” (Giáp, KTNQ, (1974), tr 187, (2001), tr 168) [No!]

* Hải Phòng: Mờ sáng chiến hạm Pháp định liều lĩnh tiến vào cửa Cấm, nhưng bị quân Trung Hoa chặn lại.

Khi tàu Pháp không chịu rút lui, quân sĩ Sư đoàn 130 của Wang Hu Huan (thuộc Quân đoàn 53 của Chu Phúc Thành, mới thay thế Quân đoàn 93 của Tướng Long) dùng pháo binh bắn xuống tàu đổ bộ [Landing Craft Infantry, LCI] và tàu Triomphant khiến 34 người chết và 93 bị thương. Valluy, Tư lệnh Sư Đoàn 9, cũng bị thương nhẹ. (SHAT (Vincennes), 10H xxx)

Sau 40 phút, Leclerc mới cho lệnh chiến hạm Pháp phản pháo, rồi rút ra khơi. Rồi phái Phó Đô Đốc Auboyneau và Tướng Valluy gặp Tướng Wang, Tư lệnh TH ở Hải Phòng, để thảo luận. (SHAT (Vincennes), 10H xxx ; Võ Nguyên Giáp, Những Năm Tháng Không thể nào quên, (Hà Nội: 1974), tr 63, 187: Lê Tùng Sơn, Nhật ký một chặng đường (Hà Nội : Văn Học, 1978), tr. 200-209;

Thứ Năm, 7/3/1946: Hà Nội: Sainteny chính thức gặp HCM. Có Bảo Đại và viên chức ngoại giao. HCM nói sẽ gửi một phái đoàn vào Nam. Sainteny đã xin ý kiến Leclerc. [Leclerc không đồng ý. Hôm sau, D’Argenlieu cũng từ chối: quyền hành thực tế của HCM chỉ ở miền Bắc]. (Chronique, 1985:197-98)

Buổi chiều, HCM nói muốn thương thuyết ở Paris.

HCM muốn chứng tỏ cho dân chúng thấy đây không phải là cái bẫy của Pháp nhằm trở lại Bắc Việt, HCM đề nghị sẽ tự mình dẫn một phái đoàn qua Pháp, và muốn có mặt d’Argenlieu. Cũng muốn gặp d’Argenlieu trong tương lai gần, hoặc trên đường qua Pháp. Sainteny và những người khác có ý kiến là không nên thương thuyết ở Hà Nội. (Chronique, 1985:197)

[Ngày 8/3, d’Argenlieu đề nghị với Gouin và Moutet là nên thương thuyết ở Đà Lạt] (Chronique, 1985:199)

[7/3/1946] Biểu tình lớn ở Hà Nội. HCM xuất hiện. “Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước.” (Giáp, KTNQ, (1974), tr 196-97; (2001), tr 172-176)

 

Theo Sainteny, nó trở thành một cuộc trưng cầu dân ý chính sách của HCM. (Chronique, 1985:197)

Sài Gòn: D’Argenlieu chất vấn Sainteny về Phụ ước quân sự. (Chronique, 1985:191-92) [CĐ giải thích của Sainteny, 1985:193: Sainteny, Pignon và Salan hợp tác chặt chẽ trong việc soạn thảo Hiệp ước này].

- Gửi nội dung Hiệp ước sơ bộ về Paris. (Chronique, 1985:192) [Xem 9/3/1946]

- D’Argenlieu nhận báo cáo của Leclerc về biến cố Hải Phòng.

Thứ Sáu, 8/3/1946: Sài Gòn: D’Argenlieu nhận báo cáo của Auboyeau về buổi nói chuyện với Tướng Wang.

Hải Phòng: Quân Pháp an toàn đổ bộ. Đích thân Valluy vào bến cảng đón Giáp ra hội kiến với Leclerc trên tàu Sénégalais ngoài khơi Cửa Cấm. Giáp đã được phân công ra Hải Phòng dự mít-tinh, giải thích Hiệp ước sơ bộ. (Giáp, KTNQ, (1974), tr 201-2; (2001), tr 177-81)

8/3/1946: d’Argenlieu đề nghị với Gouin và Moutet là nên thương thuyết ở Đà Lạt.

Theo d’Argenlieu, sẽ là một lỗi lầm nghiêm trọng nếu mở hội nghị tại Paris. Điều này sẽ khiến làm buồn lòng Kăm-bốt và Lào. Không kém quan trọng là ý định muốn loại bỏ quyền lực Cao ủy Đông Dương. Ngoài ra, vinh dự mà ông ta sẽ nhận được sẽ khiến HCM cứng rắn hơn trong vấn đề cử nhân viên ngoại giao. Trong khi đó Đà Lạt không nằm ở Nam Kỳ hay Bắc Kỳ. Hội nghị sẽ diễn ra trong sự thanh bình, không bị xáo trộn vì những cuộc biểu tình tự phát hay có tổ chức. (Chronique, 1985:198-99)

[Thực ra, tâm ý của d’Argenlieu là sẽ chọn Đà Lạt làm thủ đô Liên Bang Đông Dương. Tối ngày 9/3, chính phủ Pháp không đồng ý đề nghị của d’Argenlieu về địa điểm hội nghị, vì như thế trái ngược với văn bản Hiệp ước. (Chronique, 1985:204)]

Paris: Thư ký Ủy ban Đông Dương (Comindo) là Francois de Langlade viết thư khen ngợi d'Argenlieu.

Thứ Bảy, 9/3/1946: Quân Pháp tấn công Rạch Giá, Cà Mau.

Sài Gòn: Kỷ niệm 1 năm ngày Nhật đảo chính. D’Argenlieu đọc diễn văn.

Hội dồng Liên Bang.

Cử Maurice Gonon, tân Ủy viên tài chính. (Chronique, 1985: 200)

Báo cáo của Leclerc. Không hài lòng với phụ bản hiệp ước. Nhưng coi như căn bản để làm việc.

Paris: Moutet thông báo cho d'Argenlieu biết chính phủ Pháp phê chuẩn Hiệp ước 6/3/1946. (Tel. 213 CI, 9 mars 1946; SHAT (Vincennes), 10H xxx) . Đồng thời hỏi ý kiến về việc tạo một khu vực tự trị cho người Thượng, (Chronique, 1985:199)

Sự vui mừng của các viên chức Pháp có lý do của nó. Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 là chiếc chìa khoá cuối cùng về mặt ngoại giao để hợp thức hoá cuộc tái xâm lăng của Pháp. Hiệp ước, như Moutet nhận định hơn một năm sau, đã giúp tránh đổ máu cho 20,000 kiều dân Pháp bị Nhật tập trung ở Hà Nội, và bảo đảm rằng quân Pháp có thể chiếm lại Bắc Đông Dương không tốn một giọt máu, khi lực lượng quân sự hai bên hoàn toàn chênh lệch: Pháp chỉ có 16,000 quân so với "185,000" quân Trung Hoa, cộng thêm 30,000 lính Nhật. (AAN, 1947:876, col 2. Thực ra số quân Trung Hoa chỉ có 152,500 người.)

Chủ Nhật,  10/3/1946: Hà Nội: Jean de Raymond và Trung tá Tutenges tới tăng cường cho Sainteny và Salan. (SHAT (Vincennes), 10H xxx )

D’Argenlieu đồng ý với những nhận định của Leclerc. (Chronique, 1985:202-3)

[D’Argenlieu nhận được thông báo của Moutet là chính phủ Pháp phê chuẩn tạm ước. (Chronique, 1985:203)]

Thứ Hai, 11/3/1946: Paris: Comindo không đồng ý việc lựa chọn Đà Lạt. Coi đó là sự vi phạm Hiệp ước. D’Argenlieu họp Hội đồng Liên Bang, viết thư phản đối. (CĐ gửi ngày 12/3/1946) (Chronique, 1985:204)

Thứ Ba, 12/3/1946: Hà Nội: Nguyễn Tường Tam nhận chức Ngoại trưởng. Tuyên bố : “Trung Hoa và Mỹ có nhiệm vụ duy trì nền hòa bình ở Viễn Đông.” Đề nghị cử một phái đoàn thân hữu qua Trùng Khánh. Vĩnh Thụy, người đứng đầu ngoại giao ủy viện, đồng ý. Quan tướng TH cũng đề nghị với VM để Bảo Đại qua TH. (Giáp, KTNQ, 2001:191-92)

Sài Gòn : Trong phiên họp Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ, Cédile tuyên bố rồi đây Nam Kỳ cũng sẽ có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng. (Tân Việt (Sài Gòn), số 36, ngày 13/3/1946; Hoàng Xuân Hãn, Một vài ký vãng về hội nghị Đà Lạt (Sài Gòn: Tập san Sử Địa số 23 & 24, 1971), tr. 12-13 [80 trang].

HĐTV: Béziat, Clogne, Bazé, Nguyễn Văn Thinh, Trần Tấn Phát, Trần Thiện Vàng, Nguyễn Tấn Cường, Jacques Lê Văn [Quang] Định [13].

Ngày 12/3, d’Argenlieu gửi công điện cho Thủ tướng Felix Gouin:

Mục đích chính yếu của Hiệp ước 6/3/1946 là để tạo một không khí thuận lợi cho việc thương thuyết trong tương lai, và để ngăn ngừa, càng nhiều càng tốt, sự chống đối bằng võ lực của người An-nam-mít trong khi thay thế quân Trung Hoa.

Hiệp ước trên giới hạn về thời gian lẫn không gian. Nó chỉ có tính chất địa phương. Ký kết giữa UVCH Bắc Kỳ với chính phủ An-Nam-mít trên thực tế  [de facto] ở Hà Nội, nó rõ ràng giành quyền quyết định cho dân chúng An-Nam và Nam Kỳ về vấn đề liên hợp [fusion] ba kỳ. Trên bản chất nó chẳng khác gì hiệp ước đã ký với Căm Bốt [Kampuchea].

Không nên cho Hiệp ước 6/3/1946 và những cuộc thảo luận kế tiếp tầm vóc nó không có. Sự ham muốn [Quyền lợi] của những đảng trong chính phủ Hà Nội là rút ra từ những cuộc thảo luận tất cả những vinh dự có thể có và lợi dụng nó để cầm đầu [đề xướng, cổ võ] việc thống nhất ba kỳ và toàn dân.

Sở dĩ đề nghị Đà Lạt vì muốn đây là thủ đô Liên bang. Hiệp ước 6/3/1946 chỉ là một giai đoạn [L’accord du 6 mars n’est qu’une étape]. (Chronique, 1985:206-207)

 

B Thứ Ba, 10/9/1946: Hội nghị Fontainebleau chính thức tan vỡ. Đồng không chịu ký văn bản nghị định thư. André tuyên bố Hội nghị bế mạc.

