- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

DẤU CHẤM TRÊN ĐẦU CHỮ I

29 Tháng Mười Hai 20209:09 CH(Xem: 13821)


Le Chieu Giang-minh hoa


N
hư những cô học trò nhỏ, áo trắng điệu đà tha thướt. Tôi còn có thêm giọng nói êm êm, thanh thoát và dịu dàng. Chúng tôi, những cô thiếu nữ đẹp như trăng, sáng rỡ và líu lo những khi tới lớp, những lúc tan trường…

 

Thày đứng lớp Kim Văn, hai lần một tuần. Chúng tôi chờ giờ của Thày, như đợi chờ để được nghe những vần thơ trác tuyệt và để học trong cuốn sách đặc sắc, mỏng, nhưng tràn đầy những nét tinh hoa...

 Thày không giáo điều, không nhất định cứ giảng dạy đúng theo chương trình của Bộ Giáo Dục đưa ra. Những thứ mà với chúng tôi đã gần như nhàm chán. Ngoại trừ có lần Thày giảng và bàn rất vui, rất dí dỏm về Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên trong Kim Bình Mai…

 

Giáo Sư, mà Thày trông rất giang hồ. Tóc dài với áo Pull, quần Jean. Vừa giảng thơ văn, Thày vừa hút thuốc, loại thuốc trong pipe, đã làm đám học trò chúng tôi ghiền luôn cái hương rất thơm tho, nồng nàn. Thày thả đầy khói trên bục giảng trông lãng đãng, đẹp và hay hay... Thày lái xe bạt mạng, len lách với xe học trò ngay trong sân trường.

 Đám thiếu nữ chúng tôi bàn về Thày nhiều hơn nói về….Cao Bá Quát hay Nguyễn Công Trứ…

 

Không biết Thày để ý tôi từ bao giờ. Chỉ biết khi giảng bài, Thày không nhìn ai khác, mà mắt cứ hướng về phía tôi, cô bé ngồi bàn cuối lớp. Mắt Thày đưa xuống tận chỗ tôi ngồi như một tín hiệu bí mật, một tín hiệu chắc phải là vô cùng thầm kín. Cũng có khi tôi tinh nghịch, liếc đôi mắt đẹp, “ kên kên “ lại Thày chút xíu.

 

Thầy thì “thầm kín”, “bí mật”, mà cả lớp như biết hết, để theo dõi, rồi bàn tán, rồi xôn xao…Có đứa còn lén viết tên Thày bên cạnh tên tôi trên bảng, trong giờ ra chơi.

Tôi ngượng ngùng, tính chuyện đổi trường cho niên học mới.

“Đổi trường”, cũng vì tôi phải thuận theo ý của BaMẹ. Trường cũ, nơi toàn những đứa vừa học vừa chơi. Có đứa vui tay, còn tính thêm cả chuyện múa bút, sa đà vô những giấc mơ hãi hùng, đầy tai ương. Mộng làm...Văn hào hay Thi sĩ.

BaMẹ bắt tôi ghi tên học trường của những vị Linh Mục, những Ông Cha “dễ sợ” và có khi còn thêm cả “ dễ ghét”, của tụi học trò. Tiện thể, tôi cũng nghĩ , nếu cứ theo học dưới “ Mái trường rong chơi “ này,  thì thi rớt và học dốt là điều không thể tránh. Bởi đi thi thì không phải chỉ có môn Kim Văn của Thày…

                                                         ********

 

Tôi gặp lại Thày ngay lớp mới, của trường mới. Chỉ sau 3 tháng hè rời xa trường cũ.

Là một Giáo Sư xuất sắc, trường nào cũng muốn Thày đứng lớp. Tôi chỉ ngạc nhiên khi Thày chẳng thắc mắc chút nào, lúc nhìn thấy tôi đứng vo vo vạt áo trắng, cúi đầu ngượng ngập chào Thày. Và trong đôi mắt, tôi ngây thơ ngước nhìn Thày với mọi thứ dấu hỏi. ..

Nhất là tôi đã không dám nghĩ, Thày tìm dậy đúng lớp tôi mới học, lại chính chỉ vì...tôi.?

 

Tiếng Pháp, một ngôn ngữ đẹp như văn chương, và bàng bạc như một tiếng hát.

Hôm nay, trong khói thuốc ngạt ngào và vẫn bằng một giọng đam mê, đầy chất Thi Sĩ. Thày đọc cho cả lớp nghe bài “Ballade à la lune” của Alfred de Musset.

 

C’ était, dans la nuit brune

Sur Le clocher jauni

La lune

Comme un point sur Le” i ”....

 

Trăng chơi vơi

Trong một đêm nâu

Trên tháp chuông vàng

Mặt trăng tròn

Như dấu chấm trên đầu một chữ “ i “

 

Giọng Thày quyến rũ và truyền cảm đến nỗi tôi nhìn ra vầng trăng sáng rực rỡ trong mắt Thày.

