- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LỤC BÁT HUỲNH LIỄU NGẠN

18 Tháng Mười Một 20215:12 CH(Xem: 12578)

 

Huỳnh Liễu Ngạn tháng 2.20200

Huỳnh Liễu Ngạn- tháng 2.20200

LỤC BÁT

HUỲNH LIỄU NGẠN

 

THUỞ ẤY EM ĐI

 

em đi vào buổi giêng hai

sân sau ngõ trước hiên ngoài vắng tanh

con gà buổi sáng nắng hanh

gáy vang ở một góc tranh kiếm tìm

 

vắng em mọi thứ lặng chìm

con mèo con chó chạy tìm khắp sân

những nơi có dấu bàn chân

bông hoa cây cỏ phân vân đứng chờ

 

luống rau luống cải thẩn thờ

một vài ngon gió bơ phờ nhìn theo

hôm đi trời cũng eo xèo

lăn tăn dòng nước đám bèo ngừng trôi

 

từ khi em biệt tăm rồi

mọi điều cũng tưởng sẽ thôi bình thường

nhưng không ở chổ đầu giường

một vài cọng tóc vô thường nằm queo

 

mùi hương thuở ấy còn đeo

vào trong giấc ngủ mốc meo đến giờ.

 

30.9.2021

 

CHIỀU QUÊ GẦN NHÀ

 

những chiều mưa lạnh hồn đêm

đem treo nỗi nhớ cho thêm chín dài

những chiều phơ phất trần ai

ngẩn ngơ như đã đầu thai kiếp người

 

có lần hẹn với xa xôi

bóng đêm che lấp đôi lời thiết tha

vẫn mưa vẫn gió lượt là

vẫn em giữa cõi ta bà lược gương

 

lòng còn hoài vọng thiên hương

nên quên hết cả sầu vương hôm nào

mỗi khi thấy trời hanh hao

ước ao như bóng trúc đào lặng trôi

 

người ơi thuở ấy đâu rồi

cho tôi tìm lại trăng vơi một lần

để nhìn mái tóc phù vân

trên màu mắt đã nguội dần tái tê

 

về đông về bắc thì về

cho em ở lại chiều quê gần nhà.

 

21.9.2021

 

EM VÀ SƯƠNG

VÂY ĐẦU CÂY

 

bóng chiều còn đổ vai anh

trôi theo ngọn gió mong manh cuối ngày

em và sương vây đầu cây

chờ trăng sáng tỏ đó đây một vòng

 

tóc vừa rẻ phía trời đông

phía êm ả một mùa bông chưa hoài

thôi em năm đó phương đoài

anh ôm giấc mộng đổ ngoài bến kia

 

ngày xin tình em phân chia

anh đi tìm lại nửa kia con đường

chạm vào tay áo em buông

nửa kia còn sót mùi hương thuở nào.

 

19.9.2021

 

GIỮA TRƯA

NẮNG HẸN QUA ĐÈO

 

nhìn em rẻ nước xuôi nguồn

sông trôi mang nặng sầu tuôn dật dờ

nhìn em xuống ruộng lên bờ

đôi bàn tay lạnh lẽo hờ hững theo

 

giữa trưa nắng hẹn qua đèo

bóng cao nhỏ lá nằm cheo reo chờ

buồn tay anh hái chùm mơ

lòng em còn đậm căn cơ ngõ hồn

 

anh ngồi với bóng chiều buông

với dăm ngọn sóng vã vồn mắt em

trăng đi năm ngoái ngoài thềm

bỏ quên dĩ vãng màng đêm lá cành

 

hoài em màu áo long lanh

hay màu mắt tím dài thanh thiên chờ

dáng em mơ như nàng thơ

tường đông dựa vách còn hờ hững vai

 

nghe trên môi gió rẻ vài

mùi hương đã chín độ dài ngân nga

thấy em ánh mắt chan hòa

vẫn nguyên mấy nét kiêu sa thuở nào

 

vẫn nguyên ồ vẫn nguyên sao

lòng em có cạn gió xao cũng tìm

nghĩa là chỉ có con tim

thương đời nước mọn nên bìm bịp kêu

 

hồn anh không dám yêu kiều

bởi đuôi con mắt thúy kiều nơi em.

 

8.9.2021

 

THƯƠNG EM

MÀU NẮNG LA ĐÀ

 

về thôi dấu vết trăng lòa

đem chôn khóe hạnh chan hòa khổ đau

cánh chim chiều gió se màu

theo nhau đậu xuống vai cầu nhìn qua

 

thương em màu nắng la đà

trên cây rụng tiếng trâm sa mấy lời

gió chiều còn ở ngoài khơi

cho vơi vã ngọn tóc lơi lã vòng

 

chờ em mịn má bẻ bòng

lượn lờ sắc nước bột bồng mỗi khi

rẻ tay em hỏi những gì

để sông không cạn bến thì không chia

 

em còn bẻ lá đồi kia

cành hương nhẹ lẫn lia thia giữa ngàn

bởi xưa em chờ trăng tan

cho tôi đậu xuống tro than nguội lười

 

chút duyên kèn cựa với đời

em như mật ngọt chết ruồi vi vu

tôi về nằm dưới trăng lu

lá rơi rụng hết mùa thu úa rồi

 

mười thương chưa ngõ một lời

em đi bỏ lại bầu trời nơi đâu

cho rêu rong thắm biển sầu

hồn tôi chắp cánh nguyện cầu hiển linh

 

trăng xa vời vợi u tình

em đi miệng ngậm băng trinh làm đầy

tay kia kẻo kịt vũng lầy

cho tôi trợt té lên cây ngã nhào

 

mai sau hẹn với ba đào

bờ vai em dựa vết cào còn đau

vết thương ỏi lả lá trầu

vôi cau tầm nụ cơ cầu em ơi

 

bỗng nhiên xót giọt mưa rơi

trên con đường có bóng đời rạ rơm

trăng rằm sáng tỏ đầu hôm

vàng cây chanh chát chua thơm má gầy

 

đành xin nắm chặt bàn tay

mười ngón nức nẻ chai gầy guộc thương

lâm râm mưa tạt chiếu giường

mưa bong bóng có chỉ đường em sang

 

năm sau thiên địa cơ hàn

bế con bế cái đò ngang em về

xóm làng thành thị thôn quê

chiều chiều ra ngóng cơm khê ngõ gầy

 

thôi em tinh đã già hây

đuôi mắt còn ướt đừng rây rã gì

em về vạt nắng từ bị

ba hôm bốn bữa thiên di cạn dòng

 

trăm năm củi đóm lửa hồng

để cho chim chóc ngoài đồng còn bay

nhìn xem đàn sáo lựa bầy

sao đem nước mắt đổ đầy đời anh.

 

23.8.2021

 

HUỲNH LIỄU NGẠN

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75443)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80393)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85428)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88611)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91880)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89530)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110819)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91432)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90818)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81226)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.