- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÀNH NHỦ LÒNG THÔI GIÃ TỪ KỶ NIỆM...

03 Tháng Hai 20255:45 CH(Xem: 2815)

chuông chùa
Tiếng Chuông Chùa

ĐÀNH NHỦ LÒNG

THÔI GIÃ TỪ KỶ NIỆM... 

 

✍️ Thái Thanh

 

Lâu lắm rồi tôi không còn nghe được tiếng chuông chùa ngân lên mỗi buổi sáng thật sớm trong màn đêm còn dày đặc khi thành phố còn ngủ yên. Tiếng chuông ngân hiền hòa lắng lại không xôn xao lay động bởi những muộn phiền sót lại trong ngày. Ai trong đời lớn lên mà không có nỗi buồn vấn vương trong sâu thẳm, tôi cũng buồn cũng lẩn thẩn với vô vàn những khắc khoải riêng tư. Nhưng tiếng chuông chùa thanh thoát là cái nét, cái hồn quê hương cho tôi cảm nhận sự an bình. 

 

Ngày tháng trôi đi. Đêm nay là phút giao thừa đón xuân năm mới, tôi ngậm ngùi bâng khuâng đơn lẻ một mình. Nhớ ba, nhớ má nhớ anh chị em, nhớ phố chợ ngày xưa xa lắc, nhớ một người năm cũ và chao ơi lại nhớ tiếng chuông chùa thanh vắng đêm khuya... Nơi tôi ở bây giờ cũng gần chợ, gần chùa nhưng không sát chợ sát chùa nên tôi không thấy được cái xôn xao của những ngày giáp tết có người bán người mua, có mai vàng, có bánh trái có đợi chờ đếm trong tim mong đợi xuân về và có những buổi sáng cuộn mình trong chăn ấm nghe tiếng chuông chùa dìu dịu âm thanh vang vọng từng hồi. 

 

Tôi đi lần về phía cuối của tuổi trời, ba mẹ đã khuất núi tự lâu lắm rồi và bạn bè cũng lần lượt ra đi về cõi muôn trùng. Tôi bắt đầu dấu hiệu của tuổi già, lạ một điều, cái gì gần nhất lại quên mất mà cái gì xa lắc lại nhớ hoài. Chẳng còn bao lâu nữa rồi tôi sẽ chẳng là tôi. Thương, ghét ngậm ngùi từng con sóng đời mình vẫn cứ mãi nhấp nhô hoài rồi sẽ lặng yên vì nếu còn hiện hữu ở kiếp này thì lúc đó tôi già quá không còn nhớ nữa và nếu tôi về với cát bụi rồi cũng hòa vào cát bụi lãng quên. 

 

...Cuối năm nhớ ơi là nhớ. Nhớ môi cười của mẹ nhớ ánh mắt hiền của ba, nhớ nồi bán tét reo sôi sùng sục trên lò, nhớ vị ngọt ngọt cay cay mứt gừng của người năm cũ giờ cũng mất hút mù tăm chứ chẳng mãi còn. " Đành nhủ lòng thôi giã từ kỷ niệm" (*). Kỷ niệm một đoạn đời tôi đã đi qua, dẫu rằng cũng lắm nỗi buồn đong đầy nước mắt nhưng chẳng muốn chia xa. Đêm nay giao thừa tôi lại khai bút đầu xuân sẻ chia lòng mình cho tất cả. Một năm trôi qua trên đất nước tôi đầy những âu lo bệnh tật, chết chóc đau thương ngậm ngùi. Tôi viết gì đây vào mùa xuân này ngoài cái khát vọng tha thiết nhất là sự an bình cho mình và cho người. Cuộc đời ngắn quá chưa đủ vui để xóa sạch nỗi buồn  nên lòng buồn theo nét chữ mà tuôn... Rồi sẽ đến một ngày tôi ngừng viết, sẽ chẳng ai nhìn thấy được tôi, tôi chìm vào lãng quên trong trí nhớ của người và chính cả tôi... Để không còn nhủ lòng mình xem chuyện xa xưa mình từng có được cũng chỉ là kỷ niệm mà thôi... 

 

Thái Thanh

( Sài gòn mùng 1 phút giao thừa) 

 

(*) câu trong nhạc của Trần Quảng Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 202510:13 CH(Xem: 1809)
Suốt một đêm lắng nghe / qua những tàu chuối gió mùa thu / mưa rơi vào trong chậu. /
02 Tháng Ba 202510:05 CH(Xem: 1287)
Lão là một người tài hoa từ văn chương chữ nghĩa cho đến những tài chẵn, tài lẻ gì trong cuộc sống, lão đều có. Lão được hưởng hoa tay khá nhiều. Trời dành cho lão nhiều ưu ái mà cũng đưa lão nhiều thử thách. Càng thử thách lão càng bộc lộ tài năng vượt trội. Lão cùng trang lứa với mình, đi qua những biến cố, thăng trầm chung của lịch sử, dĩ nhiên không tránh khỏi những điều bất đắc ý.
27 Tháng Hai 20256:04 CH(Xem: 5505)
Vài dòng về tác giả: "Cao Nguyên là bút hiệu của LưuTrọng Cao Nguyên, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, bắt đầu làm thơ từ những năm đi học Y khoa xa nhà, hiện đang cư ngụ tại Nam Cali cùng với nàng thơ và hai con trai".
25 Tháng Hai 20253:15 SA(Xem: 2091)
Hai chục năm qua, những lúc không làm phim, Tuấn cận tôi thường “ngứa tay” viết nhật ký, tản văn, tạp bút, tùy bút – mà động lực chính yếu là cần trò chuyện với đứa con gái đầu lòng từ lúc sinh ra đến khi bước vào đời sinh viên, để nó sẽ có điều kiện hiểu thêm về thời nó đã sinh ra, lớn lên, và trưởng thành như một Công dân xứ Đông Lào đầy ngổn ngang; đồng thời cảm thông với ông bố vào tuổi làm lễ “Khao” cổ truyền mà suốt ngày lầm lụi viết thuê, làm các loại phim thượng vàng hạ cám để nuôi sống một gia đình nhỏ và mong nói được điều gì đó với Cuộc đời – điều mong mỏi nhỏ nhoi vô hại nhưng khiến nó từng hờn dỗi phát khóc: “Bố thôi kiểu “phản biện” ấy đi, tránh “mồm chó vó ngựa” cho con nhờ, con được yên thân học hết đại học và kiếm được cái nghề…” Tôi buộc phải nghe lời, chỉ vì thương nó, nếu lỡ bị liên lụy bởi dính phải cái tội “yêu thư yêu ngôn” do ông bố dở hơi từ thời ngây dại trót ảnh hưởng cái ý tưởng cao siêu “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ”, thì tôi thực có tội và đáng ân hận
22 Tháng Hai 20251:05 SA(Xem: 2310)
Vườn nhà anh có cành ngọc lan xơ xác / Có cánh quỳnh chưa kịp nở / Nắng vô tình vàng thêm đọt lá / Mấy nhánh mơ màng rơi xuống thành thơ
19 Tháng Hai 20251:43 SA(Xem: 2334)
Kiếp trước chàng là con Cá / bơi trong dòng sông Cửu Long / một hôm dòng sông dậy sóng / con Cá dạt bờ lìa sông
18 Tháng Hai 202510:37 CH(Xem: 1872)
Rising Asia là một tạp chí học thuật đa ngành, ra 3 số mỗi năm, hoạt động từ 2021, chủ bút là TS Harish C. Mehta, hiện giảng dạy tại Đại Học Toronto, có trụ sở tại Bengal Ấn Độ. Tạp chí là nguồn tài nguyên để nghiên cứu, và giảng dạy về các vấn đề xã hội Châu Á. Mỗi tập của tạp chí đều có các bài bình luận giải thích về mọi khía cạnh của lịch sử, kinh tế, ngoại giao, văn học, y tế, khoa học, quân sự và văn hóa Châu Á.
17 Tháng Hai 202510:44 CH(Xem: 2626)
Thu còn nhớ cả chiều xuân của Huế / Mùa đông trời se lạnh, nhớ không anh? / Tà áo bay phía Trường Tiền tan lớp / Hẹn anh về Vĩ Dạ ngắm mưa bay!
17 Tháng Hai 202510:14 CH(Xem: 2793)
hãy giúp tôi cục cựa / súc gỗ cứng đơ đời / hãy em là thị lộ / xung trận tình đôi mươi
17 Tháng Hai 20259:06 CH(Xem: 1814)
Tom Fawthrop là nhà báo, nhà hoạt động môi sinh người Anh, người bạn đồng hành bấy lâu với Nhóm Bạn Cửu Long. Anh đã tường trình về sông Mekong trong 12 năm qua với tư cách là nhà nghiên cứu và diễn giả tại các đại học ở Singapore, Thái Lan, Cam Bốt, và Việt Nam. Các bài viết của anh về lưu vực này đã được phổ biến rộng rãi trên các tạp chí Economist, The Diplomat và The Guardian. Tom cũng là nhà sản xuất cuốn phim tài liệu “Where have All the Fish Gone” về thảm họa trên sông Mekong.