- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT THỨ “CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÀN NHẪN KHÔNG THƯƠNG XÓT” TRONG BỘ PHIM NGA AIKA.

01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 10354)

IMG20211031083018
Ảnh: Cảnh phim AIKA

 

 

 

MỘT THỨ “CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÀN NHẪN KHÔNG THƯƠNG XÓT”
TRONG BỘ PHIM NGA AIKA
 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn   

 

Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…

 

Dòng phim này đã tạo ra những tác phẩm điện ảnh khiến nhiều Festival phim Quốc tế phải kính nể không kém những phim Nga đã trở thành kinh điển (Bài ca người lính, Người thứ 41, Đàn sếu bay qua, Ga dành cho hai người, v.v) - đó là những phim như Trung tá, Xạ thủ Voroshilov, Vụ án cửa hàng thực phẩm số 1, YARIK, AIKA, v. v - những phim đã được giới thiệu bằng lời thoại phim tiếng Việt khá chuẩn bởi những người có một tình yêu đặc biệt đối với văn hóa - điện ảnh Nga…

 

Dòng phim này, theo như Ban quản trị FB “Khoảng lặng nước Nga”, đã bị không ít người phản đối, cho rằng đó là những phim “bôi đen” xã hội Nga đương đại, “ném bùn” vào đất nước của Lê Nin vĩ đại… Nhưng, cũng theo thông tin chính thức của BQT trang, đó là những phim “có ghi trên générique: “Được sự hỗ trợ của Bộ văn hóa Liên bang Nga” và không ít phim đoạt được những giải thưởng Quốc tế là những phim chính danh, được nhà nước Nga duyệt và thực sự xuất sắc”; còn phim AIKA mới đây nhất đã có 6 giải thưởng cho phim và diễn viên chính ở mấy Liên hoan phim danh giá!

 

Những vấn đề được các nghệ sĩ có lương tâm phản ánh trong các phim nổi bật nhất của dòng phim kể trên cho người xem thấy những vấn đề của toàn cầu mà người dân Nga và xã hội Nga hiện đại phải đương đầu giải quyết, đối phó - đặc biệt kể từ khi tan rã Liên bang Xô viết - như tàn phá môi trường, sự lũng đoạn Nhà nước, đầu cơ tài chính, nạn di cư, nạn buôn bán nội tạng người, sự suy thoái cạn kiệt những giá trị nhân văn, v.v. Những nghệ sĩ điện ảnh trung thực Nga hôm nay dũng cảm vạch ra những yếu kém, thiển cận và tham lam của không ít người trong giới cầm quyền bị thao túng, bị mua đứt hoàn toàn bởi những bàn tay “bạch tuộc” tài chính nhơ bẩn, những “Mafia” thế hệ mới… Nhiều trường đoạn phim đã miêu tả chân thực sự ăn đút lót trắng trợn, công lý như trò đùa được điều khiển bằng đồng tiền và địa vị của kẻ có quyền thế, chủ nghĩa cá nhân hoang dã bắt đầu đắc thắng, nhân phẩm và mạng người lương thiện bị coi rẻ, đồng chí đồng nghiệp sẵn sàng giết nhau để bịt đầu mối…

 

Xem AIKA, từng phút phim từ đầu cho đến cuối, trôi qua trong cảm xúc khán giả là sự trĩu nặng lo lắng, xót thương cho thân phận một cô gái trẻ Kyrgyzstan di cư bất hợp pháp về Moskva. Cô bị lừa đảo trong kinh doanh, bị hãm hiếp mang thai hoang, rồi đành bỏ con mới dứt ruột tại nhà Hộ sinh chạy trốn giữa ngày tuyết rơi… Ở thuê trọ chui lủi cũng bất hợp pháp, bơ vơ tìm công việc mưu sinh giữa sự thôi thúc đe dọa đòi nợ, bị băng huyết vẫn cố xin làm mọi việc nhục nhằn, rồi bị quỵt tiền công, bị đuổi việc, cướp việc… Cô chỉ có lối thoát duy nhất để giữ tính mạng mình và chị gái mình, là bán đứa con mới đẻ trả nợ bọn cho vay nặng lãi ( Buộc ta phải nhớ đến hình ảnh đứa bé lạc mẹ bị nằm trên cáng bọn giết người cùng chuyện hàng ngàn đứa trẻ ở Liên Xô một thời hàng năm bị bán ra khỏi đất nước bởi bọn buôn nội tạng trong phim Nga YARIK!) Bị dồn vào cảnh ngộ bế tắc, cùng đường, bản năng sinh tồn của cô gái dường càng thêm mạnh mẽ, và dù có lúc nổi xung trước người cướp việc của mình, cô vẫn không đánh mất bản tính lương thiện… Và sau cùng, bản tính cao cả của người Mẹ đã sống dậy hoàn toàn khi cô ôm con từ nhà hộ sinh ra, nghe tiếng con khóc, và cô đã cho con bú sau mấy ngày phải cắn răng vắt sữa đổ đi cùng nước mắt!

 

Bộ phim như được quay theo trường phái “Tân hiện thực Ý” vào giữa thế kỷ trước, không có ngôi sao, không có dàn dựng trường quay mà bám vào sinh hoạt đời thường có những sự biến ngoài dự kiến của người làm phim - việc làm lông gà, chuyện chữa thú cưng, chuyện gạt tuyết trên đường phố, những cuộc mặc cả, đòi nợ trơ tráo lạnh lùng… Tông phim cơ bản chỉ hai màu Trắng - Xám diễn tả thành phố toàn cảnh với những con đường phủ băng tuyết trắng xóa và những ngõ hẻm, góc nhà tối tăm chứa những số phận trắc trở càng như thêm bấp bênh bởi máy quay cầm tay lướt qua hoặc dừng lại trong những cảnh hẹp… Và có nhiều cảnh phim đắt giá tác động tới cảm xúc hết sức tự nhiên và buộc người xem phải suy ngẫm, như cảnh cô gái người ướt sũng đang nén đau vì chảy băng huyết tìm đường vào nhà vệ sinh lại phải tránh mấy con chó hung hăng của bà nhà giàu đến phòng chữa thú y; cảnh cô gái khi đương lau dọn bãi thải của chó mèo thì phải ôm ngực vì tức sữa, lại còn phải tận mắt chứng kiến mấy chú chó con hau háu bú mẹ trên bàn mổ, những cặp mắt thú nhỏ long lanh niềm vui sống và tình mẫu tử mà cô thèm ước nhưng đành vứt bỏ một cách phũ phàng… Cái kết khá bất ngờ song cũng hợp logic tâm lý nhân vật và cả tâm lý người xem: cô gái trốn bọn mua bán trẻ trong một góc nhà, trộm cho đứa con đang khát sữa bú mẹ, và nước mắt của một người mẹ thật sự đã chảy ràn rụa - nước mắt duy nhất của cô gái bất hạnh trong suốt bộ phim! Những giọt nước mắt có khả năng lay động, thức tỉnh lương tri giữa cảnh ngộ cả trời đất lẫn lòng người đang băng giá; câu chuyện tâm lý trong một số phận cụ thể đã bật ra một vấn đề xã hội nóng bỏng buộc hàng triệu người xem phải suy nghĩ: Số phận con người rồi sẽ ra sao trong một hoàn cảnh xã hội chưa biết đến khi nào chấm dứt sự thù địch, thú tính, đầy bạo lực (dù phim không hề có một cảnh bạo lực cụ thể nào)?

 

Sự thẳng thắn, không né tránh hiện thực, dù chúng có tàn nhẫn, đau đớn tới đâu, nhằm rung những hồi chuông báo động thật dữ dằn trước sự tan rã của Tính người - Tình nhân loại trong thời đại này, phải chăng đó cũng là một Sứ mệnh cần thiết và cao cả của người nghệ sĩ ở bất cứ đất nước nào? Tôi tin bộ phim AIKA có thể gợi ý được rất nhiều cho văn nghệ sĩ Việt Nam hôm nay…

 

Một số giải thưởng cho phim AIKA của đạo diễn Sergei Dvortsevoy:

2018: Giải “Cành cọ vàng” dành cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Samal Eslyamova) tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 71.

2018: Giải Grand Prix tại Liên hoan phim quốc tế lần thứ 28 ở Cottbus của Đức và Giải thưởng của Ban giám khảo.

2018: Giải Grand Prix tại Liên hoan phim Tokyo Filmex

2018: Lọt vào danh sách rút gọn của giải Oscar trong đề cử "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất".

v.v.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Bảy 202211:05 CH(Xem: 8026)
Ngày X, tôi tỉnh dậy trên giường, bác sỹ, y tá và cả hộ lý nhìn tôi, cái nhìn từ trên xuống, còn tôi thấy họ chụm đầu, vài đôi mắt kính của họ lấp loáng những tia sáng, những ngọn đèn trên trần cũng hắt xuống một thứ ánh sáng dịu.
21 Tháng Bảy 202211:32 SA(Xem: 8236)
Tôi hiểu nỗi thất vọng, sự đau lòng của em sau đợt thi năng khiếu chuyên ngành đạo diễn vừa rồi; và mọi lời an ủi lúc này là vô nghĩa. Tôi chỉ có đôi dòng tâm sự may ra có thể giúp em bình thản lại, dù lúc này có thể một số người thân gia đình em đang bĩu môi: “Ai bảo cứ khích nó đi vào cái nghề "chân không tới đất cật không tới trời", mơ mộng viển vông! Kỹ sư, bác sĩ còn chẳng ăn ai, nữa là cái nghề “đào giếng” (nhại vui cách nói của người miền Trung Trung Bộ)…
14 Tháng Bảy 20221:48 SA(Xem: 10302)
tôi sẽ xa thủy chiều nay trên xa lộ 10 / vào khoảng 2 giờ rưỡi tôi lái xe thật nhanh / hơn 90 miles một giờ / đuổi theo mái tóc đường dài / của ba mươi năm trước /
07 Tháng Bảy 20222:40 CH(Xem: 8352)
Sau gần mười năm “gió bụi”, Nguyễn Du mới trở về quê hương, với sông Lam, núi Hồng. Hai anh em đều ngỡ ngàng vì làng Tiên Điền trở nên tiêu điều xơ xác. Những ngôi nhà xinh xắn, những vườn cây sum suê trái ngọt đã bị đốt phá, ngổn ngang nền nhà gạch đá nham nhở, những cây cổ thụ trơ gốc cháy xém. Đó là quang cảnh sau cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quýnh- anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du năm Tân Hợi 1791.
06 Tháng Bảy 20225:53 CH(Xem: 9563)
chiều bạc ác thôi thì bạc ác những đuờng cầy kéo chạy thân đi cột sống. tay thiêng và mầm đá vàng gieo âm từng bước nặng trì
06 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 7588)
Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ. Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động. Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.
05 Tháng Bảy 20227:53 CH(Xem: 7514)
Truyện Kiều ra đời đã hơn hai thế kỷ của đại thi hào Nguyễn Du đã làm say mê bao trái tim người đọc nhiều thế hệ kể cả trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều cây bút phê bình, thưởng lãm hướng đến áng thơ tuyệt tác này. Hãy cùng khám phá tác phẩm vừa mới xuất bản của một nữ lưu xứ Huế – Ninh Giang Thu Cúc – viết về Truyện Kiều có tựa đề Đọc Kiều thương khách viễn phương NXB Văn hóa văn nghệ quý II năm 2019.
03 Tháng Bảy 202211:16 CH(Xem: 8578)
tôi cần hai người tình / một cho lúc vui một cho lúc buồn / tôi có hai chiếc bình. đong / niềm vui trong một, trong chiếc kia nước mắt / tiếng cười bay lên. bao xa là tầng khí quyển / tiếng thở dài rơi vào lòng đất. bao sâu / là nơi mọi thứ sẽ bị đốt tan /
03 Tháng Bảy 20222:06 CH(Xem: 7577)
Cám ơn bạn hữu gần xa, những người yêu mến nhạc và cả con người Phạm Duy,trong sự tin cậy,đã gửi và cả cho phép sử dụng các nguồn tài liệu quý giá trong đó có những thư từ trao đổi riêng tư với Phạm Duy cách đây cũng đã ngót30 năm,không ngoài mục đích giúp người viết có chất liệu –đủ cho một cuốn sách,nhưng đó là công trình của tương lai. Đây chỉ một bài viết ngắn, nhưng cũng mong phác thảo được đôi nét chân dung của một nghệ sĩ lớn Phạm Duy -- thần tượng của nhiều người qua nhiều thế hệ,với một cuộc sống đầy cảm hứngnhưng cũngrất phức tạp.Phạm Duy đã sống qua hai thế kỷ,“khóc cười theo vận nước nổi trôi”trong suốt chiều dài của một bi kịch Việt Nam cận đại,vừa hào hùng và cũng vô cùng bi thảm.(NTV)
03 Tháng Bảy 202211:33 SA(Xem: 7814)
Ở nhà thường gọi là chị Xíu. Tên của chị là Lan Vy - chị họ của tôi. Chị em tôi chơi thân với nhau như chị em ruột. Tôi không có chị gái nên hình mẫu của tôi chính là chị để mà học hỏi. Chị nổi tiếng xinh đẹp và hiền thục ngay từ lúc còn là nữ sinh đệ nhất cấp. Khi vào lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) bác tôi có mời một anh sinh viên tên là Vinh về kèm cho chị học. Anh ấy nhiệt tình, kiến thức vững và tính cách cũng đàng hoàng. Năm tháng trôi đi học xong đệ nhất cấp, chị thi đỗ vào trường Nữ trung học Thành Nội. Mẹ chị là một người phụ nữ đẹp, phúc hậu và đặc biệt là có giọng hát ru và những làn điệu dân ca xứ Huế rất hay. Ngoài giờ học chị được mẹ kèm cặp, nữ công gia chánh như đan lát, thêu thùa, làm các loại bánh trái, nấu được những món ăn đặc trưng xứ Huế rất ngon.