* Paris: Ủy ban Nghiên cứu và Thông Tin về Đông Dương (Commission d'Etudes et d'Information pour L'Indochine, tức CEII) được chính phủ Pháp khuyến khích tiếp xúc không chính thức (officieux) với đại diện của Hồ. Gồm đại diện các công ty Pháp có quyền lợi ở Đông Dương như Francois Trives (Société Indochinoise d'Electricité), Angot (Société Francaise des Charbonnages du Tonkin), Candlot (Société des Ciments Portland et Artificiels de l'Indochine, Société des Chaux Hydroliques du Long Tho), và Challamel (Société Indochinoise pour les Eaux et Electricité en Annam)

Thứ Tư, 11/9/1946: Paris: Hồ bí mật gặp Đại sứ Mỹ Jefferson Caffery. Hồ tiết lộ Hội nghị Fontainebleau đã đổ vỡ. Nguyên cớ chính là vấn đề Nam Kỳ. Hồ khẳng định muốn ở trong Liên Hiệp Pháp; và cần sự trợ giúp của ngoại quốc, nhưng không nói rõ muốn gì. Thêm một lần Hồ minh xác không phải là Cộng Sản. - Buổi tối, George M Abbott, Đệ nhất Thư ký sứ quán Mỹ, nhận lệnh đến gặp Hồ một lần nữa.

a. Hồ thuật lại việc tiếp xúc với Sở Tình Báo Chiến Lược [OSS]. Lòng ngưỡng mộ Mỹ và TT Franklin D Roosevelt lan tràn tới các thôn xã. [C-103]

b. Muốn Pháp bắt chước chính sách Philippines của Mỹ, hay India của Bri-tên. [C-103]

c. Hồ minh xác không phải là Cộng Sản. [C-103] Các bộ trưởng của Hồ không phải là CS. Hiến Pháp VNDCCH mở đầu với lời bảo đảm tự do cá nhân, quyền người và quyền tư sản [Bản Tuyên Ngôn độc lập trích dẫn Tuyên Ngôn độc lập của Mỹ]. Có Cộng Sản ở An Nam, nhưng Đảng CSĐD đã giải tán. [C-103]

d. Về Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 còn điều khoản duy nhất chưa thực thi là trưng cầu dân ý ở Nam Bộ [referendum in Cochinchina]. [C-103] Pháp chưa chịu ấn định ngày trưng cầu dân ý hay việc tổ chức một cơ quan kiểm soát. Tại Nam Bộ, Pháp tiếp tục mở những cuộc hành quân tấn công phần tử trung thành với chính phủ Việt Nam. [C-103]

e. Theo Hồ, vì chính phủ Georges Bidault [6-12/1946] chỉ là chính phủ lâm thời, Hồ đồng ý tạm ngưng Hội nghị Fontainebleau, chờ tái nhóm vào tháng 1/1947. [C-103-104]

f. Về dự thảo Tạm ước trù tính ký vào ngày 10/9/1946, theo Hồ hai bên đã đồng ý về quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp, nền quan thuế chung, và một đơn vị tiền tệ chung. Nhưng khi đúc kết văn bản, gặp khó khăn ở chỗ Hồ không chấp nhận danh từ "Liên Bang Đông Dương" [Indochinese Federation] vì nó không hề hiện hữu. [C-104]

g. Phía Pháp không chấp thuận thực hiện tại Nam Bộ "những quyền tự do dân chủ" mà theo Hồ có nghĩa tự do báo chí, tự do hội họp và phóng thích tù chính trị. Pháp cũng không đồng ý việc Hà Nội gửi một phái đoàn vào Nam để kiểm soát việc thực thi những điều khoản trên, đồng thời giúp chấm dứt cuộc chiến tranh du kích. [C-104] (Năm 2015, Bộ Ngoại Giao Mỹ và nhiều Nghị sĩ, Dân biểu Mỹ vẫn quan tâm về tình trạng nhân quyền và tù nhân chính trị tại Việt Nam).

h. Hồ nhìn nhận rằng có những phần tử xấu trong phong trào kháng chiến Nam Bộ, nhưng nếu đại diện của Hồ có thể vào Nam giải thích với những người cầm đầu, sẽ có cơ hội phân biệt giữa người yêu nước và bọn cường đạo; hầu tận diệt những phần tử cướp bóc đó. Hồ cũng hy vọng sẽ ký được hiệp ước, nhưng đã định sẽ rời Pháp ngày 14/9/1946, vì xa Việt Nam quá lâu. [C-104]

i. Nhiều lần, Hồ đề cập đến vấn đề viện trợ kinh tế của Mỹ. Theo Hồ, Hồ chống đối chính sách độc quyền kinh tế của Pháp. Mặc dù Hồ dành ưu quyền cho Pháp trong việc cung cấp chuyên viên và cố vấn, quyền khai thác tài nguyên, hay cung cấp trang bị, nhưng nếu Pháp không đủ sức, Việt Nam cần đến những người bạn khác. [C-104]

j. Hồ cũng đề cập đến vấn đề quân cảng Cam Ranh, cùng viện trợ quân sự và hàng hải. (Memo, George M. Abbott gửi Đại sứ Jefferson Caffery, ngày 12/9/1946; US-Vietnam Relations, 1945-1967, (1971), Book 1-C 95-6, 103-4) FRUS, 1946, VIII: The Far East, (1971) pp. [không in]

Nguyễn Phước Điện, tức Vĩnh Thụy, cũng nhiều lần muốn ngỏ ý được định cư tại Morocco hay một xứ thuộc địa nào để có thể săn bắn (Combat, 15/10/1946; trong PA 28 [Moutet], c.7/d.164).

TLS Charles S. Reed có thể tới Sài Gòn vào cuối tháng 2/1946. (FRUS, 1946, VIII: The Far East (1971), p. 15; US-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk 8, VB2, p. 53)

Reed là người sau này giới thiệu Ngô Đình “Giệm” với TLS Hong Kong để xin viện trợ Liên Bang Mỹ. Không có cảm tình với HCM. Rồi đến cuộc tổng tấn công của Việt Minh đêm ngày 19/12/1946, mở đầu cho đợt hai của cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1945-54).

Thứ Năm, 12/9/1946: Moutet được chính thức thông báo về ý định của Hồ, và tái thương thuyết.

* Đặng Phúc Thông, Hồ Đắc Liên và Trịnh Văn Bính khẳng định với các đại diện CEII: Hồ chỉ muốn độc lập về quốc phòng, còn mọi lãnh vực khác sẽ hợp tác tinh thành, chặt chẽ (Liên). Việt Nam hứa sẽ cung cấp nhân công và góp vốn (Thông).

* Paris: Caffery báo cáo cả hội nghị Fontaineau lẫn mật đàm giữa Hồ với Moutet đều bế tắc. Tối 11/9, Hồ nói còn hai vấn đề tự do báo chí và hội họp ở Đông Dương, và phóng thích tù binh chính trị. Bản tin AFP đề cập một cách mông lung là việc ký kết bị đổ vỡ vì VN muốn thêm hai điều kiện trên vào giờ chót. Vẫn còn cơ hội đạt thỏa ước, nhưng Hồ đã quyết định lên đường ngày 14/9/1946. (Tel 4591, Caffery gửi BNG, ngày 12/9/1946, 6:00 p.m.; FRUS, 1946, VIII: The Far East, (1971) pp. 58-9.

Thứ Sáu, 13/9/1946: Sắc lệnh 182 cải tổ UBHCKC miền Nam.

* Công điện gửi Hồ v/v ký Hòa Ước. Tốt nhất là đừng ký gì cả. Thận trọng để tránh xảy ra những rắc rối tương tự như Hiệp ước Sơ Bộ 6/3/1946. (Chronique, 1985:319)

* Paris: Hồ tiếp Francois Trives, thuộc CEII, tại Royal Monceau. Yêu cầu Trives viết thành văn bản những điều đã thảo luận. Nhưng sau đó, ngày 26/9, Trives không thuyết phục được các ủy viên khác của CEII; CAOM (Aix), INF, c. 158, d. 1362.

Phái đoàn Phạm Văn Đồng xuống Toulon. Hôm sau, rời Toulon bằng tàu Pasteur, và về tới Hải Phòng ngày 3/10. (Ngày 3/10, phái đoàn Phạm Văn Đồng được tiếp đón đông đảo: Nguyễn Văn Tố, thay mặt Quốc Hội; Lê Văn Hiến, thay mặt chính phủ; và, Nguyễn Xuân Nguyên (Lê Quang Đạo), Chủ tịch Hải Phòng. Hôm sau, 4/10, Đồng về tới Hà Nội. Ngày 5/10, Đồng họp báo ở Hà Nội. Cũng có tin Đồng rời Toulon ngày 16/9).

Thứ Bảy, 14/9/1946 : Moutet đệ trình dự thảo tạm ước trước Hội đồng chính phủ. Chiều đó, Hồ và Moutet chính thức ký vào những văn kiện được biết sau này như "Modus Vivendi  [Tạm ước] 14/9/1946."

Phụ bản, VNNB, IA: 1939-1946, (1996), tr 393-99. Tóm lược bằng Anh ngữ có thể tìm thấy trong CĐ 4671, Paris gửi BNG, 17/9/1946, 17G00; FRUS, 1946, VIII: The Far East, (1971) pp. 59-60; US-Vietnam Relations, 1945-1967, (1971), Book 1-C 80-81.

Gồm 2 phần: Modus vivendi, 11 articles, và Bản tuyên cáo chung

"Nguyên văn bản Thoả Hiệp Án Pháp-Việt làm tại Paris ngày 14/9/1946;" Nam Kỳ (Sài Gòn), 23/9/1946.

Ngày 18/9/1946, chính phủ Pháp phê chuẩn Modus vivendi 14/9/1946.

D’Argenlieu chống lại điều IX, liên quan đến Nam Kỳ. (Chronique 1985:320-24)

a. ngưng bắn [all fighting to cease on October 30, 1946]

b. qui ước quân sự v/v ngưng bắn [mixed commission of general staffs to control this].

c. tù nhân [all political and military prisoners to be released except those accused of common crimes]

d. bảo đảm quyền dân chủ, theo Art 1 [democratic liberties reciprocally guaranteed]

e. chấm dứt chửi rủa [unfriendly propaganda mutually ceased]

f. hợp tác chấm dứt sự đau khổ của dân chúng [collaboration in control of ex-enemy citizens].

g. cử một đại diện bên canh cao ủy [representative of VN accredited to High Commissioner will control execution of the above provisions].

Ý kiến Pignon

Ý kiến Valluy.

