- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LỊCH SỬ ĐÃ ĐƯỢC VIẾT NHƯ THẾ!

12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 11552)
 
Thu Về Trên Lũng Sâu-LeThoGiao
Thu Về Trên Thung Lũng Sâu- ảnh Lê Thọ Giáo


 LỊCH SỬ ĐÃ ĐƯỢC VIẾT NHƯ THẾ!
Nguyệt Quỳnh



Chúng tôi biết ước mơ của họ:

đủ để biết họ đã mơ và đã chết …

  

Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh. 

Người Việt Nam chúng ta cũng có một bài thơ sống động mà có vẻ như ngôn ngữ của thi ca không thể nào diễn tả hết nét đẹp. Đó là những tứ thơ diễm lệ, đẫm đầy tình yêu và sự hào hùng của những người trẻ - những thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng – trong chuyến xe ra pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Tôi nhớ mài mại câu nói của một diễn giả nổi tiếng người Anh. Ông bảo rằng tất cả chúng ta đều là những nghệ sĩ của cuộc sống và của chính cuộc đời mình. Mỗi chúng ta có cơ hội để được mời và mời nhau cùng tạo nên cuộc sống này.

Lịch sử chúng ta là tranh đấu sử. Mỗi chặng đời chúng ta đã cùng mời nhau đi chung một chuyến tàu “thác gềnh” của đất nước mình. Tôi tiếc thương da diết tinh thần và cung cách sống ấy: sống có trách nhiệm với chính mình, với nhau, và với xã hội. Đau xót thay! chưa đầy một trăm năm trong cái lò luyện của Xã Hội Chủ Nghĩa, nếp văn hoá quý giá này dường như đã mai một.

Tôi sẽ lập lại 13 cái tên của các chí sĩ Yên Bái, những người đã cùng nhau tạo nên một áng văn chương tuyệt tác trong ngày 17 tháng sáu, nay còn gọi là “Ngày Tang Yên Bái”. Nhưng, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ Văn Lạo, Phó Đức Chính hay Mac Donagh, Connolly, Mac Bride,Pearse trong “Lễ Phục Sinh 1916” không còn đơn thuần là cái tên nữa. Khi ta nhắc đến họ, ta nhắc đến ngọn lửa.

 

Lịch sử Ireland đã được thắp sáng bằng ngọn lửa ấy, ngọn lửa của thủ lĩnh Patrick Pearse trong đêm lễ phục sinh 1916:“Bạn không thể chinh phục Ireland; bạn không thể  dập tắt niềm đam mê tự do của người Ireland. Nếu hành động của chúng ta không đủ để giành được tự do, thì con cái chúng ta sẽ giành được nó bằng một hành động tốt hơn ”.

 

Cả Pearse, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của anh đều biết cái giá phải trả cho tự do. Cái chết chỉ là một điều phải đối mặt khi chọn lựa hành trình gian nan ấy, và họ kiên định với chọn lựa của mình ngay đến phút cuối cùng của cuộc đời. Tại pháp trường Yên Bái, thái độ của các chí sĩ VNQDĐ đã khẳng định với người Pháp rằng cuộc chiến của họ vẫn đang tiếp diễn.

 

Hãy nói về đảng trưởng Nguyễn Thái Học trước ngày anh bị giải ra pháp trường. Tôi chắc những đồng chí của anh sẽ không bao giờ quên được lời dặn dò đêm ấy. Trong nhà ngục, anh đã nói to lời từ biệt với các chiến hữu của mình:

“Chúng tôi đi trả nợ nước đây, các anh em còn sống cứ người nào việc ấy, cờ độc lập phải nhuộm bằng máu, hoa tự do phải tưới bằng máu, Tổ Quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều hơn nữa! Rồi thế nào cách mạng cũng thành công”

Trở lại với chuyến xe ngày 17 tháng 6 năm 1930. Sáng hôm ấy, có một chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt, khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái. Chuyến xe chở theo 13 chí sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Họ là những người có tên sau: Bùi Tử Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ Văn Lạo, Đào Văn Nhít, Nguyễn Văn Du, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Đỗ VănTứ, Bùi Văn Cửu, Nguyễn Như Liên, Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Học. Ba tháng trước đó, thực dân Pháp cũng đã hành hình bốn đồng chí của họ ở pháp trường Yên Bái.

