- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đại Hội X (2006) Đảng Cộng Sản Việt Nam:một Đại Hội Tiền Chế (phần 2)

26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 7876)

Phụ Bản:

9 Nhân Vật Về Hưu:

[2]. Trần Đức Lương:

 Sinh ngày 5/5/1937 tại xã Phổ Khánh, Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 1955, tập kết. Học sơ cấp địa chất rồi công tác ở các đội tìm kiếm. Đồng thời học trung cấp địa chất. 12/1959: Vào Đảng. 1959-1966: Đội trưởng rồi Phó đoàn trưởng Đoàn địa chất 20, Bí thư chi bộ và Ủy viên BCH/CĐ Địa chất VN. 1966-1970: Học địa chất chuyên tu. Tốt nghiệp kỹ sư. Phó Cục trưởng Cục Bản đồ địa chất tại Tổng cục địa chất, UVTV Đảng ủy cơ quan.

1977: Phó Liên Đoàn Trưởng, Quyền LĐT Liên đoàn bản đồ địa chất, UV/BCH Tổng Công đoàn VN. 1979: Tổng Cục trưởng TC Địa chất. ĐBQH khoá VII, Phó Chủ Nhiệm rồi Chủ Nhiệm UBKH&KT của Quốc hội; Phó CT/BCHTW Hội hữu nghị Việt-Xô.

3/1982: UV/DK TWĐ. 12/1986: UVTWĐ; Phó CT/HĐBT. (QH, HS 5865)

1996: UV/BCT (số 12/19) (khóa VIII). 1997: Thay Lê Đức Anh làm Chủ tịch Nhà Nước. 2001: UVBCT (khóa IX); Chủ tịch NN.

18-22/7/2005: Thăm chính thức Bắc Kinh.

Ở số tuổi 69, nhiều người tin rằng Trần Đức Lương sẽ rời chức Chủ tịch Nhà Nước.

 [3]. Phan Văn Khải:

 Sinh ngày 25/12/1933, tại xã Tân thông Hội, huyện Củ Chi, Gia Định. 1947: Công tác thiếu nhi xã. 1948: Thoát ly. 1954: Tập kết ra Bắc. 1960-1965: Đại học Kinh tế Liên Sô. 1965-1972: Phó trưởng phòng, rồi trưởng phòng thuộc Vụ Tổng hợp UBKHNN. 1972-1975: Cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam.

1976-1978: Thành ủy viên, Phó CN/UB Kế Hoạch TP HCM. 1979-1985: Ủy viên thường vụ Thành ủy, rồi Phó Bí thư thành ủy, Phó CT/UBND kiêm Chủ nhiệm UB KH/TPHCM.

3/1982: UV/DK TWĐ (khoá V). Hội nghị TW lần thứ 7 (1984); UVTWĐ. 7/1985: CT/UBND kiêm Chủ nhiệm UB Kế hoạch TPHCM. (TTLTQG 3 [Hà Nội], QH, HS 5865)

18/7/1986: Phó Bí thư thành ủy Sài Gòn. 12/1986: UVTWĐ (khóa VI). 27/6/1991: Ủy viên BCT (số 8) (khóa VII). 1992: Phó Thủ Tướng. 28/6/1996: Ủy viên BCT khoá VIII (số 6/19). 25/9/1997: Quốc Hội khoá X bầu Phan Văn Khải làm Thủ tướng. 26/9/1997: Phan Văn Khải giới thiệu thành phần nội các và chương trình hành động.

1/4/1998: Phan Văn Khải tới Pháp. Tiếp xúc với các nhà doanh nghiệp. Tuyên bố “hoàn cầu hoá” và “hợp tác kinh doanh.” (RFI, 1/4/1998)

2/4/1998: London: Phan Văn Khải tham dự Hội nghị thượng đỉnh Âu-Á. Chu Dung Cơ, Thủ tướng Trung Cộng, được khen ngợi đã không phá giá đồng nhân dân tệ. (BBC, 3/4/1998)

13/7/2000: Ký Hiệp ước bình thường hóa thương mại giữa Mỹ và Việt Nam.

2001: Ủy viên BCT khoá IX. Thủ tướng. Ở số tuổi 73, nhiều người tin rằng Phan Văn Khải sẽ rời BCT cũng như chức Thủ tướng.

 [7]. Phan Diễn:

 Sinh năm 1937. Con Phan Thanh và Lê Thị Xuyến.

17/8/1988: Phó CN Văn phòng HĐBT [Võ Văn Kiệt, Phó CT HĐBT]. 1/1994: UV/TWĐ (Hội nghị toàn quốc giữa khóa VII); 12/1997: UVBCT (Hội nghị 4, khóa VIII). 2001: UVBCT (khóa IX). 2005: UVBCT, Thường trực Ban Bí thư.

[15/1/2005: Tiếp Cố Tú Liên, Phó CTQH TQ trong chuyến thăm VN. [Tề Kiến Quốc, Đại sứ TH tại VN]

Cầm đầu tiểu ban 6(2) xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng.

[13/4/2006]: Phan Diễn tuyên bố “phải thẳng thắn nhìn nhận rằng kết quả của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tức kết quả việc thực hiện nghị quyết T.Ư 6 (2), chưa đạt được yêu cầu, chưa đáp ứng được đòi hỏi của chúng ta.

Đến nay vẫn chưa có những chuyển biến cơ bản trong lĩnh vực này. Tình hình tham nhũng, lãng phí trong toàn xã hội vẫn còn rất nghiêm trọng. Đây vẫn còn là một bức xúc lớn của toàn Đảng, toàn dân và vẫn là một nguy cơ cản trở công cuộc đổi mới, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ ta.

Cho nên tới đây chúng ta phải coi trọng, dành nhiều tâm sức hơn nữa cho công tác xây dựng Đảng nói chung và đặc biệt là đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Bộ Chính trị và BCHTƯ mặc dù cho rằng tình hình tham nhũng rất nghiêm trọng nhưng cũng tin tưởng rằng với quyết tâm của toàn dân và của Đảng, chúng ta sẽ từng bước đẩy lùi và ngăn chặn được tham nhũng.

2006: Trưởng tiểu ban tổ chức Đại hội X.

Một trong những ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng Bí thư. Tuy nhiên, quá hạn tuổi.

 [10]. Phạm Văn Trà:

 Sinh năm 1935 tại Bắc Ninh. 1991: UVBCT (khóa VII), Thứ trưởng QP, TTMT. 6/1996: UVBCT (số 11/19) (khóa VIII), BT/QP. 2001: UVBCT (khóa IX), BT/QP.

Về hưu.

 [11]. Nguyễn Văn An:

 Sinh ngày 1/10/1937 tại xã Mỹ Tân, Nam Định (Hà Nam cũ). Xuất thân bần cố nông; hành nghề thợ điện. 6/1954: Tham gia công tác; vào đảng CSVN ngày 14/8/1959; chính thức 14/8/1960. 1954-1960: Công nhân điện Hà Nội; Phó Bí thư đoàn nhà máy điện Hà Nội. 1961-1967: Học trong nước 2 năm; du học Nga 5 năm; kỹ sư điện phát dẫn. 1967-1969: Công trường 8438 Công ty điện lực Hà Nội. 1970-1973: Phó Giám đốc Công ty điện Nam Hà. 1974-1976: Học chính trị cao cấp NAQ, khóa 7.

1976-1980: Thường vụ tỉnh ủy; Chủ tịch UBND Hà Nam Ninh. Đại biểu QH khóa VII, Ủy viên UB Kinh tế-KH và ngân sách QH; Bí thư Hà Nam Ninh (1982); UVTWĐ khóa VI (12/1986). 1987-6/1996: Phó Trưởng Ban tổ chức TW; 6/1991: UV/TWĐ (khóa VII). 6/1996: UVBCT (khóa VIII), Trưởng Ban Tổ chức TW, Đại biểu QH khóa X (Hà Nam Ninh, 4/1997).

4/2001: UVBCT, Bí thư TWĐ, Trưởng Ban Tổ chức TW, Đại biểu QH khóa X (Hà Nam Ninh, 4/1997). Thứ Tư, 27/6/2001: Được cử làm Chủ tịch Quốc Hội (kỳ họp thứ 9, khóa X). Thôi chức Bí thư TW & Trưởng Ban Tổ chức TW.

5/2002: Đại biểu QH khóa XI (2002-2007). 7/2002: Chủ tịch QH. Thực hiện nhiều cải tổ trong sinh hoạt quốc hội, đặc biệt là ban hành nhiều đạo luật mới về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng, v.. v... (Bùi Ngọc Thanh & Nguyễn Đức Hiền, Các nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ tư Quốc Hội khóa XI [10-11/2003], 2004)

Mặc dù đã 69 tuổi, Nguyễn Văn An có triển vọng thay Trần Đức Lương [Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch Nhà Nước?]. Tự nguyện về hưu.

 [12]. Trương Quang Được

 Sinh năm 1940. 1991: UV/TWĐ (khóa VII); 6/1996: UV/TWĐ (khóa VIII), Trưởng ban Dân vận TW; 2001: UVBCT. 12/2005: UVBCT, Phó Chủ tịch QH. (QĐND, 24/12/05)

Có thể thay Nguyễn Văn An làm Chủ tịch Quốc Hội. Nhưng về hưu.

