- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HỒI XUÂN

08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 13623)

 

cho hoa ngay tet
Chợ hoa ngày Tết - ảnh Internet

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

HỒI XUÂN

 

 

Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm…

Họ, dường  như khó hoặc là (!)nhận ra nhau.

 

 “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!”

Sự gặp nhau  trên bãi  tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.

 

***

 

Họ lại gặp nhau trên một chuyến xe buýt

 

  “Chỗ này có ai ngồi chưa, thưa cô?”

 “Ồ, à “

 

Ông  ngồi bên cạnh, lơ đãng nhìn qua khung cửa kính. Hàng cây bên đường , những ngôi nhà  thấp thoáng , lướt thướt qua.

 

Xe dừng lại ở trạm dừng. Một vài người lên và xuống. Xe tiếp tục lộ trình , hàng cây bên đường, phố xá nối tiếp nhau  chạy chuồi qua khung cửa kính. Ông nhìn xa, nhìn gần và rồi nhìn người đối diện. Một hình ảnh từ xa xưa chợt ùa vào trong ông. Vết xước, nứt  ở khung cửa kính gợi lên một điều gì trong trí nhớ . Nó vừa mơ hồ , vừa nhoi nhói. Xe vừa dừng lại ở trạm mới, xe dừng quá đột ngột khiến hành khách trong xe như nhòa hẳn vào nhau.  Cái va chạm mà hai người không ngờ trước, một thoáng bỡ ngỡ, ngượng ngùng  làm bối rối cho cả hai.

Chuyến xe dừng ở trạm mới. Bà mỉm cười  với ông, rời khỏi xe như một người qua  đường.

Cung đường cũ-mới, vừa lạ lẫm vừa quen thuộc như tự thưở nào.

 

***

 

 

Những  buổi sáng ông thường có thói quen quán cà phê Giếng Truông để nhâm nhi cái buổi sáng rảnh rỗi, nhám nháp những hồi ức từ thời xa xưa. Quán ở sâu phía cuối con đường, mà ngày trước, phố thị chưa hình thành, chưa được gọi tên thì con đường này là hương lộ chính cho một thị trấn. Chủ quán hẳn là người am hiểu về lịch sử ở vùng đất này, lại yêu mến sâu sắc tình quê hương  nên đặt tên quán là Giếng Truông. Nằm cạnh bên hương lộ này có một cái giếng có tên là Giếng Truông. Theo các nhà Hán Học, Truông chỉ vùng đất hoang vu, có nhiều bụi rậm, cây cỏ um tùm, là nơi ẩn chứa nhiều hiểm nguy.

 

‘Thương em anh cũng muốn vô

Sợ Truông Nhà Hồ sợ Phá Tam Giang”

 

Truông để chỉ tên cái giếng này rồi liên tưởng đến Truông Nhà Hồ thì chưa thuyết phục lắm. Nhưng điều đó  hãy để cho những nhà  Hán học. Giếng truông trên thị trấn này gợi nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho lớp người cũ như ông.

Làng ông ở thường là đồng chua nước mặn. Người trong làng đào giếng thường phải qua nhiều khâu xử lý mới dùng , nhưng để ăn uống thì không thể .

Giếng Truông ở đầu làng, nước luôn trong vắt và ít khi cạn. Người trong làng từ  xưa  nay thường sử dụng cái giếng này. Ăn uống , pha trà nhâm nhi mỗi buổi sáng.

 

“Giếng Truông là giếng Truông Bồng

Nên vợ nên chồng cũng tại Giếng Truông”

 

Những đêm trăng thanh gió mát, dưới rặng dừa xanh ngát, ông quên sao được những cuộc hò hẹn dưới trăng. Đôi gàu múc như va chạm vào nhau dưới lòng giếng làm vỡ bóng trăng tan. Đôi gàu múc nước đã va chạm nhiều lần, tiếng va chạm lanh canh  gây rối lòng ông một thời trai trẻ.

 

  “Hỡi cô gánh nước bên đàng

   Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

 

Đổ đi, đổ đi… ánh trăng vàng kia ơi, sao lại đổ nó đi. Trái tim ông nhói lên niềm xót xa , nó như đánh nhịp cái vụn dại, nông nổi của thời non trẻ. Đôi lúc ông lại tự hỏi  với cõi lòng mình là tại sao, và vì sao?

 

 Ông thoáng thấy bóng bà loáng qua ở quầy, trái tim ông rộn ràng như thời son trẻ . Ông dõi mắt nhìn theo, bóng bà thấp thoáng  sau chậu cây cảnh, một không gian rất riêng mà chủ nhân muốn tạo dựng nên. Ông lần về phía ấy, điệu dáng như nỗi vô tình của kẻ nhàn cư.

