- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Ở NGÃ TƯ ĐƯỜNG KHI THU, HẠ GẶP NHAU

24 Tháng Chín 202412:07 SA(Xem: 7492)


NGO QUOC PHUONG
Nhà thơ Ngô Quốc Phương


Ở NGÃ TƯ ĐƯỜNG KHI THU, HẠ GẶP NHAU

*Chùm thơ của Ngô Quốc Phương từ Virginia, Hoa Kỳ, 2024

 


CƠN NGẬP LỤT KHÁC

 

Có những sự ngập lụt khác
lâu nay vẫn diễn ra
bùn lầy ở khắp nơi
nạn nhân ở khắp chốn
quanh năm vẫn hiện tồn
quay đi và quay lại
trăm năm như đèn cù
goi là ngập lụt cũ
hay ngập mới đúng đây?
***
hàng triệu người bó tay (?)
cứ ở đó chờ đợi
phép lạ từ trên trời
một ngày nào rơi xuống
cũng ít người thèm hỏi
cơn ngập thực từ đâu
từ xứ nào xa lạ
đổ bộ đất nước mình?
***
có cơn ngập thiên nhiên
cũng có cơn xã hội
hết đời này than khóc
đến đời khác ỉ eo
nhưng chẳng ngăn gì lụt
làm nhấn chìm bao nhà
xuống tầng sâu tư tưởng
làm thoái trí con người
***
cơn lũ lụt ghê gớm
triền miên thế kỷ dài
cuốn phăng nhiều trụ cột
nơi cuộc sống con người
và công khai 'lụt' mãi
tàn phá bao kiếp đời
mong bóng tối mãi mãi
bịt ánh sáng mặt trời
...
ừ có lụt thiên nhiên
nhưng có ai quên khuấy
vẫn còn cơn lụt kia
vẫn quanh năm thường trực
ru ngủ
và đánh chìm!

NQP, Virginia, 16/9/2024, gửi đồng hồ quả lắc và chiếc chuông tí teo, vẫn còn như nhắc nhở, thời gian còn... vẫn còn!

 

NHỮNG NGÀY THÁNG CHẲNG VUI VẺ GÌ

 

Những ngày tháng không thể cất lên thành lời

hình như ở nhiều nơi đã cạn tiếng khóc, và nước mắt

nhiều người chẳng biết nói gì

nhưng cũng có nhiều người vẫn cười tươi selfi

khoe đẹp trai, xinh gái

có người khoe vào quán rượu tây, tàu, nhật, bỉ

có người hô hào trốn bão ra nước ngoài chơi với nhau đi

...

thật may, dù chẳng trọn vẹn vui

vẫn có bao người lặng lẽ

giúp bà con từ tiền mua từng cỗ quan tài

đến miếng ăn, miếng uống, cái gạc, cái bông, cái phao, cái chậu...

có những người

sau cơn sốc

cơn đau

cơn buồn... chẳng biết làm gì

đã tìm cách hành động

dù ít, dù nhiều

...

lại có những kẻ nhân dịp này làm PR

dàn dựng những hình ảnh tuyên truyền,

quảng cáo...

những trò nghe quen quen

chỉ những cô giáo mất học trò trong cơn lũ dữ

chỉ những người mất hết, mất nửa, mất một phần người thân

mới thấm những nỗi buồn

nỗi buồn rơi xuống

hay rồi sẽ giúp họ đứng lên

và sẽ đứng thế nào

khi bão tố còn chưa ngơi?

(Vài hàng, hướng về quê xa, và không sợ ai đó chê đó không phải là 'thi' nọ, 'thơ' kia!)

NQP, Virginia, 13/09/2024

 

 

TÍN HIỆU

 

Em à, có lẽ chẳng có một 'dữ liệu lớn' nào có thể chứa đủ những gì ta muốn giữ

nhất là khi trái đất này, và kể cả mặt trời, mặt trăng, và giải ngân hà quen biết nữa

đều có thể sẽ mất đi

cùng mọi dấu vết của những gì đã diễn ra, đang diễn ra và sẽ diễn ra đến trước khoảnh khắc ấy

vậy mọi thứ cứ coi là tín hiệu đi,

phải không em?

*

bữa nọ có người bảo 'thơ' anh không phải là thơ

anh chấp nhận, vì đó là sự thật

nhưng không dừng ở đó, cả lời bình, lời nhận đều là tín hiệu

nó được phát đi, nhưng ai nhận cuối cùng?

*

cũng thế phải không em, các cuộc chiến tranh, đấm đá, thù ghét, cạnh tranh, ganh tị... liên miên, như là cục thừa trong tư duy, và di sản loài người

cũng cuối cùng chẳng dẫn đi đâu hết,

vì có vẻ tất cả rồi cũng mất đi, dù có thể còn bao năm ánh sáng nữa

song ở giữa

ở giữa những mốc giới ấy, nếu có những khổ đau, oan ức, bất hạnh, thì tín hiệu ấy

anh chẳng muốn có

ngay từ xuất phát bao giờ

*

nhưng,

lại nhưng...

vẫn còn hy vọng

ấy là những khi trời xanh, mây trắng, biển thanh bình, chim rộn hót và muôn hoa đua sắc

cùng muôn loài tử tế, thương nhau

tín hiệu ấy

em à

em có sẽ khắc sâu?

NQP, Virginia. 06 tháng 9 năm 2024,

(Một ngày trong cơn bão đang đe dọa quê xa, chẳng mong gì hơn sự thanh bình cho tất cả!)

 

NHỮNG HẠT GIỐNG

 

Những hạt giống thực đang chờ cơn mưa thực

để vươn mầm, chào cuộc sống xinh tươi

nhưng thế gian đâu chỉ là chờ đợi

khi quy luật kia đã nhận thức được rồi!

NQP, Virginia, 02/9/2024

 


KHÔNG CHỈ LÀ 'GANH TỊ'

Tại sao nó đi đâu cũng được hoan nghênh

tại sao lũ trẻ thích nó

tại sao gầm trời và bầu trời này hẹp thế

đã có mình lại có nó

cái Viện của mình cài cắm khắp thế giới

như những cú yểm long mạch bốn phương

vậy mà bọn nó vẫn hơn

tại sao chúng không thích 'đỏ' Đế vương

mà lại thích thành đàn chim non cất cánh

để mình khó túm giữ lại

và hơn nữa tại sao chúng không biết sợ

trước nanh vuốt của mình

nhất là khi có lão Giang Long nọ

họ Trương

đã nói lộ ra bao bí mật

khiến từ đó ta ngủ khó yên

mà vừa rồi buộc lòng bộc lộ

rằng

đây

không phải

chỉ là ganh tị!

NQP, 30/8/2024, khi Gato gặp Kute... và không chỉ thế


 

CHỦ NHẬT VÔ ĐỀ

 

Khi sử gia và nhà tương lai học ngồi cà-phê với nhau

sau một bữa khá no nê các sự kiện

và có vẻ cũng bội thực vì tri thức

họ sẽ nói gì

*

tôi, kẻ hầu bàn trong một quán nghiêng

trên một tinh cầu hơi ngả,

và một vũ trụ đang xoay

khiến ly cà phê tiếp theo trên khay

cũng sóng sánh

nào thôi đi những vũ điệu ngôn từ

mà vào cuộc

*

ông còn dùng thêm món gì? bánh ngọt của hứa hẹn

hay vị đắng của sự thật

nhất là sự thật có thể đang đứng chờ ở cửa

trong vòng năm, mười, hay mười lăm năm tới?

*

sử gia cười, ồ, ta tưởng anh hỏi theo đơn vị thế kỷ, hay thậm chí là thiên niên kỷ?

nhưng nhà tương lai học thả kính xuống

nhìn sâu vào mắt tôi và nói

à, đó lại là điều ta quan tâm

và ta nói nhé

ngọt đắng có thể hòa vào nhau, nhưng vẫn có thể nhận ra

nhưng sử gia khi đi cùng ta

sẽ làm nên cỗ máy thời gian mới

tăng tốc bước lên trước

và cùng nhau ta sẽ nhìn thấy nhiều điều

thực như hiện tại bây giờ

tuy thực sự là sẽ vẫn phải chờ

vì chờ là một trò đùa nhiều khi trớ trêu, bỡn cợt và cay nghiệt

*

ly cà phê sắp bốc hết những làn khói

nơi giúp ta nhìn thấy ngày mai

mà vẫn nhắc mình ở hôm nay

và chủ đề chính là đây

liệu chúng ta sẽ mất thêm một thế kỷ

hay thậm chí hơn

mà mọi sự cơ bản vẫn là cái cũ

"cũ như trái đất này"

sử gia vội nói chen vô

nơi những kẻ tội đồ

sẽ khoác những tấm áo mới

nhưng DNA của chúng

vẫn là DNA của cha, ông, cụ của chúng

*

tôi đưa cho họ tờ hóa đơn

sử gia nhìn lớt phớt

nhưng nhà tương lai học lại cầm lên và soi vào

"hình như tính sai đấy

nhưng tiền lẻ

giữ đi"!

NQP, 25/8/2024, Virginia, Một tiếng thở dài cũng là tiếng thở!

 

 

RÕ HƠN BAN NGÀY

 

Rõ thế mà anh giả đò còn thắc mắc

bọn giơ tay

sau khi em chỉ tay

như một đống robot

là bài của anh, của bác, của chú, của mợ, của cụ, kị chúng ta

bao lâu nay rồi

có gì mới đâu

*

nhưng anh cũng đúng

có cái mới này

em chưa thể nói ra

đó là em sẽ hai tay hai súng

và đi săn tới bến

viên đạn của em sẽ đi qua mọi bến bờ

lúc xuyên táo

lúc tiền nhập

lúc vu hồi

lúc ám toán

lúc thanh thiên

đạn em nhiều lắm

và súng cũng đầy

tất cả

không riêng năm trăm đứa ấy

hai hai trăm đứa nọ

sẽ dần thành robot

vẫn còn hơn thành tấm bia

để em nhắm tới

*

ồ, đứa lên đứa xuống

như trên chuyến xe đò thôi anh

có gì đặc biệt

nhưng cầm lái là em

mà soát vé cũng là em

còn cảnh vệ cũng lại là em nữa

điều quan trọng là anh đừng thắc mắc

cứ ngồi yên

vì em quen chở heo, chở lợn lâu rồi

còn đường đi

đích đến?

hãy theo dấu viên đạn của em

hơn

ban ngày!

NQP, W.D.C 23/8/2024, con đường ngoằn ngoèo nào đưa ta đến thăm nhau? The long and winding road, that leads me to your door... (the Beatles' echos...)

 

 

NGÃ TƯ ĐƯỜNG THU HẠ

 

ngã tư đường khi thu, hạ gặp nhau

sau vị đắng, mật ong nào vẫn đợi

nơi xa xôi, cánh diều thêm chới với

ước mãi một ngày về đất mẹ, quê hương

***

ở ngã tư nào, tử đinh hương níu nhau,

nơi xứ lạ, chút tâm tình gom lại,

mặc ngăn cách, mặc đường xa trắc trở

chút hương này, cứ nhuộm tím chiều xa

***

mùa thu này ai trồng thêm luống hoa

bẽn lẽn bên sông, sau mùa hè oi ả

kệ bụi cuốn mặt đường

kệ trời mưa tơi tả

vẫn mong ngóng ngày về

để gần mãi không xa

***

mùa thu này tròn một năm xa quê

quê hương thứ hai, nơi một thời tá túc

nhớ nhà xưa, nhớ người thân vời vợi

ấp vội cánh hoa nào,

nơi

phố hạ

sang thu...

