- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VÌ NGHIỆP DUYÊN NÊN NÓ VẬY

14 Tháng Tư 20249:53 SA(Xem: 8443)
Lang mang mùa Da Quy
Lang Mang Mùa Dã Quỳ- ảnh Phạm Anh Dũng



VÌ NGHIỆP DUYÊN NÊN NÓ VẬY     

Thái Thanh         

 

Buổi trưa bọn trẻ đi học đi làm hết chung cư vắng vẻ, tôi cũng vừa lau xong cái nhà ngồi trên ghế sopha mở cửa nhìn ra.

Tôi thấy chị hàng xóm nhà tôi đi ngang qua đến nhà rác đổ rác.

Tôi thấy ông chồng chị lù lù đi theo sau:

 

- Trời ơi tui đi đổ rác mà ông theo tui chi!

 

Ông chồng ngô nghê phân bì:

 

- Chớ thằng cu nó cũng chạy theo bà đó! 

 

Thằng cu là thằng cháu ngoại một tuổi của ông bà nó hay kéo theo cái xe tập đi chạy vù vù ở hành lang này theo bà nó.

Bữa giờ ông lên đây, tôi thấy chị đánh thêm kem, tô chút son môi và mặc đồ đẹp hơn trước nè ... Hì hì. Buồn cười quá tình yêu là cái quái gì sao người người cứ phải yêu nhau say đắm như hai ông bà già gần tuổi 70 này chứ lỵ.

 

Ngày xưa ba má tôi cũng thương nhau lắm. Má vào Sài Gòn nuôi đẻ chị tôi, ba tôi thương nhớ ngày đêm cứ nhắc hoài: "sao má mầy lâu dìa quá!". 

Tôi vẫn nghĩ vợ chồng sống được với nhau cả một đời thì thương nhau phải biết.

Tôi không có được cái may mắn này nhưng tôi thích ngắm những cặp đôi người già bên nhau ở tuổi xế chiều. Tôi trân trọng những đôi vợ chồng thương yêu kề cận suốt cuộc đời.

Nhớ lời của bài hát hồi xưa tôi hay nghe: "Nhiều năm trời chẳng thương tình, để em làm kẻ đa tình". Phụ nữ khi ly hôn chồng thi thường có nhiều người khác phái để ý nhưng tôi không hề làm kẻ đa tình yêu đương vớ vẩn đâu nhé, tôi biết chắc rằng tôi là người chung thủy nếu tôi gặp đúng một người thương.

 

Người cùng người gặp gỡ yêu thương hay ghét bỏ đều là do duyên nghiệp số phận cả.

 

Năm tôi 37 tuổi tôi đã chia tay chồng, tôi gặp một người đàn ông do sư thầy ở chùa giới thiệu để giúp tôi một công việc.

Ông lớn hơn tôi đúng 12 tuổi, là phật tử hay làm công quả ở chùa tư cách đứng đắn đàng hoàng; thật lạ ngày đầu tiên vừa thấy tôi, ông nhìn sững như quen tự đời nào, ông đưa tay chùi một vết lấm lem trên mặt tôi và sau này bảo rằng ông yêu tôi ngay từ ngày đầu gặp mặt.

Mà hồi đó tôi ốm nhom xơ xác xấu xí tựa như con chim bị mắc mưa rủ cánh giữa đông tàn.

Qua ngày sau, ông ta đem tới tặng tôi hai quả xoài cát và bảo rằng: "cây xoài nhà anh trồng hơn mười năm đến năm nay nó mới có trái anh hái liền cho em"

Tôi cảm thấy cảm động. Tôi thấy mình được quan tâm, cái mà 15 chung sống cùng chồng tôi chưa hề có được ... 

Thế nhưng sau đó ông ta si mê tôi đến cùng cực khiến tôi từ sợ rồi đến ghét cay ghét đậm, tôi luôn né tránh không gặp nữa cho đến ngày nhờ vợ ông biết được và quản thúc ông chặt chẽ tôi mới thoát ra được cái tình ma mị này.

