- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“LE LÓI HY VỌNG” VỀ NHÂN VẬT THỜI ĐẠI

10 Tháng Mười 202111:31 CH(Xem: 9860)

nvtd 3
      

“LE LÓI HY VỌNG” VỀ NHÂN VẬT THỜI ĐẠI    

Mai An Nguyễn Anh Tuấn    

 

Sau khi đưa một cảm ngôn về bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long & ý kiến của nhà văn Trần Thùy Linh như một lời kêu gọi các nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ hôm nay: “DỰNG TƯỢNG ĐÀI NÀY ĐI: CUỘC “THIÊN DI” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ VÀ BÀ MẸ CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ…”, nhằm góp phần miêu tả “nhân vật chính của Thời Đại, biểu tượng cho cả một dân tộc vượt lên cảnh ngộ bi kịch tìm lối thoát cho quyền sống của mình”, rất nhiều người đã ủng hộ. Nhưng cũng có không ít người lồng lên phản đối như bị “chạm nọc”, thậm chí chửi bới rất tục tĩu (xin lỗi không viết ra vì xấu hổ thay cho họ). Để trả lời họ, với tư cách là một người làm phim, tôi xin có vài suy ngẫm về NHÂN VẬT THỜI ĐẠI giúp họ tham khảo.

 

Mấy hôm trước, giữa những ngày đại dịch tang thương, tình cờ tôi giở ra đọc lại “Tuyển tập Hoài Thanh, tập II” (Nxb Văn học, HN, 1982), và gặp ngay trang có những dòng sau:

 

“Trở về Thủ đô mới trên một năm là có người đã viết trong Giai phẩm mùa xuân:

Những con người của chúng ta

Đang lờ mờ xuất hiện

Le lói hy vọng…

Những con người nào vậy? Chắc chắn không phải là những con người như Lê Văn Thọ, Phan Đình Giót, Ngô Gia Khảm, Nguyễn Thị Chiên […] Không, những con người của Giai phẩm mùa xuân đúng là cái đám người cũ bị dồn vào một góc và đang ngoi đầu dậy. Những con người hư hỏng ấy trong bao lâu bị chính nghĩa dồn ép, nay có hoàn cảnh ngoi đầu dậy là chúng liền phá vỡ nước sơn CM mong manh. Chúng nó quật dậy với ý định trả thù, táo tợn hung hăng lại càng cho mình là dũng cảm”.

 

Tiếp sau đó, tác giả đã dùng “chùy thép” ngôn từ giáng không thương tiếc xuống tư cách, nhân thân của những người theo ông là “bọn phản nghịch”, là quân “mưu mô làm chính trị phản động”, bọn mang “nọc độc”, lũ “chuột dịch” “định kiếm chác một món to”… (tr.323, 324). Ở một bài khác, ông đã khẳng định như tòa án kết tội hùng hồn: “Bọn cầm đầu Nhân văn là một bọn phản cách mạng!” (tr.281).

 

Ở đây tôi xin miễn bàn luận về những lời phán xét nghiêm khắc đầy quyền uy và “sắt máu” kia (tác giả viết vào những năm 1958 – 1960, sau này tập hợp in sách vào năm 1982), vì đã có rất nhiều bài viết nghiêm túc vạch ra sự thật, “chiêu tuyết” và trả lại công bằng cho những người bị gọi là Nhân văn, và cho cả phong trào Nhân văn Giai phẩm - tiêu biểu là các bài của nguyên Đại tá an ninh Thái Kế Toại (tức nhà văn Lê Hoài Nguyên - Xin xem trên: https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=13581). Ta có thể mượn lời của ông khi viết về nhạc sĩ Tử Phác để nói về  hầu hết các văn nghệ sĩ từng bị chụp mũ “Nhân Văn Giai Phẩm” thời ấy: “Trong tiến trình dân chủ hóa của đất nước, tên tuổi của nhạc sĩ Tử Phác không phai mờ cùng Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm”. (http://vanviet.info/van/tu-phc-mot-so-phan-bi-tham/).

 

Tôi chỉ xin dừng lại ở mấy câu thơ trên:

 

Những con người của chúng ta/ Đang lờ mờ xuất hiện/ Le lói hy vọng…

 

Dự cảm của một nhà thơ NVGP hồi ấy, ngờ đâu đã mang một nội dung hiện thực sâu sắc, và đã được chứng thực bằng sự thật đời sống suốt mấy chục năm qua, đặc biệt là trong những ngày đại dịch này!

 

Người viết những dòng này, hồi thi vào Điện ảnh được ban Giám khảo (gồm các nhà điện ảnh nổi tiếng và các GS-TS. Nghệ thuật học - Điện ảnh học) hỏi một câu: “Theo anh, nhân vật chính của văn học nghệ thuật thời đại ta là gì?” Với sự háo hức của người sắp bước vào nghề nghiệp mới mẻ hằng ao ước, hắn trả lời: “Thưa, nhân vật thời đại, theo một học giả Bungari, đó là người có trí tuệ của một nhà bác học, có trái tim của một chiến sĩ, và tâm hồn của một nhà thơ!” Cả ban Giám khảo ngẩn ra giây lát, nhìn nhau, chắc tự hỏi không hiểu kẻ “trái khoáy” này từ đâu ra, cớ sao không thèm nhắc tới Nhân vật Công - Nông - Binh mà tất cả các giáo trình Đại học văn chương, nghệ thuật lúc đó coi là Thần tượng, là hạt nhân tri thức mỹ học XHCN?

 

nvtd 1

Áp phich tiêu biểu của Trung Quốc một thời


Vâng, một thời kỳ dài, rất dài, “nhân vật anh hùng thời đại” (không phải theo kiểu của I. M. Lermontov) được hiểu là nhân vật thuộc tầng lớp Công - Nông - Binh - cốt lõi là “Tư tưởng văn nghệ ở Diên An” của Mao, được bao bọc, trang điểm bằng các lý thuyết văn học & mỹ học của Mác - Ăng-ghen - Lê Nin, M. Gorki, Timofeev, Jăng Phơ-rê-vin, Iu.B. Bô-rép, v.v. Công - Nông - Binh mang khát vọng & tư thế: “Mỗi con người lấp lánh một ngôi sao” như nhà thơ lớn Tố Hữu định nghĩa và đòi hỏi, dù có cơ sở thực tế nhất định, song điều tai hại là đã mang trong nó mầm mống của sự kiêu ngạo, bất chấp quy luật khách quan Lịch sử, bất chấp nền tảng của Nhân văn, và nhất là nó sẽ đẻ ra tư tưởng thống trị Nhân dân khi sự phân liệt giàu nghèo ngày một rõ rệt của một xã hội tiêu thụ thắng thế!

 

Khi một viên chức cấp cao thuộc tầng lớp “quý tộc mới” đương sống giữa biệt thự và các tiện nghi hiện đại cao giọng lên án một lão nông Đảng viên nghèo bị gạt sang hàng ngũ thù địch, là “ác bá cường hào”, có thể hiểu rằng ông ta không giả dối đóng kịch chút nào, mà rất chân thực chân thành. Bởi trong máu ông ta, từ lúc còn là học trò, đã nhiễm tư tưởng “Ngôi Sao”, tức là cái đặc quyền đặc lợi đương nhiên được hưởng đối với gia đình mình, với giai tầng của mình; do đã có công lớn trong Sự nghiệp đấu tranh giải phóng Dân tộc và Giai cấp nên tự cho cái quyền được ban ơn hay trừng trị, quyền sai khiến luật pháp!

 

nvtd 3
Biểu tượng của xưởng Mosfilm trong hàng thập kỷ


Nhân vật xả thân hy sinh cho Tổ quốc - Đồng bào giờ chỉ còn là hình ảnh trong các phim “cúng cụ” đắt tiền được trình chiếu trong các Đại lễ kỷ niệm, làm thứ trang trí sang trọng cho Chính thể. Còn ngoài đời, dành cho thanh thiếu niên hiện nay dường chỉ là các nhân vật thành đạt xài ô tô BMW, LEXUS, có lâu đài đồ đạc dát vàng mà một số quan chức đã phô phang hãnh diện và giới truyền thông quảng bá cổ vũ… Cạnh đó, sự yếu kém, thất bại của ngành Giáo dục đang bị thương mại hóa cộng với cái quy định không văn bản gần như được pháp chế hóa: “Tất cả để cho Đảng và Nhà nước lo” đã làm tê liệt dần tinh thần sáng tạo, ý thức phản biện trong thanh thiếu niên, và đang tạo ra một tâm thế xã hội: “Quyền lực ở phía này, sự sợ hãi ở phía kia, luôn luôn là những cột trụ trên đó uy quyền phi lý được xây dựng” (Power on the one side, fear on the other, are always the buttresses on which irrational authority is built), như nhà tâm lý học người Đức Erich Fromm từng nói.

