- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HỒI XUÂN

08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 7457)

 

cho hoa ngay tet
Chợ hoa ngày Tết - ảnh Internet

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

HỒI XUÂN

 

 

Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm…

Họ, dường  như khó hoặc là (!)nhận ra nhau.

 

 “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!”

Sự gặp nhau  trên bãi  tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.

 

***

 

Họ lại gặp nhau trên một chuyến xe buýt

 

  “Chỗ này có ai ngồi chưa, thưa cô?”

 “Ồ, à “

 

Ông  ngồi bên cạnh, lơ đãng nhìn qua khung cửa kính. Hàng cây bên đường , những ngôi nhà  thấp thoáng , lướt thướt qua.

 

Xe dừng lại ở trạm dừng. Một vài người lên và xuống. Xe tiếp tục lộ trình , hàng cây bên đường, phố xá nối tiếp nhau  chạy chuồi qua khung cửa kính. Ông nhìn xa, nhìn gần và rồi nhìn người đối diện. Một hình ảnh từ xa xưa chợt ùa vào trong ông. Vết xước, nứt  ở khung cửa kính gợi lên một điều gì trong trí nhớ . Nó vừa mơ hồ , vừa nhoi nhói. Xe vừa dừng lại ở trạm mới, xe dừng quá đột ngột khiến hành khách trong xe như nhòa hẳn vào nhau.  Cái va chạm mà hai người không ngờ trước, một thoáng bỡ ngỡ, ngượng ngùng  làm bối rối cho cả hai.

Chuyến xe dừng ở trạm mới. Bà mỉm cười  với ông, rời khỏi xe như một người qua  đường.

Cung đường cũ-mới, vừa lạ lẫm vừa quen thuộc như tự thưở nào.

 

***

 

 

Những  buổi sáng ông thường có thói quen quán cà phê Giếng Truông để nhâm nhi cái buổi sáng rảnh rỗi, nhám nháp những hồi ức từ thời xa xưa. Quán ở sâu phía cuối con đường, mà ngày trước, phố thị chưa hình thành, chưa được gọi tên thì con đường này là hương lộ chính cho một thị trấn. Chủ quán hẳn là người am hiểu về lịch sử ở vùng đất này, lại yêu mến sâu sắc tình quê hương  nên đặt tên quán là Giếng Truông. Nằm cạnh bên hương lộ này có một cái giếng có tên là Giếng Truông. Theo các nhà Hán Học, Truông chỉ vùng đất hoang vu, có nhiều bụi rậm, cây cỏ um tùm, là nơi ẩn chứa nhiều hiểm nguy.

 

‘Thương em anh cũng muốn vô

Sợ Truông Nhà Hồ sợ Phá Tam Giang”

 

Truông để chỉ tên cái giếng này rồi liên tưởng đến Truông Nhà Hồ thì chưa thuyết phục lắm. Nhưng điều đó  hãy để cho những nhà  Hán học. Giếng truông trên thị trấn này gợi nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho lớp người cũ như ông.

Làng ông ở thường là đồng chua nước mặn. Người trong làng đào giếng thường phải qua nhiều khâu xử lý mới dùng , nhưng để ăn uống thì không thể .

Giếng Truông ở đầu làng, nước luôn trong vắt và ít khi cạn. Người trong làng từ  xưa  nay thường sử dụng cái giếng này. Ăn uống , pha trà nhâm nhi mỗi buổi sáng.

 

“Giếng Truông là giếng Truông Bồng

Nên vợ nên chồng cũng tại Giếng Truông”

 

Những đêm trăng thanh gió mát, dưới rặng dừa xanh ngát, ông quên sao được những cuộc hò hẹn dưới trăng. Đôi gàu múc như va chạm vào nhau dưới lòng giếng làm vỡ bóng trăng tan. Đôi gàu múc nước đã va chạm nhiều lần, tiếng va chạm lanh canh  gây rối lòng ông một thời trai trẻ.

 

  “Hỡi cô gánh nước bên đàng

   Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

 

Đổ đi, đổ đi… ánh trăng vàng kia ơi, sao lại đổ nó đi. Trái tim ông nhói lên niềm xót xa , nó như đánh nhịp cái vụn dại, nông nổi của thời non trẻ. Đôi lúc ông lại tự hỏi  với cõi lòng mình là tại sao, và vì sao?

 

 Ông thoáng thấy bóng bà loáng qua ở quầy, trái tim ông rộn ràng như thời son trẻ . Ông dõi mắt nhìn theo, bóng bà thấp thoáng  sau chậu cây cảnh, một không gian rất riêng mà chủ nhân muốn tạo dựng nên. Ông lần về phía ấy, điệu dáng như nỗi vô tình của kẻ nhàn cư.