 [13]. Trần Đình Hoan:

 Sinh năm 1939 tại Hưng Yên. 1991: UVTWĐ; 1997: UVTƯĐ, BT Lao động, Thương binh & Xã hội.

2001: UVBCT, Trưởng Ban Tổ chức TWĐ. Thực hiện việc luân chuyển các cấp Bí thư và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh trong nhiệm kỳ; trên căn bản thí nghiệm.

Ở tuổi 67, lẽ về hưu quá sớm.

 [14]. Nguyễn Khoa Điềm:

 Sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế. Con Khải Triều Nguyễn Khoa Văn. Cựu thiếu sinh quân tại TH.

1996: UVTƯĐ. 1997: Bộ trưởng Văn hoá-Thông tin. 2001: UVBCT, Bí thư TWĐ, Trưởng Ban Tư tưởng-Văn hoá TW.

Có tin đồn đụng chạm với Võ Văn Kiệt và nhóm miền Nam. Vẫn còn trong tuổi ra tái tranh cử BCT, nhưng có tin đã tự ý rút lui, vì một lý do nào đó.

 Vũ Khoan

 Sinh 1937. 1991: UVTWĐ (khóa VII); 6/1996: UV/BCHTW (khóa VIII); 1997: Bộ trưởng Ngoại thương. 2001: Bí thư TWĐ, Phó Thủ Tướng.

Giới quan sát quốc tế nghĩ rằng ông có triển vọng vào Bộ Chính Trị; kiêm nhiệm Bộ trưởng Ngoại Giao, và cũng có triển vọng lên chức Thủ tướng, nếu Việt Nam đặt nặng hơn khía cạnh ngoại giao. Nhưng dù còn khoẻ mạnh, sáng suốt, vẫn phải về hưu. Đây là một mất mát lớn, dù Đảng CSVN đưa Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, trẻ hơn 7 tuổi, vào BCT, kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao.

 Bộ Chính Trị Đảng CSVN Khóa X:

1[1]. NÔNG ĐỨC MẠNH:

 Sinh [11/9]/1940 tại Cường Lợi, Nà Rì, Bắc Kạn. Dân tộc Tày. 1958-1961: Học trung cấp Lâm nghiệp TW Hà Nội. Kỹ sư Lâm nghiệp. 1962-1965: Cán bộ Ty Lâm nghiệp Bắc Kạn. 7/1963: Vào Đảng. 7/1964: Chính thức. 1966-1974: Du học Liên Sô, học về Quản lý kinh tế; Giám đốc trường Phú Lương. 1974-1976: Học trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. 1976-1986: Phó, rồi Trưởng ty Lâm nghiệp Bắc Thái, Phó CT rồi CT/UBND tỉnh, Phó Bí thư tỉnh Bắc Thái. 11/1986: Phó Bí thư Bắc Thái. 12/1986: Một trong 49 UVDK/TWĐ khoá VI. (TTLTQG 3 [Hà Nội], Quốc Hội [QH], HS 5862, 5865)

4/1989: UVBCHTW chính thức. Tại Hội nghị 7, Mạnh (Bí thư Bắc Thái) cùng Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình (giám đốc trường NAQ), Nguyễn Hà Phan (Bí thư Hậu Giang), chỉ trích mạnh bài tham luận kêu gọi thi hành kinh tế hàng hóa và dân chủ đa nguyên của Trần Xuân Bách.

10/1989: Trưởng Ban Dân tộc TWĐ, thay Hoàng Trường Minh (chết ngày 12/10/1989). 21/10/1989: Hồng Hà, Chánh văn phòng Ban Bí thư TW, đề nghị cho Nông Đức Mạnh ra ứng cử Đại biểu QH bổ sung tại Lạng Sơn, thay HT Minh. 19/11/1989: Đắc cử ĐBQH Lạng Sơn, đơn vị 1, với 99.26% số phiếu.

27/6/1991: Ủy viên Bộ Chính Trị (số 10) (khóa VII). 1996: UV/BCT (số 4/19) (khóa VIII), Chủ tịch Quốc Hội. 6/1/1998: Được bầu vào Ban thường trực BCT (cùng Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải và Phạm Thế Duyệt). Thứ Bảy, 24/3/2001: thay Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí Thư. 4/2001 (Khóa IX): Tổng Bí thư.

(Lập tức có tin đồn Mạnh là con Hồ Chí Minh. Khi báo chí chất vấn, Mạnh tuyên bố “Chúng ta ai cũng là con cháu bác Hồ.” Khi có người đề nghị nên thử DNA, Mạnh phải xác nhận cha họ Nông, mẹ họ Hoàng).

Thông thường, TBT có thể được bầu hai nhiệm kỳ 5 năm. Năm 2006, Nông Đức Mạnh đã 66 tuổi, vượt trên hạn mức về hưu hành chính (65). Gần Đại hội X, có tin Mạnh có thể mất chức vì con rể là Đặng Hoàng Hải làm việc tại Project Implementation Division [PID] 1 của Bộ GT-VT. Người tiết lộ tin này với báo chí ngoại quốc là Bùi Kiến Thành, cố vấn tài chính cho chính phủ. Tuy nhiên, đường giây “con ông, cháu cha” không chỉ thịnh hành tại Việt Nam. Tệ nạn này đầy rẫy ở các nước Tây phương và ngay tại Mỹ nhưng chẳng ai chú ý hay bận tâm làm lớn chuyện.

Tổng Bí thư Mạnh—mà nhiệm kỳ 2001-2006 được đánh dấu bằng những vụ tham nhũng khổng lồ tại một số cơ quan chính quyền, va người ta cho rằng chính Tổng Bí thư Mạnh phải chịu trách nhiệm, vì ít nhiều đã có nguồn thông tin chính xác về những vụ tham ô trên—tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa với hơn 80% số phiếu, thắng xa đề cử viên thứ hai (Nguyễn Minh Triết).. Nhưng trên phương diện lý luận Đảng, ông Mạnh (cùng BCT) được khen ngợi là dám mạnh tay với tham nhũng, như đã đề ra từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương thứ 6 (lần 2, khóa VIII) và lập lại trong Nghị quyết lần thứ 4 và 9 khóa IX (tháng 2/2004).

 2[8]. LÊ HỒNG ANH:

 Sinh năm 1949. Một nhân vật lên rất nhanh trong ngành Công An. Xuất thân tử Đảng đoàn TNCS. Theo tin đồn, thuộc phe Đỗ Mười-Lê Đức Anh.

Trưởng ty công an Kiên Giang. 1996: Phó Chủ nhiệm UBKTTW; 4/2001: BCHTW; UVBCT (khóa IX). 2002: Bí thư Đảng ủy CATW [Bộ trưởng Công An; 9/1/2005: Đại tướng ANND]. 4/2006: BCT.

[Quyền lực hiện nay vượt xa Bộ Quốc Phòng].

Phụ tá: Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng thường trực; Thượng tướng Lê Thế Tiệm; Trung tướng Trần Văn Thảo, Tổng cục trưởng TCCảnh sát.

13/4/2006: Thêm 4 tân Thứ trưởng: Thiếu tướng Đặng Văn Hiếu, Chánh văn phòng BCA; Trung tướng Thi Văn Tám, TCT/TCAN; Thiếu tướng Trần Đại Quang, Phó TCT/TCAN; Thiếu tướng Trương Hòa Bình, Phó TCT/TC XDLL-CAND. (HNM, 14/4/2006)

Chưa có tiếng nói chính thức nào về vụ án tham ô PMU 18. Một số nhân vật của Bộ Công An bị dính líu vào vụ án này, khởi đầu từ Bùi Quang Hưng, một tay trùm cá độ, rồi đến việc chạy án, như Thiếu Tướng Cao Ngọc Oánh, và một Trung tá ở Ba Đình, Hà Nội. Nếu muốn đẩy lùi tham nhũng, Bộ Công An phải là khởi điểm.

Bộ Công An có thể chia làm hai: Bộ Công An và Bộ An Ninh.

 3[4]. NGUYỄN MINH TRIẾT

 Tên cũ: Trần Phong. Sinh ngày 8/10/1942. Quê xã Phú An, Bến Cát, Bình Dương.

1/1960: Bắt đầu hoạt động. 1960-11/1/1963: Đại học Khoa Học, Sài Gòn. Tham gia phong trào học sinh, sinh viên. Sau đó ra bưng. 12/1963: Ban Thanh vận TWCMN. 30/3/1965: Vào đảng; chính thức, 30/3/1966.

1974-8/1979: Phó văn phòng TWĐoàn; Phó Ban Thanh Niên Xung Phong TWĐoàn.

9/1979-7/1981: Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

7/1981-12/1987: Trưởng Ban Thanh Niên Xung Phong TWĐoàn. Trưởng Ban Mặt Trận TWĐoàn. Bí thư Đảng ủy cơ quan TWĐoàn TP/HCM. Bí thư TWĐoàn TNCS Hồ Chí Minh. Phó Chủ tịch, Tổng thư ký TW Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam.

1/1988-9/1989: Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Sông Bé.

