- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mai An Nguyễn Anh Tuấn: THƯ KIẾN NGHỊ

05 Tháng Sáu 202412:51 SA(Xem: 14344)
IMG_20230122_183423 (1)


Mai An Nguyễn Anh Tuấn

THƯ KIẾN NGHỊ

Hà Nội 1/6/2024

 

Kính gửi Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 

Kính thưa các vị Pháp chủ, Đại lão Hòa thượng tôn quý!

 

      Tôi là người hoạt động trong ngành điện ảnh xin khẩn thiết gửi tới các quý ngài đôi kiến nghị chân thành sau đây:

 

      Thời gian qua, rất nhiều biểu hiện tiêu cực trong sinh hoạt Phật giáo và ở một số vị tu hành có chức sắc khiến cho hình ảnh Phật giáo vốn thiêng liêng trong lòng người dân Việt từ hàng ngàn năm qua trở nên nhem nhuốc, đáng xấu hổ… Giọt nước làm tràn cốc nước là một nữ Phật tử tên là Angela Phương Trinh, lợi dụng tên tuổi cá nhân đã nhiều lần thông tin sai sự thật với ngôn từ nặng nề quy chụp, hạ thấp uy tín của một số cá nhân, tổ chức, xúc phạm tôn giáo khác. Điều đáng phẫn nộ là Angela Phương Trinh liên tục gọi những người có quan điểm trái ngược là "giặc", làm "truyền thông bẩn", cho rằng họ đang "phá hoại, lật đổ Phật giáo", chỉ vì cô này bênh vực một người có tên Vương Tấn Việt, pháp danh Thích Chân Quang Trụ trì chùa Phật Quang. Đó là vị sư mới đây đã giảng pháp theo lối chánh tà lẫn lộn, đòi Phật tử chỉ được nghe pháp của sư phụ thôi, phải trung thành tuyệt đối với sư phụ, với chùa, khiến một cơ quan phát ngôn của Phật giáo đã phải thốt lên “Sợ hãi với “lời phát nguyện trung thành tuyệt đối!” (Giác Ngộ Online). Mấy năm nay, ông Thích Chân Quang, cùng với mấy vị tu hành có chức sắc khác đã là “đầu nậu” của những khu Du lịch Tâm linh trá hình nhằm lợi dụng Tôn giáo để kinh doanh ; đã công khai bộc lộ sự chà đạp Giới luật kinh điển, tự tiện sửa đổi Giới luật phục vụ lợi ích nhóm tăng lữ giàu có; ngang nhiên tuyên truyền mê tín dị đoan; kêu gọi (và đe dọa) cúng dường; cổ vũ và trực tiếp tham gia cuộc sống tôn sùng vật dục, tà dâm (mà xưa kia Đức vua Giác hoàng Trần Nhân Tông gọi là “dâm từ”, “dâm thần”, và cụ đã phải chống gậy vất vả đi khắp nơi để phá bỏ các "dâm từ" đồng thời khuyến hóa dân tu Thập Thiện)… Cái bối cảnh sinh hoạt Phật giáo hiện đại này khiến mọi người nhớ lại lời than thở của sử gia Lê Văn Hưu trước sự “tiêu phí của cải, nhân tài, vật lực của trăm họ” của giới “môn đồ đạo Phật” đông đảo: “khơi vét máu mỡ của dân mà có thể gọi là làm phước được ư?” (Theo “Toàn tập Trần Nhân Tông”, Lê Mạnh Thát, Nxb Phương Đông, HN 2010, tr.298). Còn Danh nhân văn hóa lớn đời Trần Trương Hán Siêu cũng đã nói về “Bọn sư sãi rông dài” trên văn bia chùa Khai Nghiêm như sau: “một bọn giảo hoạt gian ngoan, mất hết cả bản ý khổ hạnh không hư, chỉ ham chiếm đoạt được vườn sinh cảnh đẹp, để nhà cửa lộng lẫy như vàng ngọc, tay chân đông đúc như rồng voi…” (“Đại Việt sử ký toàn thư”, tập II, Nxb Khoa học Xã hội, HN 1972, tr.156). Ngày nay, trong những cuộc giảng đạo-cúng dường tại các Khu “Kinh doanh” Phật giáo to lớn, các vị đó đã xuất hiện như Phật tái thế, quần áo bóng bẩy, tươi tắn như hoa sen đầu mùa, làm mê say hàng ngàn Phật tử bằng các lời dụ dỗ sặc mùi Kim tiền, không cần che dấu tô vẽ gì hết các sự tuyên truyền mê tín hoàn toàn xa lạ với những “Lời Phật dạy” từng được nhiều Hòa thượng, nhà Phật học nước ta đã đúc kết…

