- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÕI DƯƠNG GIAN ANH CÒN NỢ CHỮ HIẾU

23 Tháng Năm 202412:21 SA(Xem: 8914)
Canh Bay- photo ĐangHien
Cánh bay- ảnh Đặng Hiền


Hoàng Thị Bích Hà
CÕI DƯƠNG GIAN
ANH CÒN NỢ CHỮ HIẾU

Truyện ngắn

 

 

Anh Trần Đình Đài là con trai thứ trong một gia đình trung lưu ở quận 3, Saigon xưa. Mẹ anh cũng là hậu duệ của hoàng gia triều Nguyễn. Cha anh là một trí thức vì vậy cả đàn con, bảy đứa ba mẹ đều cho ăn học đến nơi đến chốn. Những năm tháng ấy, đất nước bất ổn, tiếng súng vẫn hăm he đau đó trên đầu, bên cạnh cuộc sống bất an là vậy nhưng cha mẹ anh vẫn cố làm lụng để chăm lo cho con cái, trang trải cuộc sống. Mẹ anh tần tảo đủ mọi việc như buôn bán, chạy hàng chợ trên chợ dưới để làm sao các con đều được học hành nên người.

Anh tốt nghiệp trường kỹ sư Phú Thọ, Saigon, rồi đi làm. Anh làm công việc bảo dưỡng, máy móc, phụ trách phần kỹ thuật trong một đơn vị truyền tin của Mỹ, nên tháng 3/1975, Mỹ rút quân còn lại về nước và cho di tản những người làm việc trong cơ quan của họ. Vậy là anh lên máy bay qua Mỹ tháng 3/1975.

Qua bển anh được tài trợ bước đầu. Rồi anh học hành tiếp để đi làm. Khi cuộc sống ổn định, anh cũng có phụ giúp tài chính lai rai giúp cha mẹ thuốc thang, đường sữa bồi dưỡng tuổi già. Khi có quốc tịch Mỹ,  anh làm giấy bảo lãnh gia đình gồm ba mẹ và cô em út là TrầnThu Huệ. Còn những người anh em đã có gia đình ổn định công việc rồi thì thôi. Anh cũng muốn sống gần ba mẹ để báo hiếu những năm tháng tuổi già đã một đời cực nhọc vì đàn con.

Sau bao năm chờ đợi sự nổ lực của anh đã được chiếu cố, ba mẹ và em Thu Huệ đã được lãnh sự quán Mỹ phỏng vấn và đã được chận đi theo diện đoàn tụ gia đình. Giấy tờ hoàn tất, chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là ba mẹ anh và cô em út sẽ sang bển với anh. Anh có ba mẹ, có em gái, sẽ đâm ấm biết bao. Ai cũng mừng và náo nức ngày sum họp gia đình. Ở nhà ngoài việc lo chuẩn bị vật dụng cho chuyến đi, sắp xếp việc nhà, gia đình ba mẹ anh cũng làm vài mâm cơm cúng tổ tiên ông bà mà chia tay với bà con, bạn bè và xóm phường thân thương.

Chỉ còn một tuần nữa là lên đường ba mẹ anh và cô em út sẽ rời Saigon, thì bất ngờ anh Đình Đài điện về nói là : “Con xin lỗi ba mẹ và em Huệ, con hết tiền rồi, không đủ tiền mua vé máy bay!”. Nên thôi ba mẹ và em hủy chuyến đi.

Cả gia đình dòng họ ngỡ ngàng, thất vọng và buồn nhưng biết làm sao được. Con nó nói vậy thì nghe vậy. Thôi thế là hành lý phải tháo ra, cuộc sống lại như cũ. Ba anh trở lại công việc thường ngày dù tuổi đã cao. Mẹ anh lại ra chợ bán buôn kiếm sống qua ngày. Khi thì bán bánh giò, lúc ế thì bán bánh canh, bán chè,...kiếm đồng tiền tuổi xế chiều không hề dễ nhưng cũng phải cố thôi! Thu Huệ học xong và cũng xin được công việc xa nhà cách vài chục cây số, đôi ba năm rồi xin lần lần về gần nhà cuộc sống cũng chật vật nhưng rồi cũng ổn định dần. Ba mẹ anh lúc này ở nhà đã già yếu. Rồi ba anh mất do tuổi già sức yếu, mẹ anh cũng buồn nên sức khỏe yếu dần và mất sau ba anh một năm. Chỉ còn lại Thu Huệ sống một mình. May mắn chị bảo là chị “chó ngáp trúng ruồi” được du học Mỹ theo chương trình đào tạo việc làm của cơ quan. Chị nói “chó ngáp một trăm lần mới gặp may như chị”. Thu Huệ qua bển học, sau khi học xong thì có sẵn hồ sơ cũ, anh Đình Đài bảo lãnh và chị được ở lại bên đó làm việc. Qua câu chuyện với mấy người bạn của anh Thu Huệ mới biết lý do anh Đình Đài không mua vé nổi cho ba mẹ chị định cư cùng anh: Rằng là cuối năm ấy anh Đình Đài gặp chị Nguyễn Thị Bông Cẩn, trong một đám cưới người bạn, Bông Cẩn mới vượt  biên qua, thế rồi anh Đình Đài và chị Bông Cẩn quen nhau và đi đến hôn nhân sau đó không lâu. Nguyên nhân chị Bông Cẩn được đặt chân lên đất Mỹ cũng tình cờ. Do tới nhà phụ việc cho gia đình ông cậu. Cậu chị là ông Lê Thận làm nghề đánh cá ở một làng ven biển Vũng Tàu. Ông có chiếc ghe nên lúc đi đánh cá ông cùng gia định vượt qua hải phận và được tàu Na Uy vớt qua Singapore, rồi được xét định cư theo diện tị nạn. Chính vì thế ơn nghĩa của vợ anh -chị Bông Cẩn với cậu nhiều nên chị nói gì anh cũng nghe theo. Ông Lê Thận bàn với anh Đình Đài:

