- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Ngô Quốc Phương

06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7855)

chuong chua

 

 

Thơ Ngô Quốc Phương

ĐÁNG NỂ

 

 

 

Bạn có thể vừa là ánh sáng, vừa (hình như cũng) là bóng mờ, bóng tối?

 

bạn có thể vừa đi đêm với sự dối trá, lại cũng đi ngày với "sự thực"?

 

bạn có thể vừa đi với cái ác, phò cái cường bạo, lại coi mình là người hiền minh, xếp mình vào elite đáng kính (kể cả tự xếp ngầm, cười thầm và múa gậy trong bụng)?

 

bạn có thể vừa góp tay phục vụ cơ đồ của kẻ ác, kẻ tiếm quyền chuyên đè cổ người yếu, dân đen, người bị đè nén, vừa khà khà thỏa mãn nói rằng mình đang (giúp) khai minh cho họ, trồng cây, trồng người, trồng vũ trụ tương lai?

 

bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi?

 

và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn?

 

vậy bạn đáng nể quá rồi

 

người siêu nhất trần gian!

 

(Tặng những người đang nhiệt tình giúp xây thành trì, lăng tẩm, đền đài, miếu mạo, cơ đồ cho vương triều nọ, trên hành tinh kia ở một chốn không xa!)

 

Ngô Quốc Phương, London, 28/12/2022

 

 

 

BẠO CHÚA VÀ ĐÀN CỪU

 

 

 

Bạo chúa nhìn đàn cừu

 

à không, nhìn nhân dân vĩ đại của mình,

 

ồ bộ lông của họ trắng quá, bông quá, chạy hết tận chân trời,

 

ồ không, lại nhầm, bộ cánh công, nông, trí của họ đẹp quá, ơn ta, ơn ta!

 

thank me! thank me!

 

bạo chúa lùa đàn cừu,

 

ồ lại quên,

 

dẫn dắt nhân dân vĩ đại đi trên con đường mà họ đã chọn,

 

(hê hê, mỡ cừu cũng ô-kê, lông cừu cũng rất có giá, thịt cừu thì cũng không tồi),

 

ồ, này đàn cừu, à đồng bào yêu quý,

 

chớ hỏi nguồn gốc tính chính danh của ta, bởi vì nó đến từ cụ ta, ông ta, bố ta và thậm chí anh của ta, dù ta ăn trắng, mặc trơn, hay sỹ quan sa lông, bàn giấy

 

những người đã cho ta được hân hạnh làm "đầy tớ" của các người

 

người mà các người sẽ rốt cục phải "yêu", bên cạnh phải kính và phải sợ,

 

và phải rồi, ta không chỉ có cà rốt với gậy, ta có cả đạn và súng nữa, dao dựa, xích xiềng cũng không hiếm luôn,

 

vậy nên

 

hãy yên tâm nằm sưởi ấm dưới ánh mặt trời tư tưởng của ta,

 

hãy ăn những thức ăn và đồ uống mà ta ban,

 

và hãy đừng thắc mắc, nếu một ngày người theo chúng bạn, đi vào lò không một lối trở ra,

 

nào lũ cừu yêu, ồ quên, nhân dân vĩ đại,

 

hãy nở nụ cười tươi sáng nhé, cùng ta!

 

(Tặng các cụ tổ của dân chủ bảo ban và trò làm xiếc "phải sợ” kèm “kính yêu!!!")

 

NQP, London, 28/12/2022

 

 

 

VẪN SAY SƯA

 

Ngày xưa, ở xứ nọ, người ta say sưa cồn và thuốc phiện,

 

rồi có người chỉ ra, ấy là say vùi, vui giả, bạc tháng ngày,

 

nay thì ở xứ kia, lại có những trò say khác,

 

tôi thấy có những vị gom nhau lại, nghe thẩm âm từng âm sắc li ti trên những dàn loa, để chẻ đôi từng nốt nhạc, xem chúng thì thào ra sao trên những phím đàn,

 

thẩm âm thính thế, nhưng lại như không nghe thấy gì tiếng rên siết của những kiếp người đau khổ, đói rét, lầm than, cô đơn, bệnh hoạn và nhất là bị đối xử bất công vì công lý bị bẻ cong và bạo quyền tha hồ tung hoành hành hạ,

 

ôi, có khác chi trò xem đá gà với cựa nọ, cứng kia một thời Đức Thánh giữ nước nào đã từng cảnh báo,

 

bây giờ thì lại vùi đầu vào xem trò phù thủy,

 

cũng bàn tay phù thủy và tập đoàn ấy

 

chiếm cứ hết thảy một phương, đẻ ra chính những quân nhuộm xanh, đỏ, tím, vàng hay quân đen, đen đúa,

 

rồi giả đò quăng đứa này vào "lò", đứa nọ bị "tạt tai",

 

mỗi cuốn lịch năm có vài dăm đứa,

 

nhưng đâu có biết dưới tay đoàn phủ thủy,

 

có sẵn ngàn vở tuồng và những sân khấu giả vờ trình diễn,

 

để ru ai ngủ vùi trong vở diễn của một họ vẽ ra thôi,

 

diễn giả, nhưng xác chết thật!

