- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ- HỌA SĨ LÊ THÁNH THƯ

26 Tháng Bảy 20214:58 CH(Xem: 10628)

 

PHÂN ƯU

Nhận được tin buồn

 LeThanhThu

Nhà thơ- Họa sĩ LÊ THÁNH THƯ

  

Sinh năm 1956 tại Quy Nhơn (Bình Định) Việt Nam.

Tạ thế ngày 16.7.2021 tại Sài Gòn - TP.HCM

hưởng thọ 65 tuổi.

(Trước đó 2 ngày, ông có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính với Covid-19.)

  

Tạp Chí Hợp-Lưu cùng Văn Thi Hữu

Xin chân thành chia buồn cùng Tang Quyến

Nguyện cầu linh hồn Lê Thánh Thư Phanxico Xavie

 sớm về nước Chúa.

 

Nhà thơ- Họa sĩ Lê Thánh Thư:

Họa sĩ - nhà thơ Lê Thánh Thư sinh năm 1956 tại Quy Nhơn (Bình Định). Mười hai tuổi, ông được gửi vào trường Dòng (Séminary) tại Quy Nhơn. Năm 1975, ông rời nhà dòng để ra đời (xuất tu ra đời), lập gia đình tại Sài Gòn và có một cô con gái.

Là họa sĩ nổi tiếng nhưng ông xuất thân là tự học. Bắt đầu vẽ từ năm 1982, ông từng đoạt giải thưởng lớn Mỹ thuật Việt Nam - Phillip Morris (năm 1996), giải thưởng Mỹ thuật ASEAN (năm 1998), giải thưởng Mỹ thuật Việt Nam - Phillip Morris (năm 1998), giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (năm 2005).

Họa sĩ Lê Thánh Thư đã có 10 cuộc triển lãm cá nhân và rất nhiều triển lãm nhóm tại Việt Nam cùng các nước: Thái Lan, Singapore, Nhật, Úc, Mỹ, Hà Lan, Pháp, Thụy Sĩ... Ông có tranh tham dự trong những bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Singapore, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Gần đây, họa sĩ Lê Thánh Thư tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ 10 có tên gọi Không gian sống giới thiệu đến công chúng 35 bức tranh với chất liệu sơn dầu tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) với nhiều tìm tòi, đổi mới trong cách thể hiện. (Báo Thanh Niên)

**

(Theo VOV) -Sinh thời, hoạ sỹ Lê Thánh Thư từng chia sẻ: “Trước hết, tôi là một nhà thơ. Cái nhìn hội họa của tôi hoàn toàn khác biệt so với cái nhìn của họa sĩ. Đó là cái nhìn của thi sĩ làm hội họa. Tôi quan tâm nhiều đến cấu trúc được tạo thành bởi sự lặp lại các yếu tố đơn giản và tạo dựng nên các nhịp điệu trong bố cục. Tranh của tôi nhiều tính chất tượng trưng, thường dùng màu đơn sắc, độ dày mỏng khác nhau trong nhiều tranh sơn dầu”. 

“Những tác phẩm của Lê Thánh Thư phản ánh sự thay đổi nhanh chóng của văn hóa Việt Nam, sự toàn cầu hóa và những thách thức trước cuộc sống ngày càng phức tạp. Đây là loạt tranh vẽ về sự thay đổi của Việt Nam trong giai đoạn đầu của chính sách mở cửa và không gian sống của con người trong kết quả cửa sự phát triển đô thị” - nhà phê bình Helène H, người Hà Lan, từng phân tích.

Năm 1989, cố họa sỹ Lê Thánh Thư có triển lãm cá nhân đầu tiên tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ đó, ông đã có hơn 10 triển lãm cá nhân, tham gia cùng nhiều triển lãm nhóm khác tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, đạt một số giải thưởng mỹ thuật trong nước và giải thưởng của khối ASEAN. 

Sự ra đi đột ngột của hoạ sỹ Lê Thánh Thư là mất mát to lớn đối với nền mỹ thuật Việt Nam. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người yêu tranh bày tỏ sự tiếc thương. 

**

 

 

THƠ LÊ THÁNH THƯ

MỘT MÌNH

 

Trong bản tự khai với PA.25
Tôi thú nhận
Không có bạn thân, không có tổ chức, không có bầy đàn…
Chỉ một mình.

*
Một mình thông thống mình
Một mình luông tuồng mình
Một mình vời vợi mình
Một mình hau háu mình
Một mình đau đáu mình
Một mình tơi bời mình
Một mình ruỗi rong mình
Một mình ăn sống mình
Một mình tự chôn mình
Như
Một mình trời
Một mình trăng
Một mình xanh
Một mình thẳm
Một mình lên
Một mình chìm
Một mình bão.

*
Một mình đả đảo
Một mình thênh thang
Mình . . .

THÁNG MƯỜI, TỨC CƯỜI…

 

Tháng Mười chơi trò xếp đặt
Những con rồng được tạc bằng xương người
Những con rắn cong khô trên bếp than cời
Dưới nền trời xám và khô
Phố phường mạ bằng vàng mã
Người người ướp lạnh.

*
Tháng mười sũng ướt
Ai tìm người thất lạc
Ai tìm ngày đói ngày khát
Trên mặt đồng hồ đếm ngược
Đường không lối đi
Người không nẻo về
Tiếng kêu đã qua
Tiếng cười đã mất
Cái nhìn chạm mặt
Xước da.

*
Tháng mười cười như ma ám
Người rước rồng
Người đuổi rắn
Tai biến giấc mơ thì thầm ở trên cao
Tai biến sắc màu mặt tiền phố xá mong manh
Tai biến thân phận đang trên đường di chuyển tới.

*
Tháng mười chơi trò lễ hội
Vẫy vùng rác rến
Phung phí tuổi ngàn năm.

Lê Thánh Thư

NGỒI ĐỒNG BUỔI SÁNG

Thành phố nhiệt đới này
Nhiều nơi có thể đái bậy
Nhiều nơi có thể tìm gái
Nhiều nơi có thể ngồi đồng. . .

*
Ngồi đồng vỉa hè
Ngồi đồng quán cóc
Ngồi đồng chửi đổng
Ngồi đồng đọc báo
Ngồi đồng đấu láo
Ngồi đông tào lao
Ngồi đồng ngó quanh
Ngồi đồng đá lạnh
Ngồi đồng ngồi đổng
Ngồi đông.

*


Buổi sáng ngồi đồng
Nói năng chi cũng nhìn dọc ngó ngang
Nói năng chi cũng thấy lạnh gáy
Im lặng gói trong tàn thuốc lá
Im lặng gói trong cái nhìn bè bạn.

*

Thành phố này buổi sáng
Ngồi đồng uống cạn một ao đầy
Ngồi đồng uống thẳng cánh cò bay
Nói cười hê hả
Vẫn nhờn nhợn cái nhìn lạ mặt.

*

Ngồi đồng buổi sáng
Nén một ngày rỗng không ngắn lại.

Lê Thánh Thư

  

 

TRỞ ĐI, TRỞ LẠI…

 

Trở đi mắc sông
Trở lại mắc núi
Tôi về lại nơi tôi rời bỏ
Đại nạn mười năm còn phơi trên rẫy khoai, nương sắn
Tôi chất đống ý nghĩ mình đang héo đi từng ngày trai tráng
Đốt thiêu cơn mộng dữ ngày đông.

 

*

Trở đi mắc sông
Trở lại mắc núi
Em trở về ngắt quãng ngày tôi xanh lại đọt chuối
Lá lao linh biếc cả trời chiều ẻo lả
Em đuổi nắng rừng rực đi
Em dồn mưa dai dẳng lại
Bao muộn phiền ngoi ngóp trước hiên nhà
Ngày im ỉm đóng
Tôi lẳng lặng ngồi không.

 

*

Trở đi mắc sông
Trở lại mắc núi
Về lại chênh vênh triền song rẻo núi
Tôi ngây ngây gọi tên người này,người khác
bên bờ vực
Ngây ngây gọi tên em thăm thẳm
Rách tọac cả trời chiều
Biết dạt về đâu
Biết dạt phương nao
Trở lại thì mắc núi
Trở đi thì mắc sông. . .

 

 LÊ THÁNH THƯ

 

LỜI HUYỄN


Bữa về

Con chó già vác mặt ra xem

Khuôn mặt nào thuổn đuột

Khuôn mặt nào buôn buốt

Khuôn mặt nào đứt ruột

Khuôn mặt nào lem luốc.

 

*

Bữa về

Con mèo già xớn xác nhìn ra

Mưa hoa đầy đường

người đi tím tái

người về hóa bạc hóa vàng

khuôn mặt cười ngầy ngật sinh lý

khuôn mặt cười ngan ngát lem nhem.    

 

*

Bữa về

Ba chân bốn cẳng

Khuôn mặt cười hơ hớ

Khoe mùi vệ sinh.


Lê Thánh Thư 

 

K H Ô N G Đ Ề

Ước gì được sống như lửa

Đủ chín một đời sống sượng

Ước gì được chết như lửa

Đủ lòng nguội lạnh hừng lên.

 

 

L ê T h á n h T h ư

 

 

 

TRANH LÊ THÁNH THƯ:

 

LTT-những hàng người. 2014. Mực & acrylic trên giấy maruman no. 8
Những hàng người - LTT
ltt-Quê nhà. 2008. Homeland. Oil on canvas
Quê nhà - LTT 
ltt-Sài Gòn, tháng 6, 2021
Sài Gòn tháng 6-2021- LTT
LTT-trên sông. 2021. on river. Oil on canvas
Trên sông 2021- LTT 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 202311:26 CH(Xem: 6044)
Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Con, cháu chúng tôi là: Phật tử: PHẠM TRƯỜNG SONNY / Pháp danh: TRÍ LẠC / Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1994 tại Orange County, California./ Mất ngày: 11 tháng 7 năm 2023 tại Orange County, California. Hưởng dương: 30 tuổi
13 Tháng Bảy 20235:38 CH(Xem: 5903)
con lòng tong nhỏ / trôi đi / bâng khuâng / buồn lại phương phi / giữa trời
10 Tháng Bảy 20235:10 CH(Xem: 4879)
cửa em / không phải cửa mình / cửa ta / nhà bạn / thình lình mở toang
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 6320)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 6768)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 5651)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.
18 Tháng Sáu 20236:10 CH(Xem: 6562)
có một đêm rằm trăng sáng thơ thẩn ta đi trên đường bỗng dưng nhớ bài thơ cũ … “cúi đầu chợt nhớ cố hương”
18 Tháng Sáu 20235:32 CH(Xem: 5819)
“Lễ tang của cậu qua đi đã lâu nhưng không khí trong nhà tôi vẫn chùng xuống. Không ai biết phải làm gì để tiếp tục sống, ngoài số tiền ít ỏi của cậu dành dụm được khi trước. Sau cuộc chiến “Bão sa mạc” với Mỹ cùng các nước đồng minh, Iraq thất thủ, bị cấm vận. Bao phủ Baghdad là một bầu không khí ngột ngạt, không có bất cứ việc gì để làm. Dù không quá sung túc, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi để thức ăn thừa từ bữa trưa sang bữa tối, mà đều phải vứt đi. Các chủ gia đình sẽ lấy làm xấu hổ nếu họ mua dưới 50 cân gạo một lần, thường đặt hàng cả con cừu, thịt tại nhà và ăn tươi. Tiết kiệm là tính từ không khi nào xuất hiện trong tiêu dùng của người Baghdad. Và bây giờ thì chúng tôi ăn khoai tây, chà là, bánh mỳ làm từ bột mỳ đen vốn chỉ dành cho gia súc. Thế nhưng vẫn có những gia đình còn tệ hơn. Thuốc men hạn chế, đồ ăn không có. Đói. ..."
18 Tháng Sáu 20235:22 CH(Xem: 6242)
mấp mé mấp mé chiều quanh / tiếng kêu sẫm buồn rợn tối / chim. lia rẽ / một khúc quành / xao xác đường về rất vội
18 Tháng Sáu 20235:12 CH(Xem: 5881)
Tiết học đầu tiên ở trường Võ Tánh, tôi gặp thầy Đỗ Đức Trí. Hôm ấy thầy trông đạo mạo, mẫu mực, áo quần chỉn chu, thẳng nép chứ không luộm thuộm, nhếch nhác như những lần gặp ở trường Kim Yến. Gặp lại tôi, thầy có vẻ đồng tình là tôi theo nghiệp văn chương, cố nỗ lực để được vào học ở trường công lập. Đối với ông Sáu, thành tích của tôi được vào trường công lập, không kinh qua lớp đệ tam, điều đó ông không quan tâm chút nào. Điều quan tâm của ông là thân xác tôi ngày càng phát lớn, trổ mã trông thấy, cái giọng ồ ề, sức vóc phổng phao như con gà trống đã gây phiền toái cho ông Sáu . Nhà có hai gã đàn ông đang vào tuổi lính tráng là đầu mối cho mọi sự dòm ngó của những con mắt cú vọ, đôi tai thính của những “con chó săn” . Đó là những kẻ mà ông ám chỉ cho những tên cạo giấy, bọn ngồi mát ăn bát vàng, bọn tham nhũng đầy rẫy ở phố phường hoa lệ này.