- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HỒI XUÂN

08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 14068)

 

cho hoa ngay tet
Chợ hoa ngày Tết - ảnh Internet

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

HỒI XUÂN

 

 

Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm…

Họ, dường  như khó hoặc là (!)nhận ra nhau.

 

 “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!”

Sự gặp nhau  trên bãi  tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.

 

***

 

Họ lại gặp nhau trên một chuyến xe buýt

 

  “Chỗ này có ai ngồi chưa, thưa cô?”

 “Ồ, à “

 

Ông  ngồi bên cạnh, lơ đãng nhìn qua khung cửa kính. Hàng cây bên đường , những ngôi nhà  thấp thoáng , lướt thướt qua.

 

Xe dừng lại ở trạm dừng. Một vài người lên và xuống. Xe tiếp tục lộ trình , hàng cây bên đường, phố xá nối tiếp nhau  chạy chuồi qua khung cửa kính. Ông nhìn xa, nhìn gần và rồi nhìn người đối diện. Một hình ảnh từ xa xưa chợt ùa vào trong ông. Vết xước, nứt  ở khung cửa kính gợi lên một điều gì trong trí nhớ . Nó vừa mơ hồ , vừa nhoi nhói. Xe vừa dừng lại ở trạm mới, xe dừng quá đột ngột khiến hành khách trong xe như nhòa hẳn vào nhau.  Cái va chạm mà hai người không ngờ trước, một thoáng bỡ ngỡ, ngượng ngùng  làm bối rối cho cả hai.

Chuyến xe dừng ở trạm mới. Bà mỉm cười  với ông, rời khỏi xe như một người qua  đường.

Cung đường cũ-mới, vừa lạ lẫm vừa quen thuộc như tự thưở nào.

 

***

 

 

Những  buổi sáng ông thường có thói quen quán cà phê Giếng Truông để nhâm nhi cái buổi sáng rảnh rỗi, nhám nháp những hồi ức từ thời xa xưa. Quán ở sâu phía cuối con đường, mà ngày trước, phố thị chưa hình thành, chưa được gọi tên thì con đường này là hương lộ chính cho một thị trấn. Chủ quán hẳn là người am hiểu về lịch sử ở vùng đất này, lại yêu mến sâu sắc tình quê hương  nên đặt tên quán là Giếng Truông. Nằm cạnh bên hương lộ này có một cái giếng có tên là Giếng Truông. Theo các nhà Hán Học, Truông chỉ vùng đất hoang vu, có nhiều bụi rậm, cây cỏ um tùm, là nơi ẩn chứa nhiều hiểm nguy.

 

‘Thương em anh cũng muốn vô

Sợ Truông Nhà Hồ sợ Phá Tam Giang”

 

Truông để chỉ tên cái giếng này rồi liên tưởng đến Truông Nhà Hồ thì chưa thuyết phục lắm. Nhưng điều đó  hãy để cho những nhà  Hán học. Giếng truông trên thị trấn này gợi nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho lớp người cũ như ông.

Làng ông ở thường là đồng chua nước mặn. Người trong làng đào giếng thường phải qua nhiều khâu xử lý mới dùng , nhưng để ăn uống thì không thể .

Giếng Truông ở đầu làng, nước luôn trong vắt và ít khi cạn. Người trong làng từ  xưa  nay thường sử dụng cái giếng này. Ăn uống , pha trà nhâm nhi mỗi buổi sáng.

 

“Giếng Truông là giếng Truông Bồng

Nên vợ nên chồng cũng tại Giếng Truông”

 

Những đêm trăng thanh gió mát, dưới rặng dừa xanh ngát, ông quên sao được những cuộc hò hẹn dưới trăng. Đôi gàu múc như va chạm vào nhau dưới lòng giếng làm vỡ bóng trăng tan. Đôi gàu múc nước đã va chạm nhiều lần, tiếng va chạm lanh canh  gây rối lòng ông một thời trai trẻ.

 

  “Hỡi cô gánh nước bên đàng

   Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

 

Đổ đi, đổ đi… ánh trăng vàng kia ơi, sao lại đổ nó đi. Trái tim ông nhói lên niềm xót xa , nó như đánh nhịp cái vụn dại, nông nổi của thời non trẻ. Đôi lúc ông lại tự hỏi  với cõi lòng mình là tại sao, và vì sao?

 

 Ông thoáng thấy bóng bà loáng qua ở quầy, trái tim ông rộn ràng như thời son trẻ . Ông dõi mắt nhìn theo, bóng bà thấp thoáng  sau chậu cây cảnh, một không gian rất riêng mà chủ nhân muốn tạo dựng nên. Ông lần về phía ấy, điệu dáng như nỗi vô tình của kẻ nhàn cư.

 

 Bên góc khuất rất riêng đó, ông thoáng thấy một bóng dáng khác, như ông. Ông hụt hẫng  quá đỗi , ông ngập ngừng, khựng lại một hồi lâu, rồi lùi ra xa, ra xa như trốn chạy một ảo ảnh xa xưa, một ánh sao vừa chợt tắt.  Ông  trốn chạy khỏi bao điều ao ước còn đọng lại trong tim nhịp đập của thời son trẻ, thèm mái tóc rộn ràng , đôi môi mịn màng , hương nồng thơm thơm mùi cỏ dại.

 

Người ơi người hỡi

Hãy quay lại nhìn coi

Một mối tình xa cũ  chừng đã khuất sau hàng dậu thưa.