Được biết vợ ông ngày xưa là một sư cô tu từ nhỏ ở chùa, sau năm 1975 sư cô bị đi lao động cùng các sư cô ở chùa, lần đầu tiên gặp ông sư cô xinh đẹp ấy đã yêu say đắm ông, rồi tự nguyện theo, bỏ tu ra đời và họ thành vợ chồng. 

Hết duyên với Phật chị trở thành một người vợ hiền lành yêu chồng thương con hết mực nên khi biết ông mê tôi, chị đã chặn ngay cái ông chồng lỡ dại của mình ...

Còn ông, tuy mấy mươi năm rồi tôi không gặp nhưng ông vẫn dõi theo tôi, vẫn lén vợ điện thoại nhắn tin gởi nỗi lòng thương nhớ của mình.

May mà tôi không hề yêu ông.

Tôi không đáp trả nhưng tôi không hất hủi nặng lời tôi hiểu đó có thể là do duyên nghiệp gì đời trước đã trót mang nên khiến ông thành như thế. 

 

Hồi còn trẻ tôi nghe đâu đó có câu chuyện:

 

Có một vị sư trên đường đi khất thực phải ngang qua một cái chợ quê nhóm ở bên đường; không biết do oan gia nghiệp chướng gì đó mà có một bà bán thịt mỗi lần nhìn thấy sư đi qua là ghét, hầu như ngày nào bà cũng huơ dao mà chửi sư thậm tệ.

Lúc đầu sư nhẫn nhục im lặng mà nghe nhưng đêm về nằm ngủ sư lại thấy xốn xang lòng vô hạn trước những lời lăng mạ của bà hàng thịt.

Một ngày kia không thể chịu đựng nổi nên sư nguyện với Phật: "xin cho con nghỉ tu 5 phút để con trị tội bà nầy".

Thế là sáng hôm đó khi bà hàng thịt lên tiếng chửi rủa sư như mọi ngày. Sư đặt bình bát xuống và quyết đấu cùng bà, bị phản công bất ngờ khiến bà im re không chửi nữa ... Xong việc, sư cúi xuống ôm bình bát lên lặng lẽ tu tiếp ...

Tôi vẫn thường áp dụng điều này như vị sư nọ khi gặp những chuyện gây bực mình  để chấm dứt ngay phiền não vương mang trong mình.

 

Nhân quả nghiệp chướng chi đó mà không hiểu sao.

Có người thấy là thương mà có người tự nhiên vô cớ mà ghét như vậy.

Chị tôi là một ni sư tu hành chân chính.

Khi anh trai tôi đến tuổi về chiều lại đi lấy một người vợ rất trẻ khiến cả nhà phản đối nhưng anh vẫn quyết lấy làm vợ.

Biết chuyện chị tôi (ni sư) ôn tồn giải thích:"tại nghiệp duyên của nó đến hồi phải trả nên tụi em đừng ghét bỏ". Cũng như chuyện của tôi, chị rất thương ông chồng cũ của tôi và cho rằng vì oan nghiệp đến giờ phải trả nên nó vậy. Chị hay khuyên tôi:"không nên để yêu ghét nó làm chủ mình"

Nhưng tôi là phàm phu nên khó lòng ngăn được cái tâm phân biệt này.

Như tự nhiên tôi ghét cay cái ông thầy Giác Minh Luật ở trên youtobe, cứ vô tình mở máy ra thấy ông là tôi ghét.

Gần 20 năm trước, cô bạn theo đạo Tin Lành giới thiệu tôi nên nghe ông Chơn Quang, thời đó băng đĩa ông Chơn Quang được ưa chuộng khiếp lắm nhưng tôi nghe và thấy mặt ông là ghét không ưa nổi.

Đó là những người không ăn nhập gì đến mình mà thấy ghét rõ là tôi còn cách bến bờ giác ngộ rất xa.

 

Hình như tôi chưa biết yêu thì phải?

Hồi còn học trung học các bạn tôi đa số đều có đôi có cặp chỉ có tôi là im re không hề yêu đương gì ráo.

Trong lớp tôi học có hai bạn yêu nhau từ hồi còn nhỏ, đó là một mối tình nồng thắm nhất mà tôi chứng kiến.