D’Argenlieu: Dân Việt nghiêng về phía kẻ mạnh hơn. [319]

 

Bản tuyên cáo chung
Đại cương, hai bên hứa tôn trọng tinh thần Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946, đình chiến ngày 30/10/1946, và hội nghị Fontainebleau sẽ tái họp vào tháng 1/1947.
Rất đáng nghi chuyện Hồ nửa đêm gọi điện thoại cho Moutet xin ký Tạm Ước 14/9/1946. (Giáp, KTNQ, 2001:302-3) [dẫn báo Franc Tireur]
Đáng lưu ý hơn cả—ngoài những lời hứa hẹn—là một thoả hiệp về "liên hiệp quan thuế" và thương mại cho toàn Liên bang Đông Dương (điều thứ VI). (Sự thoả thuận này trở thành tấm bình phong pháp lý, cho phép Tướng Valluy và Morlière, Tư lệnh quân Pháp tại Bắc bộ, gây nên những biến cố đẫm máu tại Hải Phòng vào hạ tuần tháng 11/1946, dẫn đến cuộc tổng tấn công của Việt Minh tối ngày 19/12/1946, châm ngòi một cuộc chiến khốc liệt, toàn diện trên bán đảo Đông Dương trong nhiều thập niên sắp tới).
- Hồ rời Paris xuống Toulon. Một số đồng chí cũ—kể cả Hoàng Quang Giụ, người từng qua Liên Sô học trường Thợ Thuyền Đông Phương—tổ chức những cuộc biểu tình phản đối. Có người nóng giận gọi Hồ là Việt Gian.
Đáp tàu [aviso] Dumont d'Urville hồi hương. (Công điện 4671 ngày 17/9/1946, Caffery gửi Ngoại Giao; FRUS, 1946, VIII: The Far East, (1971) pp. 59-60; US-Vietnam Relations, 1945-1967, 1971, Book 1-C 80-81.
Báo L'Humanité loan tin Hồ rời Paris ngày 16/9; L'Humanité (Paris), 17/9/1946. Võ Giáp ghi ngày tàu rời Toulon là 18/9/1946. (Giáp, KTNQ, 2001:304)
Tạm ước 14/9/1946, thực ra, chỉ là một cách hoãn chiến của cả hai phe. Theo Moutet, ông ta chấp thuận ký Tạm ước 14/9/1946 để chứng tỏ thiện chí của nước Pháp. Moutet đã nói với Hồ:
Tôi hiểu rằng khi ông trở lại [VN], ông sẽ thấy nhiều phần tử oán trách là ông không đạt được tất cả mọi sự. Tôi không chống đối (reproche) ý muốn độc lập của quốc gia ông.... Tôi không chống đối ước muốn thống nhất ba miền của dân tộc An-nam; đó là một đòi hỏi mà tôi cho rằng chính đáng (légitime). Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, có thể nào tôi đưa ra trước Quốc Hội [Pháp ước muốn độc lập trên] với một danh sách mà tôi biết, ngày này qua ngày nọ, làng này qua làng kia, những hành động khủng bố, những cuộc ám sát các hào mục (notables), những cuộc thảm sát người Pháp và bạn bè họ? Có thể nào tôi yêu cầu Quốc Hội [Pháp] từ bỏ một phần chủ quyền [lãnh thổ] để thoả mãn nguyện vọng của các ông mà chỉ thuần dựa vào những lời hứa hẹn thiện chí? Tôi không có quyền làm điều đó, tôi sẽ không làm. (Annales de l’Assemblee nationale [AAN] (Paris), 1947, :877, col 3.)
Moutet cũng đề nghị triệu tập những ủy ban để bàn về một Liên bang mà Hồ muốn gia nhập, nhưng mỗi lần tiếng "Liên bang" được nêu lên, Hồ chỉ im lặng. Moutet cũng khẳng định với Hồ rằng "Việt Nam" trong bản Hiệp ước sơ bộ chỉ có nghĩa phần lãnh thổ phía Bắc vĩ tuyến 16. Bởi thế mới có điều khoản tổ chức trưng cầu dân ý về số phận Nam Kỳ. (AAN, 1947:878, col 1.)

Thứ Tư, 18/9/1946: Chính phủ Bidault phê chuẩn Tạm Ước "14/9/1946."

 21/6/1949: Sài-Gòn: Chính thức công bố Thoả ước Elysées.

* Oat-shinh-tân: Trong một tin phổ biến cho báo chí, Mỹ tỏ ý hoan nghênh giải pháp Bảo Đại; nhưng coi đó chỉ là bước khởi đầu [cần tiến hóa, evolutionary]. (Tel 112, State gửi Sài Gòn, 29/6/49, noon; FRUS, 1949, VII: The Far East and Australia (1975), p. 64).

Thứ Năm, 23/6/1949: Hà-Nội: Lãnh sự Gibson báo cáo:

Bửu Lộc tuyên bố Tướng Xuân có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Tư Vấn (Haut Conseil Privé) do Bảo Đại tuyển chọn. Cơ quan này sẽ gồm khoảng 10 người, có đại diện Cao Đài, Ki-tô La Mã, Tin lành, thiểu số, v.. v.. Nhiệm vụ là cố vấn, giống như Thượng Viện.

Về chính phủ tương lai, sẽ gồm các chuyên viên. Gồm 6 bộ: Nội vụ, Ngoại giao, Kinh tế và Tài chính, Quốc phòng, Tư pháp, và Công chính và Kế hoạch. Sẽ có thêm một số Bộ trưởng nếu các lãnh tụ thuộc phe Việt Minh về hàng.

Ngoài ra, sẽ bổ nhiệm đại diện các tôn giáo vào 19 ghế Thượng viện Liên Hiệp Pháp. Bửu Lộc còn cho biết chính phủ Xuân sẽ bị giải nhiệm để thành lập chính phủ mới. Hữu được giữ làm Thủ hiến Nam phần (FRUS, 1949, VII:The Far East and Australia (1975), pp. 63-4).

28/6/1949: Paris: Đại sứ Bruce gặp Schumann.

Giải thích về lập trường của Mỹ đối với việc thực thi Hiệp ước Elysées. Mỹ muốn Hiệp ước 8/3/1949 chỉ là bước khởi đầu của cuộc tiến hoá lên độc lập hoàn toàn của Việt Nam. Pháp coi Hiệp ước Elysées như cuối cùng (FRUS, 1949, VII:The Far East and Australia (1975), pp. 65-66).

7/1949: Hà-Nội: Đảng Đại Việt cải tổ. Thành lập Ủy Ban Trung Ương; gồm: Lê Thăng, Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng Văn Sung, và Nguyễn Đình Luyến.

Thứ Sáu, 1/7/1949: Đà-Lạt: Cựu hoàng Nguyễn Phước Điện (8/1/1926-25/8/1945) [Bảo Đại] ký sắc lệnh số 1-CP công bố danh sách chính phủ.

1- Thủ Tướng: “Đức” Bảo Đại, Quốc trưởng.

2- Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng: Trung tướng Nguyễn Văn Xuân.

3- Tổng trưởng Ngoại Giao: Nguyễn Phan Long. 4- Tư Pháp: Nguyễn Khắc vệ. 5- Tổng trưởng Quốc Gia Kinh tế và Kế hoạch: Trần Văn Văn.

6- Bộ trưởng Phủ Thủ tướng kiêm Nội vụ: Vũ Ngọc Trản. 7- BT Tài chánh: Dương Tấn Tài. 8- BT Ngoại Giao: Lê Thăng. 9- BT Quốc Phòng: Trần Quang Vinh. 10- BT Thương Mại & Kỹ nghệ: Hoàng Cung. 11- BT Canh Nông, Xã hội, Lao động: Phan Khắc Sửu. 12- BT Công tác, Giao thông & Kiến thiết: Trần Văn Của. 13- BT Quốc Gia Giáo dục: Phan Huy Quát. 14- BT Thanh niên: Nguyễn Tôn Hoàn. 15- BT Y tế: Nguyễn Hữu Phiếm. 16- BT Thông tin: Trần Văn Tuyên. 17- TTK Chính phủ: Đặng Trinh Kỳ (CBVN, II:2 [13/8/1949]:14).

1/7/1949: Pius XII [1939-1958] ra sắc dụ tuyệt thông bất cứ tín đồ Ki-tô nào gia nhập hay cộng tác với “Cộng Sản vô thần” [excommunicated Catholics who joined or collaborated with the “godless Communists.”] Dựa trên thánh dụ Divini Redemptoris ngày 19/3/1937 của Pius XI (1922-1939), nhằm chống lại nỗ lực hòa giải của Stalin và Comintern. Ngày 15/7/1949, báo L’Observatore Romanio đăng tải Dụ ngày 1/7/1949 của Pius XII. Tên thực Eugenio Maria Giuseppe Giovanni Pacelli (2/3/1876 [1939]-9/10/1958). 

3/7/1949: Đà-Lạt: Bảo Đại ký sắc lệnh 4-CP, bổ nhiệm: Nguyễn Hữu Trí làm Thủ hiến Bắc Việt; Phan Văn Giáo, Thủ hiến Trung Việt, và Trần Văn Hữu, Thủ hiến Nam Việt (CBVN, II:1 [6/8/1949]:6).

11/7/1949: Thái Nguyên: Có tin một bữa cơm với muối giá 20 đồng cụ Hồ. (Hiến, 2004, II:104)

12/7/1949: Bảo Đại về Huế.

12/7/1949: Pháo kích phi trường Bạch Mai, phá hủy 2 phi cơ Dakota. Tăng cường hoạt động của các nhóm võ trang tuyên truyền trên các chuyến xe điện, cắm cờ trên đỉnh Tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm, đốt cháy cổng chào ở công viên Mê Linh. (Tài, 2002:142-43)

14/7/1949: Huế: Bảo Đại hiệu triệu quốc dân.

* Tuyên Quang: Sắc Lệnh giảm tô 25%. Lập hội đồng giảm tô cấp tỉnh.

Thứ Sáu, 15/7/1949: báo L’Observatore Romanio đăng tải Dụ ngày 1/7/1949 của Pius XII (2/3/1876 [1939]-9/10/1958) ra lệnh “rút thông công” bất cứ ai liên hệ với Cộng Sản.

 [Theo tinh thần l’Encyclique Divini Redemptoris ngày 19/3/1937 của Pius XI (?1922-1939)

16/7/1949: Vĩnh Thụy ra Hà Nội. 19/7/1949: Vĩnh Thụy họp Nội các lần đầu tiên.

20/7/1949: Paris: Pháp và Lào ký Hiệp ước trả độc lập cho Lào theo tinh thần Hiệp ước 8/3/1949 với Việt Nam.

23/7/1949: Paris: Pignon gặp Đại sứ Mỹ Bruce. Nói “giải pháp” Bảo Đại có hy vọng thành công. Ba yếu tố để thành công là:

1/ Pháp theo đuổi một chính sách liên tục và tiến bộ, rộng rãi trong việc thi hành Thỏa ước 8/3/1949;

2/ Khả năng của Bảo Đại đưa các cộng sự viên vào kỷ luật, và đặt quyền lợi cá nhân cùng địa phương dưới quyền lợi quốc gia;

3/ Tùy thuộc vào tình hình Trung Hoa.

Nêu lên vấn đề quân Trung Cộng tiến về biên giới Bắc Việt. Pignon nói Tướng Revers nghĩ rằng ngoại trừ trường hợp Trung Cộng xâm lăng, 41,500 quân Việt có khả năng bảo vệ miền Trung và miền Nam, và quân Pháp sẽ rảnh tay lo miền Bắc. Đã cảnh cáo Bảo Đại về việc liên hệ với chế độ quốc gia TH.

Pignon tiết lộ sẽ trở lại Sài Gòn ngày 26/7, và Paul Coste-Floret sẽ qua thăm Đông Dương trong 2 tuần, kể từ 4/8/1949. Theo Pignon tạm thời chính phủ sẽ ở Hà Nội; nhưng sẽ rời vào Huế (FRUS, 1949, VII:The Far East and Australia (1975), pp. 69-70).

25/7/1949: Tuyên Quang: Phạm Văn Đồng được cử làm Phó Thủ tướng. (Hiến, 2004, II:111)

* Paris: Chính phủ Pháp đồng ý cho di tản Cao Bằng. Theo Pleven, cả Pignon và Carpentier đều chống lại vì yếu tố chính trị cũng như quân sự (AAN, 19/10/1950).

27/7/1949: Pháp: Auriol viết thư cho Bảo Đại, nhờ Coste-Floret trao tay trong dịp qua Việt Nam vào tháng 8/1949. Ghi nhận việc thành lập chính phủ Bảo Đại trên căn bản Hiệp ước 8/3/1949.

Được thương thuyết một cách chân thành, Hiệp ước này đã hoàn toàn thỏa mãn nguyện vọng của dân tộc Việt Nam mà Quốc trưởng đã tuyên bố từ năm 1945, cũng như chính phủ HCM đã khẳng định: Đó là sự thống nhất lãnh thổ, đã được Quốc hội Pháp chấp thuận và sắc luật thay đổi tình trạng pháp lý của Nam kỳ. Hiệp ước 8/3/1949 nhìn nhận nền độc lập của Việt Nam. Liên hệ giữa Pháp và Việt Nam trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp đã xác định rõ ràng theo các điều lệ của Hiến pháp [1946] để bảo đảm sự thịnh vượng và quốc phòng chung. Tái khẳng định sẵn sàng bổ nhiệm các viên chức ngoại giao người Việt tới các quốc gia thân hữu, cũng như đã chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao Pháp xúc tiến việc xin cho Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Thủ tướng Queuille, Ngoại trưởng Schumann, Bộ trưởng Hải ngoại Coste-Floret, và Bộ trưởng Quốc Phòng Paul Ramadier ký. (Bản dịch trong FRUS, 1949, VII:The Far East and Australia (1975), pp. 71-3).

28/7/1949: Paris: Tướng René Blaizot được đề cử làm Tổng Tư lệnh quân Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương. Mục đích để thực hiện kế hoạch của Revers.

1/8/1949: Lê Văn Hiến giao 600 kilo thuốc phiện từ Cao Bằng về cho cơ quan mua hàng ngoại quốc. (Hiến, 2004, II:117)

* Trần Ngọc Ranh tuyên bố đình chỉ mọi hoạt động ở Paris.

3/8/1949: Sài-Gòn: Nguyễn Hữu Thọ cùng Lưu Văn Lang, Trương Công Thuận gặp Cao ủy Pignon với một thỉnh nguyện thư có 900 chữ ký. Yêu cầu vãn hồi hòa bình tại Việt Nam.

4/8/1949: Coste-Floret qua thăm Đông Dương. Mục đích để kiểm chứng những điều Revers đã báo cáo.

6/8/1949: Xuân viết thư cho Tư lệnh Pháp ở Đông Dương về vấn đề sĩ quan Việt trong các đơn vị Pháp. Đề nghị cho họ được bảo đảm không bị thiệt thòi quyền lợi khi chuyển qua Quân đội QGVN. Một trong những lý do là không có ai tình nguyện, sợ mất quyền lợi (10H xxx [243]).

8/8/1949: Claude Léon Raoul Vally được XLTV chức UVCH Bắc & Bắc Trung Kỳ. Tướng Koch XLTV Tư lệnh.

9/8/1949: Pháp di tản Bắc Kạn.

Résistance francaise:

Commandant Supérieur des Forces Francaises en Extrême-Orient [FFEO], 2è Bureau, No. 2849/2, “Rapport sur les activités de la résistance francaise en Indochine, au profit de la cause Alliée; SHAT (Vincennes), 10H xxx [78, c. 1] (13 pages)

Sự kháng chiến của Pháp tại Đông Dương đã bị che lấp bởi đủ huyền thoại về sự “phản bội của Pháp,” tự biến thành vệ tinh của Nhật trong Thế Chiến thứ II.

Việt Minh: muốn độc quyền kháng Nhật, chiến đấu bên cạnh Đồng Minh, chống cả thực dân Pháp và Nhật. Lên án Pháp đã quì gối xin hàng hai lần vào tháng 9/1940 (ở Lạng Sơn) và ngày 9/3/1945 (Meigo); trong khi phóng đại cuộc chiến kháng Nhật chỉ gồm những đồn bót phụ thuộc, giết khoảng vài ba chục binh sĩ Nhật; [sau ngày 16/8/1945, còn sử dụng “bộ đội Việt Mỹ” dưới quyền Võ Giáp, Đàm Quang Trung tấn công đồn Hiến Binh Nhật ở Thái Nguyên “để tạo thêm thành tích,” dưới sự chứng kiến của các nhân viên OSS Nhật].

Các nhóm tình báo Hoa-Mỹ [như toán GBT của Thiếu tá Laurence Gordon, gốc Nam Phi, được sự tiếp tay của một số người Hoa yêu nước và thù nghịch với Pháp. Từ đầu năm 1944, cơ quan tình báo Pháp thay nhóm Gordon. [tr. 2]

Những versions “truquées” của VM và toán GBT được dư luận thế giới thích nghe. [tr. 3]

Pháp quá bận rộn trong việc tái chiếm Đông Dương, không có cơ hội “giải độc.”

Từ tháng 9/1940, Đông Dương thuộc Pháp tinh thần kháng Nhật ngày một phát triển.

Từ tháng 9/1939 tới ngày thất thủ Singapore (2/1942) duy trì một điện đài từ Sài Gòn tới Singapore. [tr. 4]

Trong năm 1942, liên lạc với tình báo Bri-tên và Mỹ.

12/1942: Tiếp xúc đầu tiên với Free French tại biên giới Hoa-Việt. 27/1/1943: trao đổi tin tức với TH. 3/1943: Đại úy pháo thủ Milon. Từ đó, phong trào ngày một phát triển cho tới tháng 3/1945. Nhất là qua ngả Lào Cai-Hà Khẩu. [tr. 4-5] Cao Bằng, Móng Cái.

Liên lạc tàu ngầm đồng minh, cơ quan tình báo Bri-tên.

Giải cứu tù binh Đồng Minh. Từ tháng 4/1942, Nhật sử dụng Đông Dương làm trại giam giữ tù binh Đồng Minh. Chính yếu tại Sài Gòn, và ít hơn tại Căm Bốt, Cam Ranh và Hải Phòng. [tr. 5-6]

Dân Pháp giúp đỡ tài vật qua Hồng Thập Tự, hay bí mật. Các cựu trưởng trại tù như Thiếu tá A. W. Glossop (Chesterfield, Brti-tên), Dr MacQuillan, Đại úy Massemackers, Đại tá F. E. Hugonin Breedon Rectory-Tewkshury (Bri-tên) có thể làm chứng. [p. 5]

Giúp nhiều tù vượt ngục như:

Trung úy Hughnest, USA, 25/12/1944. Wage, Texas.

Bankcroft Basile, 1943, qua Lào rồi TH.

Mitchel Purcell, Bri-tên, Annam.

Arsen Holl, Dutch, từ Long Thành, ngụy trang như y tá tại nhà thương Grall.

Trung úy Francois Alland, Pháp, bị Nhật giết ngày 11-hay 12/3/1945 [tr. 6].

Từ đầu năm 1944, SA nhảy dù vào Đông Dương. 80% thành công. [p.6]

1943: Hai phi công Mỹ bị bắn rơi, bị thương nặng, điều trị tại nhà thương Lanessan Hà Nội. Sau đó thoát qua TH. Cuối 1943, Trung úy Stafford bị bắn rơi ở Móng Cái. Vượt biên ở Cao Bằng. [tr. 8]

1/1/1945: Phủ Lạng Thương: Một B-25 của Mỹ bị bắn hạ.

8 trong số 11 phi hành đoàn được Pháp cứu sống. Chia làm 3 toán vượt biên giới qua TH. [tr. 8]

Những phi công bị bắn hạ ở Vĩnh Yên và Hải Phòng, được cứu thoát, đưa qua TH. (Nhân chứng: Trung úy Martin-Jarrand và Đại úy Levain, Soclet hoạt động tại BV tháng 5/1945).

Bắc Giang hay Phủ Lạng Thương cách Hà Nội 51 km, trên đường số 1 [đi Lạng Sơn]. Phía bắc Bắc Ninh 20 km. Tây bắc Lục Nam, 21 cây số [đường đi Đình Lập] (Thúy, 1978:143.

12/1/1945: An Nam: Hạm đội 3 của Đô đốc Halsney oanh tạc duyên hải Đông Dương [nhất là Cam Ranh].

Phi cơ từ 13 hàng không mẫu hạm đánh bom duyên hải An Nam. 7 phi công bị bắn hạ. 6 người được đưa bằng xe hơi ra bắc, theo đường Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu (Trung úy Elmer Stratton, Lambros, Moranville, v.. v.. ) Người thứ 7, Trung úy Henry, điều trị 6 tháng ở Mỹ Tho. Tháng 4/1945, chết ở bắc Kontum cùng vài kháng chiến Pháp.

Chôn cất thi hài Trung úy E. A. Shirley ở nghĩa trang Sải Gòn. [tr. 7]

Nhật mất khoảng 50 tàu đủ loại, 150 thủy phi cơ. Trung tá Miles ở Trùng Khánh xin tên những người có công để ban thưởng. [tr. 9-10]

12/1/1945: Phi cơ Mỹ lại oanh tạc Sài Gòn. 5 phi công sống sót.

Trong tháng 1/1945, cuộc oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất khiến 350 chết (75 dân sự Pháp, còn lại là Nhật), 250 bị thương (40 dân sự). Mission Militaire en Chine [MMC], BR No. 1055/50/R, ngày 1/2/1945; CAOM (Aix), AP 3448, d. 4.

Tháng 2/1945: Quảng Ngãi: Một thủy phi cơ Mỹ bị bắt buộc hạ cánh ngoài khơi Sa Huỳnh (giữa Quảng Ngãi và Qui Nhơn). Chỉ có 1 trong 11 nhân viên phi hành đoàn được tàu ngầm cứu thoát. 10 người khác được cấp cứu, tạm trú tại Gi Lăng, Quảng Ngãi, chờ tàu ngầm đón. Ngày hẹn 6/3/1945 không thành công. Được đưa lên đồn điền CATEKA ở Pleiku. Sau 9/3/1945, theo Pháp di tản. Đại úy Stevenson và Paterson bị Nhật phục kích bắt được giải về Huế cùng kỹ sư Tricotoire. Họ chết vì bệnh vào tháng 6/1945. 6 người khác bị Nhật giết. Chỉ có 2 người sống sót, bị đưa vào Sài Gòn. Tự do vào tháng 9/1945. [tr. 7]

SA hoạt động bí mật ở Đông Dương. Tổ chức chiến khu, nhưng chưa hoàn tất ngày 9/3/1945. [tr. 8]

 

VĨNH SAN ([1899] 3/8/1900-26/12/1945)

x Xem thêm Nguyễn Phước Hoãng (5/9/1907-10/5/1916)

[Sinh ngày 19/8/1899?] Con thứ năm Nguyễn Phước Chiêu (1/2/1889-3/9/1907) và Nguyễn Thị Định. E P Thébault, “Le tragique destin d’un Empereur d’Annam” (Prince Vinh San, 1900-1945, Empereur Duy Tan, 1907-1916); France Asie/Asia, vol XXIV:1, 1er trimester, 1970, pp 4, 10 [3-40].

 

5/9/1907: Lên ngôi, tức Nguyễn Phước Hoãng, niên hiệu Duy Tân.

30/1/1916: Lấy Mai Thị Vàng, con Mai Đắc Khôi. Vàng (1899-?) là con gái Mai Khắc Đôn.

3-6/5/1916: Rời Huế, xuống hịch chống Pháp. [un complot, ghi la5 2/5/1916; Thébault, “Le tragique destin; ” France Asie/Asia, vol XXIV:1, 1er trimester, 1970, pp 6 [3-40].

10/5/1916: Phủ Phụ Chính, Hội đồng Hoàng tộc và văn võ quan đề nghị truất phế xuống hàng Hoàng tử. Tôn Thất Hân đề nghị đầy cả hai cha con khỏi An-Nam CAOM (Aix) , Gougal, 9588

29/5/1916: Khâm sứ Charles yêu cầu đưa Vĩnh San khỏi Huế càng sớm càng tốt.

