- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Footballmania

17 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 97247)
world-cup-trophy_0_200x300_1Góc nghĩ: FOOTBALLMANIA 

 Mười sáu năm trước, chúng tôi có cái hân hạnh được Liên đoàn các công ti bảo hiểm Pháp (Fédération des socìétés françaises d’assurance), qua thỏa thuận với bộ tài chánh CHXHCN Việt nam, gởi về nước cùng với đồng nghiệp Pháp giảng dạy bộ môn còn mới này ở bên ta. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đặt chưn trở lại nơi chôn nhau cắt rún, sau 44 năm trời đằng đẵng buộc phải lập nghiệp và sanh sống ở xứ người (1).

 Vào giờ giải trí ngay hôm khai giảng trong trường Đại học Tài chính và Kế toán (nay đổi tên thật oai là Học viện Tài chính) ở Đông ngạc, Từ liêm, Hà nội, hầu hết 39 học viên nam nữ trong lớp bỗng vụt vây quanh chúng tôi, cười tươi, tò mò, thân mật chào hỏi. Rồi đột nhiên :

 - Thầy, thầy, sáng mai thầy cho tụi em nghỉ, nghen.

 Thật là bất ngờ. Chúng tôi như bị cấm khẩu, lặng thinh, chẳng biết phải trả lời như thế nào. Sao lại kì cục vậy kìa, chưa chi mà đã xin nghỉ ? Họ ngán nghe giảng bài bằng tiếng Pháp chăng ? Nhưng có người thông dịch kèm theo kia mà. Hay là vì thông dịch không thông, khúc mắc, khó hiểu ? Hay vì bộ môn mới mẻ quá sức ? Thấy chúng tôi có vẻ bỡ ngỡ, chưa hiểu, họ bèn lặp lại lời yêu cầu, giải thích :

 - Tối nay có mấy trận World Cup truyền trực tiếp trên vô tuyến, tụi em phải coi cả đêm, không thể bỏ qua trận nào. Dậy trễ, nên không tới trường sớm được.

 Thì ra họ cả trai lẫn gái phải thức suốt đêm, mê mệt theo dõi các trận đá trong dịp Coupe du Monde de football (Cúp bóng tròn Thế giới, hay World Football Cup) do Fédération Internationale de Football Association (Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Bóng tròn, viết tắt là FIFA) tổ chức lần đầu tiên năm đó ờ Hoa kì, từ ngày 17 tháng Sáu tới 17 tháng Bảy 1994. Trùng khít thời gian đoàn giáo viên Pháp chúng tôi giảng dạy ở Hà nội và ở Sài gòn (không ghé vô Huế, chẳng hiểu vì lí do gì), khiến cho thành quả về sau thật khó lường, chắc không đạt tới mức mong muốn. Lạ một điều là hiện nay, vào năm 2010 này, đại đa số thảy đều quyển cao chức trọng, cửa rộng nhà sang, xe hơi xe máy, trong khi chúng tôi vẫn cứ là một thầy gíáo quèn, tuy đã về hưu.

Tha hóa

 Nói nào ngay thì đâu phải chỉ có học viên của chúng tôi ở bên ta mới ghiền coi đá banh như vậy. Xin nói rõ : ghiền xem, chớ không phải ghiền chơi thể thao này. Chẳng có môn nào mà chi phối hoàn cầu bằng môn bóng tròn, từ trẻ con cho tới người lớn, từ hang cùng ngõ hẻm cho tới nước lớn nuớc nhỏ trên trái đất thảy đều say mê xem bóng đá. Chưa có thống kê chánh thức nào cho biết (trước) sẽ có bao nhiêu khán giả đến từ mọi nơi trên thế giới trực diện coi các trận đá tại chỗ, để so với con số ghi trong máy 16 năm trước có tới những 3.587.538 người và con số hàng tỉ ở nhà theo dõi trên vô tuyến năm 1994 là năm học trò của chúng tôi xin phép nghỉ buổi sáng. Áy là chưa kể số người ngồi xem các đội đá banh sát phạt nhau trên màn ảnh trong quán rượu, tiệm càphê, phòng trà, ổ mại dâm trá hình bên ta gọi là karaoke. Các tửu điếm đó thảy đều ăn nên làm ra nhờ đã lắp thêm vô tuyến và dựng thêm mái che để phục vụ khách hàng đặc biệt này. Các con số quá sức tưởng tượng và việc ăn nên làm ra ở các tựu điểm nói trên hiển nhiên biểu hiện cái tật khôn chừa (chúng tôi) gọi là footballmania, cái tật ghiền coi đá banh như ghiền ma túy. Con người đã bị tha hóa, biến chất. Riêng về những cuộc vận động, cổ võ, ủng hộ đội nhà trong (mỗi) quốc gia phụ họa cái tật khôn chừa này thì nó còn là một thứ thuốc phiện miễn phí nhà nước dùng để ru ngủ người dân, hủy hoại, xóa nhòa bản năng suy xét của họ, chẳng khác gì tôn giáo dưới mắt ông Các Mác trước kia. Thật là đáng sợ, đáng buồn khi đầu óc con người bị tình tiết thương tật, tác phong giải trí (2) và mức thu nhập của các cầu thủ xâm chiếm trọn vẹn, trong lúc xã hội vẫn nghèo đói, thiếu ăn thiếu mặc, việc làm khan hiếm và còn có biết bao tệ đoan cần phải diệt trừ. Bị ru ngủ về mặt chánh trị như vậy, mà về mặt thương mãi họ lại còn vô tình làm con mồi béo bở cho những tồ chức tham tiền hám của kiếm chác.

 Cứ lần giở lịch sử Cúp bóng tròn Thế giới từ khi nó được thành lập vào năm 1904 cho tới tháng Sáu tháng Bảy 2010 World Cup diễn ra hiện gìờ ở Nam Phi thì rõ. Chỉ cần sơ sơ kiểm tra cũng đà nhận thấy ngay rằng đằng sau các buổi lễ long trọng và tranh tài đều có bóng dáng các doanh nghiệp đa quốc gia đối tác của liên đoàn thể thao FIFA và đủ loại maphia đua nhau hốt bạc, dành cho mình bao nhiêu quyền lợi không thước nào lường. Đây đâu phải là chuyện bí mật, báo chí và mọi thành phần liên quan đều thấy rõ như vậy. Còn bảo rằng người dân cũng hưởng được chút ít lợi lộc, thì cứ nhìn sự việc xẩy ra trước mắt. Lấy thí dụ mùa World Cup 2010 ở Nam Phi hiện giờ mà coi. Công cuộc dọn dẹp các khu ổ chuột và trục xuất dân cư, đồng thời với công trình hoàn thiện, trang hoàng một số townships (biệt cư dồn nhốt dân da-đen thời apartheid, nay vẫn còn tồn tại) (3) đều nằm trong tay băng đảng không hề chịu chia sẻ nguồn lợi không đáy cho ai hết, nói chi cho cư dân bị họ trục xuất và chiếm đoạt.

 

TRẦN THIỆN - ĐẠO

(Paris, 17/06/2010)

-----------------------------

(1) Xem cùng tác giả : Lạc lõng giữa lòng đất nước (Hợp lưu, số 94, tháng 4 & 5 / 2007) và Chứng từ - Tạp chí Văn trong lòng độc giả (Hợp lưu, số 105, tháng 5 & 6 / 2009 ; Nhà văn, số 6, tháng 12 / 2009).

(2) Vừa rồi, có mấy cầu thủ đội tuyển Pháp bị truy tố đã truy hoan với gái gọi vị thành niên. Chuyện vẫn còn bàn tán rùm beng trên báo chí. Chờ ngày xét xử.

(3) Apartheid, thể chế chánh quyền da-trắng buộc toàn thể coloured people, dân da-đen, kể cả da-màu khác và lai, phải sanh sống trong các biệt cư gọi là township(s). Bãi bỏ năm 1994, khi chánh quyền lọt vào tay người da-đen.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 113269)
L ần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh quê ở Nha Trang, sinh ở Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Luật, khóa cuối cùng của Đại học Luật Khoa Sài Gòn, tháng 12-1974. Có nhiều thi phẩm đã xuất bản từ 1991 đến 2009 tại Việt Nam. Hiện sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những bài thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh. TCHL
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 96272)
C ái Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 115554)
X a không chỉ từ thân xác Cái tổ nhỏ nhoi kết bằng ý nghĩ về nhau cũng quá đỗi xa xôi Dải sương mù cuối năm kéo ngôi đền lùi lại Nấp sau bao lí lẽ tỏ mờ
09 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95541)
K hi ta nói chuyện một con sông, thì chủ yếu là nói đến một khúc sông, như khúc sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nói về một tác giả cũng vậy, thường ưu đãi ấn tượng về một tác phẩm nào đó. Với một sự nghiệp văn học đã trải qua nhiều ghềnh nhiều thác như của Thảo Trường, đánh giá toàn bộ là một việc khó.
28 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93909)
Đ êm qua tôi thấy Mèo con trong giấc mơ. Vẫn nét mặt bầu bầu, vành môi cong lên cười tươi thắm. Trong mơ tôi thấy 2 đứa vẫn trẻ như một ngày năm cũ, nhưng lại có một thoáng ngại ngần, rồi Mèo con lên tiếng như giữa chúng tôi chưa hề có khoảng cách 15 năm. Mười lăm năm, mười lăm năm ấy biết bao tình[...]Chả biết là phòng hội hay phòng ăn, tôi vào lấy thức ăn như khi xưa từng lấy cho nhau.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 80714)
B ao nhiêu năm qua ở xứ ngưới, anh vẫn còn nhớ lại có những chiều trên đảo, anh đứng một mình trên đồi, nhìn biển rộng mênh mông, nhìn những đám mây bay lang thang trên nền trời xanh, nhìn những đám cỏ may theo gió thổi chạy vờn về cuối đảo, tự nhiên làm cho anh thấy mong nhớ một cái gì xa xôi. Mây và cỏ may thường làm gợi nhớ đến dĩ vãng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95138)
C huyện này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 95144)
S huhun mang ánh mắt của một lời nguyền, thứ ánh mắt in trên một thỏi sắt. Nhìn hắn như một lưỡi kiếm bén mang linh hồn của Musashi Miyamoto. Tôi biết đến Musashi khi nào tôi không thể xác định, tên của võ sĩ vang danh trên khắp lục địa Bắc Á. Musashi trao cho Nhật Bản sức mạnh của kẻ yếm thế: Go rin no sho. Thuật xâm chiếm của vũ trụ như hai giải ngân hà nhập một, như hai lưỡi kiếm của hai mắt phải nhập một.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93083)
H ằng đêm tôi sống trong lo sợ. Chung quanh tĩnh lặng, tối ám đến hoang mang. Gió lộng đánh phần phật trên các cánh cửa. Cứ độ giữa đêm, tiếng chân thình thịch đến từ xa, từng bước dẫm nặng nề. Tôi thu mình, rúc sát vào vách. Tôi trong suốt trong màu mực của đêm, không nhìn thấy cả chính mình...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 117938)
t a đã nhiều năm xa tổ quốc nhưng nào tổ quốc có xa ta sờ tay lên ngực nghe còn ấm hơi thở cỏ cây ở quê nhà