 

xác chết ấy là thân phận của đất nước, quốc gia, dân tộc,

 

với thời gian bị lãng phí cả trăm năm,

 

nhiều giá trị tiến bộ nhân loại dường như vẫn đứng im, thậm chí thụt lùi,

 

có những thứ mà cả trăm năm, chưa nói ngàn đời, nay cũng chưa hề được nếm,

 

chỉ là những giấc mơ bao thế hệ mỏi mòn trông,

 

phù thủy thì biết rõ, những thứ ấy mà tuột khỏi tay, chúng sẽ không còn đất sống,

 

nên để giữ chặt, chúng giở những thứ trò, như trò đốt này, thiêu nọ, giả vờ bắt bên này, túm bên kia,

 

những trò như trò bắt dê, bắt lợn, bắt trâu, bắt gà trong ngày tế lễ tổ phụ của nghề chúng,

 

để dụ dẫn mọi người quên khuấy họ là ai!

 

NQP, London, 29/12/2022

 

(Vĩ thanh 1: Bao giờ xé hết cuốn lịch trăm năm thì sực tỉnh? rằng ở đâu, là ai, thế nào?

 

Vĩ thanh 2: tặng cuốn từ điển nghìn cân của những trò giải trí và say sưa bất tận!)

 

 

 

ĐÊM CUỐI NĂM

 

Đêm cuối năm,

 

trời như vắng trăng sao,

 

có những tia lửa vằn vện bầu trời,

 

có những dấu hiệu như hỏa châu dữ dằn, nôn nóng muốn đốt phá,

 

người bạn già trên FB buông ba chữ

 

"gió đổi chiều"

 

trạch văn đoành ở nơi kín đáo nọ

 

tung một vài thông tin và nhắc tới hai (hay vài) cái tên,

 

lại đồn đoán, mộng trong mị,

 

những conspiracies có mảng đất sản sinh lý tưởng ở những nơi đất thì dày, chẳng kém vài mặt người, trời thì xa mà trăng sao thiếu vắng, đen đặc, hoặc ám mờ,

 

chỉ vì hai cái tên vào "chung kết",

 

ấy đừng nhầm với hai cái mặt nạ vụ xổ số vô duyên,

 

hay tin kiểu Kim Đồng "lạc hướng" với những nhà thơ thế giới, hoặc đứt loạt trận thắng của thầy Park Hang-seo,

 

nếu chỉ vì hai cái tên,

 

mà những mảnh lưới đan lát tỉ mỉ, kỹ càng lâu nay, để cho những đợt câu cá, trở thành những chiến dịch đánh bắt từ xa đến gần bờ,

 

làm cho "giải cứu" phải cầu xin đến lượt mình được "giải cứu",

 

làm cho bẫy sập có mùi hình sự, ám ảnh bóng vía đòn chính trường,

 

bình minh nay có lẽ sẽ mãi chìm trong bóng tối?

 

và cả chàng "đảm đang" nhưng long đong, lận đận nào cũng phải cúi mặt ra đi?

 

chỉ vì hai cái tên?

 

sẽ công bố sớm thôi,

 

nhưng sẽ là khởi đầu cho một chuỗi và loạt hoạt hình kẻ đăng đàn, kẻ chạy trốn lưỡi tầm sét của kẻ trên cơ, do mình và cánh của mình đã sập?

 

người bạn vong niên cười nhẹ,

 

khẽ khép lại cánh cửa phòng hướng này và mở he hé hướng kia,

 

đêm cuối năm, bình minh chìm trong bóng tối

 

gió đổi chiều, bắc mạnh, tây suy?

 

liệu ai đó trên đường bươn chải,

 

có kịp khoác mảnh khăn hờ,

 

ngăn gió lạnh, trời sương!

 

NQP, London, 30/12/2022

 

(Gió đổi chiều, bão trong cốc, vũ ngoài song, nhưng thiền sư vẫn ngồi im phăng phắc, chỉ chú tiểu nào lăng xăng, thắc mắc là sao?)

 

 

 

NGƯỜI VỀ, NGƯỜI ĐI

 

Người về có nhớ người đi,

 

có nhớ ngày đi

 

mưa dầm dề ướt lối?

 

có nhớ bước chân chạy nhanh của thời trai trẻ,

 

lại phải chạy trên đường xấp ngửa nạn nhân,

 

ôi hai đầu của thời gian,

 

khi đi thì trẻ, thì trung,

 

khi về, cầm trong tay chiếc gậy,

 

lại có nhà viết lách kia

 

ở nơi xa ngày nào cũng tuôn nỗi lòng buồn đau tha hương, vọng quốc,

 

chẳng màng đến lớp sau đang sục sôi kinh lý tìm công bằng,

 

sao ngày trước đi mạnh mẽ thế,

 

sao bây giờ thở than ghê gớm thế?

