- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHÙM THƠ THÁNG 4

23 Tháng Tư 20207:53 CH(Xem: 15200)
SG THANG 4-2020- photo UL
Sài gòn tháng 4-2020- ảnh UL

1. Thành phố mùa dịch cúm

 

Con đường giảm bớt người đi

Dấu chân thưa giẫm sân si giật mình

Ngã tư đèn đỏ lặng thinh

Nghe hơi thở gấp chùng chình khẩu trang

 

Vạch sơn trắng kẽ ngổn ngang

Bước dờn dợn sóng vỗ tràn canh trưa

 

Giò phong lan khẻ đong đưa

Mái hiên vắng tiếng nhạc vừa nỉ non

Giọt cà phê nhỏ đá mòn

Soi đôi mắt hỉ nộ còn lơ mơ

 

Ngón tay hiệp ước mù mờ

Mặt bàn vuông vẽ ngọn cờ cồng chiên

 

Phố buồn âm bản sầu riêng

Dưới hàng cây lá thung thiêng xanh rờn

Nóc nhà đóng thuế cô đơn

Cả sương gió lạnh buốc bờn bợt da

 

Giấu vào góc khuất dân ca

Búp sen nhú ngực bà ba phập phồng

 

Cửa đôi cánh mở những mong

Đi đâu rồi cũng kịp vòng bờ đê

Em tay mắc võng cơn mê

Đưa tôi lạc giữa bộn bề phồn hoa

 

Thành phố mùa dịch xuýt xoa

Tấm lòng từ thiện vỡ òa nhân sinh

 

Sài Gòn, 04.2020

 

2. Khẩu trang

 

Khẩu trang che má em hồng

Trưa chang chang nắng đợi chồng chồng xa

Đường đời tấp nập phù hoa

Đường em người cũng bôn ba mất rồi

 

Ngó theo tội nghiệp bờ môi

Định kêu đứng lại lại thôi đứng nhìn

 

Khẩu trang che kín khẩu hình

Nói câu gì cũng giật mình sợ sai

Im lặng sợ sắc tàn phai

Dung nhan vốn dĩ một hai xuân thì

 

Cơ mà em cứ ỷ y

Trái tim có cách nói khi nó cần

 

Khẩu trang che kín khẩu phần

Chỗ thời gian gặm nhấm dần già nua

Một chiều cả gió nô đùa

Lãng quên sợi tóc bạc mùa yêu đương

 

Bàn tay vẫy giữa vô thường

Mới hay phấn nhạt son nhường nhòa son

 

Khẩu trang bịt kín lối mòn

Bên kia cầu khúc cua còn quanh co

Bên nầy xe cộ vòng vo

Biết về đâu những ngày vò võ đau

 

Đường đời kẻ trước người sau

Khẩu trang che kín mặt nhau thấy gì?

 

Sài Gòn, 4.2020

 

3. Cách ly

 

Trong nhà chỉ có mình em

Bác hàng xóm cũng chẳng thèm qua chơi

Ngoài sân chiếc lá kiệm lời

Nằm nghe cơn gió di dời tháng Tư

 

Bên kia sông vắng dường như

Không đi đâu cũng không từ đây đi

Bữa cơm đôi đũa rù rì

Đĩa rau muống luộc kiểu gì cũng ngon

 

Bên này sông mẹ ru con

Lời ru dìu dặt nước non bời bời

Đồng sâu rị rách áo tơi

Lưng chừng dốc ngã nón cời cả che

 

Bây giờ ai kể em nghe

Sân ga vắng khách bến xe thưa người

Sạp hoa thiếu một bông tươi

Một cô dâu một nụ cười lung linh

 

Bây giờ chỉ có một mình

Em chờ điện thoại tự tình của anh

Bác hàng xóm cũng phong thanh

Lén nghe em lại loanh quanh chuyện gì?

 

Sài Gòn, 4.2020

Bình Địa Mộc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 202311:26 CH(Xem: 6046)
Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Con, cháu chúng tôi là: Phật tử: PHẠM TRƯỜNG SONNY / Pháp danh: TRÍ LẠC / Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1994 tại Orange County, California./ Mất ngày: 11 tháng 7 năm 2023 tại Orange County, California. Hưởng dương: 30 tuổi
13 Tháng Bảy 20235:38 CH(Xem: 5903)
con lòng tong nhỏ / trôi đi / bâng khuâng / buồn lại phương phi / giữa trời
10 Tháng Bảy 20235:10 CH(Xem: 4880)
cửa em / không phải cửa mình / cửa ta / nhà bạn / thình lình mở toang
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 6325)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 6768)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 5652)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.
18 Tháng Sáu 20236:10 CH(Xem: 6563)
có một đêm rằm trăng sáng thơ thẩn ta đi trên đường bỗng dưng nhớ bài thơ cũ … “cúi đầu chợt nhớ cố hương”
18 Tháng Sáu 20235:32 CH(Xem: 5821)
“Lễ tang của cậu qua đi đã lâu nhưng không khí trong nhà tôi vẫn chùng xuống. Không ai biết phải làm gì để tiếp tục sống, ngoài số tiền ít ỏi của cậu dành dụm được khi trước. Sau cuộc chiến “Bão sa mạc” với Mỹ cùng các nước đồng minh, Iraq thất thủ, bị cấm vận. Bao phủ Baghdad là một bầu không khí ngột ngạt, không có bất cứ việc gì để làm. Dù không quá sung túc, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi để thức ăn thừa từ bữa trưa sang bữa tối, mà đều phải vứt đi. Các chủ gia đình sẽ lấy làm xấu hổ nếu họ mua dưới 50 cân gạo một lần, thường đặt hàng cả con cừu, thịt tại nhà và ăn tươi. Tiết kiệm là tính từ không khi nào xuất hiện trong tiêu dùng của người Baghdad. Và bây giờ thì chúng tôi ăn khoai tây, chà là, bánh mỳ làm từ bột mỳ đen vốn chỉ dành cho gia súc. Thế nhưng vẫn có những gia đình còn tệ hơn. Thuốc men hạn chế, đồ ăn không có. Đói. ..."
18 Tháng Sáu 20235:22 CH(Xem: 6244)
mấp mé mấp mé chiều quanh / tiếng kêu sẫm buồn rợn tối / chim. lia rẽ / một khúc quành / xao xác đường về rất vội
18 Tháng Sáu 20235:12 CH(Xem: 5881)
Tiết học đầu tiên ở trường Võ Tánh, tôi gặp thầy Đỗ Đức Trí. Hôm ấy thầy trông đạo mạo, mẫu mực, áo quần chỉn chu, thẳng nép chứ không luộm thuộm, nhếch nhác như những lần gặp ở trường Kim Yến. Gặp lại tôi, thầy có vẻ đồng tình là tôi theo nghiệp văn chương, cố nỗ lực để được vào học ở trường công lập. Đối với ông Sáu, thành tích của tôi được vào trường công lập, không kinh qua lớp đệ tam, điều đó ông không quan tâm chút nào. Điều quan tâm của ông là thân xác tôi ngày càng phát lớn, trổ mã trông thấy, cái giọng ồ ề, sức vóc phổng phao như con gà trống đã gây phiền toái cho ông Sáu . Nhà có hai gã đàn ông đang vào tuổi lính tráng là đầu mối cho mọi sự dòm ngó của những con mắt cú vọ, đôi tai thính của những “con chó săn” . Đó là những kẻ mà ông ám chỉ cho những tên cạo giấy, bọn ngồi mát ăn bát vàng, bọn tham nhũng đầy rẫy ở phố phường hoa lệ này.