4/6/1916: Doumergue thuận cho Bửu Lân và Vĩnh San qua Réunion vì Thống đốc các thuộc địa biển không đồng ý nhận vào Tahiti (CĐ số 663, 4/6/1916; CAOM (Aix) , GGI:9591).

20/8/1916: Vĩnh San viết thư cho Toàn quyền xin để mẹ ở lại Huế; cho 400 francs một tháng CAOM (Aix) , Gougal, Indo, GGI:9591).

14/9/1916: Vĩnh San viết thư cho Toàn quyền Đông Dương.

25/9/1916: Viết thư cho Hồ Đắc Trung, tâm sự về lý do không chịu lấy con gái Trung.

14/10/1916: Van Cauwenberghe, Thị trưởng Vũng Tàu, cho biết đã chuẩn bị đưa về Huế:

- Nguyễn Thị Hoè, con Bửu Lân, và các con.

- 4 thứ phi: Nguyễn Khắc Kiều, Lê Thị Hoan, Lê Thị Ham, Nguyễn Thị Thục dit Nguyễn Thị Hoài và các con. Tổng cộng: 5 phụ nữ, 2 con nít. Bảy người rời Vũng Tàu không tiền bạc vì Bửu Lân từ chối cho tiền CAOM (Aix) , Gougal, Indo, GGI:9591).

3/11/1916: Hai cha con Bửu Lân, Vĩnh San xuống tàu Guedania qua Réunion. Tháp tùng Vĩnh San có vợ, mẹ, và em gái là công chúa Lương Nhàn. 21/11/1916, tới Saint Denis.

11/1/1917: Vĩnh San xác định bằng văn tự là vợ mình đã bị Bửu Lân xâm phạm tiết hạnh [accepte les avances de mon père et qu'il y a eu adultère mêlé en plein d'inceste"]. Đề nghị trả Mai Thị Vàng về nhà CAOM (Aix) GGI:9593).

4/5/1917: Mai Thị Vàng cùng gia đình người hầu (vợ chồng, 1 con) xuống tàu từ St Denis (Réunion) về nước.

12/8/1917: Từ Hellbourg, Vĩnh San viết thư cho Thống đốc Réunion, xin triều đình Huế cấp cho giấy ly dị vì Mai Thị Vàng ngoại tình [adultère]; và yêu cầu cho biết theo tình trạng hộ tịch, có được quyền làm giấy kết hôn hay chăng.

12/12/1917: Sarraut hỏi ý kiến Charles về việc Vĩnh San xin ly dị.

12/1/1918: Khâm sứ Huế (RSA) cho Hà Nội biết triều đình Huế không chấp thuận đơn xin ly dị của Vĩnh San.

21/2/1918: Sarraut cho Thống đốc Réunion biết không chấp thuận việc Vĩnh San ly dị.

26/8/1919: Thống đốc Réunion điện cho Hà Nội, thông báo mẹ Vĩnh San là Nguyễn Thị Định bị bệnh, không chịu nổi thời tiết Réunion, xin về nước.

11/10/1919: Khâm sứ Trung kỳ đồng ý cho Nguyễn Thị Định về nước.

13/10/1919: Jabouille yêu cầu triều đình Huế trả tiền di chuyển cho Nguyễn Thị Định.

13/12/1919: Hà Nội báo cho Thống đốc Réunion biết quyết định cho phép Nguyễn Thị Định, 38 tuổi, và con gái là Lương Nhàn, 15 tuổi, hồi hương.

24/4/1920: Thị Định và Lương Nhàn tới Djibouti trên tàu Prinz Régent.

1920: Vĩnh San gửi thư cho báo L'Humanité đòi tự trị cho An Nam, nhưng báo này không đăng.

7/10/1921: Guesde gửi thư cho Hà Nội, thông báo rằng Réunion có biện pháp đề phòng Vĩnh San trốn (No. 1423, 7 oct 1921, Colonies gửi Hà Nội; CAOM (Aix) , SLOTFOM, Série I, c.6).

1929-1938: Sống với Fernande Antier, có 4 con; sau sống với Marie-Ernestine Maillot, sinh ra một con gái ngày 1/12/1945. Cả 5 người được tòa nhìn nhận là con Vĩnh San ngày 22/7/1946. Thébault, “Le tragique destin; ” France Asie/Asia, vol XXIV:1, 1er trimester, 1970, pp 7-8 [3-40].

Ngày 5/6/1936, Vĩnh San gửi thư cho BTĐ xin ân xá; qua Pháp sinh sống. Giải thích lý do “làm loạn.”

Nguyên do khiến Nguyễn Phước Hoãng chấp nhận cầm đầu cuộc khởi nghĩa không rõ ràng. Ngày 5/6/1936—tức hơn 20 năm sau ngày khởi nghĩa—cựu hoàng khẳng định rằng “đã nhận chỉ huy cuộc nổi dạy chỉ vì muốn cứu tính mạng cả người Pháp lẫn người Việt.” Theo Nguyễn Phước Hoãng, đầu năm 1916, một đảng tổ chức để đòi sửa lại toàn bộ các hiệp ước đã ký kết gửi người tiếp xúc với vua, yêu cầu vua cầm đầu phong trào này. Nguyễn Phước Hoãng không nỡ tố cáo với Pháp, nhưng họ tiếp tục đến gặp. Vào đầu tháng 4/1916 họ tiết lộ với vua là vì Nguyễn Phước Hoãng từ chối lãnh đạo họ đòi sửa đổi Hiệp ước, nên họ đã quyết định khởi nghĩa giành độc lập. Vì Pháp đang tham chiến với Germany, Nguyễn Phước Hoãng nghĩ rằng thật điên rồ khi nổi loạn, nhưng chỉ khất lần lữa cho qua. Hạ tuần tháng 4/1916, một sứ giả lại mang tới cho Nguyễn Phước Hoãng một kế hoạch tỉ mỉ tấn công Huế và các tỉnh lỵ, và nói thẳng với vua: “Không có gì có thể ngăn cản được cuộc nổi dạy và Ngài sẽ là người hèn nhát nếu không chỉ huy những người tự nguyện chết cho sự độc lập của vương quốc của Ngài mà Ngài đã nhận lĩnh từ tổ tiên.” Thảm kịch của Nguyễn Phước Hoãng từ đó mà ra. Vua đành phải nhận lời, để có thể lợi dụng chức vụ chỉ huy, ra những lệnh lạc trái ngược nhau hầu ngăn cản một cuộc thảm sát bạn hữu người Pháp cũng như dân chúng vô tội. [Nguyên văn:un plan d’appaisement.”…. Accepter  le commandement de la révolte et par cela acquérir assez autorité pour être su d’être obéi. Et ensuite, donner des ordres et contre d’ordres assez incohérents pour disperser les bandes à des points tout à faire éloignés et isoler les groupes les unes des autres,” (11)

11. Thư ngày 5/6/1936, Vĩnh San gửi BTTĐ; CAOM (Aix), HCIF, CP 255. Chi tiết này được dẫn lại trong Thébault, “Le tragique destin,” p 6.

 

Lý do nào đi nữa, người Pháp đã phong thanh biết được âm mưu này từ mùa Hè năm 1915, nhưng không tìm ra chứng cớ. Mãi tới ngày 2/5, do sự cáo giác của Án sát Phạm Liệu, Công sứ Quảng Ngãi là Henri de Tastes bắt giữ 8 lính khố xanh, gồm một thày cai, dính líu vào âm mưu khởi nghĩa. Điều tra những người này, de Tastes nắm được trọn kế hoạch, rồi cấp báo về Huế. Charles vội phái một toán 18 lính da trắng vào Quảng Ngãi tăng cường, đồng thời xuống lệnh phòng thủ nghiêm mật khắp nơi. Binh sĩ bị cấm quân, súng bị khóa chặt trên giá. Hàng trăm người tình nghi, đặc biệt là những cựu tù nhân dính líu đến vụ chống sưu thuế 1908, bị bắt giữ. Biện pháp tuần tiễu, kiểm soát an ninh cũng được áp dụng khắp Trung kỳ. Tại kinh thành Huế, trong ngày 3/5 tay chân tín cẩn của Pháp bám sát hoạt động của nhóm Thái Phiên và Trần Cao Vân. Nhưng vì một lý do nào đó, những lãnh tụ này vẫn chưa bị bắt giữ.

Trong số mật báo viên được Pháp gài vào theo dõi nhóm cầm đầu khởi nghĩa có Trần Quang Trứ, cháu Nội thần thị vệ Trần Liên, đã đầu quân qua Pháp với chức thông sự. Nhờ quen biết Thái Phiên từ ngày còn làm việc ở Tourane, tối 3/5 Trứ được tham dự một buổi họp mật do Phiên chủ tọa ở khu nhà ga Huế. Rồi, để gây niềm tin cho Trứ, “một người Quảng” đưa Trứ tới rạch Phú Cam gặp Nguyễn Phước Hoãng, lúc đó đã hoá trang để rời kinh thành trên một chiếc tam bản. Theo lời khai của Trứ, đích thân vua cho lệnh Trứ, bằng tiếng Pháp, là phải cướp kho súng, giết các cấp chỉ huy Pháp ở trại lính, rồi kéo qua đánh đồn Mang Cá. Trứ vội đến báo cáo với Công sứ Thừa thiên Carlotti, và nhận lệnh dẫn lính truy bắt Nguyễn Phước Hoãng. Vì sương mù dày đặc, Trứ lặn lội xuôi ngược tới 2 giờ đêm mà vẫn không tìm thấy dấu tích vua. (12)

12. Báo cáo của Trần Quang Trứ (số quân 16,673, tiểu đoàn 16) ngày 5/5/1916; Ibid., GGI, dossier 9588. Năm 1919, khi đang chờ hồi hương với cấp bậc Trung sĩ, có người biết chuyện, toan giết Trứ. Trứ có thể là Trần Quang Hàm, tức mật báo viên “Mr Jean,” hay “Quản Lâm,” được Paul Arnoux gài bên Nguyễn Sinh Côn [Ái Quấc] năm 1919-1920, và từng qua Germany thăm dò hoạt động của Luật sư Phan Văn Trường, người hoạt động chung với Phan Chu Trinh từ 1912. Ngày 25/7/1919, Nguyễn Sinh Côn cùng một mật báo viên khác, Nguyễn Như Chuyên, người năm 1914 từng tố cáo Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường nghiêng về phía Germany, chờ tàu đi Toulouse. CARAN (Paris), F-7 13405. Một tài liệu khác, không ghi ngày tháng và xuất xứ, ghi Nguyễn Sinh Côn từ London qua Paris năm 1917; Ibid; Chính Đạo, Hồ Chí Minh, I:205.

 

Vào khoảng 11 giờ đêm 3/5/1916, Thị lang Bộ Binh Võ Liêm cũng mật báo với Carlotti là dinh Khâm sứ sẽ bị tấn công trong khoảng từ 1 giờ 30 tới 2 giờ sáng ngày 4/5. Nhưng tin khiến Charles lưu ý nhất vẫn là Nguyễn Phước Hoãng trốn khỏi cung điện. Dù đã 2 giờ khuya, Charles hối hả vào Cấm thành kiểm chứng. Khi biết chắc vua đã rời cung từ 10 giờ tối 3/5, Charles vội điều động các toán tuần tiễu ngăn chặn không cho Nguyễn Phước Hoãng vượt vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, hay trốn ra hải ngoại. Tiểu hạm Manche được lệnh phải tới tăng cường việc kiểm soát duyên hải.

