- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN – MỘT BỘ PHIM VỤNG VỀ GIẢ TẠO

07 Tháng Chín 20218:48 CH(Xem: 10758)

DNDL-NguyenNgoc
 

ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN – MỘT BỘ PHIM VỤNG VỀ GIẢ TẠO

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 

Nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc đã thấm sâu vào lòng yêu văn chương của không ít thế hệ học trò. Chính vì thế, khi có một tác phẩm quen thuộc của ông lên phim bị làm hỏng, nhiều người rất buồn và ấm ức. Và chúng tôi tin là nhà văn Nguyên Ngọc cũng rất buồn – có điều ông lịch sự, nể nang không nói ra. Hôm nay, ngày mừng ông thượng thọ 90, xin được chia sẻ nỗi buồn đó cùng ông.

***

Đã từng quen thuộc với tác phẩm văn học “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc từ những ngày ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, lại vốn rất có cảm tình với nhà văn này, nên hồi phim điện ảnh “Đất nước đứng lên” xuất xưởng, tôi đã háo hức tìm xem ngay. Song, trái ngược với dự đoán và mong đợi, bộ phim đồ sộ, tốn kém này đã gây cho tôi nhiều phản cảm, nhiều nỗi ấm ức muốn được giải tỏa. Rồi khi VTV thời gian vừa qua liên tục phát sóng lại bộ phim này, nhân các dịp lễ lạt kỷ niệm nào đó, tôi đã xem thêm lần nữa và thấy cần phải nói đôi lời.

 

Tôi chỉ xin tập trung để nói về tính chân thực của bộ phim.

 

Tính chân thực cần có của bộ phim lịch sử hoành tráng này đã bị phá hoại bởi hàng loạt yếu tố tạo thành một bộ phim- từ cấu trúc xung đột, dẫn dắt câu chuyện đến khâu chọn diễn viên, bối cảnh, phục trang, đạo cụ, âm nhạc, v.v. Nhiều khán giả cùng tâm trạng với tôi đều tự hỏi: Bộ phim rất tốn kém này được tạo ra để làm gì?

 

Người xem không thể hình dung nổi anh hùng Núp của một thời kháng Pháp gian khổ ở Tây Nguyên lại được biểu hiện trong một diễn viên béo tốt nần nẫn và đầy vẻ mãn nguyện bị đóng khố một cách miễn cưỡng như vậy ở trong phim! Còn các nhân vật nữ… Phụ nữ Tây Nguyên thời đó thường ở trần, theo phong tục, và cũng bởi nghèo túng; nhưng ở trong bộ phim này, những phụ nữ trẻ để trần lộ cả hai bầu vú đầy đặn lại được mặc những chiếc váy mới có thêu hoa văn rất đẹp đã cho thấy quan điểm thẩm mỹ chủ quan và cả ý đồ câu khách quá ư lộ liễu của những nguời làm phim.

 

Giữa núi rừng Tây Nguyên trùng điệp và âm thanh của cồng chiêng, giai điệu trữ tình mang bóng dáng đồng bằng Bắc Bộ của một bài hát rất hay như “Bộ đội về làng” ( của nhạc sĩ Lê Yên) bỗng trở nên vá víu, lạc lõng đến tội nghiệp!

 

Lạc lõng hơn nữa là những đoạn độc thoại nội tâm của Núp (lời ngoài hình)- hầu hết là những suy nghĩ, những triết lý áp đặt, xa lạ với người dân Tây Nguyên trong những năm tháng đó, xa lạ với chính tác phẩm văn học! Bộ phim đầy ắp những chi tiết phong tục, thừa thãi những cảnh quay về sinh hoạt văn hóa dân gian; song chúng ít được gắn với những tâm trạng, những cảnh huống kịch tính, những số phận cụ thể, và chính vì thế cái ấn tượng ôm đồm, tham lam, phô bày một cách cố tình lại càng nổi cộm trong khán giả (Ví dụ tiêu biểu nhất là đoạn những bức tượng nhà mồ được gom lại và được ống kính máy quay miêu tả như một cuộc triển lãm tượng!) Người xem còn thất vọng trước sự xuất hiện trước ống kính của nhiều diễn viên chính – thứ – phụ như những “hình nhân thế mạng”, rõ ràng là thiếu sự chỉ đạo diễn xuất ( hoặc chỉ đạo diễn xuất sai), họ không biểu lộ được cảm xúc và tâm trạng như cảnh phim muốn thể hiện.

 

Có cảm tưởng bộ phim chỉ là những đoạn miêu tả cuộc sống một cách gượng gạo, rời rạc, vụng về, được lắp ghép lại còn vụng về hơn! Khi người xem được thông tin rằng (chỉ bằng một lời thoại): địch có âm mưu sẽ lấy hết dụng cụ lao động bằng sắt của nguời Kông Hoa, thì liền sau đó được xem những cảnh chặt cây cổ thụ bằng đá sắc cạnh! Địch có phép thần thông biến hóa hay sao mà người dân Kông Hoa di chuyển lên núi đựợc an toàn kể cả mọi vật dụng gia đình nhưng lại không giữ nổi các đồ dùng lao động bằng sắt- vật dụng có ý nghĩa sống còn đối với người dân miền núi?! Nếu các nhà làm phim có ý định thần thánh hóa kẻ địch thì cũng nên dành vài mét phim để thỏa mãn óc tò mò của khán giả (ví như cho tên quan ba Pháp đọc câu thần chú chẳng hạn!!!) Ngay sau những cảnh quay mô tả kỹ lưỡng việc chặt cây rừng bằng đá với những bàn tay bật máu ra sao, người xem thấy xuất hiện lừng lững một ngôi nhà rông khổng lồ với những tấm ván xẻ cỡ lớn- có quay đặc tả. Điều phi lý như vậy cũng xảy ra khi người làm phim cho các diễn viên đóng lính Tây cứ tập trung vào một chỗ để dân làng Kông Hoa tha hồ bắn, giết cho hả dạ. Đánh Tây, giết Tây ở một vùng Tây Nguyên thời ấy dễ như thế sao? Hay người làm phim cho rằng để xây dựng lên một huyền thoại về những người Tây Nguyên anh hùng thì chẳng cần đếm xỉa đến tính hợp lý, đến sự thật, kể cả sự cảm thụ của người xem bình thường?

 

Diễn viên đóng suốt phim là một người, còn khi kết thúc thì hóa ra một người khác- anh hùng Núp thật một trăm phần trăm, bên dòng sông cuộn chảy, ông đứng trầm ngâm suy nghĩ… Tôi tạm mượn cảnh kết của phim để kết thúc bài viết nhỏ này: Không hiểu anh hùng Núp thật lúc còn sống đã suy nghĩ gì? Ông chắc đã đau lòng khi biết rằng: như ở hầu hết những “phim cúng cụ” từ trước tới nay, những người làm điện ảnh đã chi tiêu tốn kém tiền của Nhà nước - cũng là mồ hôi nước mắt của nhân dân, trong đó có người dân quê hương ông - để làm ra một bộ phim chỉ là hình bóng nhợt nhạt, giả tạo, thậm chí méo mó về đời ông, về số phận của đồng bào ông trong những năm tháng không thể nào quên ấy…

 

Đạo diễn Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116816)
Sông như lọn tóc dài cầu gầy như cánh tay Sa Lung ga chờ anh vời vợi con tàu qua rất vội như là trốn chạy nhau
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94039)
Khảo sát trên những văn bản tác phẩm của Trần Vũ, tôi thu được một kết quả khá thú vị: có tổng số 13 trên 27 truyện ngắn mà trong đó có sự hiện diện hình ảnh của những cơn mưa. Điều này đủ để nói lên rằng mưa chiếm một vị trí nhất định trong ký ức của anh ― có thể nói gần như một nỗi ám ảnh.
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86319)
Tôi biết Huệ đã lâu. Từ lúc Huệ còn niên thiếu, những trận mưa rào còn bất chợt đổ về qua qua ấp Tây Sơn, thứ mưa nóng và ẩm của vùng Qui Nhơn sỏi đá. Suốt quãng đời niên thiếu, hình như Huệ chỉ đi chơi xa có hai lần. Một lần lên Phú Xuân và một lần bơi xuồng băng ngang đầm Thị Nại.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90901)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 89023)
TCHL xin giới thiệu một biên khảo mới của GS. Nguyễn Phạm Hùng tại Đại học Quốc gia Hà Nội về Nguyễn Công Trứ, dưới mắt nhìn mới, khác biệt với thành kiến bấy lâu.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88912)
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 115536)
B ài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116461)
đếm những bước chân tá túc ở xứ lạ bằng nỗi chật hẹp tù túng nơi quê nhà, mùa xuân trước tôi thấy thênh thang một nỗi buồn, khập khễnh (em đi bên cạnh, rất xa, những chân trần, thui chột gót hồn nhiên)
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84581)
Là một dân tộc đã có ít nhất ngàn năm lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương máu để bảo vệ chủ quyền của mình và đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu chiêm nghiệm lý do thất bại của các phong trào Cần Vương, Văn Thân v... v...
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98403)
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương Nghiễm Mậu )...