- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NƠI ẤY TÔI QUA...

02 Tháng Mười 20195:13 CH(Xem: 16353)


tam than 1
Biện viện tâm thần - ảnh Internet

 

* Bệnh viện Tâm thần.

 

Thời còn học trung học, có một lần tôi theo bạn cùng đi đến bệnh viện Tâm thần ở cầu Sông Ngang, bạn tôi có một đứa em trai mới vừa chuyển đến đây điều trị.

Trong lúc bạn tôi dở cà mèn cơm và thức ăn cho em ăn. Tôi ngồi cái ghế chờ ở phía trước lơ đễnh quan sát chung quanh bệnh viện. Chợt có một bàn tay ai đó nắm chặt tay tôi "Em!", tôi ngẩng lên trước mặt tôi là một người đàn ông cao lớn, khá đẹp trai, đôi mắt như si dại, ông đang mặc bộ đồ bệnh viện. Thôi chết rồi!...mình gặp "ông điên" rồi. Ui chao hồn vía tôi lên mây. Tôi rút bàn tay mình ra khỏi tay ông í nhưng không được. Một bàn tay còn lại ông ta chồm lên như muốn kéo lấy tôi về phía ông. Các chị y tá chạy tới, trừng mắt hét lên " Thả người ta ra, thả ra chớ không là bị đòn đó". Ông ta cương quyết không thả:

- Bắt được em rồi anh không bỏ em đâu.

Chợt một người phụ nữ tóc bạc muối tiêu hớt hãi chạy đến.

-Đừng con, nghe mẹ nè thả người ta ra đi, không phải là con Thi đâu....

Bà quay qua tôi, đôi mắt khẩn cầu.

-Con ơn con làm ơn nói ngọt ngọt, nó nghe đó con. Đừng để người ta đánh nó tội nghiệp.

Đôi mắt và gương mặt của người mẹ làm tôi mềm lòng. Thuở còn bé, bà nội tôi luôn dạy tôi: "... Khi gặp bất cứ điều gì khó khăn con phải nhớ xin Phật Quan âm". Tôi ghi dấu và thực hành điều ấy trong suốt đời mình và lần này cũng thế... Tôi bình tĩnh dịu giọng xuống:

 

-Em không đi đâu, anh thả tay em ra đi, anh nắm đau tay em quá.

- Đau em hả anh thả liền, anh lỡ nhen em, anh không dám... không dám nữa.

Ông ta vừa thả tay tôi ra, tôi hết hồn chạy lẹ đi. Các bác sỹ y tá bao lấy ông và đưa về phòng. Tiếng "Em, em!" la hét đầy phẫn nộ và tuyệt vọng của người đàn ông này làm tôi thắt ruột. Tội nghiệp quá. Mong người ta đừng đánh anh ta, tôi thất hứa rồi, tôi gạt anh ta, cầu mong cho anh bớt đau đớn trong lòng. Tội cho bà mẹ của anh nữa, ôi người đau khổ nhất chính là mẹ, bà mẹ của anh...

 

Mấy mươi năm sau... Tôi không đến trại tâm thần lần nào nữa.

Một buổi chiều, nghe nhỏ bạn nói có đoàn thiện nguyện ở Đà lạt về để giúp đỡ người nghèo. Tôi còn hai bao túi xách và bóp hàng đẹp model. Hôm sang hàng tôi tiếc của nên lựa ra hàng đẹp rồi gởi bên lô nhỏ Hằng nhờ nó bán giúp. Lần này về nó trả lại cho tôi vì thuế cao quá nó cũng nghỉ bán như tôi. Tôi gọi bán sol lại nhưng họ trả rẻ quá mức không bán được. Tôi tần ngần mãi không biết phải làm sao và lại xin xỏ :"Xin bồ tát giúp cho con có cách để giải quyết số hàng này"... Và rồi nghe có đoàn thiện nguyện, tôi quyết định với một tâm thái hài lòng là sẽ chất hai bao hàng này lên xe đi đến đoàn thiện nguyện ( họ sẽ rất mừng vui khi nhận quà của mình đây...). Tôi nghĩ như thế nhưng khi chở tới nơi thì cô Đức trưởng đoàn thiện nguyện nói:

- Kỳ này đoàn đi bệnh viện Lao và trại Tâm thần mà cho họ bóp đầm thì không hợp...

-Vậy hả cô, con tưởng về miền quê chứ. Ôi làm sao bây giờ. Nó nặng trịch mà con đi xe đạp chất hàng lên xe phải dắt bộ mà đi.

-Chị ơi đem lên nhà cô Quế đi, cô về miền núi làng quê mà cho quà đó. Chị để đó đi, chiều em chở giúp cho chị, giờ chị vào phụ tụi em gói quà đi, tới năm ngàn suất làm cho kịp mai đi.

Tôi mừng quá, mà tôi cũng đang ở không nên tôi phụ gói quà đến 8g tối mới xong hết tôi mới về. Ngày mai tôi sẽ đi cùng họ...

 

* * Người điên... biết nhớ.

 

Tôi đến trại tâm thần vào tận nơi họ sống sau mấy song sắt rào quanh. Tôi cùng các bạn chuyền tay trao quà cho từng người. Họ xếp thành hàng dài đứng nghe gọi tên rồi nhận. Đây là bệnh viện tâm thần ở cầu Sông ngang, họ là những bệnh nhân mới nhập viện hoặc là chưa đến nỗi nguy hiểm lắm, bên cạnh họ còn có người thân đi theo chăm sóc. Tôi may mắn được theo đoàn thiện nguyện này vì thật lòng tôi không có tiền để chung tay góp vào mà tôi lại thấy thích muốn đi cùng họ.

Cũng may là cô Đức trưởng đoàn đã chu toàn tất cả nên không nhận thêm bất cứ một đồng nào của bất cứ ai. Cô đã chuẩn bị cho mỗi bệnh nhân một túi quà đầy đủ thực phấm sữa, bánh trái, đồ dùng rồi mà còn kèm thêm cho mỗi người một phong bì tiền nữa.

Theo hướng dẫn của Ban Quản lý bệnh viện, chúng tôi vào trong phía song sắt cổng nơi sinh hoạt của các bệnh nhân. Bệnh nhân được đưa ra khỏi phòng và xếp thành từng hàng dài và được đọc tên theo danh sách để được nhận quà nên không sót một ai. Mà cũng lạ, bệnh nhân ở đây hầu hết đều biết tên mình và không thấy người già, dường như không ai quá 50 tuổi. Tôi thấy có những thanh niên nam nữ còn rất trẻ, độ tuổi chừng dưới ba mươi nhưng đã bị nhốt trong khu bệnh nhân chính thức của trại. Tôi là người cầm quà và trao tiền tận tay cho mỗi người. Đến người cuối. Cô quản lý gọi.

-Trần văn An- Trần văn An.

-!!!...

-À cái ông quỷ đó ngồi hát kìa.

Một cô gái chừng bốn mươi tuổi, tóc cột ba bốn cái sừng chạy đến chen lên.

-Chị cho em nhận cho

-Em có phần rồi chị mới đưa đó.

-Dạ em nhận dùm cho ảnh.

Tôi nhìn theo hướng mắt của cô gái tôi thấy có một người đàn ông đang ngồi trên ghế đá dưới bóng cây xanh mát.

-Thôi đưa cho bả luôn đi chị không mất đâu. Bả mê cái ông An này ngày nào cũng vẽ mặt vẽ mày, cột tóc mấy sừng mà đeo theo ông đó.

Tôi đưa quà cho cô ta và tò mò tôi đi theo hướng chỗ người đàn ông ấy. Cô gái ôm cả hai gói quà đặt trên ghế đá rồi ngồi bệt dưới chân ghế, ngước mắt nhìn say mê người tình của mình. Người đàn ông ngồi quay lưng lại nên tôi không thấy rõ mặt, anh ta đang ôm cây quạt ( quạt bếp) mà khảy đàn và hát. Tôi lắng nghe. Ồ anh ta hát rõ từng câu và hát khá là hay. "Anh chỉ là người điên trong vườn hoa tình ái. Anh chỉ là người say bên đường em nhìn thấy. Em đi đi người điên không biết nhớ và người say không biết buồn..." Cô gái nhỏm dậy nũng nịu nép sát vào người anh ta.

-Không em không đi đâu hết. Anh không có điên, anh với em chỉ "khùng" giúng nhau thâu mà.

Tôi ngẩn ngơ nhìn họ đang ở bên nhau. Sao nơi này lại cho phòng nam và nữ ở gần nhau như vậy chứ. Người điên họ cũng có tình yêu nam nữ kia mà. Thế gian này nhờ có sự nhiệm màu của tình yêu nên xoa dịu đi hết những nỗi đau đớn trong đời. Nhưng tình yêu và tình dục luôn đi đôi với nhau, luôn là như vậy.

Có ai đó ví von rằng:

" Tình yêu xuất phát trong cái nhìn

Lớn lên trong nụ cười

Nở hoa trong nụ hôn

Và chết đi bằng nước mắt chia xa..."

Tôi nghĩ rằng khi họ đã hết yêu nhau thì có xa nhau cũng chẳng thấy đau. Chắc là như thế nên khi còn say đắm bên nhau họ luôn nhắn nhủ cho nhau như ông nhạc sỹ Trịnh công Sơn :" Ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu. Ngày nào đời thôi có nhau. Xin người biết đau".

Phụ nữ khi yêu một ai đó luôn muốn được nép vào lòng người yêu của mình. Còn đàn ông thì lại muốn được hôn... Từ đó dần dần họ tiến xa hơn nữa. Người không điên mà vẫn bị cuốn hút từ tình yêu rồi đến tình dục huống chi người mất trí họ sẽ làm theo bản năng sinh lý thôi. Hai người này không khéo họ có con với nhau đi mất...

( Ôi chao! một người ngốc trong tình yêu như tôi mà hôm nay tôi lại dám triết lý cùn đến chuyện tình yêu ở đây chứ, lẩm cẩm thật).

Tôi lững thững về phòng cấp cứu của bệnh viện. Còn bảy suất quà trao cho bảy người ở nơi đây. Họ đều là những người rất trẻ. Cô Đức bảo:

- Các con chắp tay Mô Phật đi rồi cô cho quà.

Cả bảy đứa xếp thành hàng ngang và đồng niệm Mô Phật. Một cậu con trai quỳ xuống chắp tay lạy. Cô gái đứng cạnh bên kéo cậu ta lên:

-Còn sống mà lạy cái gì. Bộ khùng hả. Chết mới lạy biết chưa. Phải không cô, chết mới lạy, còn sống là không được lạy.

-Ừ, các con chắp tay Mô Phật thôi là được rồi.

-Thấy chưa, khi nào chết mới lạy. Sống mà lạy ngừ ta nói mình khùng đó.

Cậu con trai ngừng lạy, ôm túi quà đứng lên phân bua:

- Lạy là để cảm ơn chớ bộ.

-Cảm ơn thì " then kiều" được rầu. Ngừ ta còn sống mà lạy cái gì chứ, đúng là điên.

Chúng tôi phì cười vì cái bộ "làm gái làm mụ" của con bé. Nó nổi bật nhất trong bảy đứa vì nó xinh quá. Nó đẹp từ đôi mắt, sống mũi cho đến nụ cười nhìn gương mặt rất thông minh lanh lợi không thể ngờ được là bị tâm thần. Cho quà xong tôi hỏi:

-Con nay bao nhiêu tuổi?

-Dạ hai lăm.

-Con đau cái gì mà vô đây?

-Con đâu có đau cái gì đâu cô, con bị mất ngủ không hà. Mà "cả gan" dám đưa con dô đây.

-Ai cả gan?

-Cậu con nè ( cô xoay qua chỉ cậu đang ngồi gần đó)

-Mẹ con đâu?

-Mẹ con ở nhà chăm em.

-Còn ba con?

-Ba con bị điên nhốt trên An lão.

Cô Đức nói:

-Vậy là nhà đây có gien di truyền rồi.

-Đâu có gien gì đâu. Ba con bị nhức cái răng, ba đi nhổ cái răng, cái ba bị điên luôn phải dô nhà thương điên.

Tôi hỏi cậu con bé:

-Nhìn nó xinh và trả lời rõ ràng như vậy mà sao lại vào đây.

-Dạ, nó học giỏi lắm, làm việc cũng giỏi nhưng quen bạn trai rồi yêu đương, bị bỏ rơi khi đã có thai nên nó bị trầm cảm dần cho đến giờ thành điên luôn.

Tôi nhìn lại con bé, giờ mới phát hiện ra bụng nó lum lúp chắc phải năm tháng tuổi rồi. Thật là tội, rồi đây đứa bé trong bụng nó sẽ ra sao đây. Thật là có những cái ác vô tình mà người làm ra không lường được hậu quả đau đớn như vầy...

Một con bé nữa nãy giờ cứ nắm tay tôi ra vẽ yêu mến lắm.

-Con bao nhiêu tuổi

-Dạ mười sáu tuổi

Người mẹ đỡ lời

-Nó 24 rồi đó chị. Nó cứ nhớ cái tuổi hồi mới vào đây. Tui ở đây nuôi nó đã tám năm rồi. Nhà có ai bị đau thần kinh đâu tự nhiên nó bị . Mà tui chỉ sinh có một mình nó, nó đau ốm, thương con phải ở cạnh nó tới 8 năm rồi, ba nó phải đi làm nuôi cả hai mẹ con không biết ngày về. Nước mắt chị lăn trên gò má, nước mắt đớn đau của người mẹ bất hạnh.

Tôi nhớ hồi xưa còn bán ở chợ cũ. Có một người đàn ông thường dắt đứa con bị giật kinh phong để xin tiền. Thằng bé mỗi lần lên cơn nó cắn vào tay ba nó đến chảy máu. Ai cũng kinh sợ mà tránh ra. Chỉ duy nhất người cha là chịu đựng. Trên cánh tay ông đầy vết sẹo chằng chịt theo năm tháng. Từ lúc thằng bé còn nhỏ cho đến khi nó cao lớn, rồi theo thời gian mái tóc xanh của người cha cũng đã bạc màu. Nó níu tóc ghì đầu ông xuống, nó cắn nó đạp vào ông rất hung tợn nhưng ông vẫn cắn răng cam chịu. Và giọt nước mắt của sự chịu đựng kềm nén lại chảy dài trên má của ông...

Ôi! nghiệp đời quả đắng cay đau khổ. Chẳng có cách nào khác trả nghiệp hay sao mà lại phải trả bằng cách này, đau khổ vô hạn cho những người làm cha làm mẹ có những đứa con bị mất trí. Nỗi đau này họ phải gánh trong trọn kiếp người.

 

Những người điên hôm nay tôi gặp vẫn còn biết nhớ. Họ khóc họ cười theo cảm xúc của tâm tư. Rồi đến một lúc nào đó họ không còn biết cái gì trong thế giới quanh đây. Rồi đến một lúc cả cha mẹ vợ chồng con cái còn sống nhưng đời chia họ bao lối rẽ đi rồi...

Đến nơi này để thấy rằng ta quá có phúc.

Đến nơi này để thấy ta phải nhìn ngắm lại mình mà thận trọng bước đi trong đời.

Ta còn mắc nợ ở cuộc đời này nặng trĩu yêu thương...

 

* * * Người điên không biết nhớ.

 

Tôi tiếp tục cuộc hành trình cùng đoàn thiện nguyện. Suốt ngày hôm qua tôi ngồi xe và đứng phát quà cả ngày mà không hề thấy mỏi mệt. Tôi yêu thích công việc này...

Hôm nay chúng tôi đi trại Tâm thần ở An lão. Đường đi xa hơn vì trại nằm thuộc về tỉnh miền núi hẻo lánh hơn. Nơi đây những người điên lâu năm, họ không còn thân nhân thăm viếng nữa. Bạn tôi bảo rằng gần nhà nó có một người đàn ông làm cán bộ bự, ông có đến ba con trai nhưng rồi ông bị điên. Con ông đã trói ông bằng dây xích, cho ăn uống, xịt nước tắm rửa như một con vật. Cuối cùng chúng trói ông lại bỏ vào cái bao và đưa lên đây. Lúc ban đầu một năm thăm một lần nhưng sau này thì chúng bỏ mặt ông luôn ở trên này...

 

Lần đi này, cô Đức nói:" Chúng ta chỉ cho quà thôi chứ không cho phong bì tiền như trại Cầu Sông ngang nữa vì ở đây họ không có thân nhân và họ không biết xài tiền nữa".

Xe dừng lại ở chợ Bồng Sơn cô Đức ghé mua hoa và trái cây, mua cả nhang đèn nữa. Lần này ngoài túi quà thực phẩm và đồ dùng ra. Cô không nấu bún nữa mà cho họ ăn bánh xèo. Cô đã đặt trước từ hôm qua từng bì cả xấp bánh để họ dùng buổi trưa cho kịp.

Đến bệnh viện cả đoàn chúng tôi cùng

nhau chuyển số quà xuống khỏi xe. Khác với bên bệnh viện cầu sông ngang Ban Quản lý bệnh viện An lão không sắp xếp cho bệnh nhân xếp hàng để nhận quà nữa. Vì những người điên bên này lâu quá không có thân nhân nên họ quên mất tên mình là gì. Chúng tôi đi lần qua khu họ ở. Nam nữ riêng biệt. Giường ngủ của họ đúc bằng xi măng, song sắt bao quanh, mùa đông ở đây chắc là lạnh lắm. Tôi thấy có những ống nước nối dài để xịt nước tắm cho họ và để dọn vệ sinh khi họ không tự chủ được. Nơi này có cây cao râm bóng mát nhưng họ không được hưởng lấy vì phải ở trong phòng khóa lại. Đất trời cao rộng, cỏ cây xanh mát của thiên nhiên ngoài kia không ban tặng cho những người điên như họ.

Quà được trao và nhận từng phần cho mỗi người xong đã đến giờ ăn. Tất cả bệnh nhân được ngồi vào bàn để chờ ăn. Tôi cùng các anh chị bỏ bánh xèo và nước chấm ra chén đĩa cho họ ăn. Bên này toàn những người lớn tuổi và đặc biệt ngôn ngữ tại đây không hề xử dụng. Tất cả im lặng, đôi mắt họ nhìn mình đăm đăm không cảm xúc. Có người lột trái chuối dài ra chấm nước mắm mà ăn. Có người lật cái bánh xèo ra to rồi lấy lau mặt...

Tôi chú ý đến một người đàn ông. Anh ta có lẽ trên bảy mươi tuổi. Anh cứ nhìn theo tôi mà không chịu ăn, lặng lẽ không nói gì.

Tôi bây giờ đã sáu mươi, qua xa rồi cô gái năm xưa còn nhút nhát e dè... Tôi đến bên cạnh anh đặt tay lên vai anh nói khẽ:

-Anh ăn đi ngon lắm đó!

Anh vẫn ngồi im. Tôi lấy bánh chấm nước mắm và đút cho anh, anh hả miệng ăn và đôi mắt lóng lánh niềm vui... Tôi rời khỏi bàn chỗ anh, anh không ăn nữa, níu lấy cánh tay tôi lại, nước mắt chảy quanh. Miệng mấp máy môi gọi " Mẹ, mẹ..." anh lại nhầm tôi là mẹ rồi, sao thương quá.

Tôi phải đi theo đoàn nên cũng phải gỡ tay anh và bước ra cửa đi nhanh.

Cả đoàn ra trước chụp hình lưu niệm nhưng tôi không chụp vì nhỏ Hoa nói:

-Chết rồi chị ơi người ta gởi tiền để góp từ thiện mà cô Đức không nhận thì làm sao đây.

-Em cầm vào trao hết cho bác sỹ, y tá ban quản lý ở đây đi. Họ đáng được nhận vì họ đã hy sinh lớn lắm khi đến nơi này để chăm sóc canh giữ cho những người điên này.

-Dạ chị đi với em.

 

Khi tôi đi ra với đoàn là lúc cô Đức sắp bánh trái, bông ra để cúng. Chúng tôi đi đến dãy nhà tang lễ của bệnh viện. Trong nhà chính giữa thờ Đức Địa tạng Vương Bồ tát. Hai bên là bàn thờ linh của Nam và Nữ người điên. Không có hình chỉ ghi tên và ngày chết trong từng ô nhỏ. Họ đã ở đây cho đến lúc xa lìa trần thế không một người thân bên cạnh. Hết một kiếp đời đau khổ...

Cầu xin Đức Địa tạng vương Bồ tát cứu giúp cho linh hồn của họ sớm được siêu thoát. Cầu xin nghiệp đời vướng mắc của họ được trả hết trong đời này. Cầu xin Đức Địa tạng nghe được lời khấn nguyện này của con, xin xót thương mà cứu giúp cho họ... Ông bà, cùng các anh chị xin buông lại hết mà đi an lành nhé. Xin cúi lạy tất cả.

 

Xe rời khỏi trại Tâm thần An lão lúc trời đã về chiều. Tôi quay lại nhìn lần cuối nơi này. Không thấy một ai, những người điên giờ đã bị nhốt trong phòng có khóa. Đồi núi quạnh hiu, cho lòng một cảm giác bâng khuâng khắc khoải. Tạm biệt tất cả. Tôi đi đây. Mong rằng sang năm tôi sẽ về đúng lúc để được theo đoàn thiện nguyện đến trại Tâm thần lần nữa. Mong rằng có một phép lạ nào đó giúp cho họ được hồi tỉnh lại mà qua hết cơn mê...

Cầu xin Đức Phật giúp cho con cùng toàn thể pháp giới chúng sanh bớt gây đau khổ, bớt đi tội nghiệp để không vô tình hay cố ý mà gây thương tổn cho ai... Xin hãy độ trì cho tất cả chúng con gặp được nhân duyên lành để đến với Phật pháp, tu theo Phật pháp và được sự chở che của chư Phật chư Bồ tát. Xin hãy độ trì cho tất cả chúng con...

 

Thái Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 4583)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4074)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4369)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 6533)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 5810)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4372)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 6045)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5636)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 6341)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 5599)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.