Mờ sáng 4/5, lực lượng Trần Cao Vân nổi lên như dự định tại Trà My, Tam Kỳ, Quảng Nam. Khoảng 250 người võ trang gậy gộc, giáo mác và ít khẩu súng kéo cờ “Ngũ tinh”nền đỏ, góc xanh da trời, có hình 5 sao trắngkéo tới vây phủ l. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, đội quân này bị tan rã. Nhiều người chết hoặc bị thương.(13)

13. Công điện số 2-T, ngày 10/5/1916, Gougal gửi Colonies; Ibid., dossier 7F-50.

 

Trong đêm, nhiều toán người trang bị giáo mác, đao kiếm cũng tụ họp gần dinh Công sứ Quảng Ngãi nhưng sau đó tự động giải tán. Tại Huế và Tourane, nơi tập trung các đơn vị lính thợ, lực lượng khởi nghĩa cũng chẳng có một hoạt động nào, ngoài việc truyền “hịch” khởi nghĩa, đánh đuổi ngoại xâm của Nguyễn Phước Hoãng. Hịch khởi nghĩa này không mang lại hưởng ứng nào đáng kể trong dân gianmột trong những bằng chứng cho thấy sự phá sản của chế độ quân chủ nói chung, và sự tàn lụn uy tín của vua quan Nguyễn nói riêng tại An Nam.

Hai ngày sau, chán nản và thất vọng vì bị bỏ rơi, Nguyễn Phước Hoãng cùng Trần Cao Vân và bốn người khác xuất hiện trước chùa Thiên Thai, cách Huế hơn 6 cây số. Charles tạm giam vua trong đồn Mang Cá, chờ Toàn quyền Roume quyết định.

 [28/8/1944] * St Denis : Vĩnh San viết thư tuyên bố Đông Dương trở thành một « Province autonome de l’Asie Orientale. Theo Vĩnh San, toàn dân Việt Nam chống lại việc tách rời khỏi Pháp, ngả theo Nhật ; CAOM (Aix), HCIF, CP 255.

 

CAOM (Aix), HCFI, CP 255; Thébault, “Le tragique destin;” France Asie/Asia, vol XXIV:1, 1er trimestre, 1970, pp 6 [3-40].

 

17/9/1939: St Denis gửi điện báo tin Vĩnh San xin đầu quân. Đề nghị không thuận (N'estime pas souhaitable) (No. 245, 17 sept 39, St Denis gửi Colonies; INF, c.267/2337).

1/6/1940: Aubert chuyển thư đầu quân của Vĩnh San, với ý kiến "pas souhaitable" (No. 208, 1 juin 40).

4/6/1940: Bộ trưởng Thuộc Địa Louis Rollin cho Aubert biết không chấp thuận đơn của Vĩnh San (No. 123, 4/6/1940, Colonies gửi St Denis; INF, c.267/d.2337).

28/11/1942: Gia nhập Hải quân Pháp tự do như một điện đài viên trên chiến hạm Leopard, cùng hai em khác mẹ Vĩnh Diêu và Vĩnh Can. Diêu và Can bị Bửu Lân bắt lại. Được ít lâu, Vĩnh San bị trả lại Réunion vì thiếu sức khoẻ. Ngày 21/9/1948: Vĩnh Diêu và Vĩnh Can, hai con Bửu Lân, xin trợ cấp. Cho biết trở lại VN ngày 2/3/1948. Năm 1942 đã cùng Vĩnh San gia nhập quân đội Pháp tự do. Diêu và Can bị Bửu Lân bắt lại. CAOM (Aix), CP 255.

23/6/1948: Tướng De Latour nhận định: J’ai le sentiment que les réquérants [Vinh Dieu et Vinh Can] sont des déclassés et qu’il est difficile de les employer utilement dans l’Armée ou dans l’Administration.” CAOM (Aix), CP 255.

3/1/1944: Vĩnh San được chính thức làm lính truyền tin ở Réunion, dù đã làm đơn từ 3/2/1943. Thébault, “Le tragique destin; ” France Asie/Asia, vol XXIV:1, 1er trimester, 1970, pp 13 [3-40].

 

29/8/1944: Vĩnh San viết thư phản đối Decoux đã biến Đông Dương thành một tỉnh của Khối Đại Đông Á Nhật. Capagorry chuyển đi, nhưng không được hồi âm. CAOM (Aix), HCFI, CP 255. Thébault, “Le tragique destin; ” France Asie/Asia, vol XXIV:1, 1er trimester, 1970, pp 14-15 [3-40].

31/1/1945: Từ Saint Denis, Vĩnh San viết thư cho Guichard: Đã nhờ dân biểu Villèle giúp đỡ. Được tin có huy chương Kháng Chiến ngày 28/12/1944. CAOM (Aix), HCFI, CP 255; Journal Officiel de la Réunion, 16/3/1945, p 165.

28/3/1945: Từ Saint Denis, Vĩnh San viết thư cho Guichard: Về việc Nhật đảo chính. Grand patron có thể tin tưởng ở chúng ta. CAOM (Aix), HCFI, CP 255.

9/4/1945: Vĩnh San viết thư cho De Gaulle.

Ngày hôm đó, thưa Tướng quân, Ngài đã nói: "Nước Pháp không lẻ loi. Đằng sau lưng nước Pháp là cả một đế quốc rộng lớn."

Ngày hôm sau nữa, Ngài lên tiếng hiệu triệu: "Hỡi binh sĩ Pháp, dù ở bất cứ nơi nào, hãy đứng lên!"

Trên thực tế,... từ tháng 6/1940, tôi đã tự coi mình là một chiến binh của nước Pháp đang lâm chiến. Và tuân hành lệnh Tướng quân, tôi đã làm hết sức mình cho một quốc gia tự do mà tôi chẳng hề miễn cưỡng xin làm công dân. (9)

9. Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 11. Năm 1936, Vĩnh San đã xin đi lính, nhưng bị từ chối. Tháng 5/1940, Vĩnh San lại xin đầu quân, nhưng Thống đốc Pierre Aubert nhận định “pas souhaitable,” và Bộ trưởng Thuộc Địa đồng ý.

 

Trong hai năm kế tiếp, nhờ điện đài bí mật của mình, Vĩnh San liên lạc với các đơn vị Đồng Minh, đóng ở đảo Maurice, cách Réunion khoảng 1,000 cây số. Những người ủng hộ De Gaulle tại St Denis cũng thường lui tới chỗ Vĩnh San để theo dõi thời sự. Khám phá ra việc này, ngày 7/5/1942, Toàn quyền Aubert, đã ngả theo phe Vichy [tức chính phủ Pétain], tống giam Vĩnh San hơn một tháng. (10)

10. Nghị định số 880 C, ngày 7/5/1942; JORF, 80 (8/5/1942), tr. 542-3; và Nghị định số 1143 C, ngày 19/6/1942; JORF, 80:28 (26/6/1942) tr. 687. Xem thêm Thébault, "Le tragique destin " (1970), p 10.

 

Thành tích này là chìa khóa mở cho Hoàng tử cánh cửa lưu đày khi lực lượng Pháp Tự Do chiếm Réunion vào mùa Thu 1942. Ngày 28/11/1942, diệt lôi hạm Léopard của phe De Gaulle tiến vào hải phận Réunion, đưa Albert Capagorry lên chức tân Thống đốc hải đảo. Vĩnh San cùng hai em trai (Vĩnh Diêu và Vĩnh Can) tình nguyện gia nhập thủy thủ đoàn Léopard với chức điện đài viên; nhưng hai người em bị Bửu Lân bắt lại. Đời thủy binh của Vĩnh San cũng vỏn vẹn ba tuần lễ. Tình cờ gặp Vĩnh San trên tàu, Tướng Paul-Louis Legentilhomme—Xử lý thường vụ Cao Ủy các thuộc địa Pháp ở Ấn Độ Dương (Madagascar, Réunion và Djibouti)—quyết định trả Cựu hoàng về Réunion. Sau đó, cho lệnh Đại úy Alain de Boissieu viết thư qua London, yêu cầu gửi Vĩnh San vào trường sĩ quan Ribbesford của Bri-tên. (11)

11. De Gaulle et l'Indochine, 1982, p 175. Xem thêm thư Etienne Boulé gửi Bộ Thuộc Địa ngày 11/6/1945, p 3. Năm 1948, hai người em của Duy Tân theo cha về nước, nhưng Tư lệnh Pháp ở Sài Gòn cho rằng họ không có khả năng và hạnh kiểm để nhập ngũ hay giữ một chức vụ nào.

 

CAOM (Aix), HCFI, CP 255; Thébault, “Le tragique destin; ” France Asie/Asia, vol XXIV:1, 1er trimestre, 1970, pp 11 [3-40].

27/4/1945: Từ Saint Denis, Vĩnh San viết thư cho “cher vieux” [Guichard]: Tướng Lelong đã ra đi. Tôi mất một người đỡ đầu và một người bạn. Gần như tuyệt vọng. Gặp de Villèle nhưng vẫn chưa có kết quả. Chỉ có một chính phủ: De Gaulle. CAOM (Aix), HCFI, CP 255.

7/5/1945: Hoàng tử Vĩnh San từ Réunion tới Madagascar, chờ lên đường qua Paris. [Xem 18/6/1945]

14/5/1945: Ngân Hàng Đông Dương đồng ý ứng trước cho chính phủ Pháp 100 triệu đồng để tái chiếm Đông Dương. (AE 316).

14/5/1945: Truman tiếp kiến Tống Tử Văn, Ngoại trưởng TH.

18/6/1945: Hoàng tử Vĩnh San từ Madagascar tới Paris.

Nhờ sự vận động của Tướng Pierre Lelong và Thống đốc Réunion A. Capagory.

30/10/1945: Thăng cấp Tiểu đoàn trưởng, tương đương Thiếu tá.

7/11/1945: Vĩnh San viết thư cho Trung sĩ Roger Guichard ở Madagascar: De Gaulle mới ký nghị định bổ nhiệm Vĩnh San làm Thiếu tá. Nghị định ngày 26/9/1945. CAOM (Aix), HCFI, CP 255.

Xin phép về Réunion 10 ngày, nhưng chưa có kết quả. Nếu quê hương lên tiếng kêu gọi, sẵn sàng hô “Présent!” CAOM (Aix), HCFI, CP 255.

16/11/1945: Vĩnh San viết thư cho Trung sĩ Roger Guichard ở Madagascar: Capagorry sẽ đến Paris ngày 26/11/1945. Sẽ gặp. CAOM (Aix), HCFI, CP 255.

Chẳng hiểu vì ý kiến của Thébault, hay vì một lý do nào khác, ngày 30/11/1945, tân Bộ trưởng Thuộc Địa Jacques Soustelle tiếp kiến Vĩnh San, với sự hiện diện của Langlade—người có tiếng nói quyết định về Vĩnh San. Vĩnh San được thông báo là sẽ bị gửi về Réunion với quân hàm Tiểu đoàn trưởng cho tới khi có lệnh mới.(139) 139. CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105.

