- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG BÀI THƠ THÁNG SÁU

07 Tháng Sáu 202111:27 CH(Xem: 13079)

Nguyen Hoang Nam - song
Sóng - photo Nguyễn Hoàng Nam

Thơ

Ngô Quốc Phương

NHỮNG BÀI THƠ THÁNG SÁU

 

 

XỨ SỞ KỲ LẠ 

 

xứ sở kỳ lạ 

ảo thuật thường lên ngôi 

mỗi khi bầu cử xịn 

làm người dân nức lòng 

 

mỗi khi đại dịch bệnh 

tiêm chủng trăm phần trăm 

làm người dân sung sướng 

thấy an tâm, an lòng 

 

nàng Pê Hờ bắc loa 

lò vôi xướng lớn ra 

bà con liền chú ý 

hơn cả vê tê nhà 

 

lại Hoài Linh, Trấn Thành, 

lại Bố già, bố trẻ 

lại hiếp, cướp, chân dài 

lại giật gân, chuyện lạ 

 

xứ sở thần tiên đây 

dân được sống trên mây 

đâu cần ai kia nọ 

lạc hướng dư luận này? 

 

NQP, 30/5/2021, 

Kent, Anh quốc 

(Nhìn từ xa... Tổ khúc...) 



CHÀNG GÀN 

(Tặng 'Hùng gàn') 

 

Này chàng gàn 

anh bỏ vợ mù lòa 

đàn con thơ 

và đi vào chiến địa mù mịt 

như một Đông-ki-sốt 

bỏ những đồng tiền chắt bóp từ mồ hôi nơi xóm nghèo 

để mua sách khai minh cho bao người thua thiệt và đói nghèo, rách chẳng kém anh 

lại còn muốn lên tiếng bảo vệ họ 

ở chốn chẳng có công lý gì 

 

*** 

 

này chàng gàn 

sao anh không như tôi 

cứ giữ thân yên lặng 

im lặng đổi an toàn 

lên tiếng để làm gì 

rượu thịt đầy ra đấy 

ăn mấy đời mới xong? 

chỉ ồn ào khoe vui 

khi nào đôla sẵn 

khi biệt thự khánh thành 

khi đồ cổ lùng được 

khi xe xịn cho con... 

 

*** 

 

này anh chàng gàn kia 

thương anh 

thương anh lắm 

nhưng rượu thịt còn đầy 

tôi chưa thể như anh 

 

 

NQP, 05/6/2021) 

 

 

 

NẶNG TRĨU 

 

Bao lâu rồi trái tim nặng trĩu, 

câm lặng 

những giới hạn tự đặt ra làm ta sợ hãi 

không dám bước tới, 

bước qua 

và những bóng ma 

những bóng ma của quá khứ 

vẫn còn hiện thực 

chúng nhảy múa từ thế hệ này qua thế hệ khác 

như một trò đùa 

chúng tung hứng dân tộc, đất nước 

trong tiếng cười sảng khoái 

hây! ta đã có tất cả trên tay 

 

... 

 

hôm qua, một người bạn nói với tôi 

chúng ta sẽ không bao giờ thoát ra 

đất nước này sẽ không bao giờ thoát khỏi 

tất cả đã bị đóng đinh 

tất cả là số phận 

hôm khác, tôi đọc một lá thư hay một luận đề khoa học? 

bản sắc là gì 

với một dân tộc 'tự thua'? 

 

... 

 

hôm nay nghĩ lại cuộc cờ được thua vây bắt đang bày ra 

không gian đầy màu sắc búa xua 

đầy động tính của nhạc nhẽo, của quảng cáo, của tin tức cướp giết hiếp và chân dài, chuyện lạ bủa vây 

một trận cờ vẫn âm thầm bầy ra 

có kín, có hở 

chỉ để ai tinh ý mới nhìn ra 

nhưng nhìn ra liệu có làm được gì 

vì anh là khán giả 

còn tôi là người đang cầm quân 

và tôi đi những nước cờ 

các anh chỉ là kẻ xem tivi và ngó nghiêng bình luận? 

những đòn vây đảo bày ra 

những trò sắp đặt trình diễn 

những cái thò tay vào siết cổ địch thủ, vặn cổ những kẻ thù bên kia 

còn bên ta thì đương nhiên ưu ái 

 

... 

 

này những luật lệ tự đặt ra 

khai cục, trung cục khi nào thích thì đổi 

chỉ để tôi có lợi thế muôn đời 

và thấy không, khán giả 

làm gì có cờ tàn 

làm gì có cây cầu đi lên chủ nghĩa ấy 

bởi vì nó là cái tôi bịa ra 

ha ha, ha ha 

 

và các vị khán giả 

hãy yên tâm ngủ yên nhé 

ghế bành đó, 

ghế sa-lông đó 

gục ngủ bên ly rượu 

hay trên ghế đẩu, ghế nhựa vỉa hè 

gục ngủ vào bức tường 

rêu bám thời gian... 

 

(Vĩ thanh: bàn cờ mới bầy ra, bàn cờ cũ bỏ đi, con xúc xắc giữ chi, quăng đi, quăng đi nốt!) 

 

Ngô Quốc Phương, Kent, Anh quốc, 05/6/2021 

 

 

ĐOẢN KHÚC TƯƠNG GIANG 

 

'Sông Tương nước chảy đôi dòng, 

muốn ăn sim chín thì vào rừng sâu'* 

rừng sâu chẳng thấy Khuất đâu, 

Nguyên còn một khoảnh trên đầu trắng vôi, 

 

sông Tương nước chảy chưa thôi, 

đời sau còn vọng tiếng ai gọi đò, 

gọi rằng nước siết thì dò, 

chớ lội vội vã thân cò kia ơi, 

 

Tương giang xanh ngắt tận trời... 

 

vẫn xanh! 

 

NQP, Kent, Anh quốc, 30/5/2021 

(Vĩ thanh: Này nước trong thì gội, nước đục thì khoắng chân, chớ lẩn quẩn phân vân, như dòng nào phân nhánh..) 

 

* Ca từ một cổ ca khúc 

 

 

CON ĐƯỜNG, ĐÓA HOA 

 

Trên con đường của những ngày buồn 

đôi lúc hoa nở thành thơ 

và mưa buông xuống 

phủ một màn sương mờ 

 

và gió kéo đến theo làn 

nhẹ nhàng, mơn man, an ủi 

trên con đường của cô đơn 

những nỗi đau cúi đầu 

 

lặng lẽ 

chuyện một người 

nhưng cũng là chuyện đời, chuyện con người 

như một phần cuộc sống 

 

như cái giá sinh ra 

trên mảnh đất của nhân gian 

Thượng Đế và các đấng Sáng thế, Cứu thế sinh ra muôn loài 

và cả vũ trụ và nhiều muôn điều hơn thế 

 

mảnh đất ấy có vui, buồn, ấm no, đói khát, chiến tranh, hòa bình, 

bất công, công lý, vô vọng và lạc quan 

mảnh đất ấy có đủ mọi điều, mọi sắc màu, sắc thái 

có nhạc, họa, thơ, có tình yêu, hy sinh, đau khổ, oái oăm... 

 

âu có phải là phép thử 

hay những thách đố, những thi gan 

xong rồi, một mai đi đâu, về đâu 

hay hãy cứ thế im lặng và đừng hỏi nữa 

 

có nghĩa lý gì đâu 

có một tia nhìn, ánh sáng, một thế giới khác, một phương trời khác 

tùy người, tùy lúc 

anh sẽ nhìn thấy, sẽ được mặc khải, hay sẽ tự mặc khải 

 

anh sẽ được khai minh, hay sẽ tự thắp đuốc 

sáng nay, hay chiều ở đâu đó, hay tối ở nơi kia 

trong một địa cầu cũ với người này, mới với người khác 

ai vẫn gửi cho nhau những đóa hoa như tín hiệu yêu thương 

 

chia sẻ, giãi bày 

nguyện cho cõi này 

thôi nỗi khổ, niềm đau... 

 

Ngô Quốc Phương 

 

Kent, Anh quốc, 18/5/2021 

(Những bông hoa mong manh vẫn còn sau giông bão) 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 116991)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91659)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89141)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105702)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89008)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101563)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96581)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89416)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118981)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105283)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.