 

lại nhớ ngày xưa,

 

người ta đã lên kịch bản tinh vi,

 

đưa được ba khối đá tảng về mẫu quốc một kỳ,

 

nào là phó trưởng quốc một thời tung cánh sắt,

 

đến một thần nhạc âm, nốt nhạc thấu tới trời,

 

lại thêm một đại thiền sư về quê

 

bắc ghế đẩu giáo vận bạn đồng tu đang chịu quản chế,

 

hãy cùng về với chính thể mới "cuốc gia",

 

ôi,

 

những ngày về có nhớ ngày đi?

 

nhưng lại ôi,

 

đời người ai chẳng có lúc thịnh, lúc suy,

 

lúc mạnh, lúc mềm,

 

lúc già, lúc yếu,

 

chỉ có những đạo diễn kia ngồi biên bài vở trong bóng tối,

 

là biết căng trùng những nút bấm vận dân,

 

thật giỏi thay!

 

NQP, London, 30/12/2022

 

(Vĩ thanh 1: Kìa Kinh Kha, em xin dâng chén ngọc cho người đi, tuy biết rằng người sẽ không nhấp môi, mà sẽ đập...)

(Vĩ thanh 2: sương lam tuôn rơi, có khóc những kiếp người?)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Bảy 20235:10 CH(Xem: 5625)
cửa em / không phải cửa mình / cửa ta / nhà bạn / thình lình mở toang
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 7171)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 7775)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 6433)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.
18 Tháng Sáu 20236:10 CH(Xem: 7575)
có một đêm rằm trăng sáng thơ thẩn ta đi trên đường bỗng dưng nhớ bài thơ cũ … “cúi đầu chợt nhớ cố hương”
18 Tháng Sáu 20235:32 CH(Xem: 6542)
“Lễ tang của cậu qua đi đã lâu nhưng không khí trong nhà tôi vẫn chùng xuống. Không ai biết phải làm gì để tiếp tục sống, ngoài số tiền ít ỏi của cậu dành dụm được khi trước. Sau cuộc chiến “Bão sa mạc” với Mỹ cùng các nước đồng minh, Iraq thất thủ, bị cấm vận. Bao phủ Baghdad là một bầu không khí ngột ngạt, không có bất cứ việc gì để làm. Dù không quá sung túc, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi để thức ăn thừa từ bữa trưa sang bữa tối, mà đều phải vứt đi. Các chủ gia đình sẽ lấy làm xấu hổ nếu họ mua dưới 50 cân gạo một lần, thường đặt hàng cả con cừu, thịt tại nhà và ăn tươi. Tiết kiệm là tính từ không khi nào xuất hiện trong tiêu dùng của người Baghdad. Và bây giờ thì chúng tôi ăn khoai tây, chà là, bánh mỳ làm từ bột mỳ đen vốn chỉ dành cho gia súc. Thế nhưng vẫn có những gia đình còn tệ hơn. Thuốc men hạn chế, đồ ăn không có. Đói. ..."
18 Tháng Sáu 20235:22 CH(Xem: 7103)
mấp mé mấp mé chiều quanh / tiếng kêu sẫm buồn rợn tối / chim. lia rẽ / một khúc quành / xao xác đường về rất vội
18 Tháng Sáu 20235:12 CH(Xem: 6649)
Tiết học đầu tiên ở trường Võ Tánh, tôi gặp thầy Đỗ Đức Trí. Hôm ấy thầy trông đạo mạo, mẫu mực, áo quần chỉn chu, thẳng nép chứ không luộm thuộm, nhếch nhác như những lần gặp ở trường Kim Yến. Gặp lại tôi, thầy có vẻ đồng tình là tôi theo nghiệp văn chương, cố nỗ lực để được vào học ở trường công lập. Đối với ông Sáu, thành tích của tôi được vào trường công lập, không kinh qua lớp đệ tam, điều đó ông không quan tâm chút nào. Điều quan tâm của ông là thân xác tôi ngày càng phát lớn, trổ mã trông thấy, cái giọng ồ ề, sức vóc phổng phao như con gà trống đã gây phiền toái cho ông Sáu . Nhà có hai gã đàn ông đang vào tuổi lính tráng là đầu mối cho mọi sự dòm ngó của những con mắt cú vọ, đôi tai thính của những “con chó săn” . Đó là những kẻ mà ông ám chỉ cho những tên cạo giấy, bọn ngồi mát ăn bát vàng, bọn tham nhũng đầy rẫy ở phố phường hoa lệ này.
18 Tháng Sáu 20235:07 CH(Xem: 6094)
Trên đỉnh tháp của đồng đô la / Em - cười vỡ sáng thế ký / Viết trật tự thế giới mới - toàn trị / Đưa ngọn lưỡi Pharisee trở về / Ưỡn mình vào công nguyên/ Liếm mòn nhân loại.
09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6544)
T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…