-Mày qua trước, làm lụng chắt bóp có vốn rồi thì mua một chiếc tàu đánh cá. Tao đi làm. Mày có của, tao có công, lợi tức chia đôi.

 Anh lúc đầu cũng còn phân vân, muốn lo cho ba mẹ và em gái út qua đây ổn định rồi mới lo đến việc mở rộng làm ăn. Nhưng vợ anh bảo:

 -Mình ơn cậu lắm, anh phải nghe lời cậu. Cậu có nghề đánh cá hồi trước bên Việt Nam. Cậu rành rồi. Mình có của, cậu có công, lại giao cho người trong nhà khỏi sợ mất hay bị lừa gì đâu. Mình chỉ việc ngồi nhà mà được chia tiền. Như thế nhàn, khỏe mà chẳng mấy chốc mà giàu. Còn chuyện lãnh ba mẹ thì sau này mình có tiền hãy tính tiếp.

Anh nghe vợ bàn vậy cũng xuôi tay và đồng ý bỏ vốn ra mua chiếc tàu đánh cá. Nhưng ba mẹ anh thì không đợi được đến ngày anh dư giả nên đã dìu nhau về miền miên viễn sau đó không lâu.

Chuyện làm ăn của anh không suôn sẻ. Cậu vợ anh -ông Lê Thận thường xuyên báo lỗ, anh phải bỏ tiền bù lỗ, hết năm này đến năm khác, có khi túng quá phải vay mượn bạn bè bù lỗ cho ông. Từ ngày mua chiếc tàu, anh chưa có đồng lời nào mà chỉ thấy toàn lỗ là lỗ đến nỗi anh tái mặt và rồi ông Lê Thận bảo là:

-Thôi mày bán chiếc tàu đó đi, giá rẻ, tao mua cho.

Anh bán lại chiếc tàu đó với giá bèo, không đủ trả nợ cho bạn bè. Anh lâm vào cảnh túng thiếu nên vì thế, còn một tuần nữa mà không mua nổi ba cái vé cho ba mẹ và em.

Rồi ba mẹ qua đời, anh ân hận lắm! Anh ray rứt nhưng nợ cơm áo và trách nhiệm gia đình vợ con anh lại tặc lưỡi bỏ qua. 

Mấy mươi năm đã trôi qua, sức khỏe anh cũng ngày một tàn tạ theo tuổi tác và bệnh tật. Rồi anh cũng từ giã cõi trần tại thành phố Houston, bang Texas. Hoa kỳ. Cõi trần anh còn nợ một chữ hiếu với ba me, hi vọng qua cõi khác anh gặp ba me để báo hiếu phần nào. Cũng chỉ vì thiếu vé máy bay.

 