 

 Bên góc khuất rất riêng đó, ông thoáng thấy một bóng dáng khác, như ông. Ông hụt hẫng  quá đỗi , ông ngập ngừng, khựng lại một hồi lâu, rồi lùi ra xa, ra xa như trốn chạy một ảo ảnh xa xưa, một ánh sao vừa chợt tắt.  Ông  trốn chạy khỏi bao điều ao ước còn đọng lại trong tim nhịp đập của thời son trẻ, thèm mái tóc rộn ràng , đôi môi mịn màng , hương nồng thơm thơm mùi cỏ dại.

 

Người ơi người hỡi

Hãy quay lại nhìn coi

Một mối tình xa cũ  chừng đã khuất sau hàng dậu thưa.

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Ba 202511:36 CH(Xem: 3078)
Em như chiếc dương cầm / Ngân nga những phím ru yêu dấu / Mùa Xuân mưa và hơi lạnh / Ngát hương đêm thì thầm
12 Tháng Ba 20259:20 CH(Xem: 2911)
Thôi em ạ mùa thương không về nữa / Đợi chờ chi hết thảy đã xa rồi / Lời yêu ấy thuộc về ngày xưa cũ / Chỉ còn chăng lưu lại những vần thơ
12 Tháng Ba 20254:17 CH(Xem: 3094)
Em viết cho anh bài thơ thứ nhất / Bài thơ về hoa cỏ yêu nhau / Cỏ ấp ủ đêm dài mộng mị / Hoa khẽ khàng đợi nắng tan sương …
11 Tháng Ba 202510:59 CH(Xem: 3052)
Cho ta niềm hoài vọng / Đã xa mình bao nhiêu! Khi không còn được yêu / Lòng si mê gấp bội / ** Cho một người đứng tuổi / Bỗng nhiên mang kính hồng / Cho một người lớn tuổi / Đứng ngẩn hè phố đông
11 Tháng Ba 202512:30 SA(Xem: 8224)
áo em / màu gió / màu trời / màu con chim / hót / những lời / ái ân /
06 Tháng Ba 20253:19 SA(Xem: 4201)
Cao Nguyên là bút hiệu của Lưu Trọng Cao Nguyên. Sinh ra và lớn lên tại Sàigòn. Bắt đầu làm thơ từ những năm đi học Y Khoa xa nhà. Hiện đang cư ngụ tại Nam Cali cùng với vợ và hai con trai. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí văn hữu và độc giả những thi phẩm của Cao Nguyên
02 Tháng Ba 202510:13 CH(Xem: 3633)
Suốt một đêm lắng nghe / qua những tàu chuối gió mùa thu / mưa rơi vào trong chậu. /
02 Tháng Ba 202510:05 CH(Xem: 2697)
Lão là một người tài hoa từ văn chương chữ nghĩa cho đến những tài chẵn, tài lẻ gì trong cuộc sống, lão đều có. Lão được hưởng hoa tay khá nhiều. Trời dành cho lão nhiều ưu ái mà cũng đưa lão nhiều thử thách. Càng thử thách lão càng bộc lộ tài năng vượt trội. Lão cùng trang lứa với mình, đi qua những biến cố, thăng trầm chung của lịch sử, dĩ nhiên không tránh khỏi những điều bất đắc ý.
27 Tháng Hai 20256:04 CH(Xem: 11330)
Vài dòng về tác giả: "Cao Nguyên là bút hiệu của LưuTrọng Cao Nguyên, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, bắt đầu làm thơ từ những năm đi học Y khoa xa nhà, hiện đang cư ngụ tại Nam Cali cùng với nàng thơ và hai con trai".
25 Tháng Hai 20253:15 SA(Xem: 3491)
Hai chục năm qua, những lúc không làm phim, Tuấn cận tôi thường “ngứa tay” viết nhật ký, tản văn, tạp bút, tùy bút – mà động lực chính yếu là cần trò chuyện với đứa con gái đầu lòng từ lúc sinh ra đến khi bước vào đời sinh viên, để nó sẽ có điều kiện hiểu thêm về thời nó đã sinh ra, lớn lên, và trưởng thành như một Công dân xứ Đông Lào đầy ngổn ngang; đồng thời cảm thông với ông bố vào tuổi làm lễ “Khao” cổ truyền mà suốt ngày lầm lụi viết thuê, làm các loại phim thượng vàng hạ cám để nuôi sống một gia đình nhỏ và mong nói được điều gì đó với Cuộc đời – điều mong mỏi nhỏ nhoi vô hại nhưng khiến nó từng hờn dỗi phát khóc: “Bố thôi kiểu “phản biện” ấy đi, tránh “mồm chó vó ngựa” cho con nhờ, con được yên thân học hết đại học và kiếm được cái nghề…” Tôi buộc phải nghe lời, chỉ vì thương nó, nếu lỡ bị liên lụy bởi dính phải cái tội “yêu thư yêu ngôn” do ông bố dở hơi từ thời ngây dại trót ảnh hưởng cái ý tưởng cao siêu “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ”, thì tôi thực có tội và đáng ân hận