- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CĂN PHÒNG 5 GIỜ 46 PHÚT

28 Tháng Tám 20193:20 CH(Xem: 16054)
DEM JAPAN-anh InternetĐêm Japan - ảnh Internet

 

Người ta đặt tên căn phòng đó là căn phòng 5 giờ 46 phút.

Chiếc đồng hồ cổ to màu trắng, rách bươm, chiếm hết 1 mặt tường được giữ chết đứng ở con số 5.46'.

Khi đi vào cửa chính của căn phòng, không ai để ý đến Sanae. Không phải vì bộ đầm đồng phục.

Màu xám.

Ở đây, tất cả nhân viên, dù là người địa phương tình nguyện đến làm việc, hay nhân viên chính thức, đều mặc cùng một bộ đồng phục màu xám, áo vest xám, váy đầm hình chữ A màu xám, áo chemise lụa trắng bên trong.

Trắng và xám. Đó là 2 màu chủ đạo sau buổi sáng 5.46' ngày 17 tháng 1 năm 1995.

 Căn phòng có 2 cửa. Khách tham quan đi vào bằng cửa trước và ra về bằng cửa sau.

 Sanae đứng ở cửa trước. Người ta , bao giờ cũng thế, mãi nhìn chiếc đồng hồ, rách bươm đứng ở con số 5.46'.

 

Không ai để ý đến Sanae.

 

Mà cô cũng không có gì đặc biệt đáng để chú ý, gầy gò, da trắng xanh, mỏng như giấy lụa, đến thấy cả gân xanh li ti, đôi môi hồng nhạt, là những khi cô không mím lại. Tất cả đều nhợt nhạt, ở cô, tất cả đều nhợt nhạt. Chỉ có đôi mắt luôn cúi xuống, hàng mi dài, khác thường so với 1 cô gái vùng Osaka, khẽ rung rinh, in một nét tối mềm mại xuống gò má trắng nhợt.

 

Cô bị mù.

Không ai để ý đến một cô gái mù, trước căn phòng 5.46'.

 

Khi cửa phòng khép lại. Đèn tắt hết. Căn phòng chìm trong màu tối đen. Khