- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NƠI BẮT ĐẦU MÙA THU

08 Tháng Mười 20219:45 CH(Xem: 11612)

 

noi bat dau mua thu - hong linh

 

 

NƠI BẮT ĐẦU MÙA THU

Hồng Lĩnh

 

 

Tháng Mười của lễ hội bắt đầu, người người tấp nập trong các cửa hàng, mặc kệ những cơn gió mang theo hơi lạnh giá của cơn mưa dầm của mùa thu, hay cái nắng vàng óng ả của những chiếc lá vàng đang bay trong gió lộng.  Lòng đường đầy xác lá làm tôi nhớ đến cảnh người phu quét lá ở quê nhà, chiếc xe bằng gổ và cây chổi dài họ cứ quét và lá cứ rơi và gió cứ thổi tung và quay tròn rồi rơi xuống đường.  Ngày cứ trôi qua và đêm đổ xuống trên những ngọn đèn vàng của những con đường đầy bóng cây và chiếc xe gổ cùng như người quét lá mang lại trong tôi một hình ảnh thân quen của thành phố Sài Gòn, nơi tôi đã sinh ra, lớn lên và ra đi để đến một miền đất khác.

Tháng Mười mang theo khá nhiều kỷ niệm, của thời trẻ cho đến ngày già, Những ngày cuối thu mang theo chút tiếc nhớ của ngày xưa, dịu dàng hơn như một hớp rượu nho ướp vào mùa thu trước, cơn say dịu dàng như những âm giai trầm bổng trong một trường khúc concerto duy nhất của Jean Sibelius

Sibelius, môt tác phẩm vĩ cầm mà một người bạn ở rất xa đã gởi cho tôi  theo dạng file MP3, trong phần solo, Violin Concerto in D Minor, Op 47.  Tác giả Jean Sibelius Phần Lan này đã viết tác phẩm này có giai điệu "Mông mênh và buồn bả" này vào năm 1904.

 

 Nhưng tùy theo tâm trạng của người nghe, chúng ta sẽ tìm thấy trong ấy nụ cười và nước mắt của những thành công và thất bại.  Đối với những người đã trở về trong hoang tàn và vở nát hy vọng họ sẽ tìm lại được những khoảnh khắc tươi sáng hơn so với những gì thực sự là một cảnh hậu cảnh tối tăm.

 

**

 

Bản sô lô vĩ cầm thật hay, nhưng không có một dàn nhạc biểu diễn nào cả, giống như bản nhạc được dạo từ trong phòng riêng, người kéo đã kéo đàn như một người nghệ sỹ đã vượt qua những cung bậc cao vút để đạt được những nốt khó thực hiện và thể hiện khả năng thiên phú của mình? Phần thứ ba quả là một tuyệt phẩm trong những tuyệt phẩm ('Allegro ma non tanto').  Cho dù tôi không hề xử dụng violon, nhưng tôi có thể được biết vì những khó khăn từ kỹ thuật điêu luyện của người kéo đàn vĩ cầm.  Và tôi có thể nói bài Sibelius được coi là một trong những concerto vĩ đại nhất từng được viết cho vĩ cầm. Âm thanh trong ấy đã được miêu tả như một bản hùng ca, có thể làm người ta nghĩ đến chiến trường và những anh hùng đã ngã xuống nếu họ là chiến sĩ. Còn đối với kẻ đã trải qua cuộc đời có rất nhiều sóng gió như tôi, thì tôi thật sự xúc động khi nghe những âm thanh của sự cuồng nộ trong đáy sâu của vực thẳm có phải là trong cái chết vẫn còn nỗi đau tồn tại, hay trong tai tôi vẫn nghe tiếng kèn hạ huyệt tiển đưa người ngả xuống.

Violin Concerto in D Minor, Op 47 phần độc tấu tôi đã được nghe hơn mười mấy năm rồi, trước khi bạn tôi tham gia NATO.  Và khi trở về anh ấy đã không còn như xưa, một trạng thái tâm thần của sự kinh hoàng và khủng hoảng của chiến tranh hậu chấn PTSD đã mang một con người hoạt bát yêu đời, vui vẻ và tài hoa trở thành một người câm lặng và chìm trong vô thức.  Đánh mất đi ý thức và sự liên kết với xả hội, tàn phế trong mắt mọi người và mọi thứ đã hủy hoại trong anh.  Một hố đen vô hình đã giử anh ấy lại và anh không còn nhận thức về thời gian cũng như giử lại được ký ức của mình.

Nghe lại một bản nhạc cũ, nhớ một người bạn xưa và cảm thấy ngậm ngùi.  Có ai đã nói là đời người là một chuyến xe, chúng ta cứ phải từ giả những người trên chuyến xe ấy khi họ đã đến nơi và phải xuống xe.“ Từ nay mãi mãi không thấy nhau” một câu hát của bài Mùa thu chết.  Có lẽ, vì chỉ còn vài ngày chúng ta sẽ tiễn nó ra đi để nhường chỗ cho một mùa đông trắng đầy tuyết trên những cây thông, người người sẽ chúc nhau và hy vọng một mùa mới hạnh phúc, vui vẻ và may mắn.

Mọi thứ sẽ đi qua và chỉ có chúng ta ở lại và chờ đợi nữa…

 

***

 

Tôi nhận được một gói bưu kiện gởi nhanh trong đêm, món quà từ do cô thư ký mang vào.  Mở ra thấy một chiếc hộp gổ khá đẹp, mở ra bên trong có những chiếc lá vàng của đầu mùa thu. Ký ức lại đưa tôi về lại ngày cũ cùng anh.

Mùa thu thứ hai của chúng tôi lại về, súng sính trong bộ áo màu nâu nhạt và đôi ủng anh mua cho tôi trong lúc đi thăm New York Trong chuyến đi chơi xuyên từ tây sang đông Bắc Hoa Kỳ, trước khi tôi còn vài ngày để trở lại trường ghi danh và chuẩn bị một năm học mới.  Anh đưa tôi đến một ngôi chùa trên núi, cheo leo và cô đơn nhưng rất đẹp vì giửa những cảnh hùng vỉ của núi non thì ngôi chùa đơn độc và nhỏ bé thu mình đứng sau một cây phong cũng đã nhiều tuổi. Không hiểu sao khi nhìn cảnh giữa buổi chiều hiu quạnh, tiếng chuông chùa của vị sư già trên núi đã mang âm thanh vang vang.  Tôi bổng thấy mọi đều của nhũng ngày qua, hôm nay đều giống như giấc mộng.

Anh hướng dẩn tôi những bước đi theo lối thiền quán, kinh hành là nhấc chân lên và đặt chân xuông thật nhẹ khi đi biết mình đang đi nhưng không mang  theo một điều gì nữa, tự tại và thong dong.  Nhìn vẻ mặt thư thái và sâu lắng của anh, tôi ngạc nhiên vì với một người được hưởng một nền học vấn cao cấp tai Hoa Kỳ sao anh lại có trạng thái an tịnh của một người tu hành và thấu hiểu về Phật Pháp.  Tôi cũng muốn được giống như anh vậy.  Sau khi chúng tôi đã có một khoảng thời gian kinh hành, anh đưa tôi vào chùa gặp vị sư già, ông ngồi xếp bằng và chúng tôi cũng cung kính ngồi để nghe ông nói về sự bình an thật sự.  Tôi lúc ấy không hiểu nhiều về ý niệm của sự bình an, vì tôi luôn bất an trong nỗi niềm đau khổ của mình.  N ngồi im lặng để nghe, với dáng điệu có nhiều trầm tư.  Tôi sống bên anh gần hai năm, tôi biết anh rất trầm lặng, anh là người tốt nhưng lại có ấn tượng không hay với những con người chung quanh, anh rất nhạy cảm, và từ chối người khác nếu anh không cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc. Tôi thì khác, tôi dễ hòa đồng, tính tôi lại vui vẻ và hồn nhiên.  Khi đến lớp, tôi thân thiện với tất cả mọi người và không nề hà nếu phải làm việc gì cho ai nếu họ cần giúp trong khả năng của tôi.
Sau đó chúng tôi ra về và anh nhặt một chiếc lá phong khá lớn và nói với tôi

-Cây phong này ở trên núi cao, chịu gió lạnh và thường rụng lá ở đầu mùa thu, anh rất thich cảnh chùa ở đây, vì trong sự cô tịch của nó người ta mới nhận được từ tâm của chính mình.  Những huyên náo của đời sống bên ngoài sẽ không còn thể vướng bận những người đã dứt bỏ được để đạt được giải thoát.

-Anh đã nghĩ đến điều đó sao? Tôi băn khoăn hỏi

-Khi chưa biết em, anh thường đến đây.  Anh nói và nhìn mãi cây phong đang rơi những chiếc lá chưa vàng xuống thung lủng sâu dưới chân núi.

-Anh đã nghĩ đến cuộc sống vô vị của kiếp người, và tự hỏi là khi chúng ta trở lại chúng ta sẽ là ai? Và sẽ làm gỉ?

Tôi ngơ ngác nhìn anh, anh quả là có quá nhiều điều mà tôi chưa bao giờ biết hết về anh; tri thức, kiến thức và bây giờ là tâm thức nữa.

-Khi anh có những rối rắm và bất an, anh thường tìm đến đây. Anh cười nhẹ khi nói với tôi

-Chưa hết thu mà cây này không còn lá nữa anh ạ.  Tôi nhặt một chiếc lá vàng và cầm trên tay.

-Có lẽ gió lạnh hơn khi ở trên núi cao, và em có nghe tiếng chuông chùa không? Anh hỏi

-Có em có nghe, tiếng chuông chùa buồn quá anh ạ.  Tôi thẩn thờ đáp.

-Nếu em mang tâm sự thì tiếng chuông chùa sẽ làm cho em thấy sự u uẩn của lòng mình, nếu em muốn buông bò thì tiếng chuông sẽ giúp cho em giải thoát khỏi những trói buộc của thế gian. Còn như em lạc lối thì em sẽ nghe lời nhắc nhở để tìm về con đường của mình.  Anh nhẹ nhàng nói.

-Anh nghĩ vậy sao? Tôi nhìn anh và hỏi.

-Anh không chỉ nghĩ mà anh đã có cảm nhận được trong cuộc sống của mỗi người là những sự lập lại trong vô thức đến nhận thức.  Anh khi thoạt đầu nhìn nhưng vị sư bỏ cả đời để tu hành rồi chết trong sự đơn giản đến mức kham khổ. Anh thấy tội nghiệp họ. Nhưng thật ra là không phải thế, vì chính họ mới thật sự thấy tội nghiệp chúng ta, Chúng ta luôn quay cuồng trong cuộc sống, và đi tìm chính mình, cũng như hạnh phúc cho mình từ sự quyết định của người khác.  Có lẽ trong mắt mọi người, anh là một kẻ đơn độc và đơn điệu.  Anh sống như một bổn phận cần thực hiện những thứ, mà anh tự cho là trách nhiệm và bổn phận của một kẻ đã được dạy dổ và rèn luyện trong bộ máy của xả hội. Đóng góp và thụ hưởng anh đã làm tốt trong khả năng của mình và được nhiều người công nhận, và anh được tưởng thưởng đó là chổ đứng và vật chất sở hữu của mình. Nhưng lâu rồi, anh không còn sự hăm hở nữa vì anh hoài nghi với chính mình.  Tri thức của anh hôm nay sẽ không tồn tại ở tương lai.  Vì mọi việc đều không có tinh ổn định và vĩnh cửu.  Anh chỉ là một bước nối tiếp của những thế hệ về sau, mọi cái sẽ bị đào thải theo thời gian, vậy thì tại sao anh cứ khăng khăng bảo vệ những thứ, mà anh cứ hảnh tiến cho là vĩnh viễn.  Anh trầm ngâm nói.

-Anh đang thất vọng và buồn ư? Tôi nhìn anh lo lắng.

-Không, anh đang rất thoải mái và bình an, anh chấp nhận sự đào thải và hủy diệt.  Anh nhìn tôi với một nụ cười khó hiểu.

-Em thich ngôi chùa này, cây phong , anh và tiếng chuông và vị sư già.  Tôi nói nhẹ nhàng.

Anh nhìn tôi như ý hỏi tại sao.  Tôi hiểu ý anh nên nói tiếp

-Ngôi chùa này giống như một nơi chúng ta tìm đến để nhận ra được chính mình, em muốn có một ngôi chùa nhỏ cheo leo trên đỉnh núi trong lòng em, nó cho em thấy được có một nơi tìm về để được thấy sự an tịnh cho dù cô đơn. Cây phong làm em nhớ và nghĩ đến anh, anh cũng giống như nó, cao ngạo và cô độc.  Lá sẽ rơi ở mỗi năm để tiển mùa thu đến rồi đi theo trời và đất, Hình như rất sớm, nó đã không còn lá để rơi.  Có phải nó đã cảm nhận được sự vô thường của vạn vật chung quanh nên không còn muốn giử đều gì cho riêng nó.  Tiếng chuông chùa thức tỉnh em về những trăn trở của cuộc sống hiện tại, có những lúc em rất buồn vì thấy mình lạc lõng, trong cuộc đời mà em có cảm nhận, như rất quen và thuộc về em.  Nhưng có khi em thấy không phải, không có cái gì thuộc về em, hay em thuộc về nó.  Chỉ là điểm nối tiếp và sau đó phải từ giả, và khi đó là sự chấm dứt để trở lại với một hình hài khác và mọi thứ lại giống như bắt đầu lại bằng tên gọi, định mạng và số phận theo nghiệp quả.  Vị sư này có thể cho em thấy ông ấy chỉ tồn tại bằng thói quen nhưng có khi em thấy ông ấy mang tiếng chuông gởi đi bằng cả huệ giác của ông ấy. Tiếng chuông vừa dài cho sự tỉnh thức, vừa đủ sâu đủ loang tỏa ra dưới chân núi, để những người dân sống gần đó có thể nghe mà giủ bỏ những bi, ai, sầu, khổ.

N kinh ngạc nhìn tôi, anh thấy tôi như xuất thần trước những ý nghĩ về nơi tôn nghiêm mà anh nghĩ là chỉ có anh mới nhìn thấy, anh cầm tay tôi và nói với giọng trìu mến.

-Chỉ có những người có tâm hồn cao quý và chân thật mới nhận được những điều mà em vừa nói.  Anh rất ấn tượng về cảm nhận của em.

Tôi đã nhặt những chiếc lá còn lại dưới góc cây phong và ép vào cuốn sách của mình, Khi lên xe tôi nắn nót viết tên tôi và tên anh, ngày tháng chúng tôi viếng chùa cô đơn đó là kỷ niệm của chúng tôi ở mỗi ngày bên nhau.

Hộp lá phong của anh gởi, mà chỉ có tôi biết, thông điệp của anh đi kèm, tôi ray rứt và da diết nhớ anh và nghĩ về anh.  Tôi muốn về lại ngôi chùa, để gặp anh trong ao ước, để được cùng anh, đi dạo trên những con đường mòn quanh co trên núi. Nghe tiếng chuông chùa cùa ngày xưa,và ngắm ngôi chùa nhỏ cô đơn trên đỉnh núi.

Tôi thuê một người phụ nữ Việt Nam khá lanh lợi, biết lái xe và nói tiếng Anh cũng được, coi và lo dùm hai bà cụ là mẹ của tôi và bà cố của TN. Trong thời gian tôi vắng nhà.  Gọi cho chỗ làm với lý do nghĩ phép thường niên.  Lấy vé và bay vào sáng sớm mai đến chiều chuyến bay mới đến nơi. Phải chịu thôi, vì thành phố của tôi ở là một thành phố nhỏ cho nên sân bay chỉ có vỏn vẹn chín cái cổng vào máy bay.  Ngồi trên phi cơ, nghĩ đến khi gặp anh và chỉ được nhìn anh trong thương nhớ tôi cũng cảm thấy lòng mình thật rộn ràng và háo hức. 

Đón một chiếc taxi, nói tên của ngôi chùa người tài xế hoang mang, vì chưa bao giờ nghe tên của một ngôi chùa nào như thế.  Tên ngọn núi thì tôi lại không nhớ, nhưng tôi lại không muốn gọi anh, tôi muốn anh ngạc nhiên khi chờ tôi.  Hình như tôi vẫn có cách nào đó làm cho anh cứ phải trông chờ tôi mãi…để anh sẽ  yêu quý tôi theo lối nghĩ khá hạn hẹp và đàn bà của tôi. Tôi cuối cùng đã nhớ đến một điểm mốc của công viên trên triền núi và người  tài xế taxi cũng mừng không kém gì tôi, khi biết được chính xác điểm đến của mình.  Chuyến đi hơn bốn mươi lăm phút.  Cũng con đường dẫn lên núi, hai hàng cây trải những chiếc rể dài trên từng phiến đá tròn vì gió và nước xâm thực, bao mòn của thời gian tạo cho khung cảnh thiên nhiên đẹp một cách ẩn hiện, giửa trời và đất. Cảnh vật chan hòa giửa trời và đất,  trong thời tiết của đầu mùa thu, nhưng trời vẫn chưa đủ lạnh, cho nên lá vẫn còn xanh tươi, đắm mình trong những làn gió mát mẻ. 

Chiếc ba lô sau lưng, như thời còn đi học, một bộ quần áo dã ngoại dành cho người leo núi, đôi giầy cao cổ cột dây ôm cổ chân, và cho tôi những bước vửng chải. Tôi bỏ lại nét kiêu kỳ và cao ngạo của mình, và trở về thời chúng tôi yêu nhau, đơn sơ và gắn bó.

Anh nhìn thấy tôi trên con đường ngoằn nghèo ôm theo triền núi, anh cắt đoạn đường quanh co bằng những bước nhảy qua từng bậc đá cao.  Tôi đứng lại và nhìn anh, người đàn ông của tôi, mãi mãi như nổi đam mê và khao khát để được gần anh. Chúng tôi đã chạm mặt nhau, và nụ cười mừng mừng tủi tủi của những ngày thương nhớ.

Anh mang cho tôi chiếc ba lô trên vai, cầm tay tôi và chúng tôi hướng lên con đường trên chùa, anh hình như gầy đi một chút, nếp nhăn nhiều hơn lần gặp trước, trầm tư hơn.  Anh vừa bước qua tuổi sáu mươi. Sinh nhật của anh trôi qua lặng lẽ với lời chúc trong tấm thiệp gửi trễ ngày một cách ân hận.  Anh cám ơn tôi đã không quên anh, Không em sẽ chắng bao giờ quên cho dù trí nhớ của em càng ngày càng tệ vì những đêm không ngủ, lo lắng cho con trai phải bị dồn quân cho chiến tranh Iraq, sức khỏe của bà cụ cố càng lúc càng yếu.  Mẹ tôi cũng đã già và mệt mỏi. Công việc của tôi đã bắt đầu bước đến một giai đoạn khá căng thắng.  Nhiếu chương trình đã phải đóng của để tập trung cho việc giáo dục chính. Kinh tế của nước Mỹ đã bước qua giai đoạn khủng hoảng sau ngày Chín tháng Mười Một.  Tôi đôi lúc đã nghĩ đến sự buông bỏ tất cả để đến với anh, quên mọi thứ trên vai tôi một cách hèn nhát.

Tiếng chuông chùa vang lên trong buổi chiều dần nhạt nắng, tôi khép mắt lại và ngừng bước.  Anh cũng đứng lại và hướng về tiếng chuông đang đổ từ nhịp đầu, người đánh những tiếng chuông không phải là vị sư già của mười mấy năm trước, tôi có thể nhận ra vì tiếng chuông chưa đủ dài cho sự trao gởi, chưa đủ sâu để vang lên trong tâm thức sự trở về của tâm thân trôi giạt từ bốn hướng.  Tôi hỏi anh.

-Sư phụ đã thế nào rồi hả anh?

-Thầy đã qua đời ở hai năm trước.  Anh trầm ngâm trả lời tôi.

Vị sư đánh chuông chắc còn trẻ …Tôi nói

-Phải, ông ấy còn rất trẻ.  Anh nhìn tôi thoáng một vẻ cảm thông.

Anh nắm chặt tay tôi và bóp nhẹ, sự tương lân tri kỷ chỉ có tôi và anh có thể cảm nhận được cho dù không nói ra hay chỉ nói ra một nữa, vẫn có thể hiểu rỏ nhau như là một. Chính vì thế chúng tôi khó lòng có thể tìm được ai thay chổ, hay hiểu rỏ chúng tôi hơn tôi và anh.

Khi chúng tôi bước lên trên sân trước của ngôi chùa, anh ghé vào trong hậu liêu mang ra cho chúng tôi một ấm trà ủ trong hộp gổ có lót vải dồn bông vải. Ttách trà rót trong chén sứ trắng hiện ra một  màu xanh của trà, trong vắt và thơm, có ít khói tỏa ra và tôi nhìn anh rồi nhớ đến một câu truyện thiền “Có một người khách tới hỏi Thiền Sư Nan-In về thiền.  Nhưng đáng lẽ đến

để nghe thì ông khách cứ thao thao bất tuyệt, nói hoài nói mãi.

Lát sau, Sư Nan-In mời khách dùng trà. Sư rót trà vào chén của khách; chén đầy rồi mà Sư cứ tiếp tục rót mãi, rót mãi.. Trà đổ đầy ra bàn, chảy tràn xuống đất mà Sư cứ rót hoài. Sau cùng ông khách không giữ được kiên nhẫn nữa, nói lớn:

"Kià, Thiền Sư, chén trà đầy lắm rồi, không rót được thêm nữa đâu!"

Thiền Sư ngưng rót trà:

"Cũng vậy, này cư sĩ, cư sĩ cũng giống như cái chén trà đó, đầy ắp những tư kiến. Tôi còn biết hiến dâng gì về thiền nếu cư sĩ không cho tôi một cái chén rộng hơn”

Tôi chợt mĩm cười khi nhớ đên câu chuyện ấy, anh ngừng tay và nhìn tôi dọ hỏi

-Em không biết là mình đã có một cái chén không để chứa đựng được chân lý sâu sắc của thiền và Phật giáo chưa!

N nhìn tôi gật gù, anh không nói nhưng đôi mắt anh, đã cho tôi về cảm nhận sâu sắc từ chúng tôi, hai người yêu đã dần trở thành tri kỷ, vì chúng tôi có thể hiểu, và cảm nhận về nhau. Ở một mặt nào đó tôi đã trưởng thành, và trở thành một người đàn bà luống tuổi.  Không còn hời hợt trong suy nghĩ hay hành động nông nổi, và ở một góc độ nào đó, vị trí của người tình qua một thời gian dài của chúng tôi đã giử, và chia xẻ cùng nhau quá nhiều kỷ niệm thương yêu của nhau.

Chén trà nóng nâng niu trong hai bàn tay lạnh giá, cho tôi một cảm giác ấm áp của buổi chiều đầu thu trên ngọn núi cao, sương đã phủ trên những ngọn thông cao vút xen lẫn những cây cỗ thụ rậm tàn xòe ra như những tán dù, màu xanh đã pha lẩn với màu xám của hoàng hôn phủ trên cảnh vật yên tỉnh, nhưng có vài tiếng động, như một loại chim đập cánh cố gắng bay từ thung lủng dưới chân núi đề lên trên cao, có lẽ chúng đang tìm đường về tổ. Tôi nhìn anh, khi anh cũng cùng nhìn về nơi phát tiếng động, một tiếng kêu như xé tan sự yên tỉnh khi một đôi cánh đập vào nhau để bay vút kên cao, theo đó là một tiếng kêu nhỏ thảng thốt và đau đớn của một sinh vật yếu đuối hơn đang đau đớn và chết dần trong sức mạnh chiếm hửu của kẻ khác.

Chúng tôi nhìn nhau,và có thể anh cũng cùng chung cảm nhận về định luật của của cuộc đời.  Chúng tôi bước vào chùa, gởi lại bình trà và từ tạ vị sư trẻ, thay thế cho nhà sư già đã viên tịch.  Anh và tôi cùng bước trên con đường đến chổ đậu xe của anh.

Con đường từ chùa vào thành phố ở buổi tôi, có chút sương ẩm giăng trên kiếng xe, hơi mờ của con lộ trải dài có hai hàng cây vắng vẻ.  Tôi ngồi tựa vào anh và nhận lại mùi hương của quá khứ từ anh, trà và gạo mùi hoa sứ trắng thoang thoảng trong chiếc áo anh mặc,  anh cũng quàng tay qua ôm tôi, Trên xe bản giao hưởng số Bốn Mươi của Mozart hùng tráng dạt dào, của niềm vui hạnh ngộ vang lên và tôi nhìn anh chăm chú lái xe với nụ cười nhẹ trên môi, và khuôn mặt của anh đang chìm vào ánh sáng cuối cùng của hoàng hôn và mọi điều đang lắng đọng sau trong bóng tối đang phủ xuống.

Một bản nhạc kỷ niệm của chúng tôi lại vang lên, kịp cho ánh sáng cuối cùng bừng lên như ánh chiều của sự sống mạnh liệt như một níu kéo và hoài vọng, bản Serenade của Franz Shurbert đưa cả hai chúng tôi vào thời gian của ngày xưa, tôi yêu bản nhạc dạ khúc này vì mỗi lên nghe đến nó, anh luôn luôn hiện diện trong trí nhớ của tôi với dáng vẻ tha thiết và dịu dàng.

Anh đưa tôi đến một cái quán khá vắng, trên đồi, nhưng thức ăn lại rất ngon, hầu như chỉ có bàn ăn của tôi và một ông bà lão.  Những bàn ghế rất ít, trãi đều trong một không gian trống hình bầu dục, có khung của sổ lớn ôm cong theo tường bằng kính, trong vắt thoáng và rộng để chúng tôi có thể nhìn suốt khoãng trống của hồ nước, liễu và cây lá lao xao trong màn sương mờ hiu hắt. Đèn mờ chỉ đủ cho người ta vừa ăn vừa nhìn nhau hay nhớ đến quá khứ.  Tôi cố gắng không nhìn ông bà cụ ngồi phía bên trái, của tôi, họ cứ cầm tay nhau trong xúc động và tôi thấy bà cụ thình thoảng cứ chùi nước mắt.  Một cuộc tương phùng đã quá trể cho thời gian và  tuổi tác của họ, cho tình yêu nghìn trùng giống như của chúng tôi sao? Nhìn qua anh cũng nét đăm chiêu và trầm lặng, anh ít nói và chỉ nhìn tôi.  Tôi cũng không muốn nói gì ở buổi tối không khí bổng dưng nặng nề, vì hình ảnh sẽ không còn xa của chúng tôi là cặp đôi luống tuổi kia sao? Họ có lẽ cũng hơn anh mười mấy tuổi và hơn tôi ba mươi tuổi, nhưng mà họ vẫn khổ vì tình?  Ai mà gần đất xa trời mà vẫn có thể rơi nước mắt vì tình yêu thế kia? Nhìn anh và tôi có cảm nhận có một nỗi xa vắng đang tỏa dần và bao bọc chung tôi trong nỗi buồn thê thiết.

Chúng tôi vừa ăn xong món tráng miệng, anh đẩy chiếc dĩa qua một bên và nói với tôi.

-Anh sẽ ra đi em ạ.

-Sao? Tại sao hả anh? Tôi thảng thốt hỏi anh.

-Anh sẽ rời khỏi Hoa Kỷ, đến Pháp trong một thời gian gần đây. Anh trầm ngâm đáp.

-Anh …đi thật sao? Tôi ngở ngàng hỏi anh.

-Phải anh không còn muốn sống ở Mỹ nữa, anh thấy xa lạ, và không muốn ở đây nữa. Anh cúi đầu nói.

-Chúng ta sẽ khó gặp nhau, vì anh ở xa quá. Tôi nghẹn ngào.

-Anh vẫn chờ em, nếu em muốn. Anh ngẩng lên và nhìn tôi bằng ánh mắt thật buồn.

-Hiện tại em vẫn còn có quá nhiều điều để làm, em vẫn chưa thực hiện xong. Tôi cắn môi nói với anh.

-Anh hiểu. Anh cầm tay tôi bóp nhẹ.

Không khí càng buồn thảm hơn, khi tôi nghe tiếng nấc nhỏ của bà cụ ngồi kế bên hình như bà ấy đang khóc, ông cụ cũng đang cầm tay bà an ủi.  Tôi thấy tim mình nhói đau một cách kỳ lạ, tôi có cảm giác như chúng tôi cũng đang chia tay nhau hay cùng một tâm sự giống như hai ông bà cụ ở bàn bên.

Khi anh đưa tôi ra xe, chúng tôi im lặng trong không khí buồn bả đến đáng sợ, tôi nghĩ đến những ngày sau này có lẽ sẽ rất khó gặp nhau, tôi ở miền trung Mỹ, một nơi nối tiếp giửa Nam và Bắc, đông và Tây bay đến anh cũng phải mất hơn nữa ngày, bây giờ ở một nơi xa xôi của nước Pháp. Tôi không hỏi anh thành phố nào, và cũng không muốn nói về một nơi chốn xa lạ đó mà tôi chưa hề đặt chân đến và có lẽ chắng biết bao giờ.  Tôi thẩn thờ khi nghĩ anh đã dần xa tôi rồi.

Chúng tôi ngừng tại một khách sạn trên núi, anh luôn luôn thích núi, có lẽ ngôi nhà mới của anh cũng sẽ ở trên núi, sự cô độc, kiêu hảnh và cao ngạo của anh.  Tôi thở dài khi nghĩ đến mình đã dần mất đi cái vỏ cứng rắn của mình khi lao đến anh như một con thiêu thân khao khát được đốt cháy và thiêu hủy chính tôi. Những ngày tháng còn lại sẽ càng cô đơn hơn khi không có cảm giác gần gủi anh nữa, không còn chung một mảnh đất, rồi cách ngan nhau bởi một đại dương và những quốc gia.  Tôi thấy mắt mình cay xé và thâm đậm nổi buồn ly biệt.

Cũng anh, và tình yêu của anh, cũng kỹ niệm của quá khứ và hiện tại bàng bạc chung quanh, chúng tôi thấy nỗi đau như quất vào trái tim mình những vết dao của ly biệt, anh ôm tôi và thở dài, nước mắt tôi rơi ra trên vùng ngực trần anh gầy đi nhiều, tôi chạm vào những đốt xương to của anh mà ngày xưa đã từng có những bắp thịt rắn chắc.

-Anh gầy quá N ạ. Tôi lo lắng nói.

-Anh biết, không sao đâu em.  Anh ôm tôi bằng vòng tay của người đã từng bảo vệ và chăm sóc tôi với sức mạnh và bản lảnh của một thần tượng, mà tôi đã từng xem anh ngang với một vị thần, nhưng bây giờ khi anh ôm tôi trong tay, tôi cảm thấy như có một gì đó đã thay đổi từ anh.

-Hãy nói cho em biết tại sao anh quyết định ra đi? Tôi ve vuốt anh và hỏi

-Anh muốn nghĩ ngơi, và muốn quên đi những ngày tháng không vui vẻ của quá khứ, sức khỏe của anh cũng không cho phép anh làm như anh muốn…anh nói với giọng nhẹ nhàng nhưng khắc khoải.

-Anh không khỏe ư? Anh bị bệnh à? Hãy nói cho em biết.  tôi lo lắng hỏi anh.

-Anh chỉ muốn thật sự nghĩ ngơi, em cũng biết rồi Nice là nơi anh muốn sống phần đời còn lại của mình Anh nói với giọng khá buồn.

-Anh còn trẻ, sao lại nghĩ đến chuyện về hưu? Và nghĩ ngơi.  N anh ngày xưa…tôi luyến tiếc nói.

-Anh ngày xưa luôn là hay, là giỏi, anh vỉ đại, và là thần tượng của em có phải không? Thời ấy đã qua rồi, anh bây giờ đã nhìn lại những gì mình làm một cách đam mê và nhiệt tình đó. Những cái đó chỉ là quá khứ em ạ, con người không chỉ nhìn vào quá khứ mà phải biết và nhận được hiện tại và tương lai nữa, anh bây giờ là một người già, em chưa hiểu được cảm nhận của anh, cho đến khi nào, em cảm thấy mình già, có lẽ cũng hơn mười mấy năm nữa thì em mới có hoặc em có lẽ sẽ không thấym vì em đang mê mãi bước trên nấc thang và em chưa có điểm dừng.  Em và anh khác nhau ở chổ anh đã thấy trước và biết trước những điều đang đến cho mình, còn em thì với sự hăm hở của một người đang tìm cho mìnhm những thứ mà em tin là phía trước đang có thì có lý do gì mà em dừng lại!.  Anh dịu dàng nói với tôi.

-Anh đã tìm được những điều anh muốn chưa? Tôi cay đắng hỏi.

-Cứ nghĩ là đã nhưng không phải vậy. Anh thở dài nói.

-Anh thất vọng ư? N Tôi kêu lên.

-Không hẳn vậy, anh chỉ thấy mình trong sự tỉnh thức, và anh không muốn phí thời gian của mình và của mọi người nữa.  Anh nói.

Anh muốn nói về những đóng góp và công trình của anh? Sự nghiệp của anh? Tôi hỏi anh với sự sợ hải bàng hoàng bóp nghẹt trái tim của tôi.

-Anh không muốn làm cho em lo lắng, anh chỉ muốn nói là đã đến thời gian, anh muốn thật sự nghĩ ngơi.  Em ạ. Anh nói.

-Anh có thể làm ít đi và nghĩ ngơi cũng được mà, đừng rời khỏi Hoa Kỳ vì em sẽ rất khó để gặp anh. Tôi bắt đầu nức nở.

-Angel, anh đã từng nghĩ những điều em đã nói, nhưng công việc không bao giờ cho phép chúng ta nghĩ ngơi, thời gian mà anh làm việc tích cực nhất là lúc trước khi chúng ta yêu nhau và thời kỳ trăng mật của mình.  Sau đó anh chỉ còn làm việc trong sự miễn cưởng, và anh đã rơi vào trạng thái chán nản khi xa em.  Anh là một kẻ mác bệnh tự kỷ, chỉ thích những gì quen thuộc của hắn, em là người đàn bà mà anh muốn sống, yêu và gần gủi không ai khác.  Đó là điều không bình thường của một gả đàn ông, vì đàn ông không bao giờ chịu dừng lại, cho dù với người đàn bà mà họ yêu tha thiết.  Cái thói quen chinh phục, chiếm đoạt và sở hửu từ cội nguồn tổ tiên để lại trong tiềm thức và vô thức, anh biết nhưng anh không làm khác hơn.  Anh cũng không muốn làm cho thế giới đi theo anh, vì những luận điểm sai và cứ khăng khăng bảo vệ nó, vì tự ái và kiêu hảnh, hơn là giá trị của lòng tự trọng khi giết chết sự thật và chân lý vì sự ích kỷ của mình.  Anh từ giả chổ đứng ở vị trí cao nhất, để đi vào bóng tối của quên lãng, và anh chỉ mong một điều là sự bình an. Anh nói với vẻ khá xúc động.

-Còn em thì sao? Tôi ôm anh và lay như một nài nỉ van cầu.

-Em vẫn là người anh yêu, nhưng anh đã không còn hy vọng một cuộc sống chung với em nữa, anh cũng không muốn em phải đau khổ, vì anh mà phải từ bỏ nhiều thứ mà em phải rất khó khăn khi đạt được.  Trong tình yêu, anh không bao giờ muốn người khác phải hy sinh cho mình, mặc dù anh luôn muốn làm điều đó cho em.  Anh vuốt tóc tôi và nói.

Chúng tôi nằm bên nhau, ôm nhau bằng vòng tay tha thiết nhất, và trong lòng đã bắt đầu nếm mùi vị của chia tay. Tôi bắt đầu khóc cho những tiếc nuối rả rời của mình.

Tôi chia tay anh, sau khi chúng tôi có được vài ngày bên nhau, qua nhanh như những cái chớp mắt, thời gian cũng trôi nhanh như mười mấy năm chúng tôi đã không còn sống chung với nhau, anh có lẽ cũng đã muốn chấm dứt sự chờ đợi, và tôi cũng không có lý do nào để giử được anh.  Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau mà không trở về ngôi nhà cũ của anh, ở trên núi, ở gần trường đại học và ở biển.  Tôi bắt đầu tập một thói quen là quên đi những vị trí của kỷ niệm là nơi mà chúng tôi đã chia xẻ buồn vui, khổ đau và hạnh phúc.

Hồng Lĩnh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Hai 202310:36 CH(Xem: 3167)
Em ngồi hứng / ánh sao rơi / Đêm Đông áo mông…/ khép đôi vạt mềm / Ta gieo / lời Thánh kinh đêm / Nẩy mầm xanh / vọng ước nguyền… trổ hoa /
22 Tháng Mười Hai 202310:34 CH(Xem: 3405)
đưa tay đỡ nhẹ cành hoa / thả trôi dĩ vãng nhạt nhòa mùi hương / thấy mắt em cũng vô thường / tan trong nhịp thở hoang đường của tôi /
22 Tháng Mười Hai 202312:10 CH(Xem: 3515)
Mười năm sau anh băng rừng vượt suối, Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang: Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi, Từng con sông từng huyết lệ lan tràn…
22 Tháng Mười Hai 202311:56 SA(Xem: 3865)
Tôi sống như một kẻ không nhà, lang thang suốt dãi đất miền Trung, một bóng trắng mỏi mòn những ngọn đồi trọc, nhọc nhằn vàng những đụn cát hoang sơ, lặng lẽ giữa phố xá ồn ào. Thuở đó, Giáng Sinh vẫn rất lặng lẽ… Đêm Giáng Sinh năm ấy, tôi từ Sài Gòn trở về, xe khách hỏng máy ở rừng cao su thuộc địa phận Đồng Nai( một chuyện rất thường xảy ra). Hành khách bước xuống, những khuôn mặt mệt mỏi, những bộ quần áo nhàu nát. Đa số là những người tha hương kiếm sống, có một số sạch sẽ hơn là những con buôn, và con buôn lúc ấy đều là buôn lậu, cuộc mưu sinh đã làm cho họ trở thành những kẻ gian manh và lì lợm. Hành khách ngửa nghiêng vệ cỏ ven đường lấy những nắm cơm, bắp ngô, khoai lang, trứng luộc ra ăn một cách ngon lành, có một số rải rác vào các quán tranh.
22 Tháng Mười Hai 202311:15 SA(Xem: 4040)
tháng chạp, cỏ lau chờ tiết trời lạnh ngày đông đồng loạt trổ trắng màu bông tinh khiết trái bần chín vị ngọt chua tan trong miệng nụ cười tuổi thơ biền biệt biết đâu tìm
22 Tháng Mười Hai 202310:07 SA(Xem: 2882)
Như bài viết gần đây của ông về kênh đào Phù Nam của Cam Bốt, và đặc biệt như một tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet: “Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp)\”, xin ý kiến của ông về những vấn đề sau:
19 Tháng Mười Hai 202311:46 CH(Xem: 3539)
Dạo này sao mình hay nghĩ về cái chết. Mình giống như ba mình hồi trước thường bâng khuâng day dứt khi thấy tuổi già của nhiều người sắp rời bỏ dương trần thường sẽ bị đau yếu nằm yên một chỗ sống tật nguyển trong một thời gian. Ngày ấy ba đã phản kháng sợ kiểu sống như thế trước khi chết. Ý niệm của ba là khi hết số thì đi liền không đau bệnh. Và ước nguyện ấy đã thành sự thật, không đợi đến già yếu, đến lúc phải làm cho con cháu lo lắng buồn phiền, ba đã ra đi nhanh nhẹ nhàng không kịp cho ai phụng dưỡng ba dù chỉ một ngày.
19 Tháng Mười Hai 202311:30 CH(Xem: 3143)
Tuổi 17 của tôi qua lâu rồi. Thuở tôi 17, mọi thứ thật đáng yêu, chuyện tình thôi âm thầm không hứa hẹn trong cái nghéo tay tráo trở ở tuổi 13, vác trên vai chiếc cung lửa, tôi săn mọi cô gái mình ưng ý, đường tên ngọt sớt, giương cung là trúng tử huyệt, có lúc tôi nhắm trượt, phải đặt bẫy, náu mình, bắn hụt, mất cả giỏ tên, bỏ cuộc rồi tiếp tục, cứ thế, tôi mải mê trong cánh rừng say, trái tim tử thương đã bao lần vẫn run rẩy vì tình.
19 Tháng Mười Hai 202311:23 CH(Xem: 3554)
Cúi /lạy / biết đến bao giờ / nước bốn mùa chảy/ đất ngờ ngờ / trôi / người trôi / người trôi / đời / trôi
27 Tháng Mười Một 20236:15 CH(Xem: 3147)
Được tin Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại Quận Cam, nam CA , Hưởng thượng thọ 87 tuổi .