 

 Bên góc khuất rất riêng đó, ông thoáng thấy một bóng dáng khác, như ông. Ông hụt hẫng  quá đỗi , ông ngập ngừng, khựng lại một hồi lâu, rồi lùi ra xa, ra xa như trốn chạy một ảo ảnh xa xưa, một ánh sao vừa chợt tắt.  Ông  trốn chạy khỏi bao điều ao ước còn đọng lại trong tim nhịp đập của thời son trẻ, thèm mái tóc rộn ràng , đôi môi mịn màng , hương nồng thơm thơm mùi cỏ dại.

 

Người ơi người hỡi

Hãy quay lại nhìn coi

Một mối tình xa cũ  chừng đã khuất sau hàng dậu thưa.

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 5307)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 7828)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 7872)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 7221)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 6050)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 7010)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *
14 Tháng Tư 202411:02 SA(Xem: 6007)
- “Chiều nay chị nhớ về thăm mẹ, chị vắng năm mười ngày lại nhắc. Hổm rày, cứ mỗi chiều là mẹ ra đứng ngõ sau, dáng như chờ đợi ai!”. Chị em cô Hai tình cờ gặp nhau trên bến sông, lúc cô đang bưng rổ cá từ thuyền lên bờ. Thoáng nghe em trai nhắc nhở về mẹ, tay cô trĩu nặng và lòng nhói lên nỗi niềm sâu kín, lặng nhìn một hồi lâu về bên kia sông, nơi có tuổi thơ cô và với bao người sướng vui buồn khổ đến rồi lại đi như dòng nước lớn ròng của dòng sông quê mẹ. Càng có tuổi người ta có nhiều hồi ức về thời xa xưa, có khi sống với nó hàng giờ như kẻ mộng du.
14 Tháng Tư 20249:53 SA(Xem: 6941)
Tôi vẫn nghĩ vợ chồng sống được với nhau cả một đời thì thương nhau phải biết. Tôi không có được cái may mắn này nhưng tôi thích ngắm những cặp đôi người già bên nhau ở tuổi xế chiều. Tôi trân trọng những đôi vợ chồng thương yêu kề cận suốt cuộc đời. Nhớ lời của bài hát hồi xưa tôi hay nghe: "Nhiều năm trời chẳng thương tình, để em làm kẻ đa tình". Phụ nữ khi ly hôn chồng thi thường có nhiều người khác phái để ý nhưng tôi không hề làm kẻ đa tình yêu đương vớ vẩn đâu nhé, tôi biết chắc rằng tôi là người chung thủy nếu tôi gặp đúng một người thương.
10 Tháng Tư 20248:36 SA(Xem: 7245)
Buổi tối, Ngạc trở về sau bữa tiệc sinh nhật của người bạn. Ngạc nghĩ tới cô gái Mỹ tóc bạch kim, được tụi Ngạc hùn tiền mướn về để "surprise" Eric. Ngạc nhớ đôi mắt Eric bừng lên ngạc nhiên, cùng dáng điệu lính quýnh khi người con gái gì đầu hắn xuống vùng ngực lồ lộ như hỏa diệm sơn. Cặp chân dài của cô xoắn vào người Eric, bốc lửa. Dư âm của tiếng cười nói, của những nhịp pháo tay rập rình theo theo điệu vũ uốn éo của cô gái khỏa thân vẫn còn theo Ngạc trên đường về.
08 Tháng Tư 20248:51 CH(Xem: 7644)
Từ phòng ngủ của Tư-Lệnh bước ra, Y-Sĩ Thiếu-Tá Đàm-Quang-Hiển xúc động, nghẹn ngào : “Thiếu-Tướng… đi rồi!” … Các Sĩ-Quan hiện diện, không cầm được nước mắt, kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt chủ tướng. Bác-sĩ Đàm-Quang-Hiển, hiện định cư tại Mỹ, bang Minesota, nguyên là y sĩ trưởng Sư-Đoàn 5 Bộ Binh, kiêm Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn 5 Quân-Y. Vào trưa ngày 30 tháng 4 năm ấy, ông được gọi lên, với hy vọng cấp cứu Chuẩn-Tướng Tư-Lệnh vừa dùng súng tự sát... Bác sĩ Hiển khám nghiệm, bắt mạch….Nhưng không kịp ! Người đã “đi” rồi! Ôi ! Thực buồn làm sao!