- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐI ĐÔNG ĐI TÂY

14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 8528)


NgayChiaTay- internet
Ngày Chia Tay- ảnh Internet

 

 

 

Nguyễn Thanh Sơn

ĐI ĐÔNG ĐI TÂY

 

Về nhà sau trước không ai

Hóa ra em đã theo trai mất rồi
(ca dao)

 

 

 

Anh về nhà  không có em !

 

Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra.

 

Sắc sắc không không , một trời vô vọng.

 

Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.

 

Sự vội vã ra đi của em ! Em đi không một lời từ biệt. Em có số điện thoại của anh mà. Có thể lúc em đi không thọai được vì ở ngoài vùng phủ sóng. Anh gọi em từng ngày một ngày hai, ngày nào anh cũng gọi. Cách bờ 10 hải lý, anh gọi. 5 hải lý, anh gọi. Anh nổi nóng, anh hờn giận, anh cau mày oán giận là vì sao .Vào bờ là anh vội về nhà tìm em. Bây giờ anh mới hiểu ra là em đã “Đi Đông”

 

Malaysia…cách ta là bao xa. Bây giờ, anh ngồi đây và không thể gọi điện với em được nữa rồi, vì em đã “để quên” điện thoại ở nhà, trên mặt bàn, anh về là thấy nó ngay. Anh dò tím số chỉ toàn là cuộc gọi nhở, mà đó là số máy của anh.

 

Buồn quá, anh buồn nẫu ruột.

 

Về nhà sau trước không ai…

 

Ở ngoài khơi xa xanh kia, anh  lòng dạ như lửa đốt. Như có một thần giao cách cảm đánh động vào tâm hồn anh, báo một tin chẳng tốt lành gì.

 

Đi Đông , Đi Tây.

 

Chuyện đi Tây ở vùng quê hẻo lánh này  đã từng  có  ngày xửa ngày xưa  và rộ nhất là  những năm 1975 lận. Nhưng còn chuyện “Đi Đông” là xưa nay hiếm. Đi Đông có gì vui?

 

Malaysia , Singapore, Thailand , Indonesia, Myama…Miền đất quanh ta, đông nam Châu Á. Nơi mà trước những năm 1975, so với đất nước ta,  họ có gì  hơn.

 

Những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu – thủ tướng đầu tiên của Singapore – đã từng nói hi vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn.

 

Ngày trước, họ ước mơ có được cuộc sống như nước ta. Một đất nước yên bình, no đủ. Đất nước rừng vàng biển bạc, nơi có một nền văn hóa nhân bản, đáng sống. Ngày trước, có vị quan nào đi Nam Dương ( Indonesia), tức là “đi đày”. Thế mà

 

Nhưng thôi, nhớ làm gì những chuyện ngày xưa. Vật đổi sao dời. Có ai giàu ba họ ai khó ba đời, cổ nhân ta đã nói thế. Bây giờ đất nước họ giàu. Họ giàu nên làng ta mới có nhiều người đến đó.

 

Về nhà sau trước không ai.

 

Buồn quá, anh buồn nẫu ruột.

 

Em bỏ anh để đi Đông. Em bỏ nhà bỏ cửa, em bỏ khu vườn nhỏ xinh xinh mà ở đó, hai ta đã gắn bó, đã chia sẻ biết bao là kỷ niệm . Em còn nhớ không. Hai ta lấy được nhau, nên vợ nên chồng thì được cha mẹ cho ra riêng. Gia tài ta là mảnh đất nho nhỏ, ta làm nhà nho nhỏ có một khoảnh vườn nho nhỏ. Em bảo rằng nhà nên có một khoảnh vườn , nơi đó em sẽ tác tạo hòn non bộ, với những hình thù kỳ quặc, với anh, đó là những ý tưởng điên rồ của riêng em. Nhưng rất ngộ nghĩnh và đẹp.

 

Nhớ lại những năm. Thời mà người ta gọi là thời bao cấp. Thời kỳ mà cái  sống như thời tiền sử. Muốn ăn một miếng ngon cũng sợ, làm cũng sợ. Sự sợ hãi luôn đè nặng trái tim ta.

 

Hai ta lại thêm những mụn con. Ăn bo bo, ghé củ mỳ. Anh đi làm quần quật đầu ghềnh cuối bãi. Đi làm trong nỗi sợ hãi. Sợ đi gọi lao động công ích, đi lao động công ích thì lấy gì nuôi mẹ con em. Sợ bị bắt nghĩa vụ quân sự, đi lính để bảo vệ những điều mà giờ đây người ta không buồn nhắc đến. Anh đi làm quần quật ngoài khơi xa, đêm đêm lén lút về thăm mẹ con em, thăm căn nhà xỏ gạch. Nhà “xỏ gạch” ắt hẳn giới trẻ ngày nay ít ai biết. Nhà lợp ngói, bốn vách dựng bởi những viên gạch rỗng , xâu chuỗi lại với nhau bằng những thanh tre. Vợ chồng ta đã vượt qua nhiều cơn khốn khó.

 

Về nhà sau trước không ai.

 

Em Đi Đông có gì vui? Có vui em mới đi.

 

Anh hỏi em những câu ngớ ngẩn quá, phải không em. Chúng ta sống với nhau từng ấy năm . Đồng tịch đồng sàng, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường. Em vừa mở mịêng là anh đã biết em muốn nói gì. Nhưng bây giờ anh mới ngộ ra là không là như vậy. Cổ nhân ta nói “ Vạn vật dễ thay đổi, bản tính khó dời ” Điều này cũng chưa chắc đúng. Hay là anh quá vô tâm, vô tình với những điều nhỏ nhặt, những xao động thường ngày, những cử chỉ bất cẩn đã va chạm vào lòng tự trọng của em. Em đã chịu đựng , chịu đựng đến bây giờ như nước đã tràn ly.

 

Buồn quá, anh buồn nẫu ruột.

 

Anh về nhà, sau trước không ai.

 

Những đứa con của chúng ta, nay chúng đã lớn, đã tự bươn chải để nuôi sống bản thân. Chúng ra riêng, tìm hạnh phúc như ngày xưa của hai ta đã từng. Thế mà bây giờ em đành  bỏ anh mà đi, bỏ những kỷ niệm của một thời ta từng chắt chiu, gìn giữ. Em muốn đổi đời, muốn đi tìm sự sống mới.

 

Có một lần em nói : “ Chúng ta chia tay nhau, ly dị!” Anh cho rằng em nói đùa, nói qua quýt, nói tầm phào, vô thưởng vô phạt. Bởi giọng nói của em lúc đó bình tĩnh , dịu dàng, nhỏ nhẹ. Anh cho đó là sự âu yếm. yêu chìu, làm nũng với anh. Vã lại, hai chúng ta đã có gì để chia tay nhau. Nghèo ư? Nghèo thì chúng ta đã nghèo rồi, nghèo từ mười năm , hai mươi năm rồi còn gì. Em hãy nhìn người chung quanh ta, họ cũng khấm khá gì đâu. Bác thợ xây, anh thợ mộc, chị giúp việc rửa chén bát cho nhà hàng mới mọc lên. Tất tần tật, họ bươn chải để kiếm miếng cho được ngày ba bữa. Em so đo với người hàng xóm, họ có hơn gì ta? Tình dục ư? Anh đã không đáp ứng đủ nhu cầu, thỏa mãn thú vui với tấm thân vừa đẩy đà, phồn nhiêu, sức căng phồng đang độ hồi xuân của em sao? Từng ấy năm, từng ấy mặt con, anh đã chứng minh cho em thấy sức trai tráng, khả năng chiến đấu của anh. Vài năm trở lại đây, thời gian đã bào mòn sức vóc đàn ông . Anh đã ý thức điều đó, và anh đã thử vài loại thuốc cường dương cho mỗi lần “lên bờ xuống ruộng”. Cứ mỗi lần như vậy, anh đều rút kết để xem nó có hiệu quả ra sao.. Để cốt sao gìn giữ hạnh phúc gia đình.

 

Ngồi một mình với căn nhà trống trải này. Để cho nỗi buồn lắng xuống, anh suy nghĩ là vì sao, vì sao ?

 

Anh hỏi em, anh hỏi anh, anh biết hỏi ai?

 

 

NGUYỄN THANH SƠN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 7869)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 7350)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 7950)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
06 Tháng Hai 202410:00 CH(Xem: 7302)
BÊN BỜ AO- Khuyết danh - Trần C. Trí chuyển ngữ
18 Tháng Giêng 20248:59 CH(Xem: 6694)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn / Cụ Bà : PHẠM THỊ SỰ / Pháp danh Quảng Diệu Nhẫn / Sinh ngày 7 tháng 3 năm 1935 tại Mỹ Thi, Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 12 tháng 01 năm 2024 / (Nhằm ngày 2 tháng 12 năm Quý Mão) / Hưởng thượng thọ 89 tuổi.
17 Tháng Giêng 20243:42 CH(Xem: 9202)
“Thế là Tết 1999, lần đầu tiên tôi được bước vào ngôi nhà mà tôi không biết rằng sau này tôi sẽ thường xuyên tới. Mang tới một bó hoa lớn, cầm tờ ghi địa chỉ trong tay, tôi mò mẫm tìm. Khác hẳn suy nghĩ của tôi, ngôi nhà khá rộng rãi, khang trang, lại mang hơi hướng Tây hóa. Thấy tôi, mọi người ai cũng vui vẻ tiếp đón. Trùng hợp là Tết năm đó có cả em dâu cùng cháu trai bên Đức cũng về Việt Nam thăm họ hàng. Chúng tôi nói chuyện, hỏi han về cuộc sống, những vấn đề vấp phải trong xã hội, và kết thúc bằng tiết mục karaoke tại nhà để chào đón một năm mới đầy niềm vui, thành đạt hơn. Ngày hôm đó qua đi nhanh đến nỗi mà tôi gần như không còn nhớ gì đến nó.” (Phạm Ngọc Lương)
04 Tháng Giêng 20249:03 CH(Xem: 6916)
CHIA BUỒN / Nhận được tin trễ / Văn Thi Sĩ / Nhạc Sĩ Nguyễn Đình Toàn / từ trần vào ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại Nam California / HƯỞNG THỌ 87 TUỔI
03 Tháng Giêng 202412:49 SA(Xem: 9498)
Tháng Giêng nắng vàng thơm ngát Đàn én bay về chao nghiêng Thầm thì…lời ca em hát Lý tơ hồng khúc giao duyên
03 Tháng Giêng 202412:43 SA(Xem: 8203)
Mùa dịch Cô-vít hay còn gọi là Cúm Tàu đã qua đi. Thực sự đã đi xa nhưng còn để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống thường nhật. Những người gọi là cao niên như chúng tôi, thực khó tìm lại, những buổi sáng Thứ Bẩy hẹn hò gặp gỡ; lòng háo hức nôn nao trên đường đến quán cà phê thân quen, nơi góc phố Bellaire ồn ào náo nhiệt. Tưởng rằng không còn cơ duyên hội ngộ tâm tình, nhưng Trời chiều lòng người. Mới vài tháng nay, mỗi sáng Thứ Bẩy, chúng tôi lại có cơ hội, hẹn gặp nhau tại một quán cà phê khác, dù không ưng ý, để có dịp họp mặt hàn huyên tâm sự, trao đổi những câu chuyện văn chương, hoặc tâm tình thế sự trải khắp nhân gian.
25 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 8083)
Trong cái không gian lành lạnh của một mùa Giáng Sinh, trong tiếng chuông ngân của nhà thờ như đón chào thiên chúa giáng trần, tôi bỗng nhớ đến một nơi chốn lặng lẽ, tối tăm, nơi có lẽ chúa đang hiện hữu từng giờ từng khắc cho riêng một người. Ở nơi ấy, anh cũng đang thầm lặng đón Giáng Sinh giữa bốn bức tường xám lạnh. Phạm Chí Dũng, một nhà báo dũng cảm, một người bạn chưa từng gặp mặt ngoài đời nhưng lại vô cùng thân thiết.