Dẫu vậy, đầu tháng 12/1945, Vĩnh San lại gửi cho Bộ Thuộc địa một văn kiện so sánh ý kiến của ông và một sĩ quan mới từ Đông Dương trở về. Trong văn kiện này, Vĩnh San vẫn đòi hỏi một Liên bang Đông Dương gồm ba xứ Việt, Miên, Lào, nhưng thể chế ở Việt Nam sẽ là quân chủ lập hiến. Bộ Thuộc Địa không hề có phản ứng. Thái độ hoà hoãn của Hồ Chí Minh qua những cuộc tiếp xúc bí mật với Roger (Sainteny) ở Hà Nội có ảnh hưởng phần nào đến quyết định trên?

Theo lời Tướng Boissieu, Vĩnh San cũng trao cho ông một bản "Tuyên ngôn Chính trị." Sau khi bàn định với Gaston Palewsky, Chánh Văn phòng của de Gaulle, Boissieu dàn xếp để báo Combat (Chiến Đấu) đăng bản tuyên ngôn trên hầu thăm dò dư luận Pháp. Đích thân Boissieu còn trình bài báo cho de Gaulle, và phản ứng của Thủ Tướng Pháp chẳng có vẻ gì chống đối.(140)

140. De Gaulle et l'Indochine 1982, tr. 178.

Thứ Sáu, 14/12/1945: Cuối cùng, ngày 14/12/1945 de Gaulle tiếp kiến Thiếu tá Vĩnh San.

Dấu vết buổi gặp mặt được de Gaulle ghi lại như sau:

Nhằm vào mục tiêu có thể hữu ích, tôi đã nuôi dưỡng một kế hoạch bí mật. Đó là cho cựu hoàng Duy Tân những phương tiện để tái xuất hiện nếu Bảo Đại, người kế vị và cùng gia tộc với ông, đã bị lỗi thời trước các chuyển biến ....

Ngày 14/12, tôi tiếp [Vĩnh San] để cùng ông mặt giáp mặt, thử xem có thể làm chung với nhau được việc gì. Nhưng ví dù chính phủ của tôi có thỏa hiệp với bất cứ ai đi nữa, tôi đã dự định là chính tôi sẽ ký kết những hiệp ước tại Đông Dương trong một khung cảnh oai nghiêm khi cơ hội đến.(141)

141. Charles de Gaulle, Mémoires de Guerre, Vol III: Le Salut  (Paris: Plon, 1959), p 230. Sẽ dẫn: Gaulle, Mémoires 1959.

Sau buổi yết kiến này, Vĩnh San ra  tuyên cáo [Appel] kêu gọi các giới thợ thuyền, nông dân, trí thức đoàn kết để xây dựng một quốc gia mới vĩ đại. Cựu hoàng tuyên bố rằng chính phủ Pháp đã nhìn nhận nền độc lập của Việt Nam, và chỉ chờ khi trật tự vãn hồi sẽ ký những thỏa ước cho thống nhất ba kỳ, viện trợ kinh tế và quân sự cũng như giúp Việt Nam về các phương diện ngoại giao và quốc phòng.(142)

142. D'Argenlieu, Chronique 1985, tr. 110-13 [Le fait nouveau s’évanouit en fumée tel un rêve!], 436-37 [Annexe 10, 436-38]

Cựu hoàng rời Hôtel Litré đến một khách sạn sang trọng hơn, Hôtel du Louvre, đối diện Théâtre-Francaise. Gặp những người quen như Thébault và Boissieu, Vĩnh San cho biết de Gaulle đã quyết định đưa ông trở lại ngôi báu, và sẽ cùng ông trở về Đông Dương vào khoảng đầu tháng 3/1946.(143)

143. De Gaulle et l'Indochine 1982, pp 178-80.

Dù cực kỳ khích động về viễn ảnh ngày hồi hương dưới bóng de Gaulle vĩ đại, cũng có những thoáng chốc Vĩnh San lo sợ sẽ bị ám hại. Theo Vĩnh San, có người đề nghị cho ông 32 triệu quan để đừng trở về Đông Dương, nhưng ông đã từ chối.(144)

144. Boissieu cũng xác tín chi tiết này, cho rằng tình báo Bri-tên đã đưa ra đề nghị trên; De Gaulle et l'Indochine 1982, pp. 161-62. Xem thêm chú 149, infra.

Điều Vĩnh San không tiết lộ cho Thébault biết, và cũng không được Tướng Boissieu biện giải rõ ràng, là quyết định của Bộ Thuộc Địa trả cựu hoàng về Réunion với cấp bậc Tiểu đoàn trưởng, và số lương trợ cấp hàng năm cao hơn.(145)

145. Note ngày 3/12/1945 của Pierre Messmer; CAOM (Aix), INF, Carton 122, d. 1105. Messmer đã nhảy dù xuống gần Tam Đảo với chức vụ Ủy viên Cộng Hoà Bắc Kỳ, nhưng bị bắt giữ. Sau khi được phóng thích, Messmer về phục vụ tại Ủy ban Đông Dương.

Cái cớ về thăm cô con gái thứ năm với người vợ da trắng mà Vĩnh San nói với Thébault trong đêm 17/12/1945 có lẽ chỉ được trưng dẫn cho có.(146)

146. Thébault, "Le tragique destin " (1970), tr. 32-3.

Sau này d'Argenlieu gợi nhớ là trong buổi đàm thoại với de Gaulle ở Colombey-les-deux-Eglises ngày 23/9/1956, Tổng Thống tương lai của Đệ Ngũ Cộng Hoà Pháp tiết lộ rằng đã cho Vĩnh San qua Tananarive để thi hành "một sứ mệnh bí mật ở Đông Dương," tức tham quan tình hình Đông Dương và báo cáo cho de Gaulle biết có thể làm được gì.(147)

147. "Entretien avec le Général de Gaulle à propos du prince Vinh San, 23 septembre 1956;" D'Argenlieu, Chronique 1985, p 437.

22/12/1945: Saint Denis: Capagory yêu cầu trợ cấp cho con Vĩnh San 50,000 francs. Đông Dương đồng ý.

24/12/1945: Rời Paris về Réunion.

25/12/1945: * Sài-gòn: D'Argenlieu đọc diễn văn: Nếu kẻ thù buông súng, mọi rắc rối sẽ được giải quyết; và, nhấn mạnh chính phủ Pháp chân thành muốn đạt một giải pháp hoà bình cho mọi rắc rối.

Pháp chiếm được Cai Lậy, giao cho Nguyễn Văn Tâm cai quản.

* Paris: Ủy ban Đông Dương quyết định tăng hối xuất đồng Đông Dương từ 10 tới 17 quan [franc].

Quyết định này phần nào nhằm đáp ứng với việc đồng franc đang bị mất giá. (Báo cáo của Gayet; INF, Carton 162).

26/12/1945: Vĩnh Sang tử nạn phi cơ.

[26/12/1945]: * Hà-nội: Báo chí thủ đô đăng thông cáo "Đoàn Kết" của Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh.

Nguyên văn:

Ngày 24-12-1945, chúng tôi là Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh thay mặt cho Việt Minh, Quốc Dân Đảng và Cách Mệnh Đồng Minh Hội, cùng ký tên công nhận những điều ước sau đây:

1. Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết. Căn cứ vào thái độ thân ái, tinh thành cùng nhau thảo luận để giải quyết hết thẩy những vấn đề khó khăn trước mắt. Ai dùng ngang vũ lực gây nên những cuộc nội loạn sẽ bị quốc dân ruồng bỏ.

2. Kể từ ngày 25-12-1945, đôi bên phải ủng hộ một cách thiết thực cuộc tổng tuyển cử, quốc hội và kháng chiến.

3. Bắt đầu từ ngày 25-12-1945, đôi bên đều đình chỉ hết thẩy những việc công kích nhau bằng ngôn luận và hành động.

Ký tên: Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. (CQ, 26/12/1945).

- HCM chính thức tuyên bố là từ ngày 1/1/1946, chính phủ lâm thời sẽ mở rộng, chỉ có 10 bộ.

Quốc Dân Đảng sẽ nắm hai bộ Kinh tế Quốc Gia và Vệ Sinh. Đương kim Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà đã nhận lời làm Thứ trưởng. (CQ, 28/12/1946). Ngoài ra, số nghị sĩ trong Quốc Hội, bầu vào ngày 6/1/1946 sắp tới sẽ dành 70 ghế cho phe Quốc Dân Đảng. [Xem thêm 1/1 và 22/1/1946]

* Trung Phi: Hoàng tử Vĩnh San tử nạn phi cơ ở Trung Phi.

28/12/1945: D'Argenlieu báo cáo lên de Gaulle về tình hình thương thuyết với Hà Nội. Nhắc đến "le fait nouveau," mà sau này, d'Argenlieu xác nhận là Vĩnh San

.Cái chết đột ngột ngày 26/12/1945 của Hoàng tử Vĩnh San—lá bài bí mật của de Gaulle—khiến d’Argenlieu chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phải đối mặt một đối thủ mà Cao ủy/Linh mục tri nhận được khả năng, nhưng cũng có phần lo ngại về liên hệ với Quốc Tế Cộng Sản. Kế hoạch chấp thuận cho Việt Nam một thứ “độc lập compatible” mà d’Argenlieu muốn dành cho “nhân tố mới” trong mật thư gửi de Gaulle ngày 28/12—do đích thân Thiếu tá Paul Mus mang về Pháp—cũng tan biến theo giấc mơ đẹp.(59)

59. Chronique 1985:107-113.

 

* Hà Nội: Sainteny báo cáo với d'Argenlieu là đề nghị gặp Hồ trên chiến hạm Richelieu ngoài khơi Bắc Việt không thực hiện được vì sợ Tướng TH ngăn cản. (Chronique 1985:107).

 [28/12/1945]: * Huế: Tổng Giám Mục Antonin Drapier, đại diện Roma, cho rằng Gia đình Bảo Đại là "gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tous les annamites), và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (à mon avis, il serait avantageux pour le calme de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; CAOM (Aix), CP, Carton 125).

Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính].

- Cũng trong ngày 28/12/1945, Drapier cho biết Ngô Đình Khôi và con trai có thể đã bị thảm sát; và Diệm bị giam ở Hà Nội. Nhu, lúc ấy ở Hà Nội, không dám ra khỏi nhà vì sợ bị bắt cóc. Tại Huế cũng có tin Thục bị Việt Minh bắt.

Trong khi đó, xuất hiện ở Biên Hoà vào tháng 12/1945, Thục cho rằng Khôi và Diệm đều bị Việt Minh bắt và có thể đã bị xử bắn. Stanley Karnov, trong cuốn Vietnam: A History (New York: Viking Press, 1983), thuật rằng theo lời Diệm, ông ta bị VM bắt vào tháng 9/1945, khi từ Sài Gòn ra Huế ngăn cản Bảo Đại đừng theo VM. Sau đó, bị giải lên vùng thượng du gần biên giới Hoa-Việt, suýt nữa chết vì bệnh sốt rét. Sáu tháng sau, HCM mang Diệm về Hà Nội, thuyết phục Diệm theo mình. Diệm không đồng ý, HCM bèn thả Diệm. Sau này, Hoàng Tùng cho rằng thả Diệm là một sai lầm (1983:216-17).