Các tử tù cứ hai người bị còng làm một, ngồi trò chuyện với nhau ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Họ là những trang tuấn kiệt nước Việt. Qua cuộc trò chuyện, chúng ta thấy họ luôn giữ vững tinh thần cho nhau. Điều họ không ngờ là cũng chính thái độ đó đã giữ vững tinh thần cho hàng bao thế hệ thanh niên Việt Nam sau này.

 

Phó Đức Chính nói đùa với anh em:

 

- Chúng ta đến ga Yên Bái, chắc chắn sẽ được các đồng chí Lương, Tiệp, Thuyết, Hoằng, ra đón rước nồng hậu.

 

Bốn đồng chí vừa được Phó Đức Chính nhắc tên là những chí sĩ đã bị xử tử vào ngày 8-3-1930 cũng tại Yên Bái.

 

Cùng đi trong chuyến xe còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Cả hai đã được gởi theo để làm lễ rửa tội cho các tội nhân trước giờ bị hành quyết.

 

Đảng trưởng Nguyễn Thái Học ngồi trò chuyện với linh mục Dronet.  Để khẳng định về quyết tâm của mình và các đồng chí trước vị linh mục người Pháp, ông khẳng khái ngâm mấy câu thơ bằng tiếng Tây. Những câu thơ này được dịch ra như sau:

 

Chết cho tổ quốc

Đó là số phận đẹp đẽ nhất

Cũng là số phận cao cả ước ao nhất.

 

Người Pháp cho máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe.  Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết hôm đó tên là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17-6-1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ.

 

Khi bước lên máy chém, từng người một, cả 13 người đã lần lượt hô to: “Việt Nam Muôn Năm”.

 

Đến lượt Phó Đức Chính, anh yêu cầu đao phủ cho mình nằm ngửa để nhìn xem lưỡi của máy chém xuống như thế nào.

 

Xác 13 người anh hùng được chôn chung dưới chân đồi cao. Bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán cách ga xe lửa độ một cây số.  Thực dân đã cho lính canh gác mộ phần của họ một thời gian sau đó. Đảm lược của các đảng viên VNQDĐ còn được nhìn thấy qua một nữ đồng chí, cô Giang, người đã có mặt ở đó từ sáng sớm. Cô đến từ xa, đứng lẫn trong đám đông dân chúng. Cô đến để âm thầm đưa tiễn các đồng chí cùng vị hôn phu của mình.

 

Những người trẻ Việt Nam ngày ấy đã viết lịch sử như thế, như thể một bài thơ. Pháp trường, đao phủ, máy chém, … tất cả bỗng trở thành mờ nhạt. Chỉ riêng họ, chỉ hình bóng họ là sống mãi. Họ chính là những vần thơ, là lời khẳng định mạnh mẽ nhất trước quân thù về một dân tộc mà thực dân đang muốn thống trị!

 

Vâng, chúng tôi biết ước mơ của họ - đủ để biết họ đã mơ, đã sống và đã chết như thế! Chúng tôi còn biết rằng mình là một phần của cái tuyệt vời, của cái đẹp ấy; đủ để những thế hệ Việt Nam soi rọi lại chính mình, xem chúng ta có luôn sống xứng đáng? Sống với nhân cách của một con người đang đứng trên vai của những người khổng lồ.