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tư 202510:53 CH(Xem: 2076)
Xuân dò tìm trên mạng thấy có cơ sở tuyển nhân viên massage. Xuân nghĩ công việc này chắc cũng ok vì mình sức trẻ, đôi tay mạnh mẽ có thể đáp ứng được công việc cần lực ở tay. Môi trường làm việc trong nhà, không mưa, không nắng vậy cũng đỡ. / Thế rồi cậu đăng ký dự tuyển và được nhận vào làm. Sau khi làm được một tuần lễ thì cậu mới nhận thấy đây không phải là xoa bóp trị liệu bình thường mà thực chất là một động ăn chơi. Chỉ là mang dưới tên massage phục vụ cho cả khách nam và khách nữ. Có những lúc sau khi massage, khách còn yêu cầu đi từ A- Z, Xuân cũng phải chịu khó làm để kiếm tiền. Lâu dần cũng quen. Chàng trai 19 tuổi nghĩ đây xem như một công việc tạm thời, cũng có đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống, đỡ đần ba mẹ. Ngoài lương cơ bản, tiệm trả cho Xuân thì còn được khách trả tiền tip nữa nên trong túi nhiều khi cũng rủng rỉnh bạc tiền. Có ngày kiếm thêm 500 k + tiền boa.
27 Tháng Tư 202510:05 CH(Xem: 2508)
Về đồng nghe nắng nghe mưa / Con trâu đi với sớm trưa cùng cày / Mẹ cầm đon mạ trên tay / Cánh cò bay mỏi đâu hay bạt ngàn
26 Tháng Tư 202510:45 CH(Xem: 1594)
Hồi ký này tôi viết từ rất lâu, nhưng chưa từng phổ biến vì nhiều lý do. Nay, sau 50 năm nó không còn tính thời sự nữa, tôi xem lại, sửa chữa những sai sót và cho phổ biến như là một tài liệu mà tôi là chứng nhân. Tôi không phải là văn sĩ, cũng không là ký giả viết phóng sự nên văn vẻ võ biền, luộm thuộm, xin mọi người niệm tình tha thứ. Tôi cam đoan viết lại những điều mắt thấy tai nghe, mốc thời gian được ghi lại cẩn thận qua kinh nghiêm viết nhật ký hành quân khi còn làm ban ba tiểu đoàn tác chiến. Để mở đầu, trước tiên tôi xin giới thiệu cái “Tôi” đáng ghét ở đây, đó là điều bất đắc dĩ, vì cái "tôi” là nhân vật chính, là một chứng nhân kể lại những gì đã xảy ra, trong hồi ký này, và để người đọc biết được cơ duyên nào tôi có mặt tại đó.
26 Tháng Tư 20252:10 SA(Xem: 4050)
gã ngồi khóc một mình/ không vì chất da cam / làm chết con nghé què / bỏ vườn đi lên tỉnh / ** gã nằm khóc một mình / chẳng vì mất tình yêu / của con bồ hàng xóm / vượt biên sau bảy lăm
25 Tháng Tư 20256:47 SA(Xem: 2764)
Ta gối đầu lên đêm gió hú Cội nguồn mở cửa ngón tay trăng Những câu kinh ròng ròng máu đổ Tiếng chuông ngân xương trắng tủi hờn
25 Tháng Tư 20255:54 SA(Xem: 2404)
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng. Có bố là công chức từ thời Vua Bảo Đại, ngay sau Hiệp định Genève 1954 ông quyết định đem toàn gia đình vào Nam và chọn định cư ở Đà Lạt. Vũ Xuân Thông tiếp tục theo học trường công lập Trần Hưng Đạo, tới Tú tài 2 không có lớp nên VXT phải vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An cho đến hết năm cuối trung học
24 Tháng Tư 202510:10 CH(Xem: 3961)
Ai vẽ một đường viền cộng đồng âm nhạc / Lá cỏ ngồi lên hương / Những choàng tay nhau níu cần đêm lạnh / Đàn bập bùng mưa trống vỗ / Thời xa xăm
24 Tháng Tư 20254:11 SA(Xem: 3046)
Năm 1954, khi di cư từ Bắc vào Nam, tôi còn bé lắm. Đại gia đình chúng tôi chọn Tuy Hòa làm nơi an cư lạc nghiệp. Bởi vì có người bà con đã định cư và làm việc ở đó. Ba tôi dạy học mãi ngoài Hội An, nên tôi ở lại Tuy Hoà với Ông Nội và hai bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông.
24 Tháng Tư 20252:14 SA(Xem: 2638)
Khi nào thì chúng ta- những người bạn, người thân,.. tâm sự cùng nhau, chia ngọt sẻ bùi? Người ta thường nói: Chia vui để được vui hơn, chia buồn để nỗi buồn vơi đi. Điều đó đúng với người thật sự là bạn, người thân, tri kỷ. Nhưng khi trải lòng, trút cạn nỗi niềm cần đúng người đúng việc và đối tượng chia sẻ là với những người tin cậy, đối xử với nhau thật sự chân thành. Có người nghe với thái độ thờ ơ, hờ hững hoặc lãng tránh: “Câu chuyện của mày không liên quan đến tao nhá!”
24 Tháng Tư 20251:36 SA(Xem: 2943)
Em hiền như ly nước mát / Đơn giản như nụ cười không son / Là quả trứng buổi sáng, là tô canh rau buổi chiều / Là cơn mưa thì thầm trên thềm khuya / ** Em là xếp của nhớ thương / Em oai như nữ tướng / Em tính toán rạch ròi / Em rất bao dung