6/1991: UVTWĐ (khóa VII), Bí thư Sông Bé; 6/1996: UV/TWĐ (khóa VIII), Đại biểu Quốc Hội khóa IX; 1/1997-12/1997: Phí Bí thư TP/HCM; 12/1997: UV/BCT (Hội nghị 4, khóa VIII), Trưởng ban Dân vận TW. 1/2000-6/2006: UV/BCT (khóa IX), Bí thư TP/HCM. 2002: Đại biểu Quốc Hội khóa XI;.12/2005: Tái đắc cử Bí thư TP/HCM. 4/2006: BCT.

Một trong những ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng Bí thư trước năm 2004. Tại Đại hội X, thua phiếu Nông Đức Mạnh.

Nhiều người tin rằng Triết sẽ thay Trần Đức Lương làm Chủ tịch Nhà Nước. (AFP 25/4/2006)

Former Ho Chi Minh City party chief Nguyen Minh Triet, 63, was still considered the favorite by party analysts to replace retiring President Tran Duc Luong, 68, at an upcoming legislative session. AFP 25/4/2006

27/6/2006: Chủ tịch Nhà Nước.

 4[5]. NGUYỄN TẤN DŨNG:

 Sinh ngày 17/11/1949 tại Cà Mau. Gia đình: cán bộ kháng chiến. 17/11/1961: Tham gia MTGPMN. 10/6/1967: Vào Đảng.

11/1961-9/1981: Vào quân đội. Lên tới cấp Thiếu tá, trưởng ban cán bộ của BCH/QS Kiên Giang.

10/1981-12/1994: Học trường NAQ; Tỉnh ủy viên, Phó Ban tổ chức Kiên Giang; Bí thư huyện ủy Hà Tiên; Phó Bí thư thường trực Kiên Giang; Phó Bí thư, Chủ tịch UBND Kiên Giang; Bí thư Kiên Giang.

Lập công lớn trong việc ngăn chặn đường giây buôn lậu vũ khí của Trung Cộng do nhóm Mai Văn Hạnh-Trần Văn Bá-Lê Quốc Túy điều khiển. 12/1986: UV/DK TWĐ.

1/1995-5/1996: Thứ trưởng Nội vụ.

28/6/1996: BCT khoá VIII (19/19), UV thường vụ BCT, Trưởng ban Kinh tế TƯ, phụ trách tài chính.

9/1997: UV BCT, Phó Bí thư ban cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực, phụ trách kinh tế tổng hợp, nội chính.

1998-1999: Kiêm nhiệm Thống đốc Ngân Hàng.

[12/1/2005: Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố tại buổi hội thảo về 20 năm đổi mới: 1991-2000: GDP tăng gấp đôi. Trung bình mỗi năm hơn 7.5%; Tỉ lệ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống 28.9% nắm 2002; Chỉ số phát triển con ngưới (HDI) tăng từ 0.610 năm 2000 lên 0.691 năm 2003; Quan hệ thương mại với hơn 165 nước; hiệp ước thương mại với 72 nuớc; Chính phủ đổi mới và kiện toàn: 76 đầu mối xuống còn 39: 17 bộ, 6 cơ quan ngang bộ, 13 cơ quan thuộc chính phủ. UBND cấp tỉnh giảm từ trên 40 đầu mối xuống còn 20 đầu mối, cấp quận từ 20 xuống 10. (Tuổi Trẻ , 13/1/2005; Hà Nội Mới , 13/1/2005)]

Tuy nhiên, chính phủ trung ương có những hạn chế về quyền lực. Nhiều địa phương không triệt để tuân hành lệnh trung ương.

4/2006: UVBCT (4/14) khóa X (lần thứ ba).

27/6/2006: Thủ Tướng.

29/6/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng và An Ninh.

Phó Thủ tướng: Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng, Phạm Gia Khiêm (kiêm Bộ Ngoại Giao).

Quốc Phòng: Phùng Quang Thanh.

GT-VT: Hồ Nghĩa Dũng (cựu Bí thư Quảng Ngãi)

Văn hóa-Thông tin: Lê Doãn Hợp.

Tài chính: Vũ Văn Ninh (Thứ trưởng)

Giáo dục-Đào tạo: Nguyễn Thiện Nhân.

Tổng Thanh Tra: Trần Văn Truyền.

Tổng Kiểm Toán: Vương Đình Huệ. (ND online, 29/6/2006; SGGP online, 29/6/2006)

 5[9]. TRƯƠNG TẤN SANG:

 Sinh năm 1949. 1991: UV/TWĐ (khóa VII); 6/1996: UV/BCT (số 14/19) (khóa VIII); 4/2001: UV/BCT (số 9/15), [Trưởng Ban Kinh tế TW] (khóa IX). 4/2006: UV/BCT, Bí thư TW, [Trưởng Ban Kinh tế TW] (khóa X). Thường trực Ban Bí thư.

 6[6]. NGUYỄN PHÚ TRỌNG:

 Giáo sư, Tiến sĩ. Sinh ngày 14/4/1944 tại Đông Hội, Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

1/1994: UV/TWĐ (Hội nghị toàn quốc giữa khóa VII); 12/1997: UVBCT. 2001: UVBCT, Chủ tịch Hội đồng Lý luận TW. 2005: UVBCT, Bí thư Hà Nội. 12/2005: UVBCT, tái đắc cử Bí thư Hà Nội. 4/2006: BCT. 26/6/2006: Chủ tịch Quốc Hội. (HNM online, 26/6/2006)

Liên hệ tốt đẹp với Bắc Kinh.

16-18/2/2004: Hội thảo lý luận. TC: Hạ Quốc Cường, Vương Gia Thụy; Việt Nam: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Văn Son.

Hội nghị 9 (khóa IX): chỉ đạo tập trung; quyết liệt hơn nữa trong công tác xây dựng Đảng; chống bảo thủ, cơ hội, cực đoan. 2004:21-22. tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. 2004:23-24.

Dân chủ không thể có được nếu thiếu tập trung, thiếu kỷ luật, thiếu trách nhiệm. Dân chủ không tương dung với độc đoán, chuyên quyền, cũng không phải là tự do vô chính phủ. 2004:29.

Đảng hoạch định đường lối, chủ trương, đồng thời lãnh đạo NN đưa đường lối chủ trương đó vào nội dung hoạt động của NN, thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành chính sách, luật pháp, và quản lý, điều hành, tổ chức việc thực hiện. 2004:36.

đưa đảng viên vào các cơ cấu chính quyền “để tăng thêm sự thống nhất giữa Đảng và NN.” 2004:37.

để kiểm tra: đảng đoàn (ở các cơ quan dân cử) và ban cán sự đảng (ở các cơ quan chấp hành, cơ quan tư pháp). 2004:37.

Mặt Trận Tổ Quốc. 2004:38.

Nguyễn Phú Trọng, “Xây Dựng Đảng Cầm Quyền: Một số kinh nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam;” Hội thảo lý luận giữa Đảng CSViệt Nam và Đảng CSTQ: Xây Dựng Đảng Cầm Quyền, Kinh nghiệm của Việt Nam, Kinh nghiệm của TQ (Hà Nội: NXB CTQG, 2004), tr. 15-39.

26/6/2006: Chủ tịch Quốc Hội.

 7. PHẠM GIA KHIÊM (mới)

 Sinh năm 1944. 6/1996: UVTƯĐ; 9/1997: Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ, và môi trường. 4/2001: UVTWĐ, Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học, Giáo dục, Văn hoá, Y tế, Xã hội, Môi trường.

4/2006: Bộ Chính Trị (mới ); Bí thư TWĐ. 28/6/2006: Phó Thủ tướng kiêm Bộ Ngoại Giao.

 8. PHÙNG QUANG THANH (mới)

 Sinh năm 1947. Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1; 4/2001: UV/TWĐ, khóa IX; UVTV Đảng ủy QSTW, Phó BTQP. Sau thay Lê Văn Dũng làm T/TMT; lên Thượng tướng T/TMT. 4/2006: UV Bộ Chính Trị (mới ).

28/6/2006: Bộ trưởng Quốc Phòng.

 9. TRƯƠNG VĨNH TRỌNG (mới ):

Sinh năm 1942. 12/1986: UV/DK TWĐ. Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp; 1991: UV/BCHTW (khóa VII); 6/1996: UV/BCHTW (khóa VIII); 4/2001: Bí thư TWĐ; Trưởng Ban Nội chính TW (khóa IX); Phó Chủ tịch UBCCLP. 4/2006: UV/BCT (mới), Bí thư TW.

28/6/2006: Phó Thủ tướng.

 10. LÊ THANH HẢI (mới)

 Sinh 1949 (?). TVTU, Phó Chủ tịch thường trực UBND/TP HCM. 4/2001: BCHTW (khóa IX), Phó BTThành Ủy, Chủ tịch UBND TP/HCM. 4/2006: UV Bộ Chính Trị (mới).

 Bí thư TP/HCM.

 11. NGUYỄN SINH HÙNG (mới)

 Sinh 1946, Nghệ An. 6/1996: BCHTW; [1997: UVTƯĐ, BT Tài chính]. 4/2001: BCHTW (khóa IX); 4/2006: Bộ Chính Trị (mới ).

