- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Ngô Quốc Phương

22 Tháng Sáu 202210:32 CH(Xem: 8962)


HOT LEN - TranhLMP
Hót lên- tranh Lê Minh Phong

 

Thơ Ngô Quốc Phương     

TRUYỀN NGÔN     

 

Này con

con có biết vì sao ta thọ hơn cụ nội?

cụ sáu nhăm còn ta sắp một trăm

cha đừng nói gở

cha chín hai, sẽ còn vượt bách niên

chứ đừng như các ông

chỉ sáu bảy tám mươi, giỏi thì đầu chín, xem ra quá lè phè

đi nhanh quá, đông quá, lăng cháu con còn chưa xây kịp

này con

dân chúng thích coi tuồng

hãy cho chúng coi tuồng bộ

sắp xếp khéo vai

bên thắng, bên thua

bên đuổi, bên chạy

bên mèo, bên chuột

bên phi đao, bên phải trảm đầu

giả khóc, giả cười...

mụ mê, mê mụ

bơ phờ râu tóc

lẫn lộn ngày đêm,

đất trời ú ớ

khiến

hết tập này, chờ tập khác

khao khát, khát khao, mong thỏa

quên cả chúng là ai

ta thực là ai

chúng ra sao

ta đích thị thế nào

nhưng chớ làm quá lố, quá mạnh

vừa diễn vừa đo

chớ ném mạnh vỡ bình

chớ đạp mạnh đổ bàn thờ tổ

bể mâm, vỡ nồi, nát bát

lấy gì ăn?

 

Ngô Quốc Phương, London, 21/06/2022

***

 

Tái bút:


Này con

còn v viết lách, báo chí kia

các ông, các bác đã dng mc

cho con ngi xe "102, 103 city" tha chí rong đường 216 thn tc

vy c thế mà phi

ming ngm, tay đếm tin

chân thc đất vàng

bng b, bút múa,

tà tà tiến, phi đạo s ôke

ch đừng lăn tăn

làm phn cu dolly

trăm đứa ăn cùng mt đầu vào

thành đầu ra phi thế

ch ly làm l

làm liu

ri đi quá xa, quá chch

còn li ch lo gì

cn tin ta cho tin

cn ca ta cho ca

cn ghế ta cho ghế

hãy vui lòng biết phn s đi xa!"

(Nhân ngày xe 102/103 City nổ ầm ầm và xả khói đen kịt dưới gầm trời quan lộ 216)

 

Ngô Quốc Phương

 

 

 

 

LÀ BÁO CHÍ

 

Làm báo chí

nghĩa là xun cây bút

để lương tâm

chạy trốn chín tầng mây

khi người dân khốn khó cầu ra tay

ta xoay mặt như hủi kia phải tránh?

 

làm báo chí

nghĩa tiền kia ra lệnh

ta vội vàng khúm núm, tuân theo

để tâm hồn mải ở chốn cheo leo

dân mất đất

kệ mặc bay sống chết?

 

làm báo chí

là giải kia, danh nọ

chủ trên quăng ta sung sướng ôm về

để lương tri ngủ say chốn đê mê

quên quần chúng

bao năm rồi bị trị?

 

làm báo chí

là đội trên, đạp dưới

khiến bút kia gây bao nỗi oan khiên

đến một ngày đất nước vùng lên

thì thử hỏi

chạy đi đâu

bút hỡi?

Ngô Quốc Phương, London, 21/06/2022

(Vĩ thanh: Cực chẳng đã, chẳng thể khóc, đành cười ?!?!)

 

 

 

ĐẾN MỘT NGÀY

 

Đến một ngày

những băng từ, ghi âm, hình ảnh, các show youtube, tiktok, các tweets, các status giống như mọi nền tảng công nghệ đang lên ngôi

đủ thứ, đủ điệu

tràn ngập hằng hà sa số

chi chít vùi sâu như những con chữ dưới những trang sách, cuốn sách nơi thư viện cũ kia với sách gom từ thời trung cổ

đến các nhà "dữ liệu lớn" cũng ngán, vái, lắc đầu

các thể loại thời thượng "vài chấm không" tới "nghìn triệu chấm không" cũng ngán ngẩm

như vị giáo sư tin học nọ đang bắt đầu cảm thấy

đến một ngày mọi thứ quá nhiều, quá thừa, quá lạm

như những bài giảng

được tụng lại,

được biến tấu tinh vi, nhưng vì dỏm nên vẫn vụng

khiến chúng nghe quá giống nhau

coi quá giống nhau

bởi tầng tầng, lớp lớp những tăng lữ kia được nhà nước cấp môn bài đang thao diễn...

đến một ngày cơn buồn nôn không còn cả cảm giác

bởi quái vật một thời nuốt trên nửa trái đất

với học thuyết như cái lưỡi đỏ lòm

và cái mồm đầy răng của tư tưởng bạo lực, lởm chởm, sắc tựa ngàn dao

tiếp tục ngoạm, cắn, xé, đớp

nhai ngấu nghiến hay nuốt chửng

hy vọng của nhiều quốc gia,

dân tộc,

cộng đồng

ngoạm từ đám đông đến cá nhân

ngoạm từ tinh thần đến thể xác

ngoạm từ tư tưởng đến hơi thở

bịt hết mọi lỗ thoát

chặn hết mọi cửa sinh

chỉ một cửa mở thôi

nơi miệng phải câm

tai phải điếc

mắt phải mù

tay phải trói

tư tưởng phải xiềng

chỉ với một ngoại lệ

ấy là phải tuân thủ

phải nằm rạp dưới sự thống trị

khiến quần chúng như một đống, một đàn

nô lệ, culi

trí thức, văn nghệ sỹ là bọn tôi đầy

sử gia dần thành sử quan, học phiệt,

minh họa, xuyên tạc nhảm nhí, ám sát sự thật

khoa học phải đi sau, phải lóp ngóp, phải cúi đầu, xin xỏ

đại học thành cỗ máy nơi nhiều đinh ốc lại được tái chế thành ốc đinh

nơi có bọn giáo quan, một tay nắm chắc tấm thẻ nọ

một tay cân vàng, đếm tiền từ lén lút đến công khai

chẳng còn tay nào cho phấn bảng, bút ngòi

nơi chúng ăn mừng thăng quan, tiến chức

khi được trả công vì nói láo, dạy bạy,

biến thánh đường chữ nghĩa thành cái chợ

biến nhà trường thành công cụ ngu dân,

tảy não học trò

còn bên ngoài ư?

xã hội lộn tùng phèo

vật chất nhảy nhót, lên ngôi

nhà cửa chọc trời, nội, ngoại thất choáng ngợp

xa lộ kìn kịt xe sang

tiền, vàng nặng tay quân bất lương, loài tham quyền nhũng vị...

nhưng dân tộc thì như kẻ mất hồn

thất thần, lạc hướng

dân đói nghèo,

khốn khổ,

lầm than

bị vứt lại sau lưng

khóc khản tiếng, ngoài lề!

 

(Gửi ngàn năm sau với lời chúc lành, may mắn, nếu Trái Đất vẫn còn!)

Ngô Quốc Phương, London, 19/6/2022

 

 

NGÀY NỌ, NGÀY KIA

 

Ngày nọ mở cửa sổ hướng nam,

nhà thơ nọ đang mắng kẻ mất xe đạp

mất cả cái nước thì không sao,

mất thế cũng kêu toáng?

ngày kia mở cửa sổ hướng bắc,

thi sỹ kia đang khóc kiếp quốc vong

đầu thai nhầm thế kỷ

ôi lũ chúng ta!!!

ngày nào mở cửa sổ hướng đông

phía thành Trier, chàng Karl nào đang mắng chiếc vali

chìa khóa đâu rồi, sao ta đến kịp được Highgate?

ngày qua,

xuân chưa hết,

hạ đã rụng

người quản trang mắng chiếc xẻng lưỡi đã mẻ cùn

cắm góc trời tây

làm sao

làm sao ta chôn vùi được tương lai

không

bao giờ tới?

 

Ngô Quốc Phương, London, 17/6/2022

 

 

CHỈ CÒN THƠ

 

Em, anh không có và/chẳng còn chi hết

tiền

bạc

cốc, chén

chai lọ

danh phận

sự nghiệp

chổi, xẻng

rổ, gầu...

hình như chỉ còn chút này

chỉ có chút này

hình như gọi là... thơ

nhưng xin em cứ xoay mặt

cứ dứt áo

vì... đúng rồi... hình như nó đấy

nó chẳng để làm gì

chẳng thể làm gì

chẳng dùng vào được việc quái gì

phải không em?

 

London, NQP, 16/6/2022

***

 

THƠ ƠI THƠ

 

Trên cánh đồng đang rụng rơi vần điệu,

gió tâm hồn sắp trút hết lá khô

tôi thoi thóp

và thơ tôi khẽ thở

cố cùng nhau đi nốt quãng đường đời

 

lũ kền kền đen đặc cuối chân trời

đang chờ đợi ngày thơ tôi đổ xuống

và hồn tôi bạt vía chẳng quay về

nhưng Cao Xanh chẳng cho chúng dễ bề

xoay Con Tạo và nuốt tươi vũ trụ

lẫn thơ tôi cùng nàng tiên chữ nghĩa

lại cho tôi đôi cánh mỏng thoát đi

 

trong giây lát hồn về cõi li bì

bỏ sau lưng xác thơ kia chới với

cả thế gian cùng một trời thách đố

đã sau lưng, tôi giải phóng về trời...

 

bỗng tự nhiên thấy động chạm bên người

ngòi viết kia, mà mực nào đã hết

liền tự bảo ấy vẫn còn, chưa chết

thơ ơi thơ

nhớ cựa nhẹ, tôi mừng!

(Nhớ các Thi sỹ Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương và tưởng nhớ các bậc tiền nhân "hồn ở đâu bây giờ"!)

 

Ngô Quốc Phương, London, 16/6/2022

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89190)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110095)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90947)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90507)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 80691)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85155)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86513)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 77647)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 99548)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 80555)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.