 

Nguyệt Quỳnh

 

* Viết theo tài liệu của tác giả Hoàng Văn Đào trong tác phẩm “Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 20236:15 CH(Xem: 8149)
Được tin Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại Quận Cam, nam CA , Hưởng thượng thọ 87 tuổi .
27 Tháng Mười Một 20236:01 CH(Xem: 8636)
Được tin Thân Mẫu nhà thơ Đặng- Hiền, Chủ Biên Tạp Chí Hợp Lưu là / Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA , Hưởng thọ 87 tuổi .
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 9560)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.
14 Tháng Mười Một 202312:01 SA(Xem: 11820)
Bước qua sóng biếc / Ngu ngơ dấu chân còng / Vỏ ốc bơ vơ khoắc khoải / Cánh cò vụng dại Lao xao xanh / Và những người con gái trinh nguyên vá lưới tím hoàng hôn
12 Tháng Mười Một 20239:09 CH(Xem: 8051)
Nhận được tin buồn /Thân mẫu của nhà văn Trần Thanh Cảnh /Cụ bà DƯƠNG THỊ BÉ / Đã từ trần lúc 19h05 phút ngày 11/11/2023 (ngày 28/9 Quý Mão). / Hưởng thọ 84 tuổi.
07 Tháng Mười Một 20236:34 SA(Xem: 8981)
“…câu chuyện giáo sĩ Alexandre de Rhodes là câu chuyện cũ đã hơn 300 năm trước. Ông không sáng chế ra chuyện đánh vần tiếng Việt ra mẫu tự Bồ. Tôi nghĩ ông là một giáo sĩ tận tụy với nghiệp vụ truyền giáo, chỉ có điều kiến thức quá giới hạn của ông về văn hóa tôn giáo và con người Việt Nam làm tôi bực mình, và thèm khát một ngày mà những bất cập như vậy không còn sót lại nơi một giáo sĩ dù với đức tin nào. Tuy nhiên, phê phán nặng nề một giáo sĩ 300 năm trước là điều không nên, khi mà các giáo sĩ nói chung bấy giờ một phần vì giới hạn kiến thức, không có truyền thống kính trọng văn hóa địa phương. Nhưng ta tự nguyện tự lãnh một cái ơn tày đình với những giáo sĩ như De Rhodes cũng là chuyện không căn cứ. Có lẽ thỉnh thỏang ta nên đọc lại Phép Giảng Tám Ngày của ông ta để có một viễn cận phải chăng với câu chuyện.” (Mai Kim Ngọc).
03 Tháng Mười Một 20235:00 CH(Xem: 10899)
Đứng dưới núi tôi nhìn lên núi / Núi trên kia núi rộng bao la / Vất vả lắm tôi leo lên đỉnh núi / Núi dưới kia sao chẳng giống quê nhà
03 Tháng Mười Một 20234:47 CH(Xem: 10009)
Em ăn rau tôi ăn thịt / Mà xương xóc đã phồn vinh / Chúng bảo yêu là giả tạo / Ừ thôi cái nắng xập xình
01 Tháng Mười Một 20231:28 SA(Xem: 11858)
Liêu xiêu lối nhỏ mưa dầm / Vai gầy Mẹ gánh tảo tần vì con / Gánh đời vất vả héo hon / Rảo chân Mẹ khắp lối mòn bể dâu
01 Tháng Mười Một 202312:55 SA(Xem: 9104)
Hun Sen đã chính thức chuyển quyền cho con từ ngày 22/8/2023. Tuy Hun Manet là Thủ tướng mới nhưng Hun Sen vẫn có một ảnh hưởng gần như tuyệt đối từ phía sau hậu trường. Hun Sen viết trên trang Facebook – “Đây chưa phải là kết thúc. Tôi còn tiếp tục phục vụ ở những cương vị khác ít nhất cũng tới năm 2033” (tức là mười năm nữa, lúc đó Hun Sen 81 tuổi). Tìm hiểu về giới lãnh đạo bao gồm hai thế hệ Cha và Con của chính trường Cam Bốt hiện nay và ít ra trong 10 năm tới thiết nghĩ là điều rất cần thiết.