28/6/2006: Phó Thủ tướng.

 12. NGUYỄN VĂN CHI (mới)

 Sinh năm 1943. 6/1996: BCHTW; Quyền Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ TW; 4/2001: BCHTW (khóa IX), Chủ nhiệm UBKTTW khoá IX; 4/2006: UV Bộ Chính Trị (mới), Bí thư TW; Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra TƯ khoá X.

 13. HỒ ĐỨC VIỆT (mới)

 Sinh năm 1947. 1/1994: UVTW [1 trong 20 uỷ viên Trung ương bổ sung để thay những người đã tự nguyện rút lui và bị kỷ luật (cùng thời Phan Diễn, Nguyễn Phú Trọng, Hà Mạnh Trí)]; 6/1996: BCHTW; Bí thư Thái Nguyên. 4/2001: BCHTW (khóa IX) Bí thư Thái Nguyên; [2002: Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc Hội]. 4/2006: UV Bộ Chính Trị (mới ).

14. PHẠM QUANG NGHỊ (mới)

 Sinh năm 1949. 6/1996: BCHTW; Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam. 4/2001: BCHTW (khóa IX); Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bộ trưởng VH-TT; 4/2006: UV Bộ Chính Trị (mới), Bí thư TW.

6/2006: Bí thư Hà Nội.

 II. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC ĐẠI HỘI CỦA ĐẢNG CSVN:

 Như nhiều người đã biết, cách đếm “Đại Hội X” nằm trong nhu cầu thống nhất lịch sử Đảng hơn sâu sát với thực tế. Đảng CSVN chỉ mang danh hiệu này từ tháng 1/1930 tới tháng 10/1930, và rồi từ tháng 12/1976 tới nay. Từ tháng 10/1930 tới tháng 11/1945, Đảng CS tại Việt Nam mang tên Đảng Cộng Sản Đông Dương [CSĐD ], trước khi giải tán vào ngày 11/11/1945. Mặc dù từ năm 1947, sau khi bị dồn vào thế phải bỏ Hà Nội ra đi, Đảng CSĐD đã bắt đầu tái khôi phục, mãi tới tháng 2/1951, Hồ Chí Minh mới triệu tập Đại hội kỳ II Đảng CS, nhưng lấy danh hiệu mới là Đảng Lao Động Việt Nam [LĐVN] cho tới tháng 12/1976.

A. Vì một lý do nào đó, lịch sử Đảng CSVN không ghi Đại hội thành lập Đảng ngày 6/1/1930 là Đại hội thứ nhất. Ngày này, Nguyễn Ái Quốc (1894-1969)—tức Hồ Chí Minh (1890-1969), tên thực Nguyễn Sinh Côn (1892-1969)—triệu tập một phiên họp tại Hong Kong, gồm 5 đại biểu hai phe Cộng Sản trong nước—tức Đông Dương Cộng Sản Đảng An Nam Cộng Sản Đảng —để thống nhất thành Đảng CSVN. Nhưng tháng 10/1930, do chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản [QTCS], Trần Phú (1903-1931, Li Kwei hay Lý Quí) tổ chức một Hội nghị Trung Ương ở Cửu Long (Hong Kong), đổi tên Đảng CSVN thành Đảng CSĐD, và Nguyễn Ái Quốc không được tham dự.

Sau cuộc nổi dạy trong hai năm 1930-1931 ở miền Nam và vùng Thanh-Nghệ Tĩnh, Đảng CSĐD hầu như bị Pháp tiêu diệt. Trần Phú và các cán bộ cao cấp khắp ba miền bị bắt giữ, xử tử hay lưu đầy. Trần Phú chết trong ngục, với lý do “ho lao.” Ngày 6/6/1931, Nguyễn Ái Quốc cũng bị bắt ở Hong Kong. Mặc dù được QTCS, qua Hội Thập Tự Đỏ, giúp thoát khỏi nhà tù Bri-tên vào đầu năm 1933 mà không bị dẫn độ về Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc bị QTCS khai tử vào tháng 6/1932 vì “ho lao và nghiện thuốc phiện.” Mùa Hè 1933, dưới bí danh Tống Văn Sơ, tìm đến được Vladivostok (Hải Sâm Uy) vào rồi chìm vào lãng quên trong 5 năm kế tiếp với bí danh Lin.

Từ năm 1932, QTCS cũng đã bắt đầu chỉ đạo việc tái xây dựng Đảng CSĐD bằng cách gửi các cựu học viên Viện Thợ Thuyền Đông Phương, hay Đại Học Phương Đông [KUTV], về Á Đông. Litvinov Lê Huy Doãn (1902-1942, Lê Hồng Phong) được giao trách nhiệm này, với sự phụ tá của Trần Đình Long, Bourov Dương Bạch Mai, Cinitchkin Hà Huy Tập (1906-1941, Năm Nhỏ), Svan Nguyễn Văn Dựt, v..v... Đa số hoạt động ở Trung Hoa, trong khi Bourov Mai, Nguyễn Văn Tạo, rồi Trần Văn Giàu ở miền Nam. (Xem Sokolov, 1999; Duiker 2000; Lê Hồng Phong, 2002)

B. Đại Hội thứ I được tổ chức vào cuối tháng 3 năm 1935 tại Ma Cao do Litvinov Doãn triệu tập từ năm 1934, nhưng Cinitchkin Tập chủ tọa vì thời gian này Litvinov Doãn đang ở Mat-scơ-va chuẩn bị tham dự Đại hội QTCS lần thứ VII (7-8/1935). QTCS chỉ định Litvinov Doãn làm Tổng thư ký Ban Trung Ương Chấp Ủy [BTWCU]. Cinitchkin Tập làm Thư ký Ban Chỉ huy ở Ngoài [BCHON], nhưng kiêm nhiệm luôn chức Thường vụ BTWCU. Một trong những lý do là Đinh Thanh (Đinh Tân), người được QTCS chỉ định làm Quyền Tổng Thư ký trong thời gian Litvinov Doãn vắng mặt, đến trễ và sau đó biến dạng. Điểm đáng lưu ý của Đại hội I là tính cách tả khuynh: Cinitchkin Tập ban hành một Nghị quyết dựa theo Nghị quyết của Đại hội VI QTCS (1928), tức nhấn mạnh vào đấu tranh giai cấp (với những khẩu hiệu như Thanh Trừ Trí, Phú, Địa, Hào, Đào Tận Gốc, Trốc Tận Ngọn ). Cinitchkin Tập cũng không ưa Nguyễn Ái Quốc (tức Lin), công khai phê bình NAQ nặng tinh thần cải lương quốc gia, đầu cơ, cần phải viết bản tự chỉ trích. NAQ cũng chỉ được một ghế dự khuyết trong BTWCU, và nhiệm vụ duy nhất là thông dịch các tài liệu của BTWCU nạp lên QTCS. Đồng thời, Cinitchkin Tập còn loại trừ ảnh hưởng của NAQ. Trần Văn Giàu, dù tham gia vào việc soạn thảo tài liệu, không được bầu vào BTWCU vì thái độ “phản Leninist.” Trong khi đó, tình báo Pháp xâm nhập tổ chức, chặn bắt được hầu hết các cán bộ BTWCU trên đường về nước.

Tháng 7/1936, Litvinov Doãn từ Mat-scơ-va trở lại Trung Hoa, với lệnh mới của QTCS: Đó là tạm ngưng đấu tranh giai cấp, thi hành chính sách “Mặt trận thống nhất,” đoàn kết với mọi phe phái để chống phát-xít theo Nghị quyết của Đại hội kỳ VII QTCS. Tháng 8/1936, Cinitchkin Tập được cử về Nam Kỳ để tái tổ chức BTWCU. Litvinov Doãn cùng Kan Nguyễn Ngọc Vy (Phùng Chí Kiên, 1901-1941) phụ trách BCHON.

Dù có công chỉnh đốn các tổ chức trong nước, và được bầu làm Tổng Thư ký lâm thời, Cinitchkin Tập bị lọt vào cuộc tranh chấp quyền lực với phe Litvinov Doãn. Chịu ảnh hưởng của nhóm cán bộ mới được phóng thích qua ba đợt ân xá tù chính trị của chính phủ “Bình Dân” Pháp năm 1936, Cinitchkin Tập chống lại cách tổ chức Mặt Trận Thống Nhất của QTCS, và hầu như cắt liên lạc với Litvinov Doãn. Litvinov Doãn phái Kan Vy về nước khuyên giải, nhưng Kan Vy phải trở lại Thượng Hải tay không. Mùa Hè 1937, Litvinov Doãn lại phái Fan Lan Nguyễn Thị Vịnh (tức Nguyễn Thị Minh Khai, 1910-1941) về nước để truyền chỉ thị cho Cinitchkin Tập. Fan Lan mới hoàn tất chương trình huấn luyện ở KUTV (1934-1937), và tự lập lời nguyện kết hôn với “cách mạng” trọn đời. Dịp này, Dân biểu Maurice Honel, đại biểu Đảng CS Pháp, đang qua thăm Đông Dương. Nhờ sự can thiệp của Honel, tháng 8/1937, Cinitchkin Tập từ bỏ lập trường “biệt phân,” đồng ý thực thi chính sách Mặt Trận Thống Nhất theo lối công khai. Cơ quan ngoại vi là Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương ra đời, hô hào đoàn kết với mọi phe phái, khuynh hướng, ngoại trừ các nhóm Trốt Kít (Đệ Tứ Cộng Sản).

