- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HỒI XUÂN

08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 9469)

 

cho hoa ngay tet
Chợ hoa ngày Tết - ảnh Internet

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

HỒI XUÂN

 

 

Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm…

Họ, dường  như khó hoặc là (!)nhận ra nhau.

 

 “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!”

Sự gặp nhau  trên bãi  tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.

 

***

 

Họ lại gặp nhau trên một chuyến xe buýt

 

  “Chỗ này có ai ngồi chưa, thưa cô?”

 “Ồ, à “

 

Ông  ngồi bên cạnh, lơ đãng nhìn qua khung cửa kính. Hàng cây bên đường , những ngôi nhà  thấp thoáng , lướt thướt qua.

 

Xe dừng lại ở trạm dừng. Một vài người lên và xuống. Xe tiếp tục lộ trình , hàng cây bên đường, phố xá nối tiếp nhau  chạy chuồi qua khung cửa kính. Ông nhìn xa, nhìn gần và rồi nhìn người đối diện. Một hình ảnh từ xa xưa chợt ùa vào trong ông. Vết xước, nứt  ở khung cửa kính gợi lên một điều gì trong trí nhớ . Nó vừa mơ hồ , vừa nhoi nhói. Xe vừa dừng lại ở trạm mới, xe dừng quá đột ngột khiến hành khách trong xe như nhòa hẳn vào nhau.  Cái va chạm mà hai người không ngờ trước, một thoáng bỡ ngỡ, ngượng ngùng  làm bối rối cho cả hai.

Chuyến xe dừng ở trạm mới. Bà mỉm cười  với ông, rời khỏi xe như một người qua  đường.

Cung đường cũ-mới, vừa lạ lẫm vừa quen thuộc như tự thưở nào.

 

***

 

 

Những  buổi sáng ông thường có thói quen quán cà phê Giếng Truông để nhâm nhi cái buổi sáng rảnh rỗi, nhám nháp những hồi ức từ thời xa xưa. Quán ở sâu phía cuối con đường, mà ngày trước, phố thị chưa hình thành, chưa được gọi tên thì con đường này là hương lộ chính cho một thị trấn. Chủ quán hẳn là người am hiểu về lịch sử ở vùng đất này, lại yêu mến sâu sắc tình quê hương  nên đặt tên quán là Giếng Truông. Nằm cạnh bên hương lộ này có một cái giếng có tên là Giếng Truông. Theo các nhà Hán Học, Truông chỉ vùng đất hoang vu, có nhiều bụi rậm, cây cỏ um tùm, là nơi ẩn chứa nhiều hiểm nguy.

 

‘Thương em anh cũng muốn vô

Sợ Truông Nhà Hồ sợ Phá Tam Giang”

 

Truông để chỉ tên cái giếng này rồi liên tưởng đến Truông Nhà Hồ thì chưa thuyết phục lắm. Nhưng điều đó  hãy để cho những nhà  Hán học. Giếng truông trên thị trấn này gợi nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho lớp người cũ như ông.

Làng ông ở thường là đồng chua nước mặn. Người trong làng đào giếng thường phải qua nhiều khâu xử lý mới dùng , nhưng để ăn uống thì không thể .

Giếng Truông ở đầu làng, nước luôn trong vắt và ít khi cạn. Người trong làng từ  xưa  nay thường sử dụng cái giếng này. Ăn uống , pha trà nhâm nhi mỗi buổi sáng.

 

“Giếng Truông là giếng Truông Bồng

Nên vợ nên chồng cũng tại Giếng Truông”

 

Những đêm trăng thanh gió mát, dưới rặng dừa xanh ngát, ông quên sao được những cuộc hò hẹn dưới trăng. Đôi gàu múc như va chạm vào nhau dưới lòng giếng làm vỡ bóng trăng tan. Đôi gàu múc nước đã va chạm nhiều lần, tiếng va chạm lanh canh  gây rối lòng ông một thời trai trẻ.

 

  “Hỡi cô gánh nước bên đàng

   Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

 

Đổ đi, đổ đi… ánh trăng vàng kia ơi, sao lại đổ nó đi. Trái tim ông nhói lên niềm xót xa , nó như đánh nhịp cái vụn dại, nông nổi của thời non trẻ. Đôi lúc ông lại tự hỏi  với cõi lòng mình là tại sao, và vì sao?

 

 Ông thoáng thấy bóng bà loáng qua ở quầy, trái tim ông rộn ràng như thời son trẻ . Ông dõi mắt nhìn theo, bóng bà thấp thoáng  sau chậu cây cảnh, một không gian rất riêng mà chủ nhân muốn tạo dựng nên. Ông lần về phía ấy, điệu dáng như nỗi vô tình của kẻ nhàn cư.