Đôi mắt bí ẩn của trăng soi, đôi mắt chỉ nhìn thấy riêng có tôi, qua làn khói thuốc mờ ảo, cùng với những bài giảng cũ, mới...

 

Cảm động vì bài thơ thì ít mà bởi chất giọng miên man của Thày thì nhiều, tan lớp rồi mà tôi vẫn cứ ngồi ngẩn ngơ nơi cuối lớp. Thày bước xuống khi chỉ còn có một mình tôi. Khoan thai, Thày cúi xuống thở lên tóc tôi, cùng với một lời...trìu mến.

Thày bỏ về rồi, mà tôi còn ngồi bàng hoàng với những cảm giác lạ lùng, không hiểu...

Đêm đó tôi ngủ với mùi thuốc của Thày thơm nhè nhẹ trên tóc, ngủ với mùi hương dịu dàng mà Thày đã thở trên mái tóc rất dài, đẹp mượt mà.

 

                                                                  **********

 

Tôi tham dự buổi vinh danh những Thày, Cô giáo cũ chỉ vì ham vui, và tiện thể cho một số công việc sau đó.

California những ngày chớm xuân, dọc theo những freeway tôi ngang qua, là rất nhiều hoa đang chớm nở. Nắng của sáng sớm rực rỡ, luôn làm tôi cảm thấy đời sống đầy ắp những tươi vui và mời gọi.

Với lòng hân hoan đó, tôi rộn rã hàn huyên cùng bạn bè cũ, mới, trong buổi họp mặt rất đông thiên hạ.

 

Tôi đã không nhận ra là ai, cho đến khi Thày phải giới thiệu lại cả họ, lẫn tên.

 Riêng Thày, nhận ra tôi bởi giọng nói. Âm thanh của những líu lo ngày xưa, thuở đi học, giờ vẫn chưa nhiều thay đổi.

Đứng trước mặt tôi, không còn cái vẻ giang hồ, lang bạt của người thày cũ. Lưng Thày hơi cong xuống, cho tôi nhìn ra sự xô lệch nhanh chóng của đời người. Thêm mái tóc lưa thưa, bạc trắng và đặc biệt là tiếng nói.

Cái âm thanh khàn đục làm tôi phải khó khăn lắm mới nghĩ ra Thày đang nói gì.

Trong tất cả những kỷ niệm mà đôi khi tôi nghĩ, nhớ về Thày. Duy nhất là mùi hương êm ái mà Thày đã thở trên tóc tôi, trong một chiều tan lớp. Kèm theo một câu nói đầu đời tôi được nghe, nghe lần thứ nhất, với đầy mê đắm, và chao đảo.

Thày nói có vài câu mà sao tôi thơ thẩn cả một thời gian dài, và cảm xúc đã làm tôi lạnh hết đôi tay mỗi khi nhớ đến. Nhưng cuối cùng, tất cả đã như gió bay đi.

Tuổi trẻ, chúng ta dễ quên hết mọi thứ, mọi điều. Như một ánh chớp loé sáng, rồi loãng tan theo cùng với những tung tăng, những vui đùa, và mưa nắng của đời...

Tôi đã không thủy chung theo đôi mắt chìm đắm của Thày, đôi mắt đẹp như trăng sáng.

Tôi cũng đã quên mất giọng trầm ấm, nồng nàn, khi Thày đọc những vần thơ mơ màng của Alfred de Musset.

 

Tôi mê những bức Tranh.

Tôi đã quyết liệt và quyết tâm. Tôi bước những gót chân nhẹ nhàng, rón rén, nhưng vô cùng liều mạng. Theo một người Họa Sĩ tài hoa, dù cho có nghèo nhất thế giới.

Chúng tôi đã sống cùng nhau cho đến ngày, chỉ còn có nỗi Chết mới là sự phân chia, mới là lời vĩnh biệt…

****

Buổi họp mặt cứ nấn ná như chẳng ai còn muốn ra về. Tôi và Thày bỏ bữa tiệc không muốn tàn, tìm ra một quán nhỏ.

Chúng tôi ngồi với Trăng, hướng nhìn xa xa là ngôi Thánh Đường đẹp nhất California: Christ Cathedral.

Tôi nhắc với Thày về những buổi học ngày xưa, những bài thơ Thày hay đọc.Thày hỏi tôi có còn muốn nghe lại bài thơ về vầng trăng, của những năm tháng cũ?

 

“ Lune, quel esprit sombre

Promène au bout d’un fil

Dans l’ombre…”

“ Trăng ơi, hồn tăm tối

Lắng sâu trên sợi chỉ mong manh

Và, đêm thâu…”

 

Tôi nhìn ánh trăng tròn, nằm mơ màng trên tháp nhà thờ. Tiếng Thày đọc khàn câm, lan man về những âm ỉ của quá khứ.

 

Thày khóc.

Nước mắt tôi cũng nhạt nhòa. Ánh trăng như chợt tối tăm ướt, theo nước mắt của Thày, và của tôi.

 Trăng như một chiếc lá trong gió đêm, theo cùng với nước mắt. Trăng lung lay qua phải, Trăng vậ̣t vờ sang trái…

 

Trăng.

 Rồi chẳng còn có bao giờ nữa, tôi thấy lại Trăng của những ngày tháng cũ.

Ánh Trăng xưa, sẽ mãi mãi không còn đứng giữa đỉnh tháp nhà thờ, như dấu chấm trên đầu của một chữ “ I “

 

Lê Chiều Giang

 

*Thơ:”Ballade à la lune”, Alfred de Musset (1810-1857)

 Chuyển ngữ: Phạm Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 90858)
B a mươi năm là thời gian tối thiểu cho phép giới nghiên cứu và phê bình có thể dòm thấy, trong một nền văn học có truyền thống lâu đời bắt nguồn từ thời trung đại, những biến chuyển nội tại mà nền văn học Pháp đã và đang trải nghiệm. Qua chính nội dung và hình thức các tác phẩm của thế hệ viết văn ‘’ trẻ ‘’, mới và khác trước. Dưới đây, chúng tôi sẽ phác họa hiện tình, vạch ra những nét chánh, nhận thấy trong số tiểu thuyết khổng lồ xuất bản hằng năm từ 30 năm nay...
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 105915)
T ôi ở ngay Montreal mà cũng không biết là nhạc sĩ Lê Trạch Lựu cùng ở chung thành phố với tôi. Cho tới khi đọc được bài viết về ông trên báo Thanh Niên Online ở trong nước tôi mới biết ông là đồng…tỉnh với tôi! Ông là tác giả của bản nhạc “Em Tôi” mà hầu như mọi người đều biết. Ấm ớ về nhạc như tôi mà lúc nào cũng có thể nghêu ngao em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh / mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ được. Hứng từ nàng…nhạc nào đã khiến ông sáng tác được bản nhạc bất hủ này vào năm 1953?
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 117577)
LTS: Phương Lan là bút hiệu của cô sinh viên trường đại học Văn hóa TP. HCM. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện ngắn “Bà điên” của Phương Lan đến với quí độc giả và văn hữu Hợp Lưu. Tạp Chí Hợp Lưu
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 106155)
C hiến tranh đồng nghĩa với bom đạn, với súng gươm, với giết chóc, với gian lao, khổ ải, với tàn phá, hủy diệt, ... mà lại nói tới lãng mạn, hay dù hẹp hơn, tới thi ca lãng mạn là một điều hoàn toàn nghịch lý, khó có thể tưởng tượng được. Nhưng đối với những người Việt Nam đã từng sống trong cuộc chiến ba mươi năm vừa qua, đây lại là một sự thực, một sự thực có bằng chứng hẳn hoi mà người tìm hiểu khó có thể chối cãi.
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 166884)
t háng sáu tàn sen rụng rơi mang theo mùa hạ tím đẩy cánh diều bằng lăng lên không trung cao xanh thế làm sao ta biết được nhúm thẳm sâu le lói mặt đầm lầy
06 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 136871)
M ấy năm trước anh về em dẫn người yêu đến gặp anh Mấy năm sau anh về em đưa em bé đến chào anh Thời gian đi qua đi qua Anh với tuổi già ngồi lại
01 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 114767)
Theo nguôn tin từ RFI - Đầu tháng Tư vừa qua, có một sự kiện văn hóa quan trọng. Đó là tác phẩm "Biển và Chim bói cá " của nhà văn Bùi Ngọc Tấn được trao giải thưởng mang tên nhà văn Pháp chuyên viết về biển Henri Queffélec (1910 - 1992), nhằm tôn vinh những tác phẩm viết về biển trên thế giới.
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 135780)
đ ừng nhìn em như thế hãy để em ở cạnh anh theo cách của mình hãy để em yêu anh theo cách của mình ừ
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 120169)
N ăm đầu tiên Sài Gòn sập, tôi không nhớ được TV, Radio, và báo chí, có những gì nói những gì. Cả ngày quần quật, hết cái loa phường thét vào tai lại đến học tập chính trị ở trường, hội họp ở tổ dân phố và đi mít tinh (là cái gì cũng chưa hiểu hết). Ngoài đường thì vù vù xe Honda với băng đỏ trên cánh tay của bọn cách mạng 30, và cờ đỏ bán tràn lan tứ phía. Đêm về, cả nhà nhìn nhau lặng lẽ.
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 103539)
Mặt Trận Ở Sài Gòn’ sẽ tạo mối xúc động hay chú tâm cho những ai còn tha thiết tới số phận của Việt Nam. Nó cũng sẽ gây ngạc nhiên cho những ai ít hiểu biết về tâm trạng phức tạp của người dân miền Nam đối với cuộc chiến tranh mà cho đến nay vẫn còn để lại những hậu quả và ảnh hưởng trên số phận của họ.