Việc Diệm bị VM bắt này có nhiều nghi vấn: Theo thư đề ngày 21/8/1944, Thục nói CS từng gửi một tên giết mướn người Hoa ra Phan Rang hạ thủ Diệm, nhưng Diệm chỉ bị thương. Nếu bắt được Diệm năm 1945 hoặc 1946, ở miền Trung, cách nào CS tha Diệm? [Xem thêm tháng 6/1946, lời chứng của Lê Hữu Từ]

Một tài liệu ghi nhận Diệm trốn trong nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế.

31/12/1945: Tính đến ngày này, nhờ sự giúp đỡ của Bri-tên, Pháp đã thu hồi được 64,000 tấn cao su ở phía Bắc Sài Gòn, và 17,000 tấn ở phía Đông. (CAOM [Aix], AE, Carton 14).

Theo báo cáo của Biron ngày 8/9/1945, chính phủ Pháp làm chủ 103,118 tấn, Germany sở hữu 15,000 tấn, và tư nhân làm chủ 52,250 tấn. (SHAT, 10H xxx [1032]; CAOM (Aix),  INF, Carton 158/1362).

1946: Emile Boulé viết bài ca ngợi Vĩnh San. CAOM (Aix), HCFI, CP 255.

2/1/1946: Boulé viết thư yêu cầu Thống đốc Oubangi-Chari cung cấp tin tức về cái chết của Vĩnh San. CAOM (Aix), HCFI, CP 255.

3/1/1946: De Langlade thông báo cho d’Agenlieu biết tin Vĩnh San bị tử nạn.

25/12/1945: * Paris: Ủy ban Đông Dương quyết định tăng hối xuất đồng Đông Dương từ 10 tới 17 quan [franc]. Quyết định này phần nào nhằm đáp ứng với việc đồng franc đang bị mất giá. (Báo cáo của Gayet; CAOM (Aix), INF, Carton 162).

31/12/1945: Tính đến ngày này, nhờ sự giúp đỡ của Bri-tên, Pháp đã thu hồi được 64,000 tấn cao su ở phía Bắc Sài Gòn, và 17,000 tấn ở phía Đông. (CAOM (Aix), AE, Carton 14).

Theo báo cáo của Biron ngày 8/9/1945, chính phủ Pháp làm chủ 103,118 tấn, Germany sở hữu 15,000 tấn, và tư nhân làm chủ 52,250 tấn. (SHAT, 10H xxx [1032]; CAOM (Aix), INF, Carton 158/1362).

 

8/2/1946: Một Note của Sở Nghiên Cứu và Thông Tin, Nha Quân nhân Thuộc Địa [SEITC], Bộ Quốc Phòng Pháp, ghi: “Trước khi nhận một một vai trò quan trọng ở An Nam, Vĩnh San muốn trở lại Réunion thăm gia đình một lần chót.” CAOM (Aix), HCFI, CP 255.

22/2/1946: Trung tá Regondeau, Giám đốc SEITC, gửi thư cho d’Argenlieu, đính kèm: Hai tấm hình của Thiếu tá Vĩnh San, một bài viết trên Climats của Claude Artois, “Vinh San: Prince d’Annam, mort pour la France.”

3/1/1946: Paris: De Langlade báo cho d’Argenlieu biết cái chết của Vĩnh San.

Note của Conseiller Politique: Vĩnh San chỉ được chú ý nhờ một lá thư của De Langlade, một demarche của Trocard Sư Đoàn 9, và báo cáo của Trung úy Bousquet. Vĩnh San được sự ủng hộ của Francmassonnerie. Nhiều người Pháp và Việt ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An ủng hộ Vĩnh San. CP 255.

Nhiều người trong giới công chức ủng hộ Bảo Đại [Vĩnh Thụy] hay Bảo Long. Nhưng hệ Vĩnh Thụy bị déconsidérée dans tous les milieux. Người có kiến thức sâu rộng nhất là Sogny ở Hà Nội. Bonfils yêu cầu Sogny vào Sài Gòn gặp Cao Ủy. Dân Nam Kỳ không ưa Bảo Đại. Nghiêng về Vĩnh San.

[17/11/1947: Cao Ủy ĐD [Bollaert] ký nghị định trợ cấp Nguyễn Thị Định 1,000 đồng mỗi tháng; CP 255.

7/1/1948: Nguyễn Gia thị, con Nguyễn Thân, xin trợ cấp. Hai anh em bị VM giết. CP 255.

17/2/1948: Tướng Le Bris trình về Nguyễn Gia Thị. Trước kia, được 400 đồng mỗi tháng. VM cắt. Năm 1947, được 600$; Nguyễn Thị Định, 500$.

 [12/6/1948: Công chúa Lương Nhàn, vợ Luật sư Vương Quang Nhường, gửi thư cho Toàn Quyền Đông Dương [Bollaert], xin đưa hài cốt Vĩnh San về Việt Nam. CP 255] Theo Lương Nhàn, năm 1946, Marius Moutet và Therry d’Argentlieu hứa cho đưa Vĩnh San về nước.]

22/7/1948: Tướng Blaizot, Quyền Cao Ủy, cho Bộ Hải Ngoại biết UVCH Trung Kỳ là Tướng Lebris cho rằng việc đưa Vĩnh San về nước trước ngày Bảo Đại hồi hương sẽ tạo nên tinh thần quốc gia quá khích, giống như phiên tòa Phan Bội Châu và lễ quốc tang Phan Chu Trinh. CĐ số 4406, ngày 25/12/1947, COMREP Hue gửp HAUSSAIRE Indo; CAOM (Aix), CP 255]

17/8/1948: Bộ HN hỏi ý kiến Cao Ủy ĐD về việc hồi hương của Hàm Nghi và Vĩnh San.

23/6/1948: Tướng De Latour nhận định: J’ai le sentiment que les réquérants [Vinh Dieu et Vinh Can] sont des déclassés et qu’il est difficile de les employer utilement dans l’Armée ou dans l’Administration.” CAOM (Aix), CP 255.

21/9/1948: Vĩnh Diêu và Vĩnh Can, hai con Bửu Lân, xin trợ cấp.

Cho biết trở lại VN ngày 2/3/1948. Năm 1942 đã cùng Vĩnh San gia nhập quân đội Pháp tự do. Diêu và Can bị Bửu Lân bắt lại. CAOM (Aix), CP 255.

24/6/1948: XLTV Cao Ủy Blaizot cho lệnh UV Tài chính: Trợ cấp 2000$ mỗi tháng cho các con Bửu Lận.

Nguyễn Thị Định, 1000$ mỗi tháng; công chúa Lương Tính, con Nguyễn Gia Thị, 300$ mỗi tháng.

Bửu Lân, 4000$ mỗi tháng; CAOM (Aix), CP 255.

12/8/1948: Bonfils cho biết chỉ có thể trợ cấp Bửu Lân từ 3000 đến 4000$ một tháng từ quĩ đặc biệt. CAOM (Aix), CP 255.

21/9/1948: Vĩnh Diêu và Vĩnh Can, hai con Bửu Lân, xin trợ cấp.

Cho biết trở lại VN ngày 2/3/1948. Năm 1942 đã cùng Vĩnh San gia nhập quân đội Pháp tự do. Diêu và Can bị Bửu Lân bắt lại. CAOM (Aix), CP 255.

5/1/1949: Cao ủy ĐD, Léon Pignon, hỏi CP về hồ sơ Vĩnh San vì Boulé yêu cầu.

Theo ghi nhận của Ủy viên chính trị Bonfils, Vĩnh San chỉ được chú ý nhờ một thư của Langlade, một báo cáo của Thiếu tá Trocard thuộc SĐ 9, và Trung úy Bousquet. Vĩnh San được nhóm Tam Điểm (Franc-maconnerie) yểm trợ. Nhiều người Pháp và Việt tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An và Hà Tĩnh. Nhiều người, đặc biệt là công chức Pháp, ủng hộ Nguyễn Phước Điện [Bảo Đại]; nhưng hệ Bảo Đại bị “déconsidérée dans tous les milieux.” Theo Bonfils, người biết rõ nhất vê Bảo Đại là Sogny đang ở Hà Nội. Nên cho gọi Sogny vào gặp Cao Ủy. Dân Nam Kỳ chống lại quân chủ. Quân sự Pháp nghiêng về Duy Tân. CAOM (Aix), HCFI, CP 255.

[Xem thêm Vũ Ngự Chiêu, Lá bài bí mật của de Gaulle: Hoàng tử Vĩnh Sang (Houston: Văn Hoá, 1992).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 31427)
1. Vấn đề "văn học hải ngoại" trong lịch sử văn học Việt NamKhái niệm "văn học Việt Nam ở hải ngoại", hay nói gọn lại là "văn học hải ngoại", được nhắc đến trong nghiên cứu của một số học giả người Việt trong và ngoài nước mấy năm gần đây...
27 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 120075)
LTS:Trong năm 2000, nhà văn Ngô Thế Vinh đã gửi đến chúng ta một tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng, với những tài liệu liên quan tới sự suy thoái hệ sinh thái của con sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long một khi chuỗi 14 con đập khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc hoàn tất. Tạp Chí Hợp Lưu gửi tới bạn đọc bài viết cách đây 7 năm của nhà văn Ngô Thế Vinh nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự sôi bỏng và là một việc cần làm cấp bách.
10 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 113630)
LTS_ Trong thời gian gần đây, chưa bao giờ Việt Nam phải chịu áp lực nặng nề và cả hăm dọa từ phía Trung Quốc nhiều đến như vậy. Biển Đông bị khống chế, ngư dân nằm bờ và chịu đói trong mùa đánh cá, Tây Nguyên địa bàn chiến lược của cả nước thì bị mở tung cửa cho Trung Quốc khai thác bất chấp những di lụy môi sinh ...tới con đập mẹ Xiaowan/ Tiểu Loan cao nhất thế giới vừa hoàn tất, cùng với những tác hại của chuỗi đập Vân Nam đối với hệ sinh thái của con sông Mekong và Việt Nam sẽ chịu hậu quả tệ hại nhất vì ở cuối nguồn...
31 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 29599)
Trong lịch sử văn học Việt Nam... văn học Việt Nam một mặt chịu sự "hướng tâm" vào quỹ đạo Hán văn hoá, mặt khác không ngừng nỗ lực "ly tâm" để xác định những phẩm chất dân tộc của mình. Một trong những nỗ lực to lớn nhất là việc sáng tạo ra những hình thức thể loại của riêng mình.
17 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 117056)
Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà Hán; tuy thành công nhưng đường lối cai trị lẫn cải tổ kinh tế thất bại đưa đến loạn lạc khắp nơi dẫn đến sự khôi phục lại nhà Hán vào năm 23.
05 Tháng Tư 20093:11 SA(Xem: 87681)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày thất thủ Sài Gòn, cũng nên nhìn lại biến cố giúp khai sinh chế độ Việt Nam Cộng Hòa [VNCH, 1955-1975], tức cuộc trưng cầu dân ý 23/10/1955. Bài này đã in trong Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (Houston: Văn Hóa, 2004), và được hiệu đính bốn năm qua nhờ những tài liệu văn khố Phủ Tổng thống và Thủ tướng VNCH hiện lưu trữ tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II (thành phố HCM, tức Sài Gòn).
05 Tháng Tư 200912:05 SA(Xem: 82664)
D. MẬT ƯỚC TAY BA 18/12/1954: Ngày 18/12/1954 [The Pentagon Papers ghi 19/12/1954], nhân dịp họp tay ba các Ngoại trưởng ở Paris , Dulles, Eden và Mendès-France lại bàn về Việt Nam .
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 95592)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 83885)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109107)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)