Đến năm thi đậu xong tốt nghiệp 12, họ làm đám cưới tưng bừng rồi sau đó cùng vượt biên, may mắn trót lọt ngay chuyến đầu tiên.

Họ sống bên nhau hạnh phúc và có 4 người con nhưng không hiểu sao sau mấy năm lại ly dị.

Cả hai bạn đều rất dễ mến nên không thể đỗ lỗi là tại ai?

Đành ngậm ngùi đỗ lỗi là do nghiệp duyên nó vậy...

 

Nhìn ngắm cuộc đời bới bao đổi thay đầy mất mát ưu phiền nên thật lòng trong tôi không còn dành cho mình một chỗ để yêu ...

 

Tôi thích lời thơ này nên xin được chép lên đây kết thúc bài viết này nhé.

 

🍀

 

CÁNH NHẠN LẠC TRỜI 


Chắc gì đâu giữa vô thường

Ai không một thuở lạc đường  nổi trôi?

Xưa ai cánh nhạn lạc trời

Vì đâu nên nỗi thuyền trôi lạc dòng?

Chuông chùa vẫn giọt hư không

Cỏ cây xưa vẫn thủy chung một màu

Đất trời chẳng lạc gì nhau

Tang thương cũng bởi bể dâu lòng mình

Thơ ai lạc chữ lạc tình

Ngàn năm Phật vẫn lặng thinh trong chùa

Về ngồi dưới mái hiên xưa
Lặng nghe thánh thót giọt mưa cam lồ.


Thơ: Nguyễn Văn Gia 


______________________________

 

Thái Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tư 20248:43 CH(Xem: 9039)
Nhận được tin buồn / Cụ Bà : TRẦN THỊ NGÃI / Pháp danh:QUẢNG NIỆM / Sinh ngày 10 tháng 5 năm 1929 tại Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 25 tháng 03 năm 2024 / (Nhằm ngày 16 tháng 02 năm Gíap Thìn) / Tại San Jose, California, Hoa Kỳ Hưởng thượng thọ 95 tuổi.
03 Tháng Tư 20247:59 CH(Xem: 7894)
Bà Trần Thị Ngãi, Pháp Danh Quảng Niệm, Sinh ngày 10 tháng 5, năm 1929 tại Đà Nẵng Đã từ trần ngày 25 tháng 3 năm 2024 tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Hưởng Thọ 95 tuổi
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 10492)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
05 Tháng Ba 20248:43 CH(Xem: 9974)
Em là sen Hồng thắm / Ngát hồn anh chiêm bao / Đêm dịu dàng xanh thẫm / Sen cười rất ngọt ngào
24 Tháng Hai 20242:39 CH(Xem: 12681)
Mà thơ. chấm. tới phẩy, nào / Dụi mắt. cắm một ngọn sào du dương / Không dưng / nghe một nạm buồn / Hai tay bụm lại / đầu nguồn thiết tha / Suối rất mệt giữa khe già / Tinh anh của đá / ném / xa / đường gần
14 Tháng Hai 20241:28 SA(Xem: 10803)
Tôi đưa tay gõ vào hư ảo / Chân lý mày đang trốn chỗ nào / Hóa ra đen đỏ hai màu áo / Chỉ để làm trò chơi khó nhau
14 Tháng Hai 20241:15 SA(Xem: 10422)
Này anh bạn – anh thấy không / Sự lộng lẫy không nhường chỗ cho điều gì hài hước / Chỉ tiếng nấc thanh xuân mềm yếu / Trên quảng trường nơi vũ hội đàn ông / Vỡ thành cơn địa chấn.
13 Tháng Hai 202411:57 CH(Xem: 11390)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.
13 Tháng Hai 202411:21 CH(Xem: 10066)
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ. Tên chùa là Phước Huệ, nhà sư trụ trì có pháp danh là Thích Phước Toàn, hai cái tên thật là chân phương. Danh vị của nhà sư là Tỳ Kheo, khác với nhiều chùa các vị trụ trì đều là Hòa Thượng hay Thượng Tọa, điều đó không có gì khác biệt đối với sự hâm mộ của tôi với nhà sư.
13 Tháng Hai 202411:02 CH(Xem: 11029)
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường.