- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mầu Tím Hoa Sim - Hữu Loan - Translated into English by Hương Cau CaoTân

22 Tháng Hai 20225:43 CH(Xem: 11677)

 

 

NhaTho HuuLoan
Nhà thơ Hữu Loan (1916-2010)



MẦU TÍM HOA SIM - Hữu Loan –     
Translated into English by Hương Cau CaoTân      





5.2   Mầu Tím Hoa Sim
                               Hữu Loan

 

 

Nàng có ba người anh đi bộ đội

Những em nàng có em chưa biết nói

Khi tóc nàng xanh xanh

 

Tôi người Vệ-Quốc-Quân xa gia đình

Yêu nàng  như tình yêu em gái

Ngày hợp-hôn nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân-nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân

Nàng cười xinh-xinh bên anh chồng độc-đáo

Tôi ở đơn-vị về cưới nhau xong là đi

 

Từ chiến-khu xa nhớ về ái-ngại

Lấy chồng đời chiến-binh mấy người đi trở lại!

Nhỡ khi mình không về thì thương

người vợ chờ bé-bỏng chìều quê

 

Nhưng không chết người trai khói-lửa

mà chết người gái nhỏ hậu-phương

Tôi về không gặp nàng

Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối

Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh-xanh ngắn chưa đầy búi

Em ơi! Giây phút cuối không được nghe nhau nói

Không được trông nhau một lần…

 

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím

Áo nàng mầu tím hoa sim

Ngày xưa đèn khuya bóng nhỏ

Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa!...

 

Một chiều rừng mưa ba người anh từ chiến-trường Đông Bắc

Biết tin em gái mất trước tin em lấy chồng!

Gió thu về rờn-rợn nước sông

Đứa em nhỏ lớn lên ngỡ-ngàng nhìn ảnh chị

Khi gió thu về cỏ vàng chân mộ chí!

 

Chiều hành-quân qua những đồi hoa sim

Những đồi hoa sim                                                                                                                         

Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết,

Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền-biệt…

Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa:

“Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu”

 

Ai hát vô-tình hay ác-ý với nhau

Chiều hoang tím có chiều hoang biết

Chiều hoang tím tím thêm màu da-diết…

Nhìn áo rách vai tôi hát trong mầu hoa:

“Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh mất sớm…!”

Mầu tím hoa sim tím tình tang lệ rớm…

 

Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân-hành

Vang-vọng chập-chờn theo bóng những binh-đoàn

Biền-biệt hành-binh vào thăm-thẳm chiều hoang mầu tím…

 

Tôi ví vọng về đâu

Tôi với vọng về đâu?

-- áo anh nát chỉ dù … lâu!

 

 

 

5.2   The Purple Colour of Downy Rose Myrtle Flower  by Hữu Loan

                                                   Translated into English by Hương Cau CaoTân

 

She has three brothers who joined the army

Some of her younger brothers have not learned to speak properly

While her long hair is still black and shiny

 

I, a National Guard, who have been away from my own family

Who love her as much as I do my younger sister, and as dearly

She does not insist on wearing a new dress on her wedding day

I am in my army uniform, with muddy shoes from missions far away

She smiles prettily, standing beside the husband who looks so interesting

I, having returned from my company, depart again right after the wedding

 

From the distant battle zones, I think of her with great concern

Marrying a soldier in war time, who can guarantee for his own return!

If, by chance, my return could not come to be

Then what a pity for the little wife who stays back, waiting in the country

 

But death does not happen to the man living in the fury of the battlefront

But it does to the tiny girl who lives in the rear region

I could not see her face in my homecoming

My mother sits beside her grave while darkness is covering

The vase in wedding day becomes the incense bowl, in coldness so deadly

While her hair, not yet a full bun, is still black and shiny

Alas, my love! I cannot hear your dying whispering the last time

Nor can I see your lovely face only for the last time…

 

She used to love, with all her heart, the purple downy rose myrtle flower

She wore no other colours except the downy rose myrtle flower’s colour

She used to stay up late under the light of a little oil lamp by herself

To mend her husband’s old shirt so he could be looking well!

 

One rainy day, her three brothers in the Northeast battlefront far away

Received the news of her passing away before that of her wedding day!

While the autumn winds ruffle the surface of the home river

The growing little brother looks strangely at his sister’s picture

Autumn winds blow; the grass at her stele’s bottom becomes yellower!

 

                                                

 

The afternoon operation passes the hills full of downy rose myrtle flowers

Oh those hills full of downy rose myrtle flowers

Hills full of downy rose myrtle flowers that are furthest and endless

The flower’s purple colour makes you feel the blue the deepest…

Someone recites the old proverb as if it is in a song’s rhyme:

“My shirt has the threads loosened at the hem for so long a time

I am not yet married, and my old mother has not mended it for some time”

 

Who knows whether the proverb is sung unintentionally, or intentionally

Only a desolate afternoon appreciates a blue purple afternoon fully

O purple, the colour of which deepens as the tormenting lovesick colour…

Looking at the shoulder-torn shirt, I sing against the colour of the flowers:

“My shirt has the threads loosened at the hem for so long a time

My wife has passed away at early age for some time…!”

The purple colour of the downy rose myrtle flower still makes me cry...

 

Ghostly golden clouds are on the skyline and the sound of a horn’s march

Echoing, flickering, and shadowing the companies of army who depart

Away for operations into a deepest purple afternoon, as it is in your heart…

 

Where can I recite the proverb to?

And where and who can I reach to?

--- My shirt’s threads have broken … for so long too!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 5983)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 5857)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 6809)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 6568)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 6754)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6335)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7334)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 6841)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
17 Tháng Mười Hai 20222:10 SA(Xem: 6331)
Được tin buồn: cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ (Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75) Sinh năm: 1933 Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) Hưởng Thọ: 90 Tuổi
14 Tháng Mười Hai 202210:36 CH(Xem: 6436)
Nhận được tin buồn: Thân phụ nhà thơ Đặng Hiền, chủ biên tạp chí Hợp Lưu Là Cụ Ông Đặng Văn Ngữ Pháp danh: Minh Pháp Sinh năm Quý Dậu (1933) tại Đà Nẵng, Việt Nam. Đã tạ thế ngày 06 tháng 12 năm 2022 tại California, USA. Hưởng thượng thọ 90 tuổi. Xin thành kính phân ưu cùng nhà thơ Đặng Hiền và tang gia