- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HAI LẦN ĐƯỢC GẶP NHÀ VĂN-NHÀ BIÊN KỊCH VŨ THƯ HIÊN

17 Tháng Sáu 202212:07 SA(Xem: 8906)


 

vu_thu_hien_2
Nhà văn-Nhà biên kịch Vũ Thư Hiên

 

 

HAI LẦN ĐƯỢC GẶP NHÀ VĂN-NHÀ BIÊN KỊCH VŨ THƯ HIÊN     

Mai An Nguyễn Anh Tuấn    

 

Trong những ngày chờ đợi có nhà sản xuất phim, T. cận tôi ngồi đọc và hỏi han để lấy tư liệu cho một cuốn sách nhỏ đang “âm mưu”, viết về đời sống Điện ảnh nước nhà & thân phận những thế hệ người làm phim từ trước tới nay - trong đó có tôi. Tôi đọc lại hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn mà tôi hâm mộ kể từ khi đọc cuốn “Bông hồng vàng” của K. Pautovski do ông dịch từ tiếng Nga… Tôi chợt nhớ lại những ngày tháng không được làm phim, phải rời cơ quan vào Sài Gòn làm thuê, viết thuê…

Một C.ty văn hóa tư nhân núp bóng Nhà nước mời tôi làm phim về TP. HCM dịp kỷ niệm 15 năm, mang tên “Thành phố không mệt mỏi”. Sau khi đã quay tư liệu một vài cơ sở sản xuất kinh doanh, lúc tới C.ty của doanh nhân nổi như cồn Tăng Minh Phụng, tôi được biết nhà văn Vũ Thư Hiên đang làm cố vấn cho ông ta trong việc giao dịch hàng hóa với nước Nga (lúc Liên-xô sắp sụp đổ).

Tôi hồi hộp lắm, vì đã được biết sơ qua về quãng đời tù đày của một nhà văn đang có tên trong cơ quan tôi với chức danh “nhà biên kịch” từng tốt nghiệp trường Đại học Điện ảnh quốc gia Liên-xô (VGIK). Nếu được gặp ông, tôi sẽ nói gì đây?  Bảo rằng: “Thưa bác, em vinh dự là người cùng cơ quan với bác”, hay là: “Các rạp chiếu phim đã biến mất trở thành quán bia, vũ trường, đầu phim thì dành cho các nghệ sĩ lớn có công với CM và nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ Ưu tú thực hiện rồi, nên thằng đàn em đành thất nghiệp chạy vào đây, may quá được gặp bác…”?

Nhưng để làm gì? Để tìm sự cảm thông, lời an ủi của bậc đàn anh trong nghề cũng đang bỏ nghề ư?… Nhưng thật ra, tôi chợt nảy lòng thương ông, và thương mình… Tôi quyết định không kể cho ai là tôi có biết ông, thậm chí biết rõ về lai lịch của ông. Không phải vì sợ có người bĩu môi: “Úi giời, thấy người sang bắt quàng làm họ”, mà bản năng mách bảo tôi: biết đâu đó cũng là cách tôi bảo vệ ông, khi ông đương tìm cách náu mình an toàn để mưu sinh…

Tôi đã gặp ông hai lần tại C.ty thương mại đang ăn nên làm ra nọ, với tư cách chỉ là hai người làm thuê cho ông chủ nhiều tiền và biết trọng trí thức. Nhà văn không thể biết rằng có một kẻ vô danh tiểu tốt mới vào nghề điện ảnh đã kín đáo quan sát ông, tự hỏi ông đang làm gì cho ông chủ ấy trong lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với ông là kinh doanh…

Mấy năm sau, qua hồi ký của ông, tôi được biết đó cũng là thời gian ông âm thầm viết “Đêm giữa ban ngày” giữa nguy hiểm vẫn còn rình rập. Và cuốn sách đó cũng góp phần trả lời giúp tôi cái câu hỏi vấn vương trong nhiều năm – đặc biệt qua những dòng hôm nay tôi đọc lại để hiểu thêm về những điều mình sẽ phải viết:

“…sau khi ra tù, không đi làm cho nhà nước nữa, đời sống gia đình tôi khấm khá hẳn lên, tinh thần cũng thoải mái, kể cả khi tôi làm thuê cho những người theo lý thuyết của các nhà mác-xít là những tên bóc lột. Những ông chủ cá thể xử sự có văn hóa hơn hẳn ông chủ lớn mà tôi phục vụ suốt đời” (ĐGBN).