Tháng 11/1937, Litvinov Doãn được lệnh về Sài Gòn hoạt động. Tháng 3/1938, Litvinov Doãn đưa Nguyễn Văn Cừ (1912-1941, Phùng Ngọc Tường) lên thay Cinitchkin Tập làm Tổng Thư ký, dù Cừ còn trẻ và chưa từng xuất ngoại. Cinitchkin Tập vẫn giữ được một ghế trong BTWCU.

Cuộc khủng bố trắng của Pháp trong ba năm 1939-1941 khiến Đảng CSĐD lại hầu như bị tận diệt trong nội địa. Đại đa số cán bộ từ Nga về —kể cả Fan Lan, Cinitchkin Tập—đều bị xử tử hay tù đầy sau cuộc nổi dạy vào hạ tuần tháng 11/1940 tại 10 tỉnh miền Nam. Litvinov Doãn chết bệnh tại Côn Đảo năm 1942. Thủ đô cách mạng chuyển ra phía Bắc. Việc tái xây dựng Đảng CSĐD phải trông cậy vào Nguyễn Ái Quốc, lúc đó đã được Mat-scơ-va cho trở lại Á Châu hoạt động từ mùa Thu 1938, cùng nhóm “nội địa” Đặng Xuân Khu (1909-1988, Trường Chinh), Hạ Bá Cang, Trần Quốc Hoàn, v.... Tháng 5/1941, NAQ triệu tập Hội nghị 8 (khoá I) tại biên giới Việt-Hoa để tái chỉnh đốn Đảng CSĐD; cử Đặng Xuân Khu làm Tổng thư ký, và chọn Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, tức Việt Minh, làm cơ quan ngoại vi. Việt Minh đã được Hồ Học Lãm đăng ký với nhà chức trách Trung Hoa từ năm 1936. (Hoan, 1977)

Năm 1943, sau khi Josef V. Stalin giải tán QTCS, Nguyễn Ái Quốc (dưới bí danh Hồ Chí Minh) hợp tác với cơ quan tình báo Trung Hoa cũng như Liên Bang Mỹ, rồi giành được chính quyền vào tháng 8/1945, dưới bảng hiệu Việt Minh. Để tránh Mỹ cũng như Quốc Dân Đảng Trung Hoa nghi ngờ, và vận động dân chúng tham gia kháng chiến chống Pháp, ngày 5/11/1945, Đảng CSĐD nghị quyết tự giải tán, hiệu lực từ ngày 11/11/1945. Nhờ vậy, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] không những sống còn dưới chế độ quân quản của quốc quân Trung Hoa mà còn bầu cử được Quốc Hội (6/1/1946), thành lập chính phủ liên hiệp kháng chiến (2/3/1946), và ký với Pháp hai văn kiện ngoại giao đầu tiên: Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước [modus vivendi] 14/9/1946. Ngày 9/11/1946, Quốc Hội còn thộng qua được Hiến Pháp dầu tiên của Việt Nam. (Vũ Ngự Chiêu, 1984; Marr, 1995)

Mặc dù những thành tích trên hẳn vô nghĩa nếu HCM và Việt Minh không thoát khỏi những cuộc tấn công võ trang, chính trị và kinh tế của Pháp trong 8 năm kế tiếp; nhưng không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng lịch sử của những thành đạt này trên công pháp quốc tế. Và cũng không ai phủ nhận được sự thực lịch sử: Trong hai năm 1945-1946, Hồ Chí Minh đã thu hút được sự mến chuộng của đa số người Việt và dư luận thế giới. Dĩ nhiên, Hồ cũng trở thành đối tượng của lòng hận thù bất đội trời chung của hàng triệu cựu nạn nhân của Việt Minh và/hoặc con cháu, thân thích họ sau những cuộc truy diệt phản động, phong kiến, phản cách mạng hay Việt Gian—những tội danh có thể gán ghép cho bất cứ ai, bất cứ thời điểm hay địa danh nào. Cay đắng và sôi nổi hận thù nhất là các chiến sĩ Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Phục Quốc, cùng các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Ki-tô Giáo, và giới trí thức, điền chủ miền Nam. Các thế lực ngoại bang không bỏ qua cơ hội khoét sâu và khai thác sự mâu thuẫn và lòng hận thù này, xúi đẩy người Việt vào cuộc nội chiến hầu như bất tận. (Xem hồi ký Phạm Văn Liễu, tập I; hồi ký Nguyễn Xuân Chữ; v.. v...)

C. Đại Hội thứ II tổ chức ở Tuyên Quang vào tháng 2/1951. Đảng CSĐD cũ được chia làm 3 Đảng riêng biệt Việt, Miên, Lào; và, Đảng Cộng Sản tại Việt Nam lấy danh hiệu là Đảng Lao Động Việt Nam. Trường Chinh Đặng Xuân Khu được bầu làm Tổng Bí thư. Đây là Đại hội tái gia nhập khối tân QTCS (Cominform ), đánh dấu bằng ảnh hưởng bao trùm của Trung Cộng (chủ thuyết Mao Trạch Đông), qua các đợt chỉnh Đảng, chỉnh cán, chỉnh quân và cải cách ruộng đất [CCRĐ] sắt máu từ 1952 tới 1956, rồi đến các kế hoạch hợp tác xã, cải tạo công thương nghiệp.

Dưới áp lực của cả Mat-scơ-va và Bắc Kinh, HCM phải chấp nhận ký với Pháp hiệp định Geneva (20-21/7/1954), tạm thời chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự, chờ ngày Tổng Tuyển cử dự trù vào năm 1956. Nhưng do sự can thiệp của Liên bang Mỹ, không có Tổng tuyển cử , và miền Nam vĩ tuyến 17 trở thành một thực thể chính trị được biết như Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975). Vài lý thuyết gia chống Cộng cho đây là ngày “Quốc hận” vì đất nước bị chia đôi; nhưng ít ai để ý hoặc dám nói ra sự thực: chính Thủ tướng Ngô Đình Diệm (1897-1963) đã chia đôi đất nước trên thực tế, qua bài diễn văn “tố Cộng” vào dịp lễ “Song Thất” 7/7/1955, rồi trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại (23/10/1955) và những đạo luật cùng kế hoạch diệt Cộng kế tiếp, kể cả bản Hiến pháp 1956. (Xem Chính Đạo, Cuộc thánh chiến chống Cộng, 2004)

Tại miền Bắc, để củng cố chính quyền vô sản, từ cuối năm 1953, Đảng LĐVN phát động kế hoạch CCRĐ rập khuôn Trung Cộng. Qua 5 đợt đấu tố (nếu không kể đợt thí nghiệm ở Thái Nguyên và Thanh Hóa), hàng chục ngàn phú nông, trung nông bị thảm sát, nhục mạ đến phải tự tử. Nhiều cựu bộ đội kháng chiến bị hạ tầng công tác, cải tạo hay xử tử. Mặc dù mục đích triệt tiêu “hệ thống sản xuất phong kiến” không đạt được, nhưng về chính trị và hành chính, Đảng LĐVN hoàn toàn loại bỏ giai tầng lãnh đạo cũ, thống nhất quyền chỉ đạo từ trung ương tới địa phương (thôn xã). Nhưng kế hoạch CCRĐ cũng tạo phẫn nộ trong đại đa số dân chúng. Tháng 10/1956 (Hội nghị TW 10, khoá II), Đảng LĐVN phải sửa sai. Trường Chinh bị mất chức Tổng Bí thư; Hồ Chí Minh tạm thời lên thay. Lê Duẩn (1908-1986) được điều từ Nam ra Hà Nội làm Thường vu Bộ Chính Trị. Võ Nguyên Giáp (tên thật Võ Giáp) cũng mang quân đi đánh dẹp những cuộc nổi dạy của nông dân. Văn nghệ sĩ và một số trí thức tâm huyết bị trói buộc vào vụ thảm án được biết như Nhân Văn-Giai Phẩm .

Với chủ trương nhất thống đất nước bằng mọi giá, sau 4 năm nghỉ ngơi, từ đầu năm 1959 Đảng LĐVN phát động cuộc đánh chiếm miền Nam (Hội nghị thứ 15 khóa II). Hồ Chí Minh và các lãnh tụ CSBV chia nhau qua Mat-scơ-va, Bắc Kinh và khối tân QTCS xin viện trợ. Chỉ có Bắc Kinh sốt sắng, phần vì Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1908-2000) công khai chấp nhận đường biên giới do Bắc Kinh công bố năm 1958, phần vì Mao Trạch Đông muốn Liên bang Mỹ bị sa lầy tại miền Nam Việt Nam, cho đến lúc phải chấp nhận vai trò cường quốc của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhấn mạnh chỉ nên “trường kỳ mai phục,” đánh nhỏ, không được mở chiến tranh toàn diện (chiến tranh cục bộ hay “giải phóng quốc gia”).

