- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

T R Ở C Ờ

26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 92963)


Góc nghĩ

T R Ở C Ờ

 

 Mùa xuân năm 2012 này, nước Pháp chuẩn bị bầu Tổng thống mới, nhiệm kì năm năm của Tổng thống tại chức Nicolas Sarkozy sắp hết hạn. Trong một nước dân chủ, ai cũng có quyền ứng cử trong vòng đầu, từ dân quèn cho đến chánh trị gia lão luyện, kể cả Tổng thống sắp mãn nhiệm, miễn là * tin mình có cơ được bầu, hoặc * muốn lợi dụng thời gian quần chúng chú tâm nghe đề giãi bày tâm huyết và í hướng của mình. Sau đó, hai nhà nào được nhiều phiếu hơn mấy người kia thì mới ứng cử tiếp. Trong vòng thứ hai này, người được đa số phiếu, từ 50,1% trở lên, sẽ đăng quang, chánh thức đóng vai Tổng thống trong nhiệm kì sắp tới.

 Trước ngày bầu cử, kể tử đầu tháng ba năm nay, tuần nào trên báo chí và trên vô tuyến và truyền hình cũng đều có thông báo kết quả nhiều loạt trưng cầu dân í chẩn đoán kẻ có cơ được bầu trong số mười ứng cử viên đăng kí. Toàn thế các cuộc trưng cầu dân í này thảy đều nêu tên hai người đứng hàng đầu (trên dưới 30% số phiếu) là Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy và ông François Hollande thuộc đảng xã hội. Và, phần khác, thảy đều cho thấy ông François Hollande luôn luôn đạt được đa số, chắc sẽ thắng cuộc và sắp ngồi ghế Tổng thống.


Thay quần đổi áo

 Thế là như bầy gà bị chồn chung vô chuồng bắt trộm, một số không ít quốc vụ khanh và bộ trưởng đã được đương kim Tổng thống bổ nhiệm trước kia dầu họ bấy giờ thuộc phe đối lập, nay bỗng vụt thay quần đổi áo lần nữa. Tuyên bố rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông François Hollande trong cuộc bầu cử sắp tới : như những nguyên quốc vụ khanh Chánh sách phố phường Fadela Amara, nguyên thống đốc tổng bộ Liên đới nghề nghiệp Martin Hirsch, nguyên tổng trưởng bộ Công bằng xã hội Azouz Begag (*), nguyên tổng trưởng bộ Hải ngoại Brigitte Girardin, nguyên tổng trưởng bộ Sanh thái Corinne Lepage chẳng hạn, và một số khác nữa.

 Các cuộc trở mặt chớp nhoáng này tất nhiên không khỏi gây nên phản ứng mạnh mẽ, mặc cả những lời lẽ tự biện. Không chỉ từ phe bị họ từ bỏ, mà còn cả từ phía họ muốn tái nhập. Nói nào ngay, thì loại cử chỉ tiềm chứa kì vọng được Tổng thống dự kiến nghĩ tới mình khi ông lập chánh phủ mới, kể ra cũng khí thực dụng, quá ư tráo trợn và lộ liễu. Cho nên bay liền trên đầu họ biết bao lời chê trách không mấy nhẹ mồm nhẹ miệng, nào là vong ơn bội nghĩa, ingrats, ngu xuẩn, stupides, vô cùng bỉ ối, absolument scandaleux, ngược nước ngược cái, contre-productifs, xấu hổ, honteux, đáng phỉ nhổ, méprisables…Có chánh trị gia còn gióng tiếng rùm beng khinh thị : « Begag, Girardin, Amara, Hirsch, Lepage : họ có mấy sư đoàn ? Mấy sư đoàn cả thảy ? Họ chỉ đại diện có mỗi một mình mình mà thôi. »

 Còn ông Tổng thống dự kiến François Hollande thì xem bề hết sức ngần ngại : « Tôi không phải là kẻ cai quản tâm hồn. Họ lẽ ra không nên thay đường đổi hướng hồi 2007. Họ đã nếm trải mọi hậu quả của tác phong ấy và lấy làm hối tiếc. Nếu như bây giờ họ muốn quay ngược trở về vào năm 2012 này để xóa những điều mình đã lỡ tay hoặc không dính tay, thì càng hay chớ sao. »


Thuở trời đất…

 ... nổi cơn gió bụi, tháng tư 1975 ở bên ta. Bấy giờ ở Pháp có một nhóm Việt kiều tự xung là yêu nước, hổ hởi đón chào, tôn thờ chánh quyền mới. Mũ ni che tai để khỏi nghe thấy tiếng kêu trầm thống của dân tình. Bịt mắt để khỏi ngó thấy cảnh văn nhân trí thức bị bắt học tập cải tạo, và để khỏi trông thấy hàng trăm người, hàng ngàn người, hàng vạn người, hàng triệu người bị giải phóng đến mức phải bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Vượt biên, vượt biển trong cảnh gia đình phân tán, đất nước đọa đày. Cảnh họ bị hoạnh họe, vòi vàng vòi bạc, rồi chết khát, chết hiếp, chết chìm trên mù mịt biển khơi.

 Thế là nhóm Việt kiều yêu nước được đảng và chánh phủ mời về giúp nước. Trước hết, họ được chở đi tham quan viếng cảnh bằng trực thăng quân đội… Rồi có người làm đại biểu Việt kiều trong quốc hội (ai bầu ?), có người làm Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại cũng trong quốc hội (ai bầu ?), phần còn lại thì trở về Pháp tay không. Tay không, họ bỗng nhiên trở thành một nhóm li khai, lên lời chống đối.

 Cũng may là ở xa, họ chỉ bị cấm về nước. Cho đến khi họ chịu cúi đầu.


TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 26/04/2012)

 ----------

 (*) Trần Thiện-Đạo, Azouz Begag - Trước cuộc bầu cử - Liệu có bị xáo trộn bởi một người ‘’Ả rập làm vì‘’ ? (Thể thao Văn hóa, số 54, ngày 5-5-2007). Bài này bàn tới cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp năm năm trước.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89223)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110311)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91067)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90621)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 80955)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85417)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86541)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 77683)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 99581)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 80584)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.