 

Những con người của chúng ta

Đang lờ mờ xuất hiện

Le lói hy vọng…

 

Vậy, “Những con người của chúng ta” đó hiện giờ là ai, và đang ở đâu? Sự “lờ mờ xuất hiện” của nó từ hơn nửa thế kỷ trước làm cả xã hội “le lói hy vọng”, phải chăng là những con người mang phẩm chất mà Phan Tây Hồ tiên sinh đã mong mỏi, với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, nhằm Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh? Đó là những phẩm chất, mà vì ủng hộ chúng, người viết mấy dòng này suýt bị “trượt vỏ chuối”, nhưng giờ đây lại thấy có ý nghĩa hơn bao giờ hết trong việc xây dựng Con Người mới, hình thành Nhân vật Thời đại: “Nhân vật thời đại, đó là người có trí tuệ của một nhà bác học, có trái tim của một chiến sĩ, và tâm hồn của một nhà thơ.” Người mẹ ôm con trong cuộc “thiên di” lịch sử kia, người mang bao nỗi đau tinh thần và thể chất để vượt qua mọi nghịch cảnh thiên tai nhân họa - cũng là một kiểu “anh hùng văn hóa”, đã bảo vệ các Nhà bác học - Người chiến sĩ tương lai đó cho Dân tộc mình…

 

Chỉ xin được bổ sung một điều: Trái tim chiến sĩ và Tâm hồn nhà thơ đó rất cần phải có tình yêu thương Đồng Bào làm điểm tựa, làm gốc rễ cho mọi hành động. Đó cũng là thứ quý giá, cần thiết để các nhà Nhân văn Việt Nam ngày trước đã phải “le lói hy vọng…”

 

Và hôm nay, nhiều người như tôi cũng đang le lói hy vọng, giữa bao thất vọng bầm dập, về sự xuất hiện một kiểu Nhân vật đích thực của thời đại nhằm tiếp tục thực hiện ngày một hiệu quả các sự nghiệp ngổn ngang của Quốc gia, và để trở thành nguyên mẫu cho văn chương - nghệ thuật… Bởi như nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã khẳng định trong lời giới thiệu cho tập sách mới nhất của tác giả Lã Nguyên: “Đặc biệt từ sau năm 1986, các nghị quyết của Đảng liên quan đến văn nghệ đều không nhắc đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, đồng thời khuyến khích tìm tòi phương pháp và phong cách khác nhau” (Nguyễn Duy – nhà thơ hiện đại Việt Nam (Thực hành phân tích diễn ngôn văn học) -http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/nguyen-duy-nh-tho-hien-dai-viet-nam-thuc-hnh-phn-tch-dien-ngn-van-ho%cc%a3c-ky-1/).

Có như vậy, văn chương - nghệ thuật Việt Nam mới đáp ứng được yêu cầu thời đại, mới có thể mang được giá trị nhân văn toàn cầu vượt ra ngoài biên giới.

Mai An Nguyễn Anh Tuấn    

  

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Chín 20221:55 CH(Xem: 7302)
Thượng Hải, 19h, một ngày tháng Tám Hầy à, ngày xưa… bố... hoạt động thế là để đánh... lũ thực dân, đế quốc, cứu nước, bây giờ... con làm thế để... làm gì? Cẩn thận... chỉ mang oán khổ... cho dân! vị Đại tá già trong lần tỉnh táo hiếm hoi bên giường bệnh, khó nhọc nói với người con trai cùng ngành mới từ nước ngoài về. Thôi, pá pa đừng nói nhiều nữa, mệt rồi, đầu óc ít tỉnh táo, pá pa nghỉ đi! Con ra với mẹ và các em, người con trai có quân hàm khá cao cấp của ngành vừa nói, vừa kéo chăn che phần ngực gầy hơi hở ra của bệnh nhân già, trong phòng gắn máy lạnh.
13 Tháng Chín 20221:26 CH(Xem: 7014)
Tôi biết đến tên tuổi nhà thơ Thạch Quỳ từ hồi sinh viên văn khoa, từng đọc thơ ông, nhưng lần đầu tiên mới được gặp ông tại một đám đông hội hè, giữa khu lưu niệm Nguyễn Du - Nghi Xuân, Hà Tĩnh đầu năm 2019. Đó là một ông già gầy gò, người quắt lại như lõi lim, đôi mắt sáng có vẻ hơi chế diễu nhưng không mất đi sự nhân hậu đằm thắm…
13 Tháng Chín 20221:11 CH(Xem: 7593)
Vẫn vơi đầy với tháng năm kỷ niệm… / Đẹp lắm ánh trăng vàng quê mẹ lung linh / Bao thiết tha gợi lại những ân tình / Hoài niệm xưa vẫn chập chờn trong giấc mộng
01 Tháng Chín 20224:24 CH(Xem: 7978)
Ông kể, ông đã đến nơi này hơn năm mươi năm về trước, thời mà ông còn là chàng trai hai mươi tuổi. Với đôi chân trai trẻ, ông đã xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. Người ta thường nói “ chân cứng đá mềm” thì đúng đã rơi vào trường hợp của ông Trần Duy. Ngày ấy, chàng đã đến nơi này bằng đôi chân khỏe , dẻo dai, đã băng rừng vượt suối , len lỏi vào tận rừng Trường Sơn ngút ngàn đá, ngút ngàn cây, ngút ngàn những vắt và muỗi mòng, đi giữa cái sống và cái chết. Ông kể với tâm trạng đầy tự hào về một giai đoạn mà cuộc đời con người khó có lần thứ hai. Nơi mà bây giờ, tôi và cụ Duy, chỉ qua một đêm đã đến được nơi này.
01 Tháng Chín 20223:00 CH(Xem: 8604)
lại nhớ bữa anh đi / tình thương anh dặn lại / bao giờ qua cơn mê / là ngày đó anh về / là ngày đó anh về / trên khắp cõi quê hương
31 Tháng Tám 202210:27 CH(Xem: 7070)
Những năm qua, công luận kêu ca phàn nàn nhiều về tình trạng khá suy đồi của sinh hoạt Tôn giáo - nổi bật ở đạo Phật Việt Nam, trước sự tàn phá thiên nhiên để xây dựng những khu Du lịch Tâm linh trá hình khủng nhằm lợi dụng Tôn giáo để kinh doanh… Và mới đây nhất, tràn ngập Mạng Xã hội là hình ảnh những con chim phóng sinh tội nghiệp bị nhốt trong lồng sắt để rồi sau đó ngắc ngoải trước cửa chùa, hình ảnh các vị sư đạo mạo mãn nguyện đặt tay lên đầu phụ nữ, trẻ em đang cúi rạp sát đất tựa Đức Chúa Trời ban phước lành, hình ảnh nhà sư ôm bát vàng đi “khất thực” song lại quơ tay vơ tiền cúng dường, v.v.
31 Tháng Tám 202210:07 CH(Xem: 8690)
nghiêng về đâu một dòng sông / về đâu chút nắng cuối dòng thu bay / thương về đâu cánh hoa gầy / lạc về đâu chút tỉnh say vô thường
31 Tháng Tám 20224:47 CH(Xem: 7530)
tắt lửa rồi thôi em đừng buồn / cơm khê rồi đừng khóc em ơi / đừng bôi đen nước da bồ hóng / chạng vạng rồi con mắt tối thui
30 Tháng Tám 20223:46 CH(Xem: 6250)
Được tin trễ THI SAN ĐẶNG XUÂN SƠN Khoá 12 Đốc Sự Hành Chính Cựu học sinh Hồ Ngọc Cẩn, Gia Định Đã qua đời ngày 8/8/2022 tại California; thọ 80 tuổi
28 Tháng Tám 202210:19 CH(Xem: 7460)
chào anh, nói rằng quên nhau / là để môi cười hình ảnh cuối cùng chạm vào ký ức / là để tình yêu với những kết cuộc rất buồn biết trước / chết khi đỏ rực màu hoa /