      Những hành động và phát ngôn của các vị tu hành nói trên đã trái ngược hoàn toàn với tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội”, đã khiến “công trình kể biết mấy mươi” của bao thế hệ Thiền sư - nhà tu hành đạo Phật chân chính Việt Nam đứng trước nguy cơ đổ vỡ đau đớn! Những người làm điện ảnh chúng tôi đã say mê ngưỡng vọng cuộc đời và đạo hạnh của các thiền sư Khương Tăng Hội, Thiền sư Không Lộ, Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Thường Chiếu, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Liễu Quán, Hoà Thượng Thích Quảng Đức, Hòa thượng Tố Liên, Thiền sư Tuệ Sỹ, Hòa thượng Thích Thông Lạc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh… Có thể nói đó cũng là các danh nhân văn hóa mà mọi phú quý danh lợi trên cõi tạm này chỉ là phù vân, đang là nguồn cảm hứng sáng tạo không bao giờ vơi cạn của những người hoạt động văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại!

      Sự kiện Hành giả Minh Tuệ đang khiến dư luận xã hội xôn xao cũng là đối tượng tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác cho sáng tác điện ảnh. Với cái nhìn thâm sâu đượm từ bi Phật giáo của các quý ngài - tiêu biểu là sư Thích Minh Đạo, vị trụ trì Tu viện Minh Đạo tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, anh em điện ảnh chúng tôi có thêm góc nhìn chuẩn xác hơn về Phật pháp nguyên thủy - qua bước chân hành giả Minh Tuệ, người đã tu theo hạnh Đầu đà của chính "Trúc Lâm Đầu đà”, “Hương Vân Đại Đầu đà”- Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông… Điều đó cũng góp phần lý giải hiện tượng hàng trăm hàng ngàn nam nữ Phật tử già trẻ từ các đường phố, làng quê ùa ra đón đợi, quét dọn đường, có người từ ruộng còn vấy bùn đi lên, họ cầm theo những đồ ăn thức uống bình dân kính dâng cho vị Hành giả Khất sĩ chân đất và gần hai chục vị tòng tu đang chăm chú vượt qua bao chặng đường mưa nắng… Đó chính là một sự bừng tỉnh, một sự “giác ngộ” mới mẻ chưa từng có về Đạo Phật Việt như một dòng chảy ngầm tinh khiết suốt mấy ngàn năm qua…

      Vì vậy, trước tiên, tôi xin được nhắc lại kiến nghị với Giáo hội của một Phật tử thuần thành trước những phát ngôn - giảng pháp trái Đạo của ông Thích Chân Quang: “Cần có biện pháp chế tài thật nghiêm khắc để đúng với tôn chỉ "Trang nghiêm giáo hội"! Thời gian qua, đối với các trường hợp thuyết giảng sai chánh pháp, Giáo hội chỉ mới nhắc nhở, như vậy chưa đủ nghiêm khắc, trái lại còn làm họ khinh nhờn!” (Giác Ngộ Online).

      Tiếp theo lời kiến nghị trên, chúng tôi xin chân thành kiến nghị với Giáo Hội Phật giáo VN:

1. Rà soát lại và tiến tới có quyết định nghiêm khắc nhằm chấm dứt tất cả các hoạt động Tôn giáo mang bóng dáng kinh doanh trục lợi.

2. Kiểm điểm một cách nghiêm túc các phát ngôn & hành động trái với Đạo pháp và trái với luật pháp của các ông Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang… Và đưa ra công khai – ít nhất là trong nội bộ Tăng đoàn và Phật tử.

3. Kết hợp với các cơ quan nghiên cứu Tôn giáo, tổ chức phi chính phủ về Tôn giáo, với ngành Giáo dục… một cách chặt chẽ nhằm đưa những nhận thức chuẩn xác nhất, hệ thống nhất về Phật giáo Việt Nam từ cổ xưa cho tới hôm nay, nhằm giáo dục lòng tự hào Dân tộc… Cụ thể, như hiện tượng Hành giả Minh Tuệ đã/ đang tu tập theo pháp khổ hạnh của Phật giáo nguyên thủy, thì Giáo hội rất cần có tiếng nói chính thức, chính thống để minh định trước công chúng Tăng Ni - Phật tử cũng như công chúng xã hội…

       Tôi tin rằng: Mấy điều kiến nghị khiêm nhường này cũng là mong mỏi của số đông người dân Việt lương thiện đương hàng ngày hy vọng, tha thiết tin tưởng ở sự “hoàn nguyên” của đạo Phật Việt sau bao sóng gió bất ổn vừa qua, để Đạo Phật VN tiếp tục hòa nhập rạng rỡ với Đạo Phật thế giới…

        Trân trọng!

 

Thay mặt một số nghệ sĩ điện ảnh:

Đạo diễn điện ảnh, nhà báo Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 15120)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
20 Tháng Năm 202510:13 CH(Xem: 110)
Ngày qua ngày còn chăng kỷ niệm / Bàn tay em đường chỉ vô tình / Chiều mưa lạ “chiều mưa dông tới” / Nỗi buồn vui con mắt nhớ nhà
20 Tháng Năm 202512:46 CH(Xem: 190)
Tin anh Trần Hoài Thư mất đã được nhà thơ Phạm Cao Hoàng thông báo cùng bạn bè đúng một tháng sau ngày chị Nguyễn Ngọc Yến, người vợ dấu yêu của anh ra đi (27-4-2024), vào sáng ngày thứ Hai 27-5-2024 cũng là ngày lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) của Hoa Kỳ. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên. Nhà văn nhà thơ Trần Hoài Thư là một sĩ quan thuộc QLVNCH ngày xưa và khi định cư ở Mỹ, anh cũng là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đã cùng anh Phạm Văn Nhàn, một đồng đội và bạn văn thời trước, xuất bản tạp chí Thư Quán Bản Thảo và thành lập nhà xuất bản Thư Ấn Quán với chủ trương khôi phục và vực dậy di sản văn chương miền Nam. Nay thì người Chiến sĩ ấy đã trận vong. Thật buồn!
19 Tháng Năm 20254:34 CH(Xem: 356)
Từ em thấp thoáng bên song / Vườn thơ anh nở một bông cúc vàng / Từ em đưa nắng xuân sang / Anh nghe tháng giá, năm hàn rụng rơi
19 Tháng Năm 202512:44 SA(Xem: 430)
chiếc cà vạt đeo những giọt nước / nguồn khát vân bích hoang mạc / có những cú nhẩy nhổm chết người / đứng thắt thẻo một mình coi chừng té không ai người chụp bắt bóng.
19 Tháng Năm 202512:12 SA(Xem: 340)
Lương y Lê Huân gọi hắn, giọng hụt hơi đọng nước mắt: - Chú… Chú cứu anh với… Anh gặp nguy… Rồi ông tắt máy có lẽ bằng bàn tay run rẩy… Hoang mang rối bời, hắn phóng xe đến ngay nhà người “bạn vong niên” - như ông đề nghị gọi thế. Lê Huân vốn là người bình tĩnh, từng trải, thương người, không chấp vặt, không gây ác nghiệp với ai bao giờ, vậy mà đang mắc phải chuyện cực kỳ hệ trọng. Nhưng hắn có bản lĩnh gì đây để ông nhờ vả? Quả là chuyện động trời, liên quan đến tính mạng của một cô bé vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn thân của con gái hắn.
18 Tháng Năm 202511:27 CH(Xem: 349)
Ngày 06.05.2010, cách nay 15 năm, tôi mất một người bạn thân và quý ở Hà Nội. Đó là anh Hoàng Cầm. Hoàng Cầm và Thái Bá Vân là hai người bạn HN mà tôi có tình thân và quý mến từ những năm 1990. Tình cảm này đã gây trong tôi những xúc động sâu xa khi mất đi các anh. Tôi không làm Thơ theo lối “khóc bạn” cổ điển. Những bài Thơ viết về các bạn đã mất là những cảm xúc của một tình bạn tuy không gian cách xa, nhưng rất gần gũi trong Tình, trong Thơ.
17 Tháng Năm 20254:11 CH(Xem: 636)
Vô cùng thương tiếc / khi hay tin nhạc mẫu và thân mẫu của Phạm Viết Ky và Trần Thúy Liễu là: Cụ Bà MARIA TRẦN TRỊNH KIM NGỌC / Sinh ngày 7 tháng 1, năm 1935 tại Hà Nội, Việt Nam / Đã được Chúa gọi về ngày 9 tháng 5 năm 2025 / Hưởng thượng thọ 90 tuổi
17 Tháng Năm 202512:58 SA(Xem: 1026)
Bằng giọt nước rơi thầm khoảng nắng / Bằng tiếng dương cầm / Nhẹ sâu tháng năm / Bằng ánh mắt tan vào mộng tưởng / Xuyên qua em / Cơ hồ mênh mông /
06 Tháng Năm 20257:40 CH(Xem: 2976)
Mẹ là buồn vui tuổi thơ, / Anh Cả, chiều hoàng hôn, đầu làng đợi Mẹ, chợ xa / Mẹ là tất cả trong trái tim anh Chiêu, / người con tài hoa, biệt xứ / Mẹ, Là bà tiên, / tâm hương Vu Lan, chị Ba tưởng nhớ ! / thầm lặng dịu dàng, giống Mẹ nhất, chị Tư con… /