D. Đại Hội thứ III triệu tập ở Hà Nội vào tháng 9/1960. Tại Đại Hội này, Đảng LĐVN công khai nghị quyết chiếm (“giải phóng”) miền Nam bằng võ lực, và đưa miền Bắc tiến lên Xã hội Chủ nghĩa. Lê Duẩn được cử làm Bí thư thứ nhất. Duẩn, cựu Bí thư Nam Bộ rồi Bí thư Trung Ương Cục Miền Nam, liên kết cùng Lê Đức Thọ (Phan Đình Khải), Văn Tiến Dũng thành nhóm chủ chiến cực đoan, lấn áp dần quyền lực của HCM từ khoảng năm 1964. Họ tảng lờ lời khuyên của Mat-scơ-va là chỉ nên đấu tranh chính trị, trên căn bản Hiệp ước Geneva (20-21/71954).

Cánh tay ngoại vi của nhóm Lê Duẩn là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam [MT/DTGPMN], được chính thức khai sinh vào dịp đảo chính hụt của Nhảy Dù-TQLC ngày 11-12/11/1960 (chính thức từ ngày 20/12/1960). Trung Ương Cục Miền Nam được tái khai sinh năm 1961 dưới danh hiệu Đảng Nhân Dân Cách Mạng Miền Nam Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo MT/DTGPMN.

Từ 1960 tới 1976, có nhiều biến cố đáng ghi nhận:

1. Ngày 1/11/1963, Tướng Dương Văn Minh làm đảo chính, giết chết ba anh em họ Ngô. Tiếp đó là 4 năm “kiêu binh;” Tướng tá thi nhau làm đảo chính. Trong khi đó, Phật Giáo và Ki-tô giáo kình chống nhau, tạo nên những rối loạn trầm trọng tại các đô thị và thành phố; gián tiếp giúp Cộng Sản Bắc Việt mở mặt trận đấu tranh chính trị ở ngay tại hậu phương của VNCH. Cái chết của anh em họ Ngô cũng chẳng giúp tìm ra được cho miền Nam một lãnh tụ hay tập đoàn lãnh đạo có khả năng. Chỉ thấy xuất hiện những tập đoàn cai thầu chiến tranh và cai thầu chống Cộng hung hăng tranh giành viện trợ Mỹ.

2. Trước nguy cơ suy sụp của miền Nam, Tổng thống Lyndon B. Johnson (1963-1969) miễn cưỡng phải leo thang chiến tranh, oanh tạc miền Bắc và rồi đưa quân chiến đấu vào miền Nam. Đây là lỗi lầm lớn nhất của chính phủ Johnson: Đạo quân cơ giới hùng mạnh của Mỹ—giống như đạo Hồng quân Nga ở Afghanistan sau này—không thích hợp với những cuộc nội chiến ở các quốc gia nghèo khổ, chậm tiến. Sự chống đối chiến tranh tại Mỹ tăng theo số gói tử thi chuyển về nước. Trong khi đó dư luận quốc tế ngày một nghiêng về lập trường tìm giải pháp chính trị—phần vì tiềm ẩn tinh thần bài Mỹ; phần vì tích cách chính thống của VNDCCH trên khía cạnh công pháp quốc tế, sau ngày bầu cử Quốc Hội 6/1/1946.

Hà Nội cũng không chịu lùi bước, quyết tâm tiến công đến cùng. Một mặt, khai thác mâu thuẫn giữa Mat-scơ-va và Bắc Kinh để xin quân và kinh viện tối đa, đến độ vài viên chức Bắc Kinh phải mỉa mai nhóm Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Phạm Văn Đồng-Võ Nguyên Giáp “thấy ai có sữa dư cho bú đều gọi là mẹ”. Mặt khác, khoét sâu sự mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, đặc biệt là Pháp, và Mỹ; và giữa các phe nhóm trong nội bộ Mỹ—hầu khai thác tinh thần phản chiến, đòi Mỹ rút quân, ngưng yểm trợ VNCH. Sự tham chiến của Mỹ, cuối cùng, chỉ làm lợi cho những tập đoàn cai thầu chống Cộng và cai thầu chiến tranh. Đại đa số dân chúng cả hai miền Nam-Bắc chìm đắm trong đói khổ, chết chóc, thương tật, giữa cảnh trên búa dưới đe—một bên là “bạo lực cách mạng,” và một bên là “dân chủ, tự do.”

3. Ngày 2/9/1969, Hồ Chí Minh chết trong ghẻ lạnh tại Hà Nội. Theo Hoàng Văn Hoan, Lê Duẩn ngăn không cho các Ủy viên BCT vào thăm Hồ trước khi dự lễ Quốc Khánh. Duẩn cũng đình hoãn việc công bố cái chết của Hồ đến hai ngày: Ngày 3/9, báo Nhân Dân còn kêu gọi các thần y tìm thuốc chữa chạy cho Hồ. Hôm sau, Duẩn loan tin Hồ chết ngày 3/9; rồi công bố một di chúc bị sửa đổi, cắt xén: Tâm nguyện của Hồ là được hỏa thiêu, tạo nên tục lệ hỏa táng trong toàn quốc. Nhưng Duẩn quyết định xây lăng cho Hồ, mượn xác chết Hồ để củng cố quyền lực. Một học giả Pháp sau này nhận định rằng Hồ đang “bị cầm tù ở Ba Đình” (Brocheux, 2003). Di chúc của Hồ cũng cho thấy Hồ không “vô thần” như tài liệu tuyên truyền của phe chống Cộng nhấn mạnh: Hồ tin rằng sau khi chết mình sẽ gặp được Marx hay Lenin, và ngay cả Chúa, Phật, v.. v....

4. Sự cố quan trọng không kém là việc ký Hiệp định Paris 27/1/1973, giúp Mỹ triệt thoái trong danh dự; và cuộc sụp đổ của VNCH ngày 30/4/1975. Từ ngày này, Đảng LĐVN không cần che dấu bạo lực cách mạng nữa, tập trung cải tạo hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức miền Nam; đánh tư sản mại bản; và loại bỏ dần Chính phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam cùng hai tổ chức ngoại vi MT/DT GPMN và Liên Minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình (tức Mặt Trận II, thành lập từ năm 1968).

 

E. Đại Hội thứ IV họp vào tháng 12/1976, sau khi miền Nam thất thủ. Đại Hội IV lôi cuốn sự chú ý đặc biệt của dư luận thế giới vì thời gian này sự phân hóa trong khối QTCS đã sâu đậm: Bắc Kinh và Liên Sô Nga trở thành hai đối cực thù nghịch, ít nữa trên phương diện ý thức hệ.

Trong men say chiến thắng, Đảng CS lấy lại danh hiệu Đảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN]. Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư. Duẩn quyết định liên kết với Mat-scơ-va để chống lại áp lực Bắc Kinh; đưa quân qua Kampuchea, lật đổ chế độ Pol Pot vào cuối năm 1978, đầu năm 1979. Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình xua quân qua biên giới để “dạy cho Việt Nam một bài học.” Dư luận thế giới cũng cực kỳ bất mãn việc Lê Duẩn trục xuất người Việt gốc Hoa khỏi Việt Nam, thường được biết như “thuyền nhân” [boat people ]. Trong khi đó, phần do lệnh cấm vận kinh tế của Liên bang Mỹ, phần do thiếu khả năng quản trị và thiết kế, và hậu quả của những kế hoạch tiêu thổ kháng chiến, “đánh cho thật mạnh, phá nát hậu cứ” của VNCH từ chiến dịch Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa Mậu Thân 1968—phần vì sự tàn phá của bom đạn, thuốc khai quang mà Ngô Đình Diệm thúc dục chính phủ Kennedy thực hiện—tình trạng kinh tế trong nước suy sụp thảm hại. Việt Nam trở thành một trong ba nước nghèo nhất thế giới. Các tệ nạn xã hội lan tràn.

F. Đại Hội thứ V tổ chức vào tháng 3/1982 để chỉnh đốn hàng ngũ cầm quyền, cũng như đổi thay chiến lược phát triển kinh tế. Nhưng mọi biện pháp đưa ra đều thất bại. Lần đầu tiên trong lịch sử dân Sài Gòn bị đói. Cuộc chiến tại Kampuchea bị sa lầy. Cái chết của Lê Duẩn ngày 10/7/1986 đưa Trường Chinh lên chức Tổng Bí thư lần thứ ba, báo hiệu sắp có thanh trừng trong hàng ngũ lãnh đạo. Người ta đã không ngừng tiên đoán người sẽ kế vị Trường Chinh ở chức Tổng Bí Thư, cũng như Phạm Văn Đồng ở ghế Thủ Tướng (Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, CT/HĐBT) và Văn Tiến Dũng trong quân đội.

G. Đại Hội thứ VI (12/1986) mệnh danh là Đại hội Đổi Mới. Mười Cúc Nguyễn Văn Linh (1914-1997) được cử làm Tổng Bí thư. Nhóm miền Nam (Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, v.. v...) lên cầm quyền, thực hiện một số cải cách kinh tế và chính trị. Về quân sự, năm 1989, rút quân khỏi Kampuchea. Nhờ vậy, liên hệ quốc tế ngày một cải thiện. Nhưng tình trạng khủng hoảng kinh tế vẫn sâu dày. Quốc nạn tham nhũng tràn lan. Trong hàng ngũ lãnh đạo cũng có sự phân hóa về lý luận: Không ít người thực lòng yêu nước muốn theo kinh nghiệm Đông Âu và Nga, giải tán Đảng CSVN. Nhưng phe bảo thủ cuối cùng chiến thắng.

H. Đại Hội VII (1991) được triệu tập sau ngày sụp đổ của Liên Sô Nga.

Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 uỷ viên: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đào Duy Tùng, Đoàn Khuê, Vũ Oanh, Lê Phước Thọ, Phan Văn Khải, Bùi Thiện Ngộ, Nông Đức Mạnh, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Đức Bình, Võ Trần Chí. Đỗ Mười lên chức Tổng Bí thư.

Sau hội nghị quốc tế về Kampuchea năm 1991, chính phủ George Bush (1989-1993) của Mỹ bắt đầu nới lỏng kế hoạch cấm vận. Bắc Kinh cũng hòa hoãn hơn. Đảng CSVN dựa theo “lý luận Đặng Tiểu Bình”—tức kinh nghiệm Hán hóa chủ nghĩa Marx lần thứ hai—bắt đầu mở cửa, thực hiện kinh tế thị trường, “theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh.” Năm 1995, chính phủ Bill Clinton (1993-2001) chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận, rồi công nhận Việt Nam và cho hưởng tình trạng thương mại bình thường [NTR], với điều kiện phải cải thiện nhân quyền.

I. Đại hội VIII (1996) và IX (2001) là hai Đại hội “sống còn” hay “kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.” Hà Nội tìm mọi cách kêu gọi đầu tư nhưng thành công rất giới hạn. Ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày một nặng nề. Hàng tiêu dùng Trung Hoa tràn ngập Việt Nam, và bắt đầu có những cuộc hội thảo “trao đổi kinh nghiệm đổi mới” giữa hai nuớc “vừa là láng giềng, vừa là anh em.”

Cuối năm 1997, tại Hội nghị thứ 4 (khóa VII), Đỗ Mười từ chức Tổng Bí thư cho Lê Khả Phiêu lên thay. Phan Văn Khải cũng thay Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng. Bộ Chính trị thêm một số khuôn mặt mới. Nhưng việc ký Hiệp ước biên giới đất liền và biển với Trung Hoa năm 1999 và 2000 gây bất mãn trầm trọng tại quốc nội cũng như quốc ngoại. Lê Khả Phiêu (1997-2001) bị mất chức; Chủ tịch Quốc Hội là Nông Đức Mạnh lên thay.

L. Từ năm 2001, kinh tế Việt Nam có những tiến bộ đáng kể. Đã có nỗ lực cải cách luật pháp, chuẩn bị cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế [WTO], cũng như các cấu trúc hạ đẳng cho một chế độ pháp trị.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đối diện nhiều khó khăn: chưa thu hút được vốn đầu tư ngoại quốc, kế hoạch công nghiệp hóa vào năm 2020 khó đạt chỉ tiêu; kinh tế trên cơ bản vẫn còn là nền kinh tế sản xuất tài nguyên thô, dịch vụ và kỹ nghệ nhẹ (hàng tiêu dùng), tình trạng nghèo khổ chung của đám đông, nạn thất nghiệp và/hoặc làm việc không đúng khả năng, khoảng cách biệt ngày càng lớn giữa đô thị và nông thôn cùng vùng rừng núi.

Kế hoạch cải cách luật pháp cũng nặng về hình thức hơn thực chất. Đại đa số dân chúng không tin rằng họ được hưởng công lý. Luật sư đoàn quá mỏng, và chưa được thủ diễn vị thế đích thực như một phần tử của hệ thống luật pháp. Ý định sẽ đào tạo thêm 20,000 luật sư vào năm 2020 khó đạt mục tiêu.

Vấn đề tư tưởng và lý luận cũng chưa giải quyết xong—khoảng cách biệt quá lớn giữa giai tầng cai trị và bị trị, guồng máy nhà nước nặng nề, chằng chéo, chưa thấy một ánh hy vọng sẽ thăng hoa hay tan biến đi như Marx ảo vọng.

Quốc nạn tham nhũng càng khiến tình hình phức tạp hơn.

Tham nhũng, thực ra, là một phản ứng tiêu cực hiển lộ và mạnh mẽ nhất với giáo điều “diệt tư hữu” của thuyết Marx. Vì con người còn là con người chăng khi không còn tư hữu? Ngay đến các nhà tu đạo hạnh—lập lời nguyện hiến dâng tâm thân mình cho tiếng gọi của Đấng Tối Cao—cũng đang khiến bao giáo phận ở Mỹ tuyên bố phá sản vì tiền bồi thường cho hành động lợi dụng chức vụ và quyền thế để xâm phạm tình dục, v.. v.... (Xin đừng vội kết luận đây là hiện tượng đặc thù nước Mỹ. Thực ra, chỉ có nước Mỹ mới đủ can đảm đưa ra ánh sáng những “tội tổ tông” trên. Tại những quốc gia khác, kể cả Việt Nam, người ta nỗ lực che đậy, dấu giếm những tội ác của loài sâu của bông hoa tôn giáo này) Thật tự nhiên và dễ hiểu là một cán bộ Cộng Sản tinh tuyền khó thể thoát khỏi sự cám dỗ của quyền chức và lợi nhuận, rất tư hữu, do độc quyền cai trị và lãnh đạo gây nên. Thực trạng xã hội-kinh tế nội địa nói chung cũng tạo nên môi trường dung dưỡng và phát triển quốc sỉ tham nhũng.

M. Đại hội X (18-25/4/2006), theo dự trù, sẽ quyết định vấn đề lý luận, tư tưởng, trong chiến lược chung là nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, và tiếp tục các kế hoạch hiện đại hóa-công nghệ hóa đất nước. Đại hội X sẻ bầu ra 160 Ủy viên TW (thêm 25 UV dự khuyết), 13 tới 15 Ủy viên BCT, và 11 Bí thư. Một số Ủy viên BCT và BCH/TW sẽ tự nguyện rút lui vì tuổi tác. Trong số này, có lẽ có Chủ tịch Nhà nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải, Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm Văn Trà, Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Phạm Thế Duyệt, v.. v...

Hội nghị về lý luận Văn hóa-Thông tin-Nghệ thuật vào đầu tháng 3/2006, do Nguyễn Khoa Điềm chủ tọa, phản ánh sự khủng hoảng của lý luận Marxist hiện nay. Bên cạnh những bài tham luận sâu sát, có những tài liệu quá khích bên lề hành lang, nhằm chỉ trích cá nhân. Cũng có những dấu hiệu cho thấy BCT có thể sử dụng lực lượng Đoàn Thanh niên Cộng Sản để thực hiện kế hoạch chỉnh đốn vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN. Trong khi đó phe đổi mới ngày một mạnh. Nhân dịp thăm dò ý kiến dư luận về Dư thảo Báo cáo chính trị từ ngày 3/2 tới 3/3/2006 (mô phỏng theo kinh nghiệm cuối khóa VI), đã có nhiều người đòi dân chủ hóa, như hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp 1992, tức điều khoản dành cho Đảng CS độc quyền cai trị. Có người còn đòi bỏ lý luận Marxist-Leninism. Trong số những người chống đối có cả cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tên thực Phan Văn Hòa), Giáo sư Hoàng Minh Chính, v.. v...

Từ ngày 20 tới 24/3/2006, Hội nghị Trung Ương lần thứ 14 rà soát lại những dự thảo báo cáo chính trị và nghị quyết cuối cùng. Tuy nhiên, đêm dài, lắm mộng. Ngày 6/4, 116 người vận động dân chủ ký một tuyên cáo yêu cầu Đại hội X cho thực thi dân chủ, đa đảng và tự do cơ bản đã qui định trong Hiến Pháp. Thêm vào đó, vụ tham ô PMU 18 bùng nổ lớn. Phó Chủ nhiệm văn phòng Phủ Thủ tướng, và một số viên chức cao cấp trong ngành công an, tư pháp cũng bị dính líu, theo lối giứt giây, động rừng. (Người hiểu rõ nội tình Việt Nam tự hỏi nếu loại trừ hết cán bộ tham nhũng, lấy ai ra làm việc?) BCT phải triệu tập Hội nghị 15, để thảo luận thêm vấn đề nhân sự cũng như thể thức bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cùng các ban trung ương. Đồng thời tuyên bố Đại hội X sẽ chỉ cử hành với “tính cách nội bộ.”

Tại Đại hội X, Việt Nam có ít nữa cũng 7 lựa chọn:

1. Một, tiếp tục “kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” theo kiểu Việt Nam (Marxist-Leninism, tư tưởng Hồ Chí Minh); thực hiện một số sửa đổi về điều lệ và tổ chức Đảng. Điều này có nghĩa chẳng đổi mới gì. Dù đây là biện pháp an toàn nhất, nhưng cũng tạo ra vô vàn khó khăn trước mắt. Trước hết, Marxist-Leninism là một thuyết Nga hóa chủ nghĩa Marxist, ra đời vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, và đã bị quốc dân Nga đào thải. Tư tưởng HCM, trong ánh sáng khoa học lịch sử, là luật kẻ yếu, uốn cong mà không gãy, chỉ thích hợp với giai đoạn đấu tranh giành độc lập hơn xây dựng và phát triển kinh tế.

Hơn nữa, uy tín HCM đã bị khai thác cho những mục tiêu giai đoạn của những người cầm quyền, hơn thực tâm tôn trọng tư tưởng HCM. Chỉ một nguyện vọng nhỏ nhoi của HCM thôi—tức được hỏa táng để phát động nền văn hóa hỏa táng ở Việt Nam—đã bị tảng lờ. (Xem Di chúc HCM, ấn bản năm 2001) Chẳng mấy ai còn nhắc đến Bản thỉnh nguyện năm 1919 của Nguyễn Ái Quốc và nhóm người Việt yêu nước, đòi hỏi những quyền tự do cơ bản như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, di chuyển, v.. v....

Những cuộc cải cách điền địa tại Việt Nam, theo kiểu mẫu Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, chẳng cách mạng gì hơn chế độ quân chủ Bonnapartes ba bốn thế kỷ trước. Việc trả lại quyền tư hữu đất đai (sổ đỏ) hay khuyến khích tiểu thương, “cho phép đảng viên làm kinh tế”, v.. v...—dưới chiêu bài kinh tế thị trường—là những biện pháp kinh tế tư sản, hay tiểu tư sản, ngược hẳn với mục tiêu chiến lược “công hữu.” Không kém nhức đầu, các hạn chế về quyền tự do cơ bản cá nhân—với lý do nào đi nữa—tự chúng cũng sẽ khiến trệch đường định hướng xã hội chủ nghĩa: vì tinh thần cơ bản để xây dựng xã hội chủ nghĩa, là tự do diễn đạt ý kiến và tư tưởng để đóng góp vào việc thực hiện một nền dân chủ tuyệt đối. Trong khi đó nhà nước ngày một nặng nề, chồng chéo, chẳng thấy một ánh hy vọng nào sẽ tự thăng hoa như Marx ảo vọng. Ngắn và gọn, bao nhiêu thế hệ người Việt nữa sẽ bị phí phạm trong những cuộc phiêu lưu vô định hướng, từ một xã hội phong kiến, thuộc địa đã chết, tới một xã hội mới chưa đủ khả năng chào đời?

2. Hai, “định hướng xã hội chủ nghĩa” theo kiểu mẫu Trung Hoa (tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, ba đại diện): Nếu vậy, sẽ có những cái cách về điều lệ và tổ chức Đảng; như bầu ra chức Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng Nhà Nước; Tổng Bí thư Đảng kiêm Bí thư Quân Ủy Trung Ương (chức vụ hiện nay của Nông Đức Mạnh), v.. v... Đây cũng là một biện pháp “an toàn” vì vai trò cảnh sát trưởng Á Châu mà Bắc Kinh muốn thủ diễn. Tuy nhiên, đường hầm Hán hóa chủ nghĩa Marxist lần thứ hai hầu như chẳng có lối ra, cho người Việt. Có thể nào chui vào con đường nô lệ hóa lân bang phương Bắc thêm một lần nữa?

3. Ba, thành lập một chế độ đại nghị như Pháp (tức mở rộng sinh hoạt chính trị cho các đảng phái khác đảng CSVN); nhưng dưới quyền lãnh đạo của Đảng CSVN. Những cuộc khủng hoảng chính trị thường trực ở Pháp từ hạ bán thế kỷ XX cho thấy Việt Nam chỉ có thể duy trì những liên hệ văn hóa và kinh tế với Pháp, hơn mô phỏng cơ cấu chính trị của cường quốc này.

 

4. Bốn, giải tán Đảng CSVN, thành lập một chế độ theo kiểu mẫu Nga. Giải pháp này khó xảy ra vì Việt Nam không có những khuôn mặt nổi bật và xuất sắc như Mikhail Gorbachev, Tổng Bí thư cuối cùng của Đảng Cộng Sản Liên Sô.

Theo Nguyễn Phú Trọng, người được dự đoán sẽ làm Chủ tịch Quốc Hội, cho rằng lãnh đạo chủ chốt của Đảng CSLX mị dân, xóa bỏ điều VI Hiến Pháp; phi Đảng hóa, phi chính trị hóa quân đội, công an, UB ANQG [KGB]. Việt Nam phải duy trì vai trò đảng cầm quyền. Từ 1987 tới 2004, đã ban hành 18 nghị quyết về việc chỉnh đốn Đảng. (Idem., “Xây Dựng Đảng Cầm Quyền: Một số kinh nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam;” Hội thảo lý luận giữa Đảng CSViệt Nam và Đảng CSTQ: Xây Dựng Đảng Cầm Quyền, Kinh nghiệm của Việt Nam, Kinh nghiệm của TQ (Hà Nội: NXB CTQG, 2004), tr. 18, 21).

5. Năm, giải tán Đảng CSVN, thành lập một chế độ theo kiểu mẫu Mỹ. Trên cơ bản, điều này khó thực hiện. Liên bang Mỹ là một siêu cường với những sức mạnh khổng lồ về kinh tế, tài chính và quân sự; trong khi nền kinh tế Việt yếu kém. Việc phân tầng xã hội [social stratification] cũng hoàn toàn khác biệt giữa một xã hội hậu kỹ nghệ hóa và một xã hội tiền kỹ nghệ hóa. Tuy nhiên, nước Mỹ có một số mô hình mà Việt Nam có thể dùng làm khuôn thước: đó là sự phân nhiệm giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp, trong thế kiểm soát và quân bằng [check and balance]; viết rõ những quyền cơ bản con người vào Hiến pháp; và, tách biệt thần quyền khỏi thế quyền. Như thế, Việt Nam có thể viết lại một Hiến pháp mới, dựa trên Hiến Pháp 9/11/1946. (Sự hiện diện của phái đoàn Hạ viện Mỹ từ 14 tới 17/4/2006, và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống George W. Bush vào tháng 11/2006 được coi như khuyến khích gián tiếp cho phong trào dân chủ hóa).

6. Sáu, giải tán Đảng CSVN, thành lập một chế độ theo kiểu mẫu Nhật. Nhật là một kinh nghiệm độc đáo của Á Châu về khả năng hiện đại hóa mà vẫn duy trì được các giá trị truyền thống.

7. Bảy, giải tán Đảng CSVN, lập một đảng mới (hoặc đổi tên Đảng Cộng Sản); và cho phép khai sinh vài đảng đối lập thực sự. Lý tưởng nhất là hai đảng đối lập.

Sẽ có người cho rằng đang ở thế cầm quyền, không có mối đe dọa hoặc kẻ thù nào để Đảng CSVN đổi mới một cách toàn diện như thế. Đây là một tư tưởng chủ quan. Kẻ thù nguy hiểm nhất của Đảng CSVN hiện nay là sự chậm tiến và đói khổ của đất nước. Loại kẻ thù này không thể dùng tiến công, tổng công kích-tổng khởi nghĩa, ba thứ quân, hay bạo lực cách mạng để tiêu diệt. Cần có viễn tượng [visions] và ý tưởng mới [new ideas] thích hợp với thế kỷ XXI. Thêm vào đó còn các thế lực chống đối của nông dân, các tôn giáo, nhất là Ki-tô giáo, các sắc tộc thiểu số, và nói chung những “thành phần trung gian” từng tham gia các mặt trận thống nhất giúp Đảng CSVN chiến thắng trong thế kỷ XX. Tại Việt Nam hiện nay, hầu như không một sạp báo nào bán nhật báo Nhân Dân hay Quân Đội Nhân Dân. Giới sinh viên, học sinh không chú tâm đến môn lịch sử Đảng. Thanh niên, thiếu nữ hầu như chẳng tin tưởng gì ở chính quyền hay công lý. Hiện tượng cờ bạc, “lắc,” ma túy, nhậu nhẹt biểu lộ sự vô vọng, chán chường tuyệt mức của nhiều giới tuổi trẻ có học thức. Những thành phần ưu tú nhất luôn tìm cách rời nước. Ngay đến những người có chức, có quyền, cũng tìm cách tẩu tán tài sản ra ngoại quốc. Hiện tượng này không phải đặc thù Việt Nam. Nó đã phát hiện ở Đông Âu và Liên Xô Nga trước năm 1991, và cũng đang lan tràn ở Trung Hoa. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là thái độ đà điểu vùi mặt dưới cát. Lãnh đạo sáng suốt phải biết làm theo ý quốc dân.

Đó là chưa kể sự hờ hững, nếu không phải e ngại, của các nước tư bản trong các kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế. Nhu cầu chiến lược hay viễn tượng đất nước và dân tộc không thể không khiến các lãnh đạo Việt Nam nghiên cứu và bàn thảo bước đổi mới, hiện đại hóa lịch sử này.

CHÍNH ĐẠO

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10805)
(Xem: 10387)
(Xem: 10667)
(Xem: 11185)
(Xem: 10933)
(Xem: 10774)
(Xem: 10624)
(Xem: 10074)
(Xem: 11337)
(Xem: 10996)