- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BỨC ẢNH KHÔNG CÓ HÌNH NGƯỜI

24 Tháng Giêng 202012:21 SA(Xem: 17055)

nha tren rung-le minh phong
Nhà trên rừng - tranh Lê Minh Phong


LTS: Lần đầu cộng tác cùng tạp chí Hợp Lưu, Nguyễn Đức Hạnh hiện làm việc tại Nxb Đại học Thái Nguyên, Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí bạn đọc và văn hữu truyện ngắn “Bức Ảnh Không Có Hình Người” của tác giả Nguyễn Đức Hạnh.

TCHL

 


Chiều mùng 3 tết, trời vẫn rét cắt da cắt thịt. Tôi dừng nghỉ ở Đền Mẫu trước khi qua sông để vào bản Cọ, bản Khau. Sông Cầu cạn lắm, nước trong veo và lạnh, nhìn rõ sỏi trăng dưới đáy. Đi thuyền thuyền qua sông hai bên bờ cây lá run rẩy vì rét, hình như xa xôi kia còn sót lại một bông hóa chuối rừng như một ngọn lửa nhỏ thắp lên giữa khu rừng, làm ấm lòng một gã thợ ảnh là tôi, bỏ vợ con nheo nhóc ở nhà, ôm máy ảnh đi kiếm tiền nơi rừng xanh núi đó, khi thiên hạ vẫn đang say sưa đón tết. Chỉ có điều bông hoa chuối rừng này đỏ một cách lạ lùng, như màu máu tươi vậy, tôi đi đến đâu cũng vẫn thấy bông hoa ấy lúc trước mặt, lúc sau lưng, lúc ở đáy sông khi thuyền sang sông. 

Tôi đi bộ theo con đường nhỏ, len lỏi qua những ngôi nhà sàn cũ kĩ, mái lợp lá cọ hoặc ngói ta xám mốc, những càu thang có tay vịn đã lên nước bóng loáng, thi thoảng tôi lại cất tiếng ngân nga “Có ai chụp ảnh tết không?”. Hồi đó được chụp ảnh và có ảnh thờ của các cụ, ảnh cho vào ví của thanh niên là hiếm hoi lắm là hạnh phúc vô bờ, bởi đã ít thợ ảnh, và chẳng có mấy ông phó nháy lò dò lên tận nơi khỉ ho cò gáy này vào dịp tết. Tôi đắt hàng lắm, chỉ một buổi sáng đã chụp hết hơn hai cuộn phim đen trắng bằng chiếc máy ảnh Pratica cổ lỗ sĩ của mình. Nhà nào chụp ảnh xong cũng mời ăn, mời uống rượu bằng bát. Dù tửu lượng thuốc vào hàng cao thủ, sang buổi chiều tôi đã phải vịn hàng rào mà đi, giẫm vào bãi phân trâu, chiếc giầy Cô-sơ-ghin của Nga bẩn bê bết, lấy giấy, cỏ khô lau chùi mãi cũng tạm sạch, chỉ có đi đến đâu thì mùi phân trâu bay thoảng đến đó, mấy cô gái bản béo tròn, mặt tròn xoe, má đỏ hây hây cứ che miệng nhìn tôi cười khúc khích. Chiều tối loạng choạng tới ngôi nhà sàn cuối cùng, nằm cách xa mọi nhà, ẩn trong một rừng Lim cổ thụ. Có tiếng nói trong veo mời lên nhà chụp ảnh. Lạ! Sao ngôi nhà sàn lạnh thế. Mới chiều tối mà sương núi đã phủ mờ cảnh vật. Dụi mắt đến hai ba lần, trời ơi, sao ở nơi thâm sơn cùng cốc này lại có người con gái xinh đẹp đến thế, trắng như trứng gà bóc, mặt tròn và sáng như trăng rằm, miệng cười e lệ, còn mái tóc dài tuôn thăm thẳm đến quá gót chân, mái tóc như một tấm áo dài đen sang trọng phủ hờ, chuyển động theo bước chân đi còn nhẹ hơn làn gió... Theo sở thích của chủ nhân ngôi nhà, tôi chụp cho em một số kiểu đứng, ngồi, ôm mèo, và sàng gạo bên bếp lửa bập bùng. Mở hết khẩu độ của ống kính để tốc độ chậm, dùng chân máy, chụp ảnh em sàng gạo như múa, hi vọng những hạt gạo trắng thơm kia sẽ tạo thành một dòng chảy nuột nà từ bàn tay xinh kia... miệt mài chụp được hơn chục kiểu ảnh, nhìn ra trời đã tối mịt. Loay hoay đóng máy, ngỏ ý sẽ trở về ngủ nhờ trong bản, sáng mai quay lại chụp cho em một số ảnh ngoài trời. Em vâng thật dịu dàng, mời tôi ăn tối cùng em rồi hãy đi. Được lời mời của người đẹp như thế, có phải chết cũng ở lại, đừng nói chỉ có ăn cơm, uống rượu cùng em. Cho thêm củi để bếp lửa cháy to hơn khi thấy tôi co ro vì lạnh, em bày mâm bên bếp lửa đỏ - những ngọn lửa cũng kì lạ hơn ở các nơi khác, cứ như những con rắn màu đỏ quằn quại, thi thoảng lại phóng thẳng vào tôi, mấy lần dịch ra xa bếp lửa vẫn bị cháy xém cả lông mi và tóc.

Mâm cơm em mời tôi cũng kì lạ không kém. Rau ngót rừng luộc, trám trắng, hoa chuối rừng làm nộm, và một chai rượu trong và xanh hơn mắt mèo hoang. Quái! Tết nhất mà không thịt cá bánh trưng? Chẳng lẽ nhà em nghèo đến thế? Nhưng thôi, có rượu là được rồi! Cứ hai bát rượu đầy chéo tay nhau uống cạn rồi rót tiếp, chai rượu lạ lùng uống mãi không vơi đi giọt nào. Khi chéo tay uống rượu tôi ngửi được mùi tóc và thân thể em rồi bỗng nôn nao khủng khiếp, đó là mùi xác thối như khi lợn chết, gà chết vì dịch bệnh, dân quẳng bừa xuống suối, mấy hôm sau đi qua mùi lợm giọng bay lên. Nhưng chắc là do say quá sinh ra ảo giác, làm sao một cô gái xinh như cô tiên thế này, lại có cái mùi khủng khiếp ấy. Thế rồi tôi đổ gục xuống sàn nhà, ngủ không biết đất trời gì nữa. Sáng hôm sau tỉnh dậy thấy mình nằm còng queo trên sàn nhà lạnh ngắt, bếp lửa nguội ngắt như chưa bao giờ đốt lên, chỉ còn chai rượu và mấy cái bát còn nằm đấy. Sau cơn say, không biết có phải hoa mắt, chóng mặt, tôi nhìn thấy những vết đỏ của máu tươi dính trên mấy cái bát và ngửi thấy mùi hôi của lợn dịch chết vứt xuống suối, phơi nắng mấy ngày giờ bốc mùi. Tôi hốt hoảng chạy về nhà trưởng bản, mặt cắt không còn giọt máu, ú ớ, vừa thở vừa kể lại câu chuyện đêm qua cho mọi người nghe. Lạ thay! Tất cả thành viên trong bản đều im lặng nhìn tôi bằng con mắt bí hiểm, hỏi gì cũng không trả lời. Đêm ấy, lên cơn sốt mê man, những hình ảnh vùn vụt đi qua, những con người vừa quen vừa lạ, vui buồn cười khóc, đi lại trong một lớp sương khói cuồn cuộn…

Kìa bến đò trong veo, một cành Đa xiên ngang, mắc chiếc khăn màu chàm, bông hoa chuối rừng đi theo… Ngôi nhà sàn hoang phế, có ai khóc thầm trên bàn thờ… Đường uốn lượn quanh bản như rắn bò, những hàng Đào hoa nở tung tóe, cánh hoa Đào ở đây dày và đỏ màu tiết canh, cứ nhè đầu người mà rơi, phủ kín người trong một sắc đỏ rợn người, rồi gió lốc đến đòi lại, giật hàng ngàn cánh hoa Đào mang ra bến đò, thả thác hoa xuống sông, gửi sóng mang hoa cho ai đó ở tít cuối dòng sông lạnh lẽo, hình như có ngàn bàn tay chỉ còn xương đang chơi với đón níu những cành hoa… Lại ngôi nhà sàn kia, gã đàn ông đi tù về cười ằng ặc như lợn bị chọc tiết, nói khè khè như rắn phun nọc độc…

-         Không sao, cá vào nhà ai thì nhà ấy được.

Đứa bé tầm 10 tuổi ngơ ngác nhìn mẹ. Cô gái đẹp tối qua ôm đứa bé, nhìn gã đàn ông lực lưỡng ngực xăm trổ xanh lè khiếp đảm, lắp bắp: -Anh tha cho mẹ con tôi. Tôi cầu xin anh…

Lại con đường như sợi chỉ vòng vèo từ xóm lên huyện, dáng người con gái ấy đạp xe ngược gió, mái tóc dài bất ngờ bị thổi tung, hất ngược thành dòng suối màu đêm trôi xõa xượi. Đường thành dòng sông trắng, mái tóc đen trôi như tóc người chết đuối, hoa chuối rừng bên đường nhìn theo kêu lặng lẽ…

Ngôi nhà sàn ồn ào, tấp nập, hai họ nội ngoại hỉ hả ăn mừng, gã đàn ông trán ngắn, mắt sâu và vằn đỏ, hàm bạnh, cười khè khè đứng lên cầm bát rượu: - Kính thưa các cụ, các ông, các bà, các anh chị. Hôm nay tôi làm bữa rượu nhạt, mời hai họ đến chia vui, trước là mừng cho tôi mãn hạn tù được về nhà, sau là mừng cho vợ tôi ở nhà chung thủy chờ chồng 13 năm. Nào, kính mời hai họ…

Có tiếng lè nhè vang lên:- Ừ thì mừng vui lắm, cỗ ngon lắm nhưng thịt con gì mà mềm, thơm ngon nhưng tanh tanh thế cháu rể?

Gà đàn ông cười ghê rợn: - Dạ thịt cầy hương đấy ạ, nào mời các cụ đánh nhắm thiệt tình cho…

Trên bàn thờ, ai đó đang khóc tấm tức làm bát hương run lập cập, hoa chuối đỏ quá sao cứ ghé vào cửa sổ mà đập điên cuồng. Cô gái ấy chạy quanh nhà gọi con, tiếng gọi như cật nứa cưa mãi vào lồng ngực người nghe. Cô chạy vào túm lấy gã: - Con tôi đâu?. Anh làm gì con tôi rồi?.

Gã ghét sát tai cô, nói thật dịu dàng: - Con riêng của cô ở trên gác bếp ấy…

Những bước chân chạy lật bật, nước mắt rỏ xuống để đánh dấu bước chân hay sao? Tóc dài như trăm ngàn sợi dây nhỏ xíu đang cố buộc giông bão lại. Cô gái bê chiếc ghế, đứng lên nhìn vào gác bếp đen sì bồ hóng, kia rồi, có mái tóc lơ thơ của thằng bé, một cánh tay xanh xao, nhỏ xíu buông thõng, cô gái kiễng chân, cố cầm cánh tay mà gọi: - Con ơi…, bỗng cô ngã nhào xuống nền bếp, tay cô cầm cánh tay đã bị chặt rời của thằng bé, máu từ gác bếp chỉ cò một giọt thôi, rỏ xuống đúng vào miệng cô gái. Hình như ngoài cửa sổ, hoa chuối rừng đang khóc… Cây lá quanh vườn đang khóc, nhựa cây từ thân vọt ra từng dòng, chảy xuống mang theo bao tiếng kêu vô thanh, chỉ đất đai nghe và hiểu được, đất cũng rung chuyển rồi nứt xé. Cô gái gào một tiếng kinh rợn, tiếng gào bay khỏi nhà sàn, đập vào vách đá, hồi âm vang vọng lại làm dòng sông sôi sùng sục, gió về quằn quại vặt sạch hòa đỏ của hàng ngàn cây Đào, hắt tất cả lên trời. Hoa Đào theo gió nhuộm cả một khoảng trời đỏ màu máu. Quạ đen hàng nghìn con bay về, mắt trợn trừng căm giận. Tôi hét lớn rồi vùng dậy, hóa ra là một giấc mơ. Ông trưởng bản lay vai tôi lo lằng: - Gặp ác mộng hả?. Anh hét ghê quá. Mê man suốt một đêm rồi. Ăn bát cháo nóng với Tía tô này, giải cảm, nhẹ người ngay…

Tôi run tay bưng bát cháo nóng, ô hay, sao bát cháo có mùi lợn chết thối từ lòng suối bay lên như đã ngửi thấy hôm trước?. Màu đỏ của lá Tía tô bỗng nhòa đi, biến thành máu tươi lõng bõng… Ruột gan quặn thắt rồi thốc ngược lên, nôn khan dữ dội. Lắp bắp, tôi xin phép trưởng bản rồi lảo đảo khoác túi đi ra bến đò. Vừa xuống đò, như bị thôi miên, mắt tôi như dán vào cành Đa xiên nghiêng, hình như còn phơ phất chiếc khăn chàm của ai đấy, ngay bên cạnh đó, bông hoa chuối rừng cứ như đang nhìn tha thiết và cầu khẩn... Dõi theo ánh mắt tôi, bà chèo đò chép miệng:

-  Rõ khổ. Có cô gái đẹp nhất bản, gặp thằng chồng đi tù về dã man, cô ấy treo cổ chết ở đấy. Thật đời người chẳng biết thế nào mà lần…

Về đến thành phố, tôi ốm, nằm bẹp mấy ngày trời. Chiều nay mới cố gượng dậy, tự nhiên ruột gan nóng như lửa đốt, như có ai đang giục giã phải mau chóng tráng phim, phóng ảnh. Mà có thợ ảnh nào chụp xong chẳng muốn mau chóng nhìn thấy sản phẩm nghệ thuật của mình?. Tôi vào buồng tối, tráng phim rồi bắt đầu phóng ảnh. Ảnh chụp dịp tết vừa qua rất đẹp. Nhưng những bức ảnh chụp em đều trắng phau, không có hình người. Ở hậu cảnh, có bông hoa chuối rừng đỏ tươi như máu, cháy lên một sắc đỏ kì lạ, vừa như lửa, vừa như máu phun lên trời. Sao bông hoa chuối rừng còn tựa tựa giống một trái tim đang cháy?.

NGUYỄN ĐỨC HẠNH

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105225)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88648)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101230)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96195)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89120)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118431)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 104928)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 103218)
T in Stockholm - Thi sĩ Tomas Transtromer của Thụy Điển đã được chọn trao giải Nobel Văn chương. Đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm giải Nobel Văn chương được trao cho một người Bắc Âu.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112359)
T in Stockholm – Thi sĩ nổi tiếng Tomas Transtromer đã được chọn trao giải Nobel Văn chương sau khi bị đứt mạch máu não cách nay 20 năm. Tai biến đã làm giới hạn khả năng nói chuyện của thi sĩ, nhưng không làm giảm khả năng viết lách.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 98296)
K hi đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tác giả đã đẩy ngôn ngữ bình dân lên ngôn ngữ bác học. Nhận định này đã gián tiếp phân cấp ngôn ngữ ca dao hò vè với ngôn ngữ thơ.