- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HẮN VÀ TÔI

21 Tháng Chín 20196:18 CH(Xem: 17577)
demtrangF
Đêm Trăng -tranh Đặng Hiền

Tôi và hắn là bạn học từ thời con nít, thuở tiểu học. Hồi đó có một thời má tôi cho tôi học thêm ở trường ông Hai Ngô ở Khu hai, tôi ngồi cùng bàn với hắn, rồi thành bạn với hắn và chơi rất thân.

 

Hồi đó có những chiều thầy cho về sớm, hai đứa tôi thường đi bắt còng, đi lượm vỏ Sò vỏ Ốc, lượm lá vàng khô rụng bay ở ngoài biển Khu hai, lăn lóc vô tư lự giữa cảnh trời mây non nước. Tôi nhớ hồi ấy nhà hắn nghèo lắm, tựa như một cái chòi nằm chen chúc với xóm nhà lá ở biển. Tôi không hề thấy hắn có ba, chỉ thấy mẹ hắn thường chèo cái thúng ra khơi mua cá về bán. Có một lần hai đứa tôi chơi nghịch trèo lên cái thúng của mẹ hắn mà bơi ra biển. Hôm ấy cái thúng bị vô nước nên chúng tôi phải sang thúng. Hắn nhảy qua trước rồi đưa tay để kéo tôi qua. Hôm ấy tôi đã bước được một chân qua thúng này, còn một chân ở bên thúng kia. Cái thúng nó chòng chành làm tôi lọt tỏm xuống nước, bàn tay của hắn nắm lấy tay tôi trơn nước tuột ra nhau, mà tôi lại không biết bơi nên tôi chìm lỉm. Hắn hốt hoảng nhảy tỏm xuống nước, bơi đến ôm lấy tôi và kéo tôi vào bờ. May là chúng tôi chưa bơi ra xa lắm. Quần áo lem luốc đầy cát và ướt mem, hắn đưa tôi về nhà. Mẹ hắn quát lên bằng giọng của người dân biển :

- Tời quơi, cái ông Địa bà Địa đây làm cái gì mà ướt mem dậy tời.

Nói thế nhưng bác ấy tốt bụng, bác lau khô cho tôi rồi còn quạt và phủi sạch sẽ lớp cát bám trên người tôi... Bác còn cho tôi ăn cái món bún cá ngừ kho nước mẳn mẳn rất ngon nữa chứ. Mỗi lần tôi tới nhà hắn chơi, tôi được ăn hết món này tới món khác no bụng và tôi biết cả hai mẹ con hắn đều rất thương tôi...

 

Tuy thân với nhau như thế nhưng tôi giấu nhẹm nhà ba má mình ở đâu, về gia đình tôi. Một hôm tôi bị đau bụng phải nghỉ học, hắn nóng ruột và nhỏ Mai đã chỉ cho hắn biết nhà của tôi. Hắn ngỡ ngàng khi đến nhà tôi ở ngay phố chợ, nhà lầu cao lớn có cả xe hơi. Hắn không dám vào mà lấp ló sau cái xe Balua của ba tôi đậu trước nhà. Tôi hoảng hồn chạy ra bảo hắn biến đi, nếu không thì từ nay tôi " bùm " hắn ra không chơi với hắn nữa. Tôi nhớ mãi hồi ấy hắn lủi thủi quay về, ánh mắt trách móc nhìn tôi thật tội... Và hắn đã không đến nhà tôi lần nào nữa.

 

Lên lớp sáu, tôi thi đỗ vào trường công Nữ trung học Quy nhơn, còn hắn đậu vào trường Cường để. Hồi đó đậu được vào trường công thì oai lắm, hãnh diện lắm. Tôi và hắn không học trường Hai Ngô nữa, chúng tôi không gặp nhau và xa nhau từ đó.

Vào Nữ Trung Học tôi hiền thục dịu dàng trong tà áo dài trắng thướt tha mỗi ngày. Chỉ mới lớp bảy tôi đã dậy thì sớm, đã phát triển nẩy nở thành một cô thiếu nữ cả về thể xác lẫn tâm hồn. Tôi đã biết thẹn thùng e lệ khi có nhiều chàng trai nhìn ngắm và còn biết mộng mơ thả hồn ra ngoài trang sách vở học trò. Nhưng thời gian ấy rất là ngắn ngủi vì là thời chiến tranh và khi tôi chỉ mới đang học dở dang lớp 9 thì đất nước tôi đã sang trang mới.

 

Năm 1975 trường tôi học không còn là trường Nữ nữa mà học lộn xộn đủ trường có cả nam sinh. Năm ấy tôi học lớp 10, tôi kiếm tìm trong đám bạn nam sinh học Cường để qua nhưng không thấy có hắn. Dưới chế độ mới, từ thầy cô cho đến bài học không làm cho tôi cảm thấy thích thú nữa. Tôi học hành sa sút, tôi chìm nghỉm không hòa đồng với bạn bè, tôi như một đóa hoa rủ cánh, một ngôi sao mờ bé xíu nằm khuất trên bầu trời. Cái thế giới mộng mơ của tôi như phụt tắt với nỗi buồn lặng lẽ trong tâm.

 

Tốt nghiệp xong cấp 3, tôi thi rớt Đại học. T0ôi học Sư phạm, rồi ra trường tôi làm cô giáo ở miền quê nghèo xa tít. Hè năm 1981 trong lần về thăm nhà, tôi đã đi Vượt biên và bị bắt. Thật ra hồi đó tâm tôi còn lành lắm, tôi chưa biết thù giận ai, chưa biết bất mãn gì chế độ, chưa cảm thấy khó chịu vì bất công của chế độ hiện thời. Tôi đi Vượt biên chỉ duy nhất một ước vọng trong lòng là qua đó tôi sẽ làm thật nhiều tiền, tôi gởi về cho ba má tôi nuôi các em tôi còn nhỏ.

 

Nhưng lần đó tôi bị bắt và ở tù.Trong lần đầu tiên cán bộ gọi lên để hỏi cung, tôi sững sờ khi người ấy lại chính là hắn. Bây giờ hắn đã là Công an điều tra xét hỏi ở thành phố rồi. Hắn đọc xong hết cái bản tường thuật của tôi, hắn không hỏi cung tôi, tôi đọc thấy trong đôi mắt hắn một chút xót xa chen lẫn nỗi buồn.

 

- TT đang ở phòng tối phải không, mình sẽ đề nghị cho T ra phòng 12 nhé.

 

- Không T ở phòng tối cũng được nếu có cho thì cho em T là TNL được ra phòng 12 đi .

 

Trong thời gian tôi ở trại, hắn luôn gởi đồ thăm nuôi cho tôi qua tay ông Thái trưởng tù. Lần nào tới tay tôi cũng bị tay Thái xén bớt ngay trước mặt tôi nhưng biết làm sao. Thời ấy mỗi cử mỗi động đều bị rà soát mà hắn là một cán bộ công an còn tôi lại là một phạm nhân. Rồi tôi theo bạn tù chuyển lên Quang Hiển để lao động, hắn cũng theo lên, cũng gởi đồ cho tôi. Xin cho tôi được làm đầu bếp, em tôi lùa vịt, công việc nhẹ nhàng hơn các người tù khác. Nhưng sau tôi khẳng khái cương quyết không nhận tình thân của hắn dành cho tôi và không muốn gặp hắn nữa. Chúng tôi lại xa nhau...

 

Sau khi ra tù tôi không được đi dạy học nữa vì mang tội vượt biên, là thành phần phản quốc bỏ quê hương mà đi. Rồi tôi có chồng, tôi sinh con, tôi bận bịu với cuộc sống mưu sinh. Cuộc đời năm tháng đó đầy những nỗi buồn, cam chịu ép trong tâm. Tôi không còn nhớ một chút gì về hắn nữa.

 

Thời gian sau khi ba tôi mất, má tôi bán nhà ở đường Phan bội Châu, tôi chuyển tới nơi ở mới. Lúc này, tôi đã là một bà mẹ đơn thân nuôi hai con, chăm sóc mẹ già. Tôi lại mắc trong một vụ kiện tranh chấp tài sản kéo dài đến hàng chục năm, thời giờ của tôi đan kín không một phút thảnh thơi. Sau khi vụ án kết thúc, tôi lấy lại được những gì đã mất, tôi được nhẹ nhỏm hơn phần nào.

 

Năm đó má tôi đi Sài Gòn thăm anh chị em và mấy cháu ở trong đó. Tôi tự cho mình được buông thỏng một chút gánh nặng trên vai, tôi thơ thẩn đi dạo một mình và tôi gặp lại hắn. Lúc này hắn đã về hưu non, nghe nói đã ra khỏi ngành Công an từ năm1983. Cái danh vọng, cái tiền tài mà hắn có được là do ba hắn một quan chức ở ngoài Bắc về. Ba hắn đã giúp cho hắn có cái lý lịch tốt, có con đường sống, là xong bổn phận vì ông đã có vợ con ngoài Bắc. Làng biển Quy Nhơn là quê ngoại, còn cha hắn là dân ở huyện An lão. Hắn được nuôi dưỡng và lớn lên trong sự yêu thương của mẹ, dưới xã hội miền Nam đầy nhân bản, nên hắn cũng hiền hòa như bao người bạn khác của tôi.

 

Bây giờ hắn cao ráo, đầy đặn đẹp trai, cái nét phương phi khỏe mạnh của người đàn ông ở tuổi trung niên. Vợ hắn là con của một quan chức cấp cao của Tỉnh là sếp của một ngân hàng. Nhà hắn ở như một Biệt thự, nhưng rất buồn vì chỉ có hai vợ chồng, họ không có con. Ôi bạn của tôi, thằng bé mà ngày xưa đen nhẻm vì nắng và gió biển bây giờ là một người đàn ông lịch lãm. Gặp lại tôi hắn mừng rỡ ra mặt, niềm vui ấy nó hiện rõ trên mặt, trên nụ cười tủm tỉm của hắn. Tôi lại giấu nhẹm không kể bất cứ cái gì về cuộc đời tôi, về nơi tôi ở và những gì tôi đã phải trãi qua. Chúng tôi cùng đi bên nhau, dọc hết đường cầu Đen Đống đa, cùng hít thở gió nồm từ biển đưa lên như thời thơ ấu.

 

-TT ơi, bà có còn nhớ hồi xưa hai đứa mình chèo thúng đi chơi không.

 

-Ui hồi đó sém chút nữa tui chết trôi rồi, làm tui uống một bụng nước mặn no luôn.

 

-Je..! xạo không, uống nước no mà dô nhà tui quất sạch hai tô bún. Còn dứt thêm mấy chén chè bánh canh gạo nữa.

 

- Hi hi! không ngờ ông nhỏ mọn, mấy chiện đó mà cũng nhớ đến giờ.

 

- Nhớ chứ sao quên.Tôi nhớ hồi đó đôi mắt bà đẹp lắm, lông mi cong vút. Tui cứ thích giựt gió ở trán của bà để nhìn vào mắt của bà.

 

- Ừ , hồi đó có màn "giựt gió" nữa dzui thật. Mà con nít mới có tiểu học mà coi mắt coi đồ.

 

-TT ơi ! tui nhớ hồi đó bà là tiểu thư con nhà giàu ở nhà lầu xe hơi. Bà giấu kỹ lắm không cho tui biết, khi tui tìm ra được tui mừng lắm, tui nghĩ bà cũng mừng như tui chứ. Nhưng tui thấy bà sợ hãi mà đuổi tui đi. Lần đó tui dìa tui buồn lắm, tui bỏ ăn cơm luôn. Má tui biết chiện bà nói: TT nó hiền lành, mà nó con nhà giàu nó chịu chơi thân với con là quý rồi. Má thấy ít có đứa nào mà được như nó vừa giản dị, vừa thiệt thà rất thương.

-Thật ra, hồi đó tui hay mắc cỡ, tui dị không muốn cho cả nhà tui biết ông là bạn của tui. Chứ tui không nghĩ gì xa hơn đâu, tin tui đi.

-Tui biết mà... Hồi nhỏ tui nhớ bà viết chữ rất đẹp, làm văn rất hay. Ông thầy Bốn cứ đem chữ viết, lẫn bài văn của bà làm mẫu đọc cho cả lớp nghe.

-Ông thì học giỏi toán cực kỳ tui đuổi không kịp.

- Ha ha !! hồi đó bà cũng lanh gớm, thầy Bốn khen, thầy còn nói tui mà lơ mơ bà qua mặt tui luôn cái môn Toán í ...Mà bà lanh thiệt cái gì cũng đi trước tui.

-Tui đi trước cái gì ?

- Bà nghỉ chơi tui trước, bà thành thiếu nữ trước tui, rồi bà có chồng, có con trước tui. Mai mốt tui cũng nhường cho bà đi trước, để tui còn tụng kinh cầu siêu cho bà (hắn là một Phật tử ở chùa ).Rồi hắn ngân nga.

 

"Đi trên đường một chiều

Em đi trước tôi sau

Không bao giờ gặp gỡ

Cũng như là tình yêu...."

 

Tôi nói khẽ bên tai hắn:

 

- Nhớ nhen, tai tui to tui sống dai lắm đó, chừng đó cả hai ta đều già hết, ông đừng có quên nhen.

 

-Không bao giờ quên, chỉ sợ lúc đó mình lạc mất nhau.

 

Chúng tôi đi bên nhau , vừa nói vừa kể vừa cười nắc bụng vì những kỷ niệm ngày xưa ấy.

Khi về gần đến đường Hoàng quốc Việt nối dài. Hắn thì thầm bên tai tôi:

 

-Hai đứa mình cùng nắm tay nhau đi chứ, như hồi nhỏ đó.

 

-Nè tay nè nắm đi.

 

-Ui ! cái bà này nay chì dữ ta ( hắn đỏ mặt khi tôi chìa tay ra và không dám nắm ..) Mà cũng phải thôi chỗ đó gần nhà vợ hắn và hắn từng là một cán bộ cấp cao kia mà lỡ mà ai thấy một cái là tiêu hắn sao.

 

- Haha!! chúng tôi cùng cười vang rồi cùng chia tay. Hắn vói theo dặn dò: "Mai gặp nữa nhen T". Nhưng ngày mai ấy, tôi không đi lại con đường đó nữa.

 

Rồi ngày tháng trôi đi, má tôi yếu phải vào viện, con tôi đang học trường đại học Sài gòn, tôi lu bu công việc suốt. Rồi má tôi qua đời, tôi bị cháy chợ, cháy hết tài sản đến trắng tay... Mấy năm sau khi cuộc đời bôn ba giảm bớt, tôi đi tắm biển mỗi sáng và vô tình tôi gặp lại hắn giữa biển khơi. Thấy tôi, hắn hú từ xa, tôi thấy hắn và giả lơ như không nghe, hắn bơi tới lại gần :

 

-TT , TT ơi !

 

-Nè, già rồi đừng có "mất nết" kiểu đó nghen. Tui ghét nhứt là cái màn "hú hú" đó.

 

-Ui, sao giờ bà đanh đá không chê vào đâu được. Tui sợ mấy thằng cha kia biết tên bà, nên tui phải hú chớ sợ bà không thấy tui. Bà nhăn quéo cái mặt của bà. Ô!TT thần tượng của tui sụp mất rồi.

 

-Tui tưởng sụp lâu rồi chớ, đâu đợi tới bữa nay.

 

-Nhưng sao tui vẫn thấy bà dễ thương!!

 

-Ha ha !! tui dìa tui méc dợ ông cho coi nghe chưa chớ đừng ở đó mà dẻo mồm.

- Haha, haha ( cùng cười huề với nhau )

..........

 

Mấy năm sau, con gái tôi sinh em bé. Tôi vào SG nuôi con giữ cháu. Tôi cứ đi đi, về về ở QN, tôi không gặp và không nhớ đến hắn. Năm 2016, tôi về QN để cúng cầu siêu. Thường là tôi hay cúng ở chùa Long Khánh vì tôi quy y ở đó. Nhưng năm nay, tự nhiên không hiểu sao tôi lại về chùa Trúc lâm gần nhà để cúng cầu siêu cho ba má. Sau khi cúng xong, tôi lên lạy ở nhà Tổ, nơi có bàn thờ linh. Tôi điếng người khi thấy hắn. Tấm hình rọi to để một góc lư hương còn mới rợi trên bàn thờ Tổ. Có phải là hắn không!? Đúng là hắn rồi, đôi mắt và nụ cười của hắn như đuổi theo tôi, làm lòng tôi se thắt... Tôi chạy ào xuống bậc thang của chùa, rồi lấy xe, đạp qua nhà hắn. Tôi thấy cổng nhà hắn mở và hình của hắn với đầy liễn treo trên tường. Tự nhiên nước mắt tôi chảy quanh, tôi lấy tay quẹt bên này, quẹt bên kia ràng rụa. Một bà cụ đang quét sân nhà bên cạnh, bà nói loáng thoáng bên tai tôi: Chết vì tai nạn, không chôn mà thiêu ở Nha trang rồi đem tro về biển mình rải...

 

Tôi chạy về chùa Trúc lâm, người ta về hết còn chỉ mình tôi với tấm hình của hắn. Giờ tôi mới thấy hàng chữ để dưới : LT chết ngày... Như vậy hôm nay là đúng 49 ngày hắn mất. Thảo nào trước khi về QN, tôi nằm mơ tôi thấy hắn ngồi trên cái thúng chèo ra xa ngoài biển mà khuất mất. Tôi đã ngồi ở nhà thờ Tổ suốt cả buổi chiều... "Đồ dẻo miệng, nói mà không giữ lời.Tui còn lâu mới chết, chưa gì mà lật đật dành đi trước..."

 

Tháng bảy năm nay, tôi lại về Quy Nhơn cầu siêu cho ba má ông bà. Trong lá sớ cầu siêu tôi có ghi tên hắn, năm nay là đúng ba năm hắn mất. Bây giờ tôi không còn ở khu chợ Đầm nữa nhưng tôi vẫn về chùa Trúc lâm thâp hương cho hắn. Tôi tìm ra nhanh chóng tấm hình nhỏ xíu của hắn ở trên cao.

 

Vĩnh biệt nha LT, mình cứ lạc nhau mãi nhưng rồi lại thấy nhau rồi cũng lại lạc nhau, lần này lại như thế. Mai mốt mình cũng sẽ như LT, mình sẽ về với biển, nơi ấy mình thấy thích như LT vậy. Mỗi buổi tụng kinh, mình cầu cho ông bà, ba má của mình...có cả tên LT nữa đấy .Ngày 30 tháng 7 này nhớ theo mình tụng kinh Địa tạng ở chùa Long khánh nha. Nhớ đó, cảm ơn bạn. Đợi đến khi bạn mất mình mới nói cảm ơn, cho mình xin lỗi nhé LT bạn của mình...

 

   Thái Thanh
(Quy nhơn tháng 7 âm lịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 69099)
Nói như Viện Hàn lâm Thụy điển vào đúng 13 giờ thứ năm 07/10/2010, theo lời thư kí Peter Englund khi ông công bố giải văn chương Nobel 2010 trao tặng cho (Jorje) Mario (Petro) Vargas Llosa, là như sau. Nhà văn xứ Pêru này trúng giải nhờ đã: « Thể hiện và phác họa toàn diện cơ cấu quyền lực và hình ảnh sắc cạnh chạm khắc nỗ lực kháng cự, tinh thần phẫn nộ và thành bại của cá nhơn con người. » Về mặt nghệ thuật: « Ông là nhà văn đã triển khai thuật kể chuyện theo phong cách quả tình kì ảo. » Về mặt con người của mình: « Qua tác phẩm, ta biết ngay ông là một con người say sưa trong hành xử. Hễ thấy mình phản ứng rập theo bổn sắc ấy, ông tỏ ra hết sức rung động và lấy làm vui vô cùng. »
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87022)
Tôi đi ở cho tộc Trần từ lâu lắm. Từ cuối đời Lý. Lúc Trần Thị chỉ vừa cắt nhau. Đêm tháo thai, sống cảnh sinh nở đầu đời nên tâm hồn tôi ngập kinh hãi. Máu từ cửa mình vợ Trần Lý chảy xối, bắn phun tung tóe như bát canh rau dền rơi vãi trên đất. Thứ canh đỏ thẫm, lợn cợn những nhau, thịt, chất nhờn. Trần Thị giẫy, vùng, đôi tay chới với cào cấu vươn tới trong động tác nắm tìm sự sống. Đã biết đi vào đời là đi vào khổ đau, nhưng tôi cũng không ngờ khổ đau to lớn tàn phá đến rách bươm cửa mình vợ Trần Lý. Mỗi cái quẫy mình là mỗi một vũng máu, trào ra, trào cho đến đầy thau. Máu bê bết chẳng khác một pháp trường.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84814)
Ngày 11/03/2011 , Bẫy rồng bộ phim Việt Nam (action movie) được chờ đợi nhất sau thành công vang dội của Dòng máu anh hùng sẽ chính thức được trình chiếu . Bộ phim được hy vọng sẽ tạo ra một diện mạo mới cho dòng phim action Việt Nam và chứng tỏ sự trưởng thành cũng như sức mạnh của một đội ngũ những nhà làm phim mới, trẻ và nhiều sức sáng tạo.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98260)
Tôi lên Mã Pì Lèng dạy học. Từ dưới chân núi, tôi cứ nhằm theo chòm bản thấp thoáng trong mỏm đá, tán cây mà leo lên. Trời nóng như đốt nương, vượt dốc, cổ họng khô rát, tưởng như mồ hôi đã cạn kiệt không thể chảy ra được nữa, thì bất chợt gặp một dòng nước từ trên núi chảy xuống, tràn qua cả mặt đường đá. Tôi hồ hởi phanh ngực áo, bỏ ca-táp, cởi dép rọ, đứng một lúc cho mát dịu lại, rồi mới thong thả rửa tay, rửa chân, xúc miệng ba lần, uống một ngụm, xong rồi mới lau mình, gội đầu...
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 83702)
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24/3/1916 tại quê ngoại, xã Phước Lộc, quận Sơn Tịnh, nhưng lớn lên tại quê nội thị xã Thu Xà, xã Nghiã Hoà. Hai nơi đều thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Mất ngày 17/1/ 1946, tại Thu Xà.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 92262)
Nguyễn Thị Thảo An sinh ngày 03 tháng 2 năm 1960 tại Sài Gòn, tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn, hiện định cư tại Kennesaw Georgia, USA . Tác phẩm : *Tuyển Tập (in chung với 4 tác giả khác) *Bức Phù điêu Khắc Cạn (tập truyện, Văn Mới 2001)
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84730)
LTS: Lê Vương Ngọc tên thật là Lê Đình Quỳnh, xuất thân là giáo sư tư thục Trung học các trường Hưng Yên, Hải Phòng thập niên 1950 và Sài gòn 1960. Ông nhìn vấn đề văn hoá như một “hobby” – Làm thơ, dịch sách, nghiên cứu, biên khảo nhiều về Phân tâm và Di truyền học – Theo quan niệm phê bình sáng tạo của Oscar Wilde…
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87616)
Bạn có thấy đâu đó, người ta bày bán ba hình tượng ngồi riêng rẽ với hai bàn tay bịt kín hai mắt, bịt kín đôi tai, bịt kín miệng? Hay có lúc ba người ngồi chồng lên nhau theo thể hình tháp. Đứng nhìn lâu, có chút sảng khoái ở nghệ thuật mời chào. Nhưng đem về tập tành chủ nghĩa sống theo. Không thấy. Không nghe. Không nói. Bạn mới thấy nỗi niềm của từng nhịp thở ở đôi tay người.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 113645)
Em Người đàn bà sống dậy lúc nửa đêm icon bật sáng Lang thang trong thế giới ngôn từ Đi về bằng đôi chân giả Dối gạt nhau qua lũ hình nhân sặc sỡ Sắc màu
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 73278)
Một cái chết tức tưởi, phi lí như thân phận con người trên cõi đời, như Albert Camus đã nhận xét trước kia. Ở tuổi 46, hai năm sau ngày lãnh giải Nobel. Trong túi xách của ông có đựng bản thảo cuốn tự sự hư cấu còn dang dở Le Premier Homme (Người đầu tiên), kí ức tặng mẹ, “người sẽ không đọc được nó’’. Cây ngô đồng (không hiểu sao) nay không còn nữa, chỉ có đài tưởng niệm dựng ở ven làng. (1)