- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG BÀI THƠ THÁNG SÁU

07 Tháng Sáu 202111:27 CH(Xem: 12966)

Nguyen Hoang Nam - song
Sóng - photo Nguyễn Hoàng Nam

Thơ

Ngô Quốc Phương

NHỮNG BÀI THƠ THÁNG SÁU

 

 

XỨ SỞ KỲ LẠ 

 

xứ sở kỳ lạ 

ảo thuật thường lên ngôi 

mỗi khi bầu cử xịn 

làm người dân nức lòng 

 

mỗi khi đại dịch bệnh 

tiêm chủng trăm phần trăm 

làm người dân sung sướng 

thấy an tâm, an lòng 

 

nàng Pê Hờ bắc loa 

lò vôi xướng lớn ra 

bà con liền chú ý 

hơn cả vê tê nhà 

 

lại Hoài Linh, Trấn Thành, 

lại Bố già, bố trẻ 

lại hiếp, cướp, chân dài 

lại giật gân, chuyện lạ 

 

xứ sở thần tiên đây 

dân được sống trên mây 

đâu cần ai kia nọ 

lạc hướng dư luận này? 

 

NQP, 30/5/2021, 

Kent, Anh quốc 

(Nhìn từ xa... Tổ khúc...) 



CHÀNG GÀN 

(Tặng 'Hùng gàn') 

 

Này chàng gàn 

anh bỏ vợ mù lòa 

đàn con thơ 

và đi vào chiến địa mù mịt 

như một Đông-ki-sốt 

bỏ những đồng tiền chắt bóp từ mồ hôi nơi xóm nghèo 

để mua sách khai minh cho bao người thua thiệt và đói nghèo, rách chẳng kém anh 

lại còn muốn lên tiếng bảo vệ họ 

ở chốn chẳng có công lý gì 

 

*** 

 

này chàng gàn 

sao anh không như tôi 

cứ giữ thân yên lặng 

im lặng đổi an toàn 

lên tiếng để làm gì 

rượu thịt đầy ra đấy 

ăn mấy đời mới xong? 

chỉ ồn ào khoe vui 

khi nào đôla sẵn 

khi biệt thự khánh thành 

khi đồ cổ lùng được 

khi xe xịn cho con... 

 

*** 

 

này anh chàng gàn kia 

thương anh 

thương anh lắm 

nhưng rượu thịt còn đầy 

tôi chưa thể như anh 

 

 

NQP, 05/6/2021) 

 

 

 

NẶNG TRĨU 

 

Bao lâu rồi trái tim nặng trĩu, 

câm lặng 

những giới hạn tự đặt ra làm ta sợ hãi 

không dám bước tới, 

bước qua 

và những bóng ma 

những bóng ma của quá khứ 

vẫn còn hiện thực 

chúng nhảy múa từ thế hệ này qua thế hệ khác 

như một trò đùa 

chúng tung hứng dân tộc, đất nước 

trong tiếng cười sảng khoái 

hây! ta đã có tất cả trên tay 

 

... 

 

hôm qua, một người bạn nói với tôi 

chúng ta sẽ không bao giờ thoát ra 

đất nước này sẽ không bao giờ thoát khỏi 

tất cả đã bị đóng đinh 

tất cả là số phận 

hôm khác, tôi đọc một lá thư hay một luận đề khoa học? 

bản sắc là gì 

với một dân tộc 'tự thua'? 

 

... 

 

hôm nay nghĩ lại cuộc cờ được thua vây bắt đang bày ra 

không gian đầy màu sắc búa xua 

đầy động tính của nhạc nhẽo, của quảng cáo, của tin tức cướp giết hiếp và chân dài, chuyện lạ bủa vây 

một trận cờ vẫn âm thầm bầy ra 

có kín, có hở 

chỉ để ai tinh ý mới nhìn ra 

nhưng nhìn ra liệu có làm được gì 

vì anh là khán giả 

còn tôi là người đang cầm quân 

và tôi đi những nước cờ 

các anh chỉ là kẻ xem tivi và ngó nghiêng bình luận? 

những đòn vây đảo bày ra 

những trò sắp đặt trình diễn 

những cái thò tay vào siết cổ địch thủ, vặn cổ những kẻ thù bên kia 

còn bên ta thì đương nhiên ưu ái 

 

... 

 

này những luật lệ tự đặt ra 

khai cục, trung cục khi nào thích thì đổi 

chỉ để tôi có lợi thế muôn đời 

và thấy không, khán giả 

làm gì có cờ tàn 

làm gì có cây cầu đi lên chủ nghĩa ấy 

bởi vì nó là cái tôi bịa ra 

ha ha, ha ha 

 

và các vị khán giả 

hãy yên tâm ngủ yên nhé 

ghế bành đó, 

ghế sa-lông đó 

gục ngủ bên ly rượu 

hay trên ghế đẩu, ghế nhựa vỉa hè 

gục ngủ vào bức tường 

rêu bám thời gian... 

 

(Vĩ thanh: bàn cờ mới bầy ra, bàn cờ cũ bỏ đi, con xúc xắc giữ chi, quăng đi, quăng đi nốt!) 

 

Ngô Quốc Phương, Kent, Anh quốc, 05/6/2021 

 

 

ĐOẢN KHÚC TƯƠNG GIANG 

 

'Sông Tương nước chảy đôi dòng, 

muốn ăn sim chín thì vào rừng sâu'* 

rừng sâu chẳng thấy Khuất đâu, 

Nguyên còn một khoảnh trên đầu trắng vôi, 

 

sông Tương nước chảy chưa thôi, 

đời sau còn vọng tiếng ai gọi đò, 

gọi rằng nước siết thì dò, 

chớ lội vội vã thân cò kia ơi, 

 

Tương giang xanh ngắt tận trời... 

 

vẫn xanh! 

 

NQP, Kent, Anh quốc, 30/5/2021 

(Vĩ thanh: Này nước trong thì gội, nước đục thì khoắng chân, chớ lẩn quẩn phân vân, như dòng nào phân nhánh..) 

 

* Ca từ một cổ ca khúc 

 

 

CON ĐƯỜNG, ĐÓA HOA 

 

Trên con đường của những ngày buồn 

đôi lúc hoa nở thành thơ 

và mưa buông xuống 

phủ một màn sương mờ 

 

và gió kéo đến theo làn 

nhẹ nhàng, mơn man, an ủi 

trên con đường của cô đơn 

những nỗi đau cúi đầu 

 

lặng lẽ 

chuyện một người 

nhưng cũng là chuyện đời, chuyện con người 

như một phần cuộc sống 

 

như cái giá sinh ra 

trên mảnh đất của nhân gian 

Thượng Đế và các đấng Sáng thế, Cứu thế sinh ra muôn loài 

và cả vũ trụ và nhiều muôn điều hơn thế 

 

mảnh đất ấy có vui, buồn, ấm no, đói khát, chiến tranh, hòa bình, 

bất công, công lý, vô vọng và lạc quan 

mảnh đất ấy có đủ mọi điều, mọi sắc màu, sắc thái 

có nhạc, họa, thơ, có tình yêu, hy sinh, đau khổ, oái oăm... 

 

âu có phải là phép thử 

hay những thách đố, những thi gan 

xong rồi, một mai đi đâu, về đâu 

hay hãy cứ thế im lặng và đừng hỏi nữa 

 

có nghĩa lý gì đâu 

có một tia nhìn, ánh sáng, một thế giới khác, một phương trời khác 

tùy người, tùy lúc 

anh sẽ nhìn thấy, sẽ được mặc khải, hay sẽ tự mặc khải 

 

anh sẽ được khai minh, hay sẽ tự thắp đuốc 

sáng nay, hay chiều ở đâu đó, hay tối ở nơi kia 

trong một địa cầu cũ với người này, mới với người khác 

ai vẫn gửi cho nhau những đóa hoa như tín hiệu yêu thương 

 

chia sẻ, giãi bày 

nguyện cho cõi này 

thôi nỗi khổ, niềm đau... 

 

Ngô Quốc Phương 

 

Kent, Anh quốc, 18/5/2021 

(Những bông hoa mong manh vẫn còn sau giông bão) 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7110)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 6383)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4608)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 6629)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5979)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 6870)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 6221)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 6395)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
12 Tháng Chín 202312:14 SA(Xem: 7175)
khi ngôn ngữ trở thành phù phiếm / trên môi người hát ca / anh trở về yên ngủ / dưới cội hoa mai già
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 5938)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.