- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Ngô Quốc Phương

22 Tháng Sáu 202210:32 CH(Xem: 9692)


HOT LEN - TranhLMP
Hót lên- tranh Lê Minh Phong

 

Thơ Ngô Quốc Phương     

TRUYỀN NGÔN     

 

Này con

con có biết vì sao ta thọ hơn cụ nội?

cụ sáu nhăm còn ta sắp một trăm

cha đừng nói gở

cha chín hai, sẽ còn vượt bách niên

chứ đừng như các ông

chỉ sáu bảy tám mươi, giỏi thì đầu chín, xem ra quá lè phè

đi nhanh quá, đông quá, lăng cháu con còn chưa xây kịp

này con

dân chúng thích coi tuồng

hãy cho chúng coi tuồng bộ

sắp xếp khéo vai

bên thắng, bên thua

bên đuổi, bên chạy

bên mèo, bên chuột

bên phi đao, bên phải trảm đầu

giả khóc, giả cười...

mụ mê, mê mụ

bơ phờ râu tóc

lẫn lộn ngày đêm,

đất trời ú ớ

khiến

hết tập này, chờ tập khác

khao khát, khát khao, mong thỏa

quên cả chúng là ai

ta thực là ai

chúng ra sao

ta đích thị thế nào

nhưng chớ làm quá lố, quá mạnh

vừa diễn vừa đo

chớ ném mạnh vỡ bình

chớ đạp mạnh đổ bàn thờ tổ

bể mâm, vỡ nồi, nát bát

lấy gì ăn?

 

Ngô Quốc Phương, London, 21/06/2022

***

 

Tái bút:


Này con

còn v viết lách, báo chí kia

các ông, các bác đã dng mc

cho con ngi xe "102, 103 city" tha chí rong đường 216 thn tc

vy c thế mà phi

ming ngm, tay đếm tin

chân thc đất vàng

bng b, bút múa,

tà tà tiến, phi đạo s ôke

ch đừng lăn tăn

làm phn cu dolly

trăm đứa ăn cùng mt đầu vào

thành đầu ra phi thế

ch ly làm l

làm liu

ri đi quá xa, quá chch

còn li ch lo gì

cn tin ta cho tin

cn ca ta cho ca

cn ghế ta cho ghế

hãy vui lòng biết phn s đi xa!"

(Nhân ngày xe 102/103 City nổ ầm ầm và xả khói đen kịt dưới gầm trời quan lộ 216)

 

Ngô Quốc Phương

 

 

 

 

LÀ BÁO CHÍ

 

Làm báo chí

nghĩa là xun cây bút

để lương tâm

chạy trốn chín tầng mây

khi người dân khốn khó cầu ra tay

ta xoay mặt như hủi kia phải tránh?

 

làm báo chí

nghĩa tiền kia ra lệnh

ta vội vàng khúm núm, tuân theo

để tâm hồn mải ở chốn cheo leo

dân mất đất

kệ mặc bay sống chết?

 

làm báo chí

là giải kia, danh nọ

chủ trên quăng ta sung sướng ôm về

để lương tri ngủ say chốn đê mê

quên quần chúng

bao năm rồi bị trị?

 

làm báo chí

là đội trên, đạp dưới

khiến bút kia gây bao nỗi oan khiên

đến một ngày đất nước vùng lên

thì thử hỏi

chạy đi đâu

bút hỡi?

Ngô Quốc Phương, London, 21/06/2022

(Vĩ thanh: Cực chẳng đã, chẳng thể khóc, đành cười ?!?!)

 

 

 

ĐẾN MỘT NGÀY

 

Đến một ngày

những băng từ, ghi âm, hình ảnh, các show youtube, tiktok, các tweets, các status giống như mọi nền tảng công nghệ đang lên ngôi

đủ thứ, đủ điệu

tràn ngập hằng hà sa số

chi chít vùi sâu như những con chữ dưới những trang sách, cuốn sách nơi thư viện cũ kia với sách gom từ thời trung cổ

đến các nhà "dữ liệu lớn" cũng ngán, vái, lắc đầu

các thể loại thời thượng "vài chấm không" tới "nghìn triệu chấm không" cũng ngán ngẩm

như vị giáo sư tin học nọ đang bắt đầu cảm thấy

đến một ngày mọi thứ quá nhiều, quá thừa, quá lạm

như những bài giảng

được tụng lại,

được biến tấu tinh vi, nhưng vì dỏm nên vẫn vụng

khiến chúng nghe quá giống nhau

coi quá giống nhau

bởi tầng tầng, lớp lớp những tăng lữ kia được nhà nước cấp môn bài đang thao diễn...