Mai An Nguyễn Anh Tuấn



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 94812)
...Người khách đầu tiên tìm đến là một gã đàn ông lùn tè lùn tẹt, gã hỏi mẹ chị đi ”tàu nhanh” giá bao nhiêu? Mẹ chị ngớ người không hiểu, hỏi lại gã tàu nhanh là gì? Gã văng tục:” Đ... mẹ, làm đĩ mà không biết tàu nhanh!”. Mẹ chị nói với gã lần đầu tiên đi bán mình nên chưa biết, gã giảng giải cho mẹ chị, đi tàu nhanh nghĩa là “làm” một cái thôi, giống như ăn bánh trả tiền, còn đi” tàu chậm” là qua đêm, “làm” bao nhiêu cái thì “làm”...
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 114201)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87805)
“Theo Trần Trọng Kim nhận rằng thơ là của Lý Thường Kiệt. Nhưng nói chắc là Thường Kiệt làm được thơ thì không có gì làm bằng cứ”[15]. Sau này, Bùi Văn Nguyên phân tích các cứ liệu và đoán định rằng: “Như vậy tác giả bài thơ “thần” này là khuyết danh”[16]. Bùi Duy Tân tiếp tục hướng này và chủ trương rằng “bài thơ này nên để khuyết danh tác giả”[17]...
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 74776)
Hắn tỉnh lại đột ngột. Bốn năm người thanh niên đang kéo hắn ra từ dưới lườn xe. Hắn nếm được vị mặn và máu, một đầu gối bị đau, và khi bị nhấc bổng, hắn phát rên, không chịu nổi sự đụng chạm trên cánh tay mặt. Những tiếng nói như không thuộc về những khuôn mặt treo ở trên hắn đang bông đùa vỗ về và bảo hắn yên tâm.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83151)
Khi tòa báo đề nghị tôi tham gia viết về các nhà văn mà giá trị được cường điệu cao hơn giá trị thật của chính họ, tôi đã nghĩ sẽ từ chối. Tại sao phải tự mình tạo thêm kẻ thù một cách miễn phí? Rồi Robbe-Grillet xuất hiện trong đầu.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 91625)
Sư thày trụ trì ngôi chùa làng là người có học. Chẳng bao lâu hắn đã có thể trò chuyện như một người bạn tâm giao. Giáo lí nhà phật trong nhiều năm đã trở nên mờ nhạt với tuyệt đại đa số những con người tất bật với cuộc sống hôm nay. Cái hiểu biết về đền chùa miếu mạo của hắn cũng chỉ dừng ở mức không nhầm lẫn giữa nơi này với nơi khác. Bởi thế được trò chuyện với sư thày mỗi tháng vài lần là điều làm hắn vô cùng thích thú.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 110896)
Một cái chức nhỏ nhẹ Một cái chức lăn như cỏ lông chông Mơ đeo vào tay xòe ra giữa nắng Mơ đeo vào gót chân mỗi bước mỗi khua vang rổn rảng
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 100335)
Hoa ôm cứng lấy tôi. Hoa bảo: Hãy yêu Hoa đi. Nắng buổi chiều chiếu rọi xuyên qua bản vẽ làm rách nát từng đường trên cơ thể Hoa. Tôi nằm dát người trên chiếu, nghe tiếng súng nổ và hiểu Đà-nẵng đang cơn hấp hối.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109439)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86852)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.