- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MARIE CURIE, MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC

03 Tháng Sáu 202110:43 CH(Xem: 11351)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Biên khảo 'Marie Curie, một đời hy sinh cho khoa học' của Nguyễn Thế Tài:


MARIE CURIE

NGUYỄN THẾ TÀI | Biên khảo: Viết về Marie Curie là viết về một người đàn bà phi thường, một nữ khoa học gia lỗi lạc đầu thế kỷ 20. Cuộc đời bà là một chuỗi những thử thách và chịu đựng gian nan. Sinh ra và lớn lên trong những điều kiện khó khăn, trải qua tuổi niên thiếu với biết bao gian khổ nhưng với ý chí kiên cường, lòng quả cảm và trí thông minh, bà đã thực hiện hoài bão của mình.

Trưởng thành trên một đất nước bị xâu xé và mất chủ quyền, cộng thêm hoàn cảnh khó khăn của gia đình, bà đã không ngừng phấn đấu để đạt được ước nguyện. Biết chọn cho mình một lý tưởng, với tấm lòng sắt đá và kiên trì, bà đã sống trọn vẹn cuộc đời mình, trong chân thật và hãnh diện, can đảm vượt lên trên những thành kiến nhỏ hẹp của thời đại. Cũng chính bà là người đã vinh danh hình ảnh người phụ nữ trong khoa học, vươn lên dưới ánh sáng mặt trời, cất cao tiếng nói để đóng góp vào tài sản văn hóa và văn minh của nhân loại. Người nữ khoa học gia đó đã trọn đời hiến thân cho khoa học, đã sống và chết với khoa học, vì khoa học.

Công lao vĩ đại của bà đã được khoa học ghi ơn qua 2 giải Nobel 1903 (Vật Lý) và 1911 (Hóa Học), và nước Pháp đã đời đời tôn vinh bà qua việc chuyển hài cốt của bà và phu quân vào Điện Panthéon năm 1995.

Tất cả những điều đó tô điểm bức tranh tuyệt vời của một người nữ bác học đã suốt đời tận tụy, nêu cao đức tính cần cù và hy sinh, vun trồng cho đóa hoa mang tên Khoa Học mãi mãi sáng chói trong vườn hoa nhân loại.

Tập biên khảo này, giống như biên khảo trước về Einstein, được viết ra nhằm mục đích giới thiệu đến quý vị cuộc đời của một nữ khoa học gia kỳ tài với những đức tính cao quý và lòng kiên trì sắt đá, đáng là tấm gương sáng cho hậu thế.

Dĩ nhiên, biên khảo này không thể nào đầy đủ và hoàn chỉnh, do đó, tác giả sẵn sàng đón nhận những đóng góp xây dựng và phê bình hữu ích.

Xin được nói lời cảm ơn đến một vài bạn đã có thiện chí giúp đỡ và đóng góp trong việc thực hiện lần tái bản năm 2021 tại Hoa Kỳ qua nhà xuất bản Lotus Media.

Trong mục đích truyền bá khoa học và tri thức, biên khảo này có thể được trích dẫn và tùy nghi sử dụng, với điều kiện ghi rõ xuất xứ.

Bruxelles, tháng 02 năm 2021

__________________________________________

MARIE CURIE,

MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC

Biên khảo của Nguyễn Thế Tài 242 trang

Lotus Media tái bản tại Hoa Kỳ, 2021

Bìa và trình bày: Uyên Nguyên

ISBN: 978-1-68474-787-0

Có thể mua trên Amazon và IngramSpark 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 122028)
T a còn nửa bóng nguyệt hồng Biết bao giờ động tùng dương kiếp này Uống đi!liễu rũ cơn say Ngày mai còn mất trang đài về đâu
07 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 97036)
Đ ến hôm nay, ngày 6 tháng 5, bức hình nay có tên là Situation Room Photo, tự nó đã có đời sống riêng của nó, và người chụp vốn là nhiếp ảnh viên chính thức của toà Bạch Ốc, đã hẳn không còn là cha tinh thần của nó nữa. Hàng triệu người đã thấy nó, đã bị lôi cuốn, đã thích thú, đã soi bói, đã bàn luận và phân tích, cả chất vấn, và mặc sức… hoán đổi (altered, hoặc tiếng nhà nghề là photoshopped).
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106242)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 101286)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 108613)
T rong thế giới " không có vua ", cha con, anh em gầm gừ, chửi bới, cạnh khóe, cấu xé nhau, không tiếc lời nanh độc giành cho nhau; em "sòng phẳng" trả "tiền công" cắt tóc cho anh trai; cha chồng nhìn trộm con dâu tắm, em chồng ngang nhiên sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu; con giơ tay biểu quyết để cha chết...
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 93042)
Đ ây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới” . Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.( Ngô Thế Vinh )
05 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 112952)
T ôi ký họa mặt người vào dòng sông buông Nơi có lau sậy hóa mình trôi theo tiềm thức Đột ngột giận mình
04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 86827)
C hủ nhật ngày 1 tháng 5, 2011[...]Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems) tại phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách Washington, D.C. trên 7,000 miles.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94440)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 93835)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...