Virginia, 16/9/2024, Ngô Quốc Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Hai 20244:42 CH(Xem: 1403)
Cristoforo Borri dành hai chương III và IV, trong Phần II của Ký Sự Đàng Trong để viết về nhân vật mà ông quý trọng và tôn vinh: quan Khám lý Trần Đức Hoà -ân nhân thứ hai của đạo Chúa (sau Minh Đức Vương Thái Phi)- là người đã cứu sống cha Buzomi và mời các giáo sĩ về vùng ông cai trị, năm 1618, trong cơn sóng gió, các giáo sĩ phải lẩn tránh, ông đã cấp nhà ở và dựng nhà thờ cho họ ở Quy Nhơn, tạo ra cơ sở đạo Chúa ở Nước Mặn. Xin tóm tắt lại những sự kiện đã xẩy ra: / Đạo Chúa ở Đàng Trong do cha Buzomi đặt nền móng từ năm 1615, nhờ Minh Đức Vương Thái Phi giúp đỡ và che chở, có được nhà thờ lớn ở Đà Nẵng. Năm 1616, Macao gửi thêm ba thầy giảng người Nhật sang trợ giúp. Năm 1619, cha Buzomi bình phục; quan Khám lý đưa ông trở lại Hội An, các đạo hữu Dòng Tên gặp nhau trong niềm vui khôn tả. Họ quyết định: Cha Pedro Marques ở lại Hội An. Các Cha Buzomi, de Pina, Borri và thầy giảng Bồ, theo quan Khám lý về Quy Nhơn[1].
18 Tháng Mười Hai 20244:02 CH(Xem: 1317)
Kỳ trước, chúng tôi đã trình bày Đời sống thế tục ở Đàng Trong theo sách Ký sự Đàng Trong của Cristoforo Borri. Kỳ này, xin giới thiệu Đời sống tôn giáo ở Đàng Trong qua ngòi bút của Borri, về giai đoạn đầu tiên đạo Chúa được truyền vào nước ta, từ 1615 đến 1622, dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên./ Cristoforo Borri xác định vai trò tiên phong của Dòng Tên / Cristoforo Borri xác định các giáo sĩ Dòng Tên đúng là những người đầu tiên đem đạo Chúa vào Đàng Trong, bằng cách chỉ trích sự bịa đặt trong cuốn sách của một giáo sĩ Y Pha Nho [Hordũnez de Zeballos] kể rằng ông ta đã đến Đàng Trong trước đó, đã rửa tội cho một bà công chúa và nhiều người trong hoàng tộc, mà Borri cho là hoàn toàn hoang tưởng.
18 Tháng Mười Hai 20243:05 CH(Xem: 1408)
Tác phẩm Ký sự Đàng Trong của Cristoforo Borri[1] nguyên bản tiếng Ý, được viết để đệ lên Giáo Hoàng Urbain VIII (1623-1644), theo truyền thống các văn bản của giáo sĩ tường trình với Đức Thánh Cha và Tòa thánh về hiện tình đất nước mà họ đã đến truyền giáo, cũng là cuốn sách đầu tiên của người Âu viết về Đàng Trong, in năm 1631, cung cấp những thông tin giá trị trên ba mặt: lịch sử, tôn giáo và ngôn ngữ. Và ông đã ghi lại những chữ quốc ngữ đầu tiên trong tác phẩm Ký sự Đàng Trong. Giáo sĩ Cristoforo Borri (1583-1632), thông bác nhiều địa hạt, từ sinh vật học đến thiên văn, ngoài việc báo cáo tình hình Đại Việt, có tính cách "gián điệp" cho Tòa Thánh, ông còn yêu mến đất nước này, hòa mình vào đời sống Việt Nam đầu thế kỷ XVII, tìm hiểu xã hội và con người.
18 Tháng Mười Hai 20242:51 SA(Xem: 3214)
Khi ta trầm xuống một dây / Chợt mênh mang thổ vàng ngây ngất tình / Mái chiều / Gờn gợn phúc linh / Bàn tay ái niệm / Cung nghinh thói đời /
18 Tháng Mười Hai 20242:30 SA(Xem: 1627)
Câu chuyện về người Phật tử Việt đầu tiên tại núi Quỳnh Viên (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã được thư tịch cổ nói đến nhiều kể từ đời Trần; và cho đến thời hiện đại, nhiều nhà nghiên cứu sử học, Phật học Việt nam đã cố gắng gỡ bỏ các lớp vỏ huyền thoại để nhất trí khẳng định trên cơ sở khoa học rằng: Núi Quỳnh Viên là có thật, trên đó còn có một ngôi chùa Quỳnh Viên, mà tại đây, Chử Đồng Tử có duyên may gặp một nhà sư tên Phật Quang, được ông ta dạy những bài học đầu tiên về Phật pháp nguyên thủy.
18 Tháng Mười Hai 202412:23 SA(Xem: 2360)
Có phải em về từ bụng mẹ / Câu ca dao rụng trắng bên thềm / Có phải gió về từ nguồn cội / Cho nên mai rụng cánh uyên /
17 Tháng Mười Hai 202411:41 CH(Xem: 2078)
Hiền Mai là một cô gái có học thức và nhan sắc. Cô đang làm trưởng phòng của một đơn vị kinh doanh, thuộc một công ty lớn trong thành phố. Trong những lần họp hành, giới thiệu sản phẩm, chị đã gặp Thành Quy là một chàng trai đẹp trai lịch thiệp. Anh đang làm quản lý tại một công ty khác. Hai người nói chuyện với nhau bắt đầu từ công việc và cảm thấy ngày càng tâm đầu ý hợp. Hiền Mai và Thành Quy tiến tới có những buổi hẹn hò ngọt ngào và tình yêu dành cho nhau ngày càng thắm thiết. Họ đi đến hôn nhân sau hai năm tìm hiểu.
17 Tháng Mười Hai 20246:16 CH(Xem: 2723)
Lời, không hay, và độc / Nói ra, những rủa nguyền / Cuối năm nghe buồn lạ / Không là bản tình ca .
15 Tháng Mười Hai 20243:11 SA(Xem: 2523)
Hôm gặp lại nỗi buồn / Của mùa đông năm trước / Lơ ngơ trong giá lạnh / Khói mù góc gió đêm
13 Tháng Mười Hai 20248:52 CH(Xem: 2618)
Anh tìm anh trong đôi mắt em / Ngày đẹp xanh biển nắng / Anh tìm sợi khói qua bài hát xưa / Chỉ thấy màu chiều mộng mị