- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Footballmania

17 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 97552)
world-cup-trophy_0_200x300_1Góc nghĩ: FOOTBALLMANIA 

 Mười sáu năm trước, chúng tôi có cái hân hạnh được Liên đoàn các công ti bảo hiểm Pháp (Fédération des socìétés françaises d’assurance), qua thỏa thuận với bộ tài chánh CHXHCN Việt nam, gởi về nước cùng với đồng nghiệp Pháp giảng dạy bộ môn còn mới này ở bên ta. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đặt chưn trở lại nơi chôn nhau cắt rún, sau 44 năm trời đằng đẵng buộc phải lập nghiệp và sanh sống ở xứ người (1).

 Vào giờ giải trí ngay hôm khai giảng trong trường Đại học Tài chính và Kế toán (nay đổi tên thật oai là Học viện Tài chính) ở Đông ngạc, Từ liêm, Hà nội, hầu hết 39 học viên nam nữ trong lớp bỗng vụt vây quanh chúng tôi, cười tươi, tò mò, thân mật chào hỏi. Rồi đột nhiên :

 - Thầy, thầy, sáng mai thầy cho tụi em nghỉ, nghen.

 Thật là bất ngờ. Chúng tôi như bị cấm khẩu, lặng thinh, chẳng biết phải trả lời như thế nào. Sao lại kì cục vậy kìa, chưa chi mà đã xin nghỉ ? Họ ngán nghe giảng bài bằng tiếng Pháp chăng ? Nhưng có người thông dịch kèm theo kia mà. Hay là vì thông dịch không thông, khúc mắc, khó hiểu ? Hay vì bộ môn mới mẻ quá sức ? Thấy chúng tôi có vẻ bỡ ngỡ, chưa hiểu, họ bèn lặp lại lời yêu cầu, giải thích :

 - Tối nay có mấy trận World Cup truyền trực tiếp trên vô tuyến, tụi em phải coi cả đêm, không thể bỏ qua trận nào. Dậy trễ, nên không tới trường sớm được.

 Thì ra họ cả trai lẫn gái phải thức suốt đêm, mê mệt theo dõi các trận đá trong dịp Coupe du Monde de football (Cúp bóng tròn Thế giới, hay World Football Cup) do Fédération Internationale de Football Association (Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Bóng tròn, viết tắt là FIFA) tổ chức lần đầu tiên năm đó ờ Hoa kì, từ ngày 17 tháng Sáu tới 17 tháng Bảy 1994. Trùng khít thời gian đoàn giáo viên Pháp chúng tôi giảng dạy ở Hà nội và ở Sài gòn (không ghé vô Huế, chẳng hiểu vì lí do gì), khiến cho thành quả về sau thật khó lường, chắc không đạt tới mức mong muốn. Lạ một điều là hiện nay, vào năm 2010 này, đại đa số thảy đều quyển cao chức trọng, cửa rộng nhà sang, xe hơi xe máy, trong khi chúng tôi vẫn cứ là một thầy gíáo quèn, tuy đã về hưu.

Tha hóa

 Nói nào ngay thì đâu phải chỉ có học viên của chúng tôi ở bên ta mới ghiền coi đá banh như vậy. Xin nói rõ : ghiền xem, chớ không phải ghiền chơi thể thao này. Chẳng có môn nào mà chi phối hoàn cầu bằng môn bóng tròn, từ trẻ con cho tới người lớn, từ hang cùng ngõ hẻm cho tới nước lớn nuớc nhỏ trên trái đất thảy đều say mê xem bóng đá. Chưa có thống kê chánh thức nào cho biết (trước) sẽ có bao nhiêu khán giả đến từ mọi nơi trên thế giới trực diện coi các trận đá tại chỗ, để so với con số ghi trong máy 16 năm trước có tới những 3.587.538 người và con số hàng tỉ ở nhà theo dõi trên vô tuyến năm 1994 là năm học trò của chúng tôi xin phép nghỉ buổi sáng. Áy là chưa kể số người ngồi xem các đội đá banh sát phạt nhau trên màn ảnh trong quán rượu, tiệm càphê, phòng trà, ổ mại dâm trá hình bên ta gọi là karaoke. Các tửu điếm đó thảy đều ăn nên làm ra nhờ đã lắp thêm vô tuyến và dựng thêm mái che để phục vụ khách hàng đặc biệt này. Các con số quá sức tưởng tượng và việc ăn nên làm ra ở các tựu điểm nói trên hiển nhiên biểu hiện cái tật khôn chừa (chúng tôi) gọi là footballmania, cái tật ghiền coi đá banh như ghiền ma túy. Con người đã bị tha hóa, biến chất. Riêng về những cuộc vận động, cổ võ, ủng hộ đội nhà trong (mỗi) quốc gia phụ họa cái tật khôn chừa này thì nó còn là một thứ thuốc phiện miễn phí nhà nước dùng để ru ngủ người dân, hủy hoại, xóa nhòa bản năng suy xét của họ, chẳng khác gì tôn giáo dưới mắt ông Các Mác trước kia. Thật là đáng sợ, đáng buồn khi đầu óc con người bị tình tiết thương tật, tác phong giải trí (2) và mức thu nhập của các cầu thủ xâm chiếm trọn vẹn, trong lúc xã hội vẫn nghèo đói, thiếu ăn thiếu mặc, việc làm khan hiếm và còn có biết bao tệ đoan cần phải diệt trừ. Bị ru ngủ về mặt chánh trị như vậy, mà về mặt thương mãi họ lại còn vô tình làm con mồi béo bở cho những tồ chức tham tiền hám của kiếm chác.

 Cứ lần giở lịch sử Cúp bóng tròn Thế giới từ khi nó được thành lập vào năm 1904 cho tới tháng Sáu tháng Bảy 2010 World Cup diễn ra hiện gìờ ở Nam Phi thì rõ. Chỉ cần sơ sơ kiểm tra cũng đà nhận thấy ngay rằng đằng sau các buổi lễ long trọng và tranh tài đều có bóng dáng các doanh nghiệp đa quốc gia đối tác của liên đoàn thể thao FIFA và đủ loại maphia đua nhau hốt bạc, dành cho mình bao nhiêu quyền lợi không thước nào lường. Đây đâu phải là chuyện bí mật, báo chí và mọi thành phần liên quan đều thấy rõ như vậy. Còn bảo rằng người dân cũng hưởng được chút ít lợi lộc, thì cứ nhìn sự việc xẩy ra trước mắt. Lấy thí dụ mùa World Cup 2010 ở Nam Phi hiện giờ mà coi. Công cuộc dọn dẹp các khu ổ chuột và trục xuất dân cư, đồng thời với công trình hoàn thiện, trang hoàng một số townships (biệt cư dồn nhốt dân da-đen thời apartheid, nay vẫn còn tồn tại) (3) đều nằm trong tay băng đảng không hề chịu chia sẻ nguồn lợi không đáy cho ai hết, nói chi cho cư dân bị họ trục xuất và chiếm đoạt.

 

TRẦN THIỆN - ĐẠO

(Paris, 17/06/2010)

-----------------------------

(1) Xem cùng tác giả : Lạc lõng giữa lòng đất nước (Hợp lưu, số 94, tháng 4 & 5 / 2007) và Chứng từ - Tạp chí Văn trong lòng độc giả (Hợp lưu, số 105, tháng 5 & 6 / 2009 ; Nhà văn, số 6, tháng 12 / 2009).

(2) Vừa rồi, có mấy cầu thủ đội tuyển Pháp bị truy tố đã truy hoan với gái gọi vị thành niên. Chuyện vẫn còn bàn tán rùm beng trên báo chí. Chờ ngày xét xử.

(3) Apartheid, thể chế chánh quyền da-trắng buộc toàn thể coloured people, dân da-đen, kể cả da-màu khác và lai, phải sanh sống trong các biệt cư gọi là township(s). Bãi bỏ năm 1994, khi chánh quyền lọt vào tay người da-đen.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Bảy 201511:31 CH(Xem: 29818)
Sự nghiệp viết điếu văn của tôi bắt đầu từ Tạ Văn Thế, Thế trước đây học Văn khoa, công tác ở công ty mai táng quận, đã từng giữ đến chức trưởng phòng tổ chức nhân sự và thuộc diện quy hoạch cán bộ nòng cốt nhưng sau đợt bình chọn người đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, mặc dù ba năm liền là chiến sĩ thi đua nhưng vẫn bị loại nên Thế bất mãn và xin về nghỉ mất sức.
18 Tháng Bảy 201511:10 CH(Xem: 26830)
Ruben là một danh họa bậc nhất ở Mexico, ông lại yêu say đắm Isabel, cô người mẫu của mình. Ấy vậy mà ngược lại, cô nàng lại tỏ ra tình tứ với tình địch của ông, gã này chẳng tiếng tăm gì cả. Isabel vẫn hay gọi ông Ruben là “Churro” bé nhỏ của nàng. “Churro” vốn là tên một loại bánh ngọt, mà cũng là tên thường gọi của người Mễ cho những chú chó con nuôi trong nhà. Ruben lại cho đó là một cái tên gọi tuyệt vời. Bởi thế cho nên hễ có ai đến thăm nơi ông vẽ, ông lại hí hửng khoe: “Ấy, nàng lại sắp gọi tôi “Churro” đấy”. Mỗi khi ông cười, chiếc áo lót như muốn bật tung ra, bởi lẽ ông càng ngày càng béo ra.
07 Tháng Bảy 20153:38 SA(Xem: 31557)
LTS: Đông Duy là bút hiệu của Hoàng Kiếm Nam. Ông là nhà thơ, nhà văn, bên những sáng tác văn chương , ông còn có nhiều tác phẩm về hội họa và ca khúc, đồng thời cũng là nhà báo kỳ cựu trong làng báo Việt Nam ở hải ngoại. Chúng tôi xin hân hạnh gởi đến quí bạn đọc và văn hữu những thi phẩm của thi sĩ Đông Duy Hoàng Kiếm Nam.
07 Tháng Bảy 20152:08 SA(Xem: 28514)
“ Bản quyền cho những công trình trí tuệ đã tự động có hiệu lực ngay từ phút đầu khi được sáng tạo mà không cần phải được xác nhận hay công bố. Tác giả không cần phải đăng ký, hoặc xin biên lai bản quyền (copy right) ở những quốc gia sở tại .
06 Tháng Bảy 20153:00 SA(Xem: 18069)
Ngày 4/7/1407, tại Kim Lăng, kinh đô đầu tiên của Đại Minh từ 1368 tới khoảng năm 1421, Chu Lệ hay Đệ [Zhou Li] miếu hiệu Thành Tổ (Ming Zhengzu, 17/7/1402-22/8/1424) họp triều thần, chấp thuận lời xin của “1120” kỳ lão xứ Giao Châu [An Nam] hơn hai tháng trước là “con cháu nhà Trần đă chết hết không người thừa kế…. Giao Châu là đất cũ của Trung Hoa xin đặt quan cai trị, để sớm được thánh giáo gột rửa thói tật man di.” (1) Hôm sau, 5/7/1407, Chu Lệ ban chiếu thành lập “Giao Chỉ Đô Thống sứ ti” [Jiaozhi dutong tusi], một đơn vị quân chính cấp phủ hay tỉnh [Provincial Commandery]. (2) Và, như thế, sau gần 500 năm tái lập quốc thống dưới tên Đại Việt—hay An Nam, từ 1164/1175—nước Việt trung cổ tạm thời bị xóa tên.
05 Tháng Bảy 20152:32 SA(Xem: 31253)
LTS_ Người Quân Tử là truyện ngắn trích từ Tầu Ngựa Cũ, tác phẩm văn học được trao giải thưởng văn chương 1961. Người Quân Tử và Áo Mới của Linh Bảo đã được Trung tâm Văn Bút Quốc tế / PEN International tuyển chọn là hai trong số 26 truyện ngắn hay nhất thế giới năm đó.
05 Tháng Bảy 20151:57 SA(Xem: 29513)
Linh Bảo là một tên tuổi văn học của Miền Nam từ những năm 1950s. Các tác phẩm của Linh Bảo được lần lượt xuất bản tại Miền Nam từ 1953 tới 1975. Chỉ có Mây Tần là tuyển tập đoản văn duy nhất được xuất bản ở hải ngoại (1981). Sau 1975, không có một tác phẩm nào của Linh Bảo được in ở trong nước.
02 Tháng Bảy 20153:15 SA(Xem: 32948)
Lửa cháy cao, kêu lốp bốp. Lão nhìn ngọn lửa hồi lâu và định sẽ đếm số tiền lần cuối cùng. Đây là ngọn lửa lớn nhất, cũng là thứ ánh sáng rực rỡ nhất từng ấy năm ở căn nhà này. Lưỡi lửa ăn vào gỗ, và cao lớn thêm. Cánh cửa ngập trong lửa, khói bốc nghi ngút. Ngọn lửa nuốt lấy ngôi nhà, cái miệng nó thật rộng, ăn cũng thật nhanh. “….” – Bất chợt lão gào lên. Giọng lão khàn đặc, mấy con chữ như bị tắc và gãy từ trong họng. Và khi lão gào thêm một tiếng nữa, chúng văng ra thành những cục máu. Mồ hôi lão nhễ nhại nhưng không phải vì nóng. Những giọt mồ hôi lạnh như nước đá. “Cướp…Ối giời ơi…Cướp…”
21 Tháng Sáu 20151:37 SA(Xem: 31189)
Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.
07 Tháng Sáu 20152:55 SA(Xem: 31106)
Lẩn thẩn với màu Sắc Bây giờ quá nửa đêm Có thể giữa ngày- và Lại đi trên đường dài