 

 Bên góc khuất rất riêng đó, ông thoáng thấy một bóng dáng khác, như ông. Ông hụt hẫng  quá đỗi , ông ngập ngừng, khựng lại một hồi lâu, rồi lùi ra xa, ra xa như trốn chạy một ảo ảnh xa xưa, một ánh sao vừa chợt tắt.  Ông  trốn chạy khỏi bao điều ao ước còn đọng lại trong tim nhịp đập của thời son trẻ, thèm mái tóc rộn ràng , đôi môi mịn màng , hương nồng thơm thơm mùi cỏ dại.

 

Người ơi người hỡi

Hãy quay lại nhìn coi

Một mối tình xa cũ  chừng đã khuất sau hàng dậu thưa.

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 112386)
có một thời đạn bom bay qua tình trai trẻ có những hẹn hò hình như đã phôi pha có một xấp phong bì nào vàng úa trong tay ta và có lẻ tình yêu là một điều rất thật
29 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 81203)
Mọi Rợ văn hóa [cultural barbarism]. Thoạt nghe có vẻ lạ tai, nhưng suy nghĩ kỹ, mới thấy thấm thía. Đọc cổ thư Trung Hoa, thường thấy những người tự xưng là “người Hoa hạ” rất tự hào về tập tục đội mũ, mặc áo, dinh thự nguy nga, ăn uống tiếp khách ngồi bàn, ngồi ghế, có chữ viết, sách vở.
22 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 117073)
Buổi sáng Hilton café nguội em đã ủ nó trong đôi tay em đã gắng giữ nó khỏi nguội bằng những giọt nước mắt nóng...
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 122714)
Nhà văn Nhật Tiến, trong phần phát biểu cảm tưởng tại đám giỗ anh ở phòng sinh hoạt Người Việt, đã kể lại một chuyện cảm động, đó là niềm xúc động đẫm nước mắt khi cầm tờ báo Người Việt trên tay ở trong trại tị nạn vào năm 1979 sau khi ông và những thuyền nhân đồng hành còn sống sót, trong đó có cả cặp ký giả tên tuổi Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, sau một thời gian bị hải tặc bắt, giam cầm và hành hạ trên đảo Ko Kra trong Vịnh Thái Lan suốt cả tháng trời.
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 123390)
Chàng hôn tôi. Bỗng tôi cảm thấy đau nhói lên ở phía sau lưng vì chiếc móc soutien bị cấn vào vách ván. Tôi dướn người về phía trước làm như đáp trả lại nụ hôn vội vàng của Vị nhưng thật ra là để tránh cho phiến lưng bị chàng ép mãi vào vách. ...Chúng tôi vẫn im lặng hôn nhau. Tôi nhắm khít mắt khi Vị yêu tôi. Nắng rực rỡ đổ xuống, vách ván nóng cùng với hơi thở hâm hấp nóng của Vị không ngớt phả vào cổ vào mặt. Tôi cắn chặt răng để ngăn một tiếng khóc tội nghiệp. Quả thật chưa bao giờ tôi có thể tưởng tượng chúng tôi lại có lúc trở nên khốn đốn như lúc này.
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 115509)
Tôi chạy tìm tôi, ngày đã cạn Thắp đèn phủ dụ đám phù du Năm tháng lại trôi , chân lại bước Tôi còn nương tựa bóng thiên thu
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 97856)
Saburo Sakai đã trở thành một huyền thoại “sống” ở Nhật Bản trong suốt thời đệ nhị thế chiến. Khắp nơi, các phi công Nhật Bản đã nói đến những chiến công không thể tưởng tượng được của Sakai với tất cả sự nể phục.
09 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 96220)
LTS:Sinh trưởng trong một gia đình Bắc di cư và trải qua tuổi thơ ở Tam Kỳ, Nguyễn Xuân Tường Vy vượt biên đến Phi Luật Tân năm 14 tuổi. Tốt nghiệp cử nhân Sinh Hóa ở San José, Nguyễn Xuân Tường Vy thuộc lớp người viết mới, vừa xuất hiện, của Văn học Di dân Việt Nam. Tạp Chí Hợp Lưu
17 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 166919)
Tìm hiểu về rùa Hoàn Kiếm chúng ta hãy đi ngược trở lại những trang sử Việt Nam , chính sử cũng như huyền sử, và những bài viết thực tế đương thời đã được lưu trữ trong các mạng lưới. Khi đọc những dữ liệu trên, nhiều người sẽ có một cảm tưởng những dữ kiện về rùa không được thống nhất cả về huyền sử lẫn thực tế, và có những vấn đề cần được thảo luận.
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 121542)
Ba tháng trời, thằng nhỏ đã bớt lầm lì hơn nhưng Sa ngày càng ghét nó. Nó có đôi mắt sâu bí hiểm. Đôi mắt đựng những mảng trời xanh tan tác. Đôi mắt hay nhìn ra biển chiều.