- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VẾT THƯƠNG KHÔNG CHẢY MÁU CỦA CHÀNG

12 Tháng Chín 20204:38 CH(Xem: 16722)


HNN3
Hành quân Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Dakto tháng 5, 1971, từ trái: Trung uý Nguyễn Sơn, Liên Toán Trưởng các toán Thám Sát, Trung uý Nguyễn Ích Đoan, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Xung Kích, Y sĩ Trung uý Ngô Thế Vinh, Trung uý Nguyễn Hiền, sĩ quan Ban 2 [tư liệu Nguyễn Hiền]

          
(Gửi Tác Giả "Mặt Trận Ở Saigon" - Ngô Thế Vinh)

 

  Chàng đã ra khỏi chiến tranh

  Nhưng chiến tranh không ra khỏi chàng.

  Như con dấu nung

  Đóng vào trái tim chàng

  Chàng cúi xuống ngực mình

  Từ tốn bóc…

  …vết rách thành những tờ rơi

  Những tờ đầy thương tích

 

Những ngôi làng trơ trụi bỏ hoang

Những hố bom B52 cầy nát mặt đất

Không một bóng trẻ

Không một người già

 

 Còn gì đau thương

 Còn gì xúc động bằng

Trong hoang vu đổ nát

 Có con người cõng một xác chết trên lưng

Trong gió bão mịt mùng

Trong ngôi chùa Miên hoang phế

 Một người con của Chúa

 Gửi hồn xác của đồng đội mình cho Phật

 

 Ôi chiến tranh

 Ôi vết thương thế kỷ

 Chúa Phật có cùng ở đó không?

 Một cuộc chiến không tên

 Một cái chết không nhãn hiệu

 Một người lính, nếu đứng bên này thì ta gọi là giặc bên kia

 

Con người không còn sợ thú dữ

Nhưng sợ chính đồng loại của mình

Có những điều sống suốt một đời người

Ta không sao hiểu được

Tại sao phải sanh Bắc tử Nam

Để lao vào giết nhau

Ai đặt ra câu phương châm kinh hoàng đó

 

  Những cái chết khác thường và phi lý

 “Chết vì tiếng cánh vỗ của trực thăng sà trên bãi.”

   Nỗi ám ảnh những năm dài sợ hãi

  Đó là cái chết lạ giữa chiến trường

 Một cái chết không chảy máu

 

 Vết thương dưới con dấu nung trên ngực chàng

  Nếu bóc ra chàng còn nghe thấy được

  Những tiếng hét đến lạc giọng của những người

  bạn Đồng Minh

  những người đã đến Việt Nam và mang về quê hương họ những hình hài

  thương tật và những ác mộng bất tận

  Họ không bao giờ trở lại cuộc sống bình thường

  Chiến tranh vẫn đầy ứ trong những bình thân thể ấy

  như bình nước sóng sánh hoài nhưng không chịu đổ

 

  Dưới vết thương đó chàng còn bóc ra được

  những vẩy khô…

  …như những người bạn đã chọn ở lại

  Họ thản nhiên làm bổn phận của họ bằng cả trái tim

  cho đến lúc bị ruồng bỏ

  Họ săn sóc bất hạnh của người khác và không nhớ là mình cũng bất hạnh.

 

    Còn điều gì nữa dưới vết thương này của chàng

    Mỗi ngày chàng mất đi một miếng vẩy khô…

    …Chàng không tìm lại được

    Và chàng đã quên

    Như những người lính đã chết và đã bị bỏ quên

 

    “Khi những người sống quên người chết, thì người chết ấy, chết đi lần thứ hai.

 

     Thế mà đã có một thời

     Khi từ cõi chết trở về

     Những người lính đáng thương này

     Phải đối diện với mặt trận thành phố

     Từ rừng rú họ được đưa về thủ đô

      Để bảo vệ trấn an những con người kêu gào chiến tranh

      nhưng chính họ lại đứng bên ngoài cuộc chiến

      Và người lính bỗng dưng biến thành con thú cô đơn

      ngơ ngác giữa Mặt Trận Ở Sài Gòn

 

    Chao ôi đã bao năm

    Chàng ở lại

    Chàng tù đầy

    Chàng bỏ đi

    Chàng đứng nhìn dâu bể

    Chàng bóc vẩy trên những vết thương mình

    Còn gì sót lại…

    …Còn gì để cho đi.

 

   Có trễ không cho một trở về.

 

 TRẦN MỘNG TÚ   

 Tháng 9-11-2020

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65481)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 53953)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 63160)
Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 60047)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 70125)
Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn...
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 93445)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 90829)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 94514)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93338)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 98722)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.