- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SỔ TAY THƠ

06 Tháng Chín 20193:45 CH(Xem: 17543)
ct Vu Tien Lap
Nhà thơ Vũ Tiến Lập- photo ĐH 2019

1.


trong số những loại đá và sự tĩnh lặng

tâm hòa tan mà không một âm thanh

vọng niệm vùi xuống đất



2.


tôi nhìn thấy mặt trời mọc và lặn 

sa mạc cát đẹp với những vì sao đêm

những lộng lẫy lạ thường của vạn vật.

tưởng như mình là người cuối cùng

thực sự thấy qủa đất và bầu trời 



3.


những vì sao thầm lặng 

sâu trong triều nước mắt

những chiếc lá khô héo 

chìm trong khuôn rừng

để màu hoa tháng giêng 

đượm hương tàn đông sớm 



4.


đi qua với trái tim im lặng 

dưới hơi thở của tiếng cười

bằng đôi cánh của âm nhạc 

nở ngoài thủy triều của thời gian




5.


để kéo dài một niềm vui

hoặc thậm chí để sống

trên âm sắc phong phú của nỗi đau

ghì đắm những vì sao vào cõi chết



6.


thở một thông điệp vào đêm

đừng bao giờ nghi hoặc 

gửi đi, một lần, rồi sẽ tin điều đó




7.


con mắt của lửa

chết đuối trên sông 

như một điệu ru

trong hơi thở của riêng tôi

âm nhạc của im lặng

đó là âm nhạc

đó là những gì cần thiết trong đời sống

như mặt trời lảo đảo 

đằng sau những đám mây xám thấp

thổi không ngừng từ trời cao

sự khoan thai vô tận 



8.


cái gì đó bắt đầu nơi đây

bốn mươi năm trước

một thảm họa không tên

có lẽ một chuyến đi

bây giờ những cơn gió lạnh

tháng tư trũng về

tôi ngồi trên đất ướt

tìm kiếm một dấu tích

một lá thư cũ kỹ

một lá bùa hộ mạng

chống giông tố đang chờ…



9.


giũ thời gian lên tâm thức trinh nguyên

nghe nhịp thở chuyển mình trong sương sớm

dòng chảy ấy trôi về miền hoang lạnh 

ngập trong mây chìm nghỉm giữa dòng đời

và hoa lá nở trên miền tịch lặng

cùng hương xuân với ước lệ ngôn từ 

quay lưng lại những rộn ràng phố thị

dư âm còn treo giữa đỉnh hư vô



10.


muôn trùng giọt rơi

bầu trời lệ đổ

buốt lạnh vực sâu 

tình thơ thổn thức



11.

 

như ngọn núi giữ những bí mật 

mà dòng sông chẳng bao giờ nói

xa lìa môi biển cũ

pha loãng nỗi buồn trong rượu đêm

cơn bão mềm xoáy tan ký ức

mầu rêu xanh xao trên cổ thạch 

dãi dầu níu kéo kiếp tử sinh  

sao sa như lánh xa tôi

ai đã bật được bàn tay nắm chặt

nơi trái đất chấp nhận được đại dương

vì vậy chấp nhận là lẽ sống của trần thế

bằng những giấc mơ và trí tưởng

bằng những thách đố của lãng quên

những bí ẩn của đá 

miên mật hàng ngàn năm

những suy nghĩ 

chỉ tìm thấy sự khổ đau

hòa mật an bình trong bài thơ dấu lệ

 

12.

 

mặt trời giúi tóc mây 

thời gian sóng vàng cánh gió

dựa lưng chiều hải đảo mê cung

những dấu tích hàng ngày trở thành ký ức

những ý tưởng của đời người

trở thành những thời điểm 

ngập trong truyền thuyết

với phán xét và xói mòn

nơi kết thúc có thể thay thế

đừng làm dáng trong nuối tiếc

 

 

13.

 

những đôi cánh xanh

trên ngày con nước rộng

niềm đam mê của mưa

bặt tăm trong cô độc

mãn cánh

mầu tháng tư tồn tại

nỗi chết không thay đổi 

có thể nào trái chín không rơi?

như dòng sông tìm về biển cả

những bến bờ tàn phai

trên luạ chiều đang dệt







14.

 

cánh buồm trăng như bướm đêm ngủ

làn gió mềm đan thung lũng mùa thu 

giọt sương cất trong trái tim lá úa

thấm qua ngày với im lặng đôi chân 

 

 

15.

 

trong chiếc áo khoác của tro bụi

cọc bến tàu dường như sắp sụp 

những ngón tay cuối cùng

quở trách vào vách đá

 

 

16.

 

cánh cửa cuối niềm đau

là thời gian vô tận

nhưng nỗi kinh hoàng để tồn tại

tựa ý thức bị chôn vùi 

 

 

17.

 

ở bên kia 

không thể tìm thấy đáy

kết thúc của đất bằng

như kẻ được phóng thích

đôi mắt mù với lá

 









 







18.

 

từ hoang vu niềm đam mê lãng phí

bí mật cay đắng của trái tim

nỗi chết lao trong im lặng đến cuối cùng

không có bàn tay nhặt những cánh hoa thời tuổi trẻ

 


 

 

19.

 

màn sương trắng trôi qua tấm vải liệm

trăng hoang bạt trên bầu trời lộng gió 

long lanh như mắt sư tử nộ

tóc bờm xù những đám mây hung



 

 

20.

 

những chiếc lá đỏ rơi trên bãi cạn

những chiếc lá ắng rung từng chiếc

dưới bát trời xanh ánh thái dương

như con rồng quằn quại giữa biển vàng


 

 






21.


chiếc xà lan đầy cỏ khô 

trườn như con bướm vàng

trên chiếc khăn lụa vàng

lá cây du vàng vọt

trời ngọc xanh gợn sóng 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 658)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 843)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 927)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 1022)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 852)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1426)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1279)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1325)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1181)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1330)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *