- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tưởng Nhớ Ông Hoàng Khoa Khôi

07 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 107594)

3candles_0_300x214_1Đang ngồi trong nhà Nhật Tuấn tại Saigon, được anh đoc tin qua Internet rồi cho tôi biết, ông Hoàng Khoa Khôi đã qua đời.

 

Vẫn biết ông mang bệnh già cả chục năm nay, đã đến lúc phải vào bệnh viện…Mà tôi cũng đã biết mấy ngày nay ông không nói năng gì được, cho nên mới nghe tin, tôi có ý mừng cho ông, ra đi xuông sẻ…Nhưng trong lòng cũng chen nỗi lo, rằng không biết đám tang ra sao, vì ông chỉ còn một người con gái ruột, chị Ly, còn thân nhân đều ở xa. Tôi chưa nghĩ phần mình, đã mất mát một người bạn vong niên, qúy mến đã lâu.

 

***

 

Anh Nguyên Ngọc có lần đề nghị tôi viết một bài chủ đề về tình bạn…Tôi trả lời, khó biết chừng nào. Nhiều người đã tưởng là bạn, sau rồi không phải. Nhiều người đã tưởng là thân, sau rồi chỉ là sơ mà thôi. Đấy chưa kể lọai bạn ăn uống, lợi dụng, phản phúc. Thời hậu chiến tại Nhật, để khôi phục lại gía trị đạo đức xã hội, Đạo diễn Ozu làm nhiều phim về tình người. Một phim có câu nói làm tôi nhớ mãi, khi ông bố muốn tự hi sinh, tống đi cô con gái hiếu thảo, cho cô có gia đình riêng. (Cô chỉ muốn trông nom bố suốt đời, không chịu lấy chồng). Khi con sắp ra đi, để tránh cho con lo sợ, ông ta nói, “Hạnh phúc hôn nhân không có ngay, con ạ. Phải rèn luyện…Có khi mất 5 năm, mất 10 năm, rồi nó mới đến.”

 

Rèn Luyện? A! Ý này cũng có thể áp dụng trong tình bạn được: Tình bạn cũng phải thử thách, phải rèn luyện…5, hay 10 năm…Nhưng mà, sao nhiều người gặp ông Khôi chưa lâu, lại vẫn qúy mến? Hay ông là người Trotskyist? (Những người Trotskyist bị sát hại tàn nhẫn cả từ phía Tư sản Quốc gia, lẫn Tư bản, cả từ Cộng sản Stalinien đến Đế quốc…). Nếu vậy, thì chỉ có lòng thương hại là đủ, sao còn có lòng qúy mến? Tôi cũng biết nhiều người Trotskyist…Nhưng không phải ai cũng gây được cảm tình sâu xa, cùng mến tiếc…khi nghe tin có người qua đời, như ông Hòang Khoa Khôi.

 

Nỗi phiền muộn và Lòng sót thương” (Chagrin and Pity) là bộ 3 phim tài liệu của Pháp với chủ đề cuộc Kháng chiến chống Đức, tôi mới được xem gần đây. Phim cho tôi hiểu thêm quy luật lịch sử, và thêm cảm thông hoàn cảnh ông Khôi đã sống qua giai đoạn ấy thế nào. Bọn Tư sản chống-Cộng, bon cộng tác với Hit-le (Petain là đại diện), bọn Stalinien (Đảng Cộng sản Pháp) đều coi Tơ-rốt-kít tệ hơn kẻ thù, đều muốn tận diệt hết những ai theo đường lối Trotsky. Ngay trong hàng ngũ Kháng chiến cũng phân ly, làm cho xã hội Pháp bị chiếm đóng đầy những nghi kị. Vẫn có người tư sản phè-phỡn với Phát xit, vẫn có người sống mái với quân thù…Gây ra sự phân hóa cùng cực trong một xã hội thiếu ăn, sa đọa, cùng khổ. Lực lượng kháng chiến ở Pháp lúc ấy (cũng như ở Việt Nam đồng thời) nòng cốt vẫn là công nhân, nông dân. Những giai cấp thiệt thòi nhất ấy, lại là lực lượng chính chống ngoại xâm ! Có khác gì những người Lính Thợ Việt Nam tại Pháp? Ngay trong hoàn cảnh như thế, ông Khôi bí-mật gia nhập phái Trotsky tại một ngôi làng nhỏ ở miền bắc nước Pháp.

 

Comment Vaincre Le Fascisme”, của Leon Trotsky là cuốn sách đầu tiên ông tặng tôi hồi mới quen, có lẽ là lời gửi gấm. Mãi đến khi ông qua đời, nay tôi mới hiểu được ngầm ý của ông. Phải, trong khi Roosevelt còn ngần ngừ với Hitler, trong khi Stalin còn tin tưởng sự Hòa hiếu với Đức, trong khi Đại sứ Mỹ tại Anh là Joseph Kennedy còn muốn hợp tác với Hitler, trong khi Nguyễn Khắc Viện còn muốn mộ người đi Đức, thi Trotsky lại là người đầu tiên lên án Phátxít ! Thế nhưng, Trotskyism vẫn lại là chữ bí-mật nhất, bị che-dấu nhiều nhất, bị vu-khống trắng trợn nhất, bị các học gỉa chống Cộng tránh-né nhiều nhất…Vậy mà ông Khôi nỗ lực liên tục, lên tiếng về phong trào Macxit chính thống này, không ngưng nghỉ.

 

Để đối phó với những người Stalinien, ngay trong hàng ngũ Đệ 4 Quốc tế cũng có đã có sự phân ly. Max Shachtman chả hạn, đòi chống cả Nga-Xoviet vì căm thù Stalin, điều đó, đã đưa đến sự đoạn tuyệt với Trotsky, là rạn nứt lớn nhất…Nhắc lại chuyện này với tôi, ông chỉ phát biểu, “Anh Shachtman có điều đã không bao giờ hiểu nổi, là Trotsky dù bị Stalin vu khống, còn giết cả nhà Trotsky, nhưng Trotsky chỉ giữ quyền phê bình đường lối Stalinien, mà vẫn bảo vệ thành quả cách mạng Nga trước sự tấn công của Đế quốc!”. Trong hàng ngũ Đệ 4 Việt Nam cũng thế, cũng có người đòi chống Đảng Cộng Sản Stalinien đến cùng (vì Đảng này đã giết hại Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm cùng hàng trăm chiến sĩ Trotskyist khac), những người như thế đã bác bẻ gay gắt ý kiến của ông Khôi. Thế mà ông vẫn ôn tồn, “Chúng ta nên có ý kiến khác nhau, nhưng không vì thế mà đoạn tuyệt nhau! “

 

Thế còn những người Quốc Gia chống-Cộng thì sao?”. Tôi hỏi, “…Đối phó thế nào?”. Ông trả lời, “Chúng ta làm cách mạng cho cả họ nữa, nếu họ hiểu ra là Tư sản cũng không phục vụ quyền lợi cho tiểu tư sản bao giờ.”

 

Ông quê quán ở Nam Định, đã cư ngụ cùng khu nhà với các lãnh tụ (sau này) của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng gia đình ông chỉ muốn ông thôi học, về quê, trông nom cơ nghiệp, đã rắp ranh cưới vợ cho ông…Vì thế ông tình nguyện, đi sang Pháp. “Nếu không đi”, ông cười, “Biết đâu tôi đã chẳng theo các ông Đặng Xuân Khu, Lê Duẩn…”. Tiếc là khi trực tiếp nghe lời tâm sự về thời thanh niên ông kể, tôi đã không nghĩ đến chuyện ghi chép chi tiết, vì nếu có, sẽ cùng các bạn khác khai thác được rất nhiều chuyện thú vị.

 

Nhưng, điều thú vị nhất đối với ông, làm chính ông nhắc lại đến 2 lần, vẻ mặt sáng rỡ, là, “Rất hãnh diện Việt Nam đã có phong trào Đệ Tứ !” Và, “Lần đầu tiên trên thế giới mà Đệ 3 và Đệ 4 đã hợp tác, chỉ có ở Việt Nam”; “Cũng như phong trào Công Binh tại Pháp (trên 2 chục ngàn người) là phong trào do Đệ Tứ tổ chức, đã hoạt động hữu hiệu”. Và, “Tổ chức Đệ Tứ Quốc tế Việt Nam đã linh động, không nhờ cậy một ai, mà lớn nhất thế giới trong Phong trào Giải Thực (Giải ách Thực dân – từ ngữ thập niên ‘40)”. Lại nữa, “Đã chiến đấu giành Độc lập, dám chống trả Đế quốc Pháp lẫn Mỹ…có tiếng vang to lớn, so với Nam Dương, Thái, Tích Lan, Miến, Trung Quốc…Tất nhiên, so cả với Nga Xô nữa!”

 

Ông quen biết nhiều thành phần, bạn nói tiếng Pháp đã đành, bạn Việt trẻ già gì cũng lắm…(Ông Khôi già yếu, cả chục năm nay chỉ ngồi nhà, sao mà quen biết nhiều thế?). Thế nào cũng sẽ có người viết kỷ niệm về ông. Tôi không muốn là một trong những người đầu tiên. Sở dĩ có bài viết này, vì sau 1 tuần ở Việt Nam gặp nhà văn Nhật Tuấn, khi trở lại Hoa Kỳ, chúng tôi nói chuyện qua phone…Lúc nhắc tới đám tang ông Khôi, thì tác gỉa “Đi Về Nơi Hoang Dã” vừa cười, vừa la, vừa hét trong ống nói rằng, “Tơ-rốt-kít bị vùi dập thế, chẳng mấy người biết đầu đuôi, nay ông Hoàng Khoa Khôi vừa qua đời…,” sao mà, “…Còn sợ gì?...Mà không lên tiếng đôi lời?”.

 

Anh Nhật Tuấn có lẽ là người cuối cùng mà ông Khôi kết bạn, tôi nghĩ thế, trước khi ông từ giã cõi đời vài tháng. Hai người dù chưa gặp mặt, chỉ mới tiếp xúc qua phone, nhưng anh lại là chứng nhân cho suy nghĩ của tôi, cho tôi thấy lý do nào ông Khôi được nhiều người, thuộc nhiều thành phần qúy mến: Khi tôi đề nghị ông gửi sách cho Nhật Tuấn, ông tỏ ý rất vui mừng (có lẽ niềm vui lớn nhất cua ông mà tôi được biết, là mỗi khi có ai muốn đọc sách của Tủ Sách Nghiên Cứu), và sốt sắng đòi gửi lập tức…Nhưng ngay sau đó, ông cứ hỏi đi hỏi lại, và băn khoăn mãi…là,

 

“Liệu gửi sách, anh ấy ...có bị làm phiền không?”

 

***

 

Tôi cho rằng, tận đáy lòng, ông bao giờ cũng nghĩ tới người khác trước khi làm bất cứ việc gì…

 

Và phải chăng, đó chính là lý do làm cho bất cứ ai đã từng tiếp xúc với ông, cũng đem lòng qúy mến?

 

Tháng 4 năm 2009.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41366)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 94853)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 90061)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 103839)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93576)
AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 113650)
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 103550)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.
22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 94101)
N ếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được. NGÔ THẾ VINH
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108536)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 95814)
N hìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.