- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ NGUYỄN HỮU THỤY

07 Tháng Sáu 20225:02 CH(Xem: 14383)
thi sĩ NguyenHuuThuy
Thi sĩ Nguyễn Hữu Thụy

THƠ      
NGUYỄN HỮU THỤY       

 

LTS: Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của thi sĩ Nguyễn Hữu Thụy, từ “PHÂN ĐOẠN CUỘC ĐỜI” cho đến “THƠ - VỚI THƠ ĐẦU NĂM” sẽ đưa chúng ta đi qua thời gian và không gian của một đời thơ, cùng thân phận của người dân khốn khó trong những ngày chiến tranh để có hòa bình trên quê hương hôm nay.
“Tìm đường sống chính trong cái chết

Biết giặc là ai lộ mặt người !”
Thân mời quí bạn cùng vào cõi thơ của Nguyễn Hữu Thụy.

Tạp Chí Hợp Lưu

 

 

Nguyễn Hữu Thụy

PHÂN ĐOẠN CUỘC ĐỜI


Mẹ hiền rứt ruột đẻ ra ta
Cái tên như hoa ngời ngời đẹp
Đứa con đầu lòng nơi xó bếp
Thời chống Tây chạy giặc lên non

Trung Phước đưa nôi gần năm tròn
Bầu sữa Mẹ no tình nghèo khó
Sau hòa bình cõng ta lội bộ
Về quê Cha khoai sắn dâu tằm

Những ngày vui cũng chừng mười năm
Từ Trường Sơn quân...tràn xuống tới
Lụt theo sau xác người trôi nổi
Mẹ tay bồng tay xách lìa quê

Vượt tuyến qua sông bỏ lại ghe
Đạn réo sau lưng ngày bái biệt
Tìm đường sống chính trong cái chết
Biết giặc là ai lộ mặt người !

*****

Thương ta thằng nhóc mặc quần đùi
Đu xe đò Phi Long Tiến Lực
Đà Nẵng ôm ta trong lòng ngực
Đông Giang ấp yêu ngày lớn khôn

Trại tạm cư che mái nhà tôn
Trời An Hải định danh tị nạn
Trông về quê hút xa tầm đạn
Mà lòng con trẻ mãi ngùi thương

Mồ côi Cha trong Tết Mậu Thân
Chuột dưới hang trồi lên thành phố
Giữa trời Xuân rền vang tiếng nổ
Hương hồn tử sĩ khóc đưa tang

Mẹ ta lần từng bước gian nan
Nuôi con chữ thi đâu đậu đó
Bàn chân non vết ruồi son đỏ
Đen bụi chì thượng lộ đi Nam

*****

Đất Sài Gòn như cục nam châm
Hút tất cả vàng thau lẫn lộn
Từ máy bay trên trời nhìn xuống
Ta rơi theo hòn sạn trượt dài

Không đủ tâm đủ lực đủ tài
Bỏ bút giữa chừng đeo súng ngắn
Mở khóa an toàn ta lên đạn
Bắn chỉ thiên vào cuộc chiến tranh

Cuộc chiến tranh mưa máu gió tanh
Ngưng chiến da beo - phân ranh giới
Người anh em quá đà xông tới
Bỏ phiếu bằng chân máu nhuộm đường

Đi đêm với Tàu - thằng Mỹ buông
Bứt tử bạn mình từng thề thốt
Tất cả tan hàng xe...pháo...tốt
Loạn cào cào ba mươi tháng Tư

*****

Phủ đầu Rồng trí thức sĩ phu
Sao trắng Mai vàng và lính lác
Nghe anh Núi lên đài ca hát
Nối ( vòng tay )... một bản nhạc buồn

Đã chịu thua sao được nói hơn
Không tuẩn tiếc - đeo càng - vượt biển
Thì nín nhục im hơi lặng tiếng
Lên rừng nhổ cỏ mới cho tha

Phân đoạn cuộc đời mấy ngã ba
Có ngã cụt đi hoài không tới
Kẻ tin bước - hụt chân chới với
Ta ngờ - lạc vận cả đời thơ

Nhờ ơn trên sống được tới giờ
Trời một cỏi lấy khôn làm dại
Đem tình người với nhau đối đãi
Ở tới già đầu những dấu yêu .