Saigon ngày 11/5/2024

Hoàng Thị Bích Hà

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Bảy 20241:14 SA(Xem: 5856)
Nhận được tin buồn Cụ Bà Sui Gia: Cụ Bà quả phụ HỒ ĐẮC TÁNH, Nhũ danh NGUYỄN THỊ THANH TÙNG Pháp danh NHUẬN DIỆU BÁCH , Sinh Ngày 10 Tháng 3 Năm 1934, tại Huế, Việt Nam Mất Ngày 1 Tháng 7 Năm 2024, tại Orange County, California Hưỡng Thọ 90 tuổi
26 Tháng Sáu 202412:46 CH(Xem: 7484)
Thoại vẫn luôn luôn nghĩ là không thể để Ba tiếp tục sống một mình trong căn nhà ấy, nhất là từ ngày Mẹ Yến mất (27.04.2024). Từ 2015, khi Mẹ không thể tiếp tục sống với Ba nơi căn nhà thân yêu trên đường Coolidge, do bác sĩ gia đình bảo phải đưa Mẹ vào Ashbrook Nursing Home vì nhu cầu cần được chăm sóc 24 giờ/ ngày và 7 ngày/ tuần. Thoại đã phải lắp cameras khắp nhà: từ phòng khách tới phòng ngủ, từ nhà bếp tới phòng tắm, và cả dưới basement nơi Ba Thoại nhiều khi mất ngủ, xuống đó loay hoay in ấn mấy cuốn sách suốt đêm cho tới sáng.
17 Tháng Sáu 20248:53 CH(Xem: 8120)
Thiên sứ tốn công xuống / để dạy đừng hiểu sai / những thông điệp thiện lành / và làm gì cho đúng
15 Tháng Sáu 20244:38 SA(Xem: 6827)
Trước hết, tôi cần nhắc lại với bạn câu nói: “Sự thật cũng là một thứ Nhân đức” của nhà triết học cổ Hy Lạp Aristotle. Ngắn gọn thôi nhưng chân lý đó đủ sức vượt bao thế kỷ để trở thành bài học quan trọng nhất đối với một kẻ cầm bút, cầm máy quay, và vĩnh viễn không bao giờ cùn mòn, mất tính thời sự!
15 Tháng Sáu 20244:23 SA(Xem: 7112)
Sau một tháng ròng rã ngoài khơi. Bành gọi điện thoại di động về nhà cho cô vợ yêu rằng con tàu anh đang ở hải phận Quy Nhơn. Bành nắm vô lăng từ suốt đêm qua sau khi rời khỏi hải phận ngư trường quen thuộc Trường Sa một vài hải lý. Đang trên đường trở về và hẳn sẽ có một chuyền bội thu. Gần bảy mươi con cá bò gù (cá ngừ đại dương), dự kiến khỏan trên ba tấn cá.
15 Tháng Sáu 20243:48 SA(Xem: 6442)
Những đổi thay khốc liệt sau cuộc chiến 75 đã đưa đẩy một nhóm bạn bè chúng tôi gần gũi, siêng năng gặp gỡ nhau hơn những ngày tháng trước đó. Một ngày của mùa hè 1978, đi với anh Nguyễn Đình Toàn đến nhà chúng tôi ở cư xá Thanh Đa là Trần Quang Lộc trạc tuổi hai mươi tám, ba mươi, với cây guitar trên vai. Nghiêu Đề và tôi luôn vồn vã, thân thiện rất nhanh với bạn mới gặp, nhất là lại có thêm cây đàn. Ham vui như chúng tôi, sự thân thiện sau đó đã tăng lên gấp bội.
14 Tháng Sáu 202411:10 SA(Xem: 6440)
Ngày xưa, muốn ăn bánh tro phải đợi đến ngày mùng 5/5 âm lịch, thì các cô các bác ở quê mới gánh xuống Qui Nhơn, ngồi trước nhà ba má tôi mà bán. Bánh tro được gói tựa như bánh Ú nhưng bé hơn. Bánh được làm từ gạo nếp ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi. / Ba tôi thích ăn bánh tro chấm với đường cát. Món ăn dân dã đậm đà hương vị quê hương mà người lớn thường thích. Cũng như ba, đến tuổi này tôi mới thích bánh tro như ba ngày ấy...
14 Tháng Sáu 202410:50 SA(Xem: 7689)
Xin bố, tạm quên bao thuốc lá Xin bố, tạm quên chiếc hộp quẹt ga Màu nhiễu vàng như mùa hè năm ấy Và không nên quá vội Khi thời gian không còn nghĩa lý gì
05 Tháng Sáu 20242:23 SA(Xem: 8070)
Người đàn bà cầm cái chén trắng / Chờ hứng giọt yêu từ trời / Chẳng may giọt yêu đã thành mưa nặng hạt / Rơi thật xa biền biệt giữa rừng già
05 Tháng Sáu 20241:44 SA(Xem: 7811)
Toát mồ hôi, loạng choạng đứng dậy, nhìn cái túi thức ăn đầy sợ hãi. Tôi cầm lấy ném tất cả vào thùng rác, rồi lết trên vỉa hè gọi một chiếc taxi đưa đến khách sạn gần đấy. Tôi chỉ kịp gọi cho một ông bạn lính cũ, nói gọn lỏn “huỷ nhậu”, rồi vật ra giường. Nằm liệt. Tôi nhanh chóng chìm vào trong một cơn ác mộng. Tôi nhìn thấy khuôn mặt của hai cô gái cùng chuyến tàu đêm năm nào. Họ đang bay ngay phía trên tôi, trong bầu trời mùa xuân đầy hoa thơm cỏ lạ chim hót ríu ran. Còn tôi đang nằm trong cái toa tàu đen sì nhìn lên.