đến một ngày cơn buồn nôn không còn cả cảm giác

bởi quái vật một thời nuốt trên nửa trái đất

với học thuyết như cái lưỡi đỏ lòm

và cái mồm đầy răng của tư tưởng bạo lực, lởm chởm, sắc tựa ngàn dao

tiếp tục ngoạm, cắn, xé, đớp

nhai ngấu nghiến hay nuốt chửng

hy vọng của nhiều quốc gia,

dân tộc,

cộng đồng

ngoạm từ đám đông đến cá nhân

ngoạm từ tinh thần đến thể xác

ngoạm từ tư tưởng đến hơi thở

bịt hết mọi lỗ thoát

chặn hết mọi cửa sinh

chỉ một cửa mở thôi

nơi miệng phải câm

tai phải điếc

mắt phải mù

tay phải trói

tư tưởng phải xiềng

chỉ với một ngoại lệ

ấy là phải tuân thủ

phải nằm rạp dưới sự thống trị

khiến quần chúng như một đống, một đàn

nô lệ, culi

trí thức, văn nghệ sỹ là bọn tôi đầy

sử gia dần thành sử quan, học phiệt,

minh họa, xuyên tạc nhảm nhí, ám sát sự thật

khoa học phải đi sau, phải lóp ngóp, phải cúi đầu, xin xỏ

đại học thành cỗ máy nơi nhiều đinh ốc lại được tái chế thành ốc đinh

nơi có bọn giáo quan, một tay nắm chắc tấm thẻ nọ

một tay cân vàng, đếm tiền từ lén lút đến công khai

chẳng còn tay nào cho phấn bảng, bút ngòi

nơi chúng ăn mừng thăng quan, tiến chức

khi được trả công vì nói láo, dạy bạy,

biến thánh đường chữ nghĩa thành cái chợ

biến nhà trường thành công cụ ngu dân,

tảy não học trò

còn bên ngoài ư?

xã hội lộn tùng phèo

vật chất nhảy nhót, lên ngôi

nhà cửa chọc trời, nội, ngoại thất choáng ngợp

xa lộ kìn kịt xe sang

tiền, vàng nặng tay quân bất lương, loài tham quyền nhũng vị...

nhưng dân tộc thì như kẻ mất hồn

thất thần, lạc hướng

dân đói nghèo,

khốn khổ,

lầm than

bị vứt lại sau lưng

khóc khản tiếng, ngoài lề!

 

(Gửi ngàn năm sau với lời chúc lành, may mắn, nếu Trái Đất vẫn còn!)

Ngô Quốc Phương, London, 19/6/2022

 

 

NGÀY NỌ, NGÀY KIA

 

Ngày nọ mở cửa sổ hướng nam,

nhà thơ nọ đang mắng kẻ mất xe đạp

mất cả cái nước thì không sao,

mất thế cũng kêu toáng?

ngày kia mở cửa sổ hướng bắc,

thi sỹ kia đang khóc kiếp quốc vong

đầu thai nhầm thế kỷ

ôi lũ chúng ta!!!

ngày nào mở cửa sổ hướng đông

phía thành Trier, chàng Karl nào đang mắng chiếc vali

chìa khóa đâu rồi, sao ta đến kịp được Highgate?

ngày qua,

xuân chưa hết,

hạ đã rụng

người quản trang mắng chiếc xẻng lưỡi đã mẻ cùn

cắm góc trời tây

làm sao

làm sao ta chôn vùi được tương lai

không

bao giờ tới?

 

Ngô Quốc Phương, London, 17/6/2022

 

 

CHỈ CÒN THƠ

 

Em, anh không có và/chẳng còn chi hết

tiền

bạc

cốc, chén

chai lọ

danh phận

sự nghiệp

chổi, xẻng

rổ, gầu...

hình như chỉ còn chút này

chỉ có chút này

hình như gọi là... thơ

nhưng xin em cứ xoay mặt

cứ dứt áo

vì... đúng rồi... hình như nó đấy

nó chẳng để làm gì

chẳng thể làm gì

chẳng dùng vào được việc quái gì

phải không em?

 

London, NQP, 16/6/2022

***

 

THƠ ƠI THƠ

 

Trên cánh đồng đang rụng rơi vần điệu,

gió tâm hồn sắp trút hết lá khô

tôi thoi thóp

và thơ tôi khẽ thở

cố cùng nhau đi nốt quãng đường đời

 

lũ kền kền đen đặc cuối chân trời

đang chờ đợi ngày thơ tôi đổ xuống

và hồn tôi bạt vía chẳng quay về

nhưng Cao Xanh chẳng cho chúng dễ bề

xoay Con Tạo và nuốt tươi vũ trụ

lẫn thơ tôi cùng nàng tiên chữ nghĩa

lại cho tôi đôi cánh mỏng thoát đi

 

trong giây lát hồn về cõi li bì

bỏ sau lưng xác thơ kia chới với

cả thế gian cùng một trời thách đố

đã sau lưng, tôi giải phóng về trời...

 

bỗng tự nhiên thấy động chạm bên người

ngòi viết kia, mà mực nào đã hết

liền tự bảo ấy vẫn còn, chưa chết

thơ ơi thơ

nhớ cựa nhẹ, tôi mừng!

(Nhớ các Thi sỹ Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương và tưởng nhớ các bậc tiền nhân "hồn ở đâu bây giờ"!)

 

Ngô Quốc Phương, London, 16/6/2022

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89849)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75478)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103555)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86970)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92470)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109120)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84192)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83242)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75573)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80530)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.