Sàigòn không ngày tháng .

 

XƯA RỒI DIỄM
tặng hồthịxuândiễm
nguyễn hữu thụy

Có một điểm mù trong trí nhớ
Nằm yên trốn kỷ mấy mươi năm
Và cuộc tình xưa còn ở đó
Trong quỷ thời gian chết lặng thầm

Ngưòi đã vượt qua khung trời lạ
Cá đã tung lờ biệt chốn quê
Tự do - cuối cùng là tất cả
Đổi hết thanh xuân - thoát bóng đè


Đã xưa rồi Diễm - xưa rồi thực
Ta hổ thẹn mình chẳng trượng phu
Ghế đá công viên nằm thao thức
Nhà cửa hai ta xa mịt mù

Nhà của hai ta đều chiến bại
Đứng đầu danh sách...gặp nhau đây
Tội Cha(?)di họa đời con cái !
Ngộp nước đồng chua phải rã bầy


Yêu nhau chịu phận cùng oan nghiệt
Rồi ra không đủ sức gánh gồng
Lẳng lặng chia xa là chấm hết
Mỗi phận đời riêng mỗi nhánh sông

Người đã tếch sang trời Mỹ đế
Thực tế buồn ơi với mộng mơ
Cứu cánh biện minh...mà quá tệ
Facebook thấy rồi lại ngó lơ (!)

Xóa sổ đời nhau vùi ký ức
Tâm tưởng chỉ còn nhớ cái tên
Không thể ghép vần Song Hỷ được
Mỗi lòng giấu kín nỗi niềm riêng

Đã xưa rồi Diễm xưa rồi Diễm
Vọng khúc ca buồn Trịnh... Diễm Xưa
Kết thúc nhạc phim Chân Trời Tím

Đã biết đôi đưòng nắng khác mưa .

Sài gòn 1987 - 2019 .

 

TỎ LỜI CÙNG NHỮNG DÒNG SÔNG

nguyễn hữu thụy

Đất nước bao đời ở với dòng sông
Từ ngày khai thiên đến thời kỳ lập quốc
Những dòng chảy mang đầy tiềm lực
Có linh hồn và hơi thở thiêng liêng

Những dòng sông như dòng máu tổ tiên
Thân lúa nước oằn mình trong giông bảo
Từ Việt bắc đến đồng bằng Trung bộ
Từ Cao nguyên tới đất mủi Cà mau

Những dòng sông đã nối tiếp nhau
Căng no gió thuyền buồm xuôi ra biển
Đã bồi lở nổi chìm bao trận chiến
Giữ cho còn tên gọi một quê hương

Từ sông Hồng đến dòng cuối Cửu Long
Thắt ruột Thu Bồn ta trôi bỏ xứ
Nay uống nước Đồng Nai thấm câu Tục ngữ
Uống nưóc nhớ nguồn - trong nỗi xót xa

Chận đầu Mêkông - ứ máu phù sa
Nam bộ phơi đồng chín cửa rồng bức tử
Mùa giáp hạt dân Vu Gia - quê ta - chạy lũ
Sông ơi sông tai biến tự bao giờ

Thương con đò tĩnh lặng bức tranh thơ
Cạn lỗ chân trâu khát ao hồ đuối nước
Vườn muối mặn đã từ từ xâm thực
Những nghịch thường cứ đổ tội thiên tai

Lời tỏ cùng sông thương nhớ dặm dài
Nứt nẻ những bàn chân cầu Trời khẩn Phật
Thân cóng lạnh trôi dài trên mặt đất
Đến tận cùng khổ nạn vận sông quê .

S.gòn mùa nắng hạn 2020

 

LỤC BÁT SÀI GÒN

nguyễn hữu thụy

Không đâu như đất Sài gòn
Một thời nổi tiếng là hòn Viễn Đông
Trui qua lửa đỏ bụi hồng
Phai tên lạc tuổi từ trong lỗi lầm

Ngọc nay như cục máu bầm
Trên thân thể Mẹ những trầm tích đau
Lún dần dưới đáy biển dâu
Nghe xưa cổ tích - biết đâu bây giờ !

Nhịp đời đứt gảy câu thơ
Nhện giăng giăng những đường tơ võng buồn
Những ai tan nát Sài gòn
Lượm lên nỗi nhớ vẫn còn nghe thơm

Mồ hôi ướt vã linh hồn
Tiểu đêm trở giấc chập chờn đái mơ
Tang Thương Ngẫu Lục đội mồ *
Chuyện xưa tích cũ ứng vào bấy nay

Sài gòn khéo vổ trắng tay
Biên niên sử lệch đường ngay nẻo về
Liêu xiêu người ngợm bóng đè
Rớt ta đứng lại bên lề thời gian

Cổi gìa một dấu chấm than !
Thiêng liêng giọt lệ thấm tan cõi lòng
Thủy chung trời đất ở cùng
Tình người yêu mến tương đồng nếp xưa .



S.gòn 2020

* Một tác phẩm của Phạm đình Hổ và Nguyễn Án
- nội dung ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu - thời Lê mạt và Nguyễn sơ - cuối tk18 và đầu tk 19 tại vn .

 

 

 

BÂY GIỜ TÔI NHỚ ...

nguyễn hữu thụy

Hình như tôi nhớ là tôi đã
Mất tuổi thanh xuân lỡ cuộc tình
Bây giờ tôi nhớ thì tôi đã
Thấy Nguyệt rằm xưa sáng hiển linh

Tôi của ngày xưa vai áo bạc
Phận đời vận nước cứ lênh bênh
Sống với đớn hèn thương rách nát
Ngày tàn chiến bại phải không em

Tôi của ngày xưa đi biệt xứ
Có nhà còn Mẹ cũng đành xa
Đất hứa không dung người lữ thứ
Lòng lành Chúa nhận phất tay qua

Tôi của ngày xưa thơ xác tín
Nỗi buồn chính nghĩa sáng như gương
Đi với tương lai ngày vô định
Yêu với tình yêu lạc mất đường

Chẳng trách gì ai tình tận số
Chân phương còn lại chữ Tâm này
Phơi trắng thời gian màu tím - đỏ
Hai sắc buồn như hoa - như mây

Nguyệt Ửng Rằm Trăng đêm cổ tích
Chiếu xuống trần gian độc nỗi niềm
Thấy cả hồn tôi trong tỉnh mịch
Ấm lại hơi sương dịu lá mềm

Cứ tưởng xa biệt tăm mất dạng
Tôi với trăng khuya khuyết tuổi già
Đã thấy bên kia bờ Nguyệt rạng
Đêm hằng minh rọi bóng Sala .


Sài gòn
với những đêm 2021

 

THƠ - VỚI THƠ ĐẦU NĂM

nguyễn hữu thụy

Ta vẫn hồ nghi trong thơ có thép
Chẳng thép nào xúi dại phải làm thơ
Hình tượng bây giờ mấy đứa bưng bô
Chưa kịp xung phong đã chết bờ chết bụi

Ta thương Em thơ mềm như lụa mới
Đôi khi buồn nước mắt cũng tan theo
Không cờ bay trống gióng mị lời yêu
Xin sống mãi với tâm hồn thi sĩ

Ta thương Nước dặm dài bao thế kỷ
Chở ca dao nhịp võng Mẹ ru hời
Nghe tiếng thoi đưa bóng hạc bỏ xa trời
Thơ yêu nước nồng nàn nuôi ta lớn

Không lẫn vào đâu dù vàng thau lẫn lộn
Nghìn độ trui trên biển lửa hung tàn
Khép mắt xanh : bụi cốt tro than
Thơ đã định hình bay theo hồn phách

Những thần tượng giã danh nay chết sạch
Bóng thi hào cũng đổi họ thay tên
Còn chính là thơ sống sót với dân đen
Với những hồng nhan ta từng yêu lận đận .

S.gòn ra Giêng Tân Sửu

Nguyễn Hữu Thụy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 429)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 2674)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5590)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 6558)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 59918)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 347)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 507)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 953)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 894)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 882)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh