- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Song Ngữ CHÂN QUÊ, ANH LÁI ĐÒ, CHÚ RỂ LÀ ANH của NGUYỄN BÍNH

16 Tháng Tám 20214:24 CH(Xem: 13937)
NguyenBinh-KyHoa Ta Ty
Nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966)-
Ký hoa của Tạ Tỵ

 

Thơ Song Ngữ

CHÂN QUÊ, ANH LÁI ĐÒ, CHÚ RỂ LÀ ANH của NGUYỄN BÍNH

Chuyển ngữ bởi Hương Cau Cao Tân

 

 

 

Nguyễn Bính(1936)
Chân quê        
                                                                                    

 

 

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn-ràng

Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi!

 

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

 

Nói ra sợ mất lòng em

Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

 

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

 

 

Peasantry Plainness                                                                       
by Nguyen Binh (1936)

 

 

You were due to come back from town yesterday

I was waiting at the end of the village gate’s causeway

There you were, wearing a velvet scarf and shiny silk pants

Little did you know how your snap-button shirt tortured me then!

 

Where, where is your floss silk brassiere, on you it clings?

And the tussore waistband which you dyed early last spring?

Where, where is your four-flap long dress you always wear?

And the crow-billed headscarf, the working pants, with none to spare?

 

I dare not to speak my mind lest you are offended greatly

I beg you; please preserve your dressing in plain peasantry

Just like that day when you went to the pagoda’s festival

Your appearance suited you, and pleased me all in all

 

You see, lemon flowers stem from the lemon trees

Our parents and we all belong to the peasantry

You were due to come back from town yesterday

Your country fragrance and naivety faded somewhat that day

 

 

Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Thomas TN Cao

on 09 May 2019 in British Columbia, Canada

 

 

 

 

Nguyễn Bính
Anh lái đò    
                                                                                                     

 

 

Năm xưa chở chiếc thuyền này

Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều

Để tôi mơ mãi, mơ nhiều:

“Tước đay se võng nhuộm điều ta đi

 

Tưng bừng vua mở khoa thi,

Tôi đỗ quan trạng vinh quy về làng

Võng anh đi trước võng nàng

Cả hai chiếc võng cùng sang một đò.”

 

Đồn rằng đám cưới cô to

Nhà trai thuê chín chiếc đò đón dâu

Nhà gái ăn chín nghìn cau

Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn…

 

Lang thang tôi dạm bán thuyền

Có người trả chín quan tiền lại thôi!

Buông sào cho nước sông trôi

Bãi đay thấp thoáng, tôi ngồi tôi mơ

 

Có người con gái đang tơ

Vẫy tay ý muốn sang nhờ bãi đay

Sao cô không gọi sáng ngày

Giờ thuyền tôi đã chở đầy thuyền mơ

 

Con sông nó có hai bờ

Tôi chưa đỗ trạng, thôi cô lại nhà.

 

 

 

The boatman                                                                                    
by Nguyễn Bính

 

 

Those previous years, by this very boat, in the afternoon

I rowed you girl to collect the jute stalks from the sand dunes

Watching you work, I dwelt in my deep daydreaming:

“The jute stalks are to weave into roofed hammocks for our going

 

I would participate in the exam held by the emperor jubilantly

And I would rank first in the doctorate exam, coming home exuberantly

My roofed hammock would proceed before yours on the same road

And both roofed hammocks would cross the river in the same boat.”

 

It is rumoured that her wedding would be very great;

That the groom’s side would hire nine boats for the bride and bridesmaids;

That the bride’s side would ask for nine thousand areca nuts;

And that the marriage levy and cost be about nine thousand; that much…

 

Then I go wandering about, intending to offer the boat for sale

Despite the offer of nine old francs, the sale is to no avail!

Letting go of the pushing pole and let the boat go with the stream

Seeing a glimpse of the jute banks, I sit and let myself daydream

 

Oh, there is a girl who is in her prime time of her day

Wanting to go to the jute banks, showing by her wave

Girl, why did you not call me prior to this time;

Before my boat is already full of dreams at prime

 

Fact is, the river has two banks each on either side

I have not passed the doctorate exam, so please walk to the house of mine.

 

Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân

on 11 May 2019 in British Columbia, Canada.

 

 

 

Chú rể là anh                     
Nguyễn Bính (Sài Gòn 18-11-1943)

 

[Gửi Phạm-Quang-Hòa – Hưng Yên]

 

Xưa anh là kẻ nghiện sông hồ

Đây, đó, lan dài gót lãng-du

Về chẳng có kỳ, đi chẳng hẹn

Như mây mùa thu, lá mùa thu.

 

Anh đến Hà-Nội đêm hôm trước

Anh xa Hà-Nội sáng hôm sau

Bạn-bè nhớ tới anh, thường nhắc:

- “Không biết bây giờ hắn ở đâu?”

 

Hắn đã lên rừng nghe vượn hót?

Hay vừa xuống biển ngắm giăng lên?

Ngựa quên gốc liễu, đò quên bến

Hắn nhớ thương chăng tới mẹ hiền?

 

Bỗng sáng hôm nay có thiệp hồng

Có người cưới vợ giữa mùa đông

Cô dâu chẳng biết là ai đó?

Chú rể là anh – Có lạ không!

 

A ha! Thôi nhé, tự hôm nay

Lá hết lìa rừng, mây hết bay

Sông bến lương duyên đò cắm chặt

Ngựa Hồ thôi hết gió heo may.

 

Mắt xanh không ngắm trời xanh nữa

Chí lớn thu vào hộp phấn son

Than củi trần-gian mà luyện được

Một đời vợ đẹp với con khôn

 

 

Sông hồ giờ bặt dấu chân anh

Quân-tử về coi việc nấu canh

Viết cuốn trường-thiên ân-ái đó

Anh quên chép chuyện “Bỏ gia-đình”

 

Tôi chỉ xa anh một chuyến tầu

Nhưng là cách-trở vạn sông sâu

Uống ba ly rượu, quay về Bắc

Gọi để mừng anh, để nhớ nhau

 

Song nhớ bao nhiêu lại ngậm-ngùi

Sông hồ còn sót lại mình tôi

- Hai tay người đẹp trông mềm quá

Tôi có ngờ đâu khóa được người …

 

   

 

 

The Bridegroom is You                                  
Nguyen Binh (Sai Gon 18-11-1943)

[To Pham Quang Hoa of Hung Yen]

 

 

You used to be addicted to your liking of travelling

Here and there, you always keep your feet moving

Coming back anytime, no schedule in your goings

Just like autumn clouds, like autumn leaves in falling.

 

You have just arrived at Ha Noi today

You are gone from Ha Noi the next day

Remembering you, friends would ask around:

- “I wonder, where the heck he is right now?”

 

Has he gone up to the mountain to hear gibbons singing?

Or, has he gone down the coast to admire the moon rising?

The horse has forgotten the willow stump, the boat, the dock on the river;

Has he ever wondered about his distant beloved mother?

 

In the morning comes a red wedding card of invitation

Announcing someone’s intention to marry in wintery season

About the bride, nobody knows who is who?

But the groom, what a surprise, is, yes, it is you!

 

Ah hah! It’s over, from now on, from this very day

Leaves no longer leaving the forest, clouds, not on their way

The travelling boat has permanently docked at the marriage river

The Ho horse no longer misses the winds blowing from northern borders.

 

Your free eyes no longer can roam the high blue sky

Your ambition is condensed in the powder case and lipstick of your wife

If common charcoal and wood can cook up the divine medication

A life with a beautiful wife and smart kids is to your satisfaction

 

 

The lakes and rivers now miss your footsteps in roaming

The noble gentleman stays home watching the soup in cooking

You are now busy having a very romantic loving Ode to write

So you forget to tell the story of “Leaving My Family Behind”

 

You and I are only a trip on the train away

But it feels like thousands of deep rivers far away

Finishing three rounds of drinks, heading north when the party is over

Just to well-wish you, so we have something to remember

 

The more I remember, the more I feel the overwhelming self-pity

From now on, on the road only remains the shadow of me

- Though the beauty’s hands look so soft and pretty

Little do I suspect that they can bind a great man’s destiny …

 

 

Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân

on May 23. 2019, in British Columbia, Canada

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
21 Tháng Chín 20228:33 SA
Khách
Cám Ơn bạn chuyển thể những bài thơ tuyệt vời. Love 💕
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 97366)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 92874)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91533)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99889)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106646)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91917)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106063)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105633)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 127611)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41523)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...