- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: LỐI VỀ CỦA NƯỚC - Trần C. Trí

18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 6427)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

 

Lối Về Của Nước

Trần C. Trí

 

 

 LỐI VỀ CỦA NƯỚC

 

 

Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt.  Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ.

Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó. 

Những câu chuyện trong tập sách một phần phản ánh cuộc sống và thời đại; mặt khác, nó pha trộn tưởng tượng vào hiện thực cuộc sống. Cuốn sách cho thấy những ám ảnh nghệ thuật của tác giả với nhiều cảnh ma mị, phi thực, siêu thực. Nhưng những ám ảnh này lại được pha vào khá nhiều nét thơ mộng.  Có một sự kết hợp giữa Logic, Hiện thực, Tưởng tượng, Thơ, và Cuộc đời trong các cảnh-tượng-của-đời sống, của tâm lý các nhân vật. Đó là một thứ lắp ráp hiện thực. Có một thứ hiện thực thơ pha lẫn chút huyền hoặc ma quái, như trong tranh của Giorgio de Chirico. Lại có thứ hiện thực-siêu thực lan toả, hoà nhập vào đời sống như trong tranh của René Magritte.  Ngôn ngữ, câu văn có sự mạch lạc, logic, nhưng cái được diễn tả lại là những hiện thực không thuần tính logic, thậm chí phi-logic. Chúng giống như những hiện thực ảo. Có khi kinh dị. Ở một mức độ, có truyện gần với phim The Birds của Alfred Hitchcock (phỏng theo truyện ngắn cùng tên của Daphne du Maurier); ở một truyện khác, lại gần với Portrait of Jenny (Chân dung nàng thơ) của Robert Nathan.  Nhiều truyện mang tính ảo giác, phi thực hay siêu thực, nhưng lại được pha với những luận giải mang màu sắc khoa học. Hay tính chuyên biệt của ngành tâm lý trị liệu. Một thứ psychotherapy. Có truyện lại như gần với khung cảnh và cái không khí huyền ảo, dù chỉ một vài nét, trong kiệt tác Pedro Páramo của Juan Rulfo. 

Nhìn chung, tác giả đã đặt những nhân vật mình vào một thế giới rất mong manh. Một thế giới có thể biến đổi bất cứ lúc nào ngay trước mắt ta. Con người như sống trong một không gian đa-vũ-trụ, đa chiều kích. Chỉ cần (vô tình) đặt (sai) một bước chân, con người như lách qua một thế giới khác.

Bùi Vĩnh Phúc, nhà phê bình văn học

___________________________________________________________

 

LỐI VỀ CỦA NƯỚC của Trần C. Trí
do nhà xuất bản Nhân Ảnh ấn hành, 6-2023, gồm hai vở kịch và 13 truyện ngắn, 252 trang – 6 x 9.

Trình bày bìa: Uyên Nguyên Trần Triết

Tranh bìa trước: HS Cẩm Tâm

Tranh bìa sau: HS Đặng Ngọc Sinh

Giới thiệu: Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc

Tựa: Nhà văn Trần Thị NgH

Phỏng vấn tác giả: Nhà văn Đặng Thơ Thơ

Nhấn vào link LỐI VỀ CỦA NƯỚC để tìm sách trên Amazon.com.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20243:27 CH(Xem: 3353)
Con đường thủy chung bụi đỏ / Cánh đồng gian nan chữ nghĩa / Râm ran dế gáy cội nguồn / Những đứa trẻ chuồn chuồn / Đuổi bắt / Những hạt mầm bùn lầy ẩn nấp / Đất bao dung / Nơi bắt đầu những yêu thương /
08 Tháng Hai 20242:20 CH(Xem: 3281)
một hôm nào bỗng nhớ / mơ hồ tiếng hát xưa / vọng dài trên sông vắng / giọng buồn vang âm mưa
08 Tháng Hai 20242:08 CH(Xem: 2950)
Niềm hư ảo / Cõi thực mơ hồ bảng lảng bâng khuâng / Ngôi sao mai / Đọng ở đôi mắt em lóng lánh giữa đời
08 Tháng Hai 20242:52 SA(Xem: 2266)
Bên hoa / e ấp…bóng hồng / Vai mềm dáng liễu / hương nồng nàn bay Mượt mềm / dải lụa tóc mây...
08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 2545)
Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm… / Họ, dường như khó hoặc là (!)nhận ra nhau. / “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!” / Sự gặp nhau trên bãi tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.
07 Tháng Hai 20244:36 SA(Xem: 2416)
em gở vòng tay đêm, choàng dậy / những tia chớp đuổi nhau / tiếng sấm gầm, tiếng bầu trời nổ tung / nghìn hạt thuỷ tinh đen / mưa tháng chạp /
07 Tháng Hai 20243:34 SA(Xem: 3426)
Khi tìm đọc văn học chiến tranh (giai đoạn 1954-1975) tôi bắt gặp rất nhiều lần lời giới thiệu ngắn tên tuổi, và các tác phẩm của nhà văn Nguyên Vũ. Kể từ đó, tôi luôn tìm Nguyên Vũ để đọc, song dường như không có tác phẩm nào của ông được đưa lên các trạng mạng, hay các thư viện điện tử. Hôm rồi, thật may mắn, đang nghiền ngẫm về cố nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tình cờ tôi bắt gặp: Mây Trên Đỉnh Núi, truyện dài gồm 20 chương của Nguyên Vũ. Đây có lẽ là truyện dài đầu tay, và ít được nhắc đến của ông. Cũng định thử một vài trang, rồi lúc nào đó sẽ đọc tiếp, nhưng bập vào tôi không thể dứt ra được, và đọc một mạch ngay nơi làm việc. Sự hấp dẫn, sinh động ấy, không hẳn bởi chỉ nội dung, mà còn do bố cục, nghệ thuật đan xen những tình tiết câu chuyện...
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 4294)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 3993)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 3602)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.