- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mai An Nguyễn Anh Tuấn: THƯ KIẾN NGHỊ

05 Tháng Sáu 202412:51 SA(Xem: 11692)
IMG_20230122_183423 (1)


Mai An Nguyễn Anh Tuấn

THƯ KIẾN NGHỊ

Hà Nội 1/6/2024

 

Kính gửi Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 

Kính thưa các vị Pháp chủ, Đại lão Hòa thượng tôn quý!

 

      Tôi là người hoạt động trong ngành điện ảnh xin khẩn thiết gửi tới các quý ngài đôi kiến nghị chân thành sau đây:

 

      Thời gian qua, rất nhiều biểu hiện tiêu cực trong sinh hoạt Phật giáo và ở một số vị tu hành có chức sắc khiến cho hình ảnh Phật giáo vốn thiêng liêng trong lòng người dân Việt từ hàng ngàn năm qua trở nên nhem nhuốc, đáng xấu hổ… Giọt nước làm tràn cốc nước là một nữ Phật tử tên là Angela Phương Trinh, lợi dụng tên tuổi cá nhân đã nhiều lần thông tin sai sự thật với ngôn từ nặng nề quy chụp, hạ thấp uy tín của một số cá nhân, tổ chức, xúc phạm tôn giáo khác. Điều đáng phẫn nộ là Angela Phương Trinh liên tục gọi những người có quan điểm trái ngược là "giặc", làm "truyền thông bẩn", cho rằng họ đang "phá hoại, lật đổ Phật giáo", chỉ vì cô này bênh vực một người có tên Vương Tấn Việt, pháp danh Thích Chân Quang Trụ trì chùa Phật Quang. Đó là vị sư mới đây đã giảng pháp theo lối chánh tà lẫn lộn, đòi Phật tử chỉ được nghe pháp của sư phụ thôi, phải trung thành tuyệt đối với sư phụ, với chùa, khiến một cơ quan phát ngôn của Phật giáo đã phải thốt lên “Sợ hãi với “lời phát nguyện trung thành tuyệt đối!” (Giác Ngộ Online). Mấy năm nay, ông Thích Chân Quang, cùng với mấy vị tu hành có chức sắc khác đã là “đầu nậu” của những khu Du lịch Tâm linh trá hình nhằm lợi dụng Tôn giáo để kinh doanh ; đã công khai bộc lộ sự chà đạp Giới luật kinh điển, tự tiện sửa đổi Giới luật phục vụ lợi ích nhóm tăng lữ giàu có; ngang nhiên tuyên truyền mê tín dị đoan; kêu gọi (và đe dọa) cúng dường; cổ vũ và trực tiếp tham gia cuộc sống tôn sùng vật dục, tà dâm (mà xưa kia Đức vua Giác hoàng Trần Nhân Tông gọi là “dâm từ”, “dâm thần”, và cụ đã phải chống gậy vất vả đi khắp nơi để phá bỏ các "dâm từ" đồng thời khuyến hóa dân tu Thập Thiện)… Cái bối cảnh sinh hoạt Phật giáo hiện đại này khiến mọi người nhớ lại lời than thở của sử gia Lê Văn Hưu trước sự “tiêu phí của cải, nhân tài, vật lực của trăm họ” của giới “môn đồ đạo Phật” đông đảo: “khơi vét máu mỡ của dân mà có thể gọi là làm phước được ư?” (Theo “Toàn tập Trần Nhân Tông”, Lê Mạnh Thát, Nxb Phương Đông, HN 2010, tr.298). Còn Danh nhân văn hóa lớn đời Trần Trương Hán Siêu cũng đã nói về “Bọn sư sãi rông dài” trên văn bia chùa Khai Nghiêm như sau: “một bọn giảo hoạt gian ngoan, mất hết cả bản ý khổ hạnh không hư, chỉ ham chiếm đoạt được vườn sinh cảnh đẹp, để nhà cửa lộng lẫy như vàng ngọc, tay chân đông đúc như rồng voi…” (“Đại Việt sử ký toàn thư”, tập II, Nxb Khoa học Xã hội, HN 1972, tr.156). Ngày nay, trong những cuộc giảng đạo-cúng dường tại các Khu “Kinh doanh” Phật giáo to lớn, các vị đó đã xuất hiện như Phật tái thế, quần áo bóng bẩy, tươi tắn như hoa sen đầu mùa, làm mê say hàng ngàn Phật tử bằng các lời dụ dỗ sặc mùi Kim tiền, không cần che dấu tô vẽ gì hết các sự tuyên truyền mê tín hoàn toàn xa lạ với những “Lời Phật dạy” từng được nhiều Hòa thượng, nhà Phật học nước ta đã đúc kết…

      Những hành động và phát ngôn của các vị tu hành nói trên đã trái ngược hoàn toàn với tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội”, đã khiến “công trình kể biết mấy mươi” của bao thế hệ Thiền sư - nhà tu hành đạo Phật chân chính Việt Nam đứng trước nguy cơ đổ vỡ đau đớn! Những người làm điện ảnh chúng tôi đã say mê ngưỡng vọng cuộc đời và đạo hạnh của các thiền sư Khương Tăng Hội, Thiền sư Không Lộ, Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Thường Chiếu, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Liễu Quán, Hoà Thượng Thích Quảng Đức, Hòa thượng Tố Liên, Thiền sư Tuệ Sỹ, Hòa thượng Thích Thông Lạc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh… Có thể nói đó cũng là các danh nhân văn hóa mà mọi phú quý danh lợi trên cõi tạm này chỉ là phù vân, đang là nguồn cảm hứng sáng tạo không bao giờ vơi cạn của những người hoạt động văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại!

      Sự kiện Hành giả Minh Tuệ đang khiến dư luận xã hội xôn xao cũng là đối tượng tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác cho sáng tác điện ảnh. Với cái nhìn thâm sâu đượm từ bi Phật giáo của các quý ngài - tiêu biểu là sư Thích Minh Đạo, vị trụ trì Tu viện Minh Đạo tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, anh em điện ảnh chúng tôi có thêm góc nhìn chuẩn xác hơn về Phật pháp nguyên thủy - qua bước chân hành giả Minh Tuệ, người đã tu theo hạnh Đầu đà của chính "Trúc Lâm Đầu đà”, “Hương Vân Đại Đầu đà”- Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông… Điều đó cũng góp phần lý giải hiện tượng hàng trăm hàng ngàn nam nữ Phật tử già trẻ từ các đường phố, làng quê ùa ra đón đợi, quét dọn đường, có người từ ruộng còn vấy bùn đi lên, họ cầm theo những đồ ăn thức uống bình dân kính dâng cho vị Hành giả Khất sĩ chân đất và gần hai chục vị tòng tu đang chăm chú vượt qua bao chặng đường mưa nắng… Đó chính là một sự bừng tỉnh, một sự “giác ngộ” mới mẻ chưa từng có về Đạo Phật Việt như một dòng chảy ngầm tinh khiết suốt mấy ngàn năm qua…

      Vì vậy, trước tiên, tôi xin được nhắc lại kiến nghị với Giáo hội của một Phật tử thuần thành trước những phát ngôn - giảng pháp trái Đạo của ông Thích Chân Quang: “Cần có biện pháp chế tài thật nghiêm khắc để đúng với tôn chỉ "Trang nghiêm giáo hội"! Thời gian qua, đối với các trường hợp thuyết giảng sai chánh pháp, Giáo hội chỉ mới nhắc nhở, như vậy chưa đủ nghiêm khắc, trái lại còn làm họ khinh nhờn!” (Giác Ngộ Online).

      Tiếp theo lời kiến nghị trên, chúng tôi xin chân thành kiến nghị với Giáo Hội Phật giáo VN:

1. Rà soát lại và tiến tới có quyết định nghiêm khắc nhằm chấm dứt tất cả các hoạt động Tôn giáo mang bóng dáng kinh doanh trục lợi.

2. Kiểm điểm một cách nghiêm túc các phát ngôn & hành động trái với Đạo pháp và trái với luật pháp của các ông Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang… Và đưa ra công khai – ít nhất là trong nội bộ Tăng đoàn và Phật tử.

3. Kết hợp với các cơ quan nghiên cứu Tôn giáo, tổ chức phi chính phủ về Tôn giáo, với ngành Giáo dục… một cách chặt chẽ nhằm đưa những nhận thức chuẩn xác nhất, hệ thống nhất về Phật giáo Việt Nam từ cổ xưa cho tới hôm nay, nhằm giáo dục lòng tự hào Dân tộc… Cụ thể, như hiện tượng Hành giả Minh Tuệ đã/ đang tu tập theo pháp khổ hạnh của Phật giáo nguyên thủy, thì Giáo hội rất cần có tiếng nói chính thức, chính thống để minh định trước công chúng Tăng Ni - Phật tử cũng như công chúng xã hội…

       Tôi tin rằng: Mấy điều kiến nghị khiêm nhường này cũng là mong mỏi của số đông người dân Việt lương thiện đương hàng ngày hy vọng, tha thiết tin tưởng ở sự “hoàn nguyên” của đạo Phật Việt sau bao sóng gió bất ổn vừa qua, để Đạo Phật VN tiếp tục hòa nhập rạng rỡ với Đạo Phật thế giới…

        Trân trọng!

 

Thay mặt một số nghệ sĩ điện ảnh:

Đạo diễn điện ảnh, nhà báo Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười Một 202412:22 SA(Xem: 9732)
Đối với người Việt, dù trong nước hay ở nước ngoài, nhắc đến phở là tự nhiên nước miếng tứa ra. Đi ra nước ngoài, người Việt chỉ mong chóng trở về, ào ra quán phở gần nhà gọi tô phở nóng thưởng thức bù lại những ngày nhớ quê hương.
02 Tháng Mười Một 202412:17 SA(Xem: 9179)
Anh Phước là con ông cậu ruột của tôi. Nhà tôi ở kế bên nhà anh. Anh thứ nhất mà cũng là con duy nhất của cậu tôi nên anh em chúng tôi thường gọi anh là anh Hai Phước. / Anh mồ côi cha từ thuở chưa lọt lòng. Anh có tuổi thơ thật “dữ dội”. (Tuổi thơ dữ dội- tên tác phẩm của nhà văn Phùng Quán). Trong tác phẩm, các cậu thiếu niên trẻ tuổi ấy đều có một câu chuyện riêng đầy cảm xúc, những hoàn cảnh éo le không ngờ tới nhưng họ vẫn đối diện bằng tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mỗi người có một số phận riêng và tôi nhìn thấy hình ảnh một thế hệ và bóng dáng anh cũng có phần trong đó.
01 Tháng Mười Một 202410:05 CH(Xem: 7307)
Mùa ngâu tháng Bảy! / Anh đi xa, năm nào / Ngày Cali buồn, chẳng có mưa ngâu, / chỉ ướt nhoè, nước mắt em / khóc anh ngày ấy!
29 Tháng Mười 202411:53 CH(Xem: 10154)
Em còn đó không? / Bờ Tây Thái Bình. / Muôn trùng xa cách! / Vẫn hoài đợi mong? / ** Em còn đó không? / Anh nay phương trời. / Ôm đầy nỗi nhớ! / Xa vời vợi trông. /
23 Tháng Mười 202411:04 CH(Xem: 7601)
The week - from October 16th to 20th, 2024, the largest book fair in the world will take plac: the book fair in Frankfurt, Germany. This year the theme of the book fair is: the country Italy, especially with its great culture and literature. The southern Italian publisher SECOP Edizioni is presenting, among other books, one of my poems in a special volume of poetry in a quadrolingual edition - Italian - Vietnamese - German and English. The title of the long poem is "CASA MIA - NHÀ TÔI - MEIN ZUHAUS - MY HOME"
10 Tháng Mười 20244:15 SA(Xem: 11559)
Tôi trở về Half Moon Bay / Đếm từng con sóng biển / Đếm từng nỗi ưu phiền / Lòng buồn như sương mù / Từ độ ánh trăng tan...
05 Tháng Mười 20244:58 CH(Xem: 13156)
NCT sinh năm 1948 tại Vũng Tàu, cha mẹ là người Hà Nội. Từ đầu những năm 1950er NCT lớn lên ở thành phố Sài Gòn, học tiểu học ở trường Bàn Cờ, trung học ở trường Chu Văn An. Năm 1967 ông từ chối những học bổng của những quốc gia khác, chọn học bổng quốc gia (VNCH) để sang CHLB Đức du học. Tại Viện Đại Học Stuttgart NCT học Triết học và Toán Học & Cơ Học Áp Dụng. Vào thời điểm đó những triết gia Đức có tiếng như Martin Heidegger, Karl Jaspers, hay Ernst Bloch đã hưu trí, ông đã làm luận án tiến sĩ ở Viện Cơ Học & Toán Học Áp Dụng. Ông là sinh viên trẻ nhất xưa nay có bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư (Doktor-Ingenieur), vào năm 1977.
02 Tháng Mười 20246:16 CH(Xem: 7921)
Chủ nghĩa phê bình văn học thời cổ điển ở phương Đông thường diễn ra trong các hình thức: Bình văn, bình thơ và ca xướng hay ngâm vịnh; trong lúc ở phương Tây thì hình thức khá phổ biến là diễn thuyết và tranh luận. Cái hay của văn chương chỉ trụ vào hình thức diễn đạt một phần; nhưng sự tinh túy lại là cái “thần” nằm trong góc khuất của cảm xúc và tư tưởng. Bởi vậy, khi nói đến những trường hợp xướng văn, bình thơ hay phê bình văn học đã có rất nhiều văn nghệ sĩ Đông Tây như Jacques Prévert, Francoise Sagan, Mark Twain… ở trời Tây hay Tô Đông Pha, Bùi Giáng…
02 Tháng Mười 20245:30 CH(Xem: 13195)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. (- Bạt Xứ)
02 Tháng Mười 20245:12 CH(Xem: 8863)
Cách nay hơn chục năm, tôi đã viết: Luân Hoán, người kể chuyện bằng thơ. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi đã nhận ra, bài viết chưa thực sự mở ra được hồn cốt, kiến thức và khối lượng sáng tác đồ sộ của ông. Vì vậy, hôm rồi, nhận được tập bản thảo: Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal, do Luân Hoán gửi tặng, dù đang rất bận, tôi cũng dành thời gian đọc ngay. Một cảm xúc khác, Luân Hoán đã để lại trong tôi, khi đọc xong tập thơ dày đến 300 trang này. Thật vậy, Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal như một cuốn hồi ký về tình yêu, cuộc sống chìm vào nỗi nhớ quê nhà được Luân Hoán viết bằng thơ: “càng già càng bớt nhớ nhà?/ quẩn quanh nhớ mỗi cái ta thật nhiều/ nhớ từ thời bé hạt tiêu/ phơi nắng giang gió thả diều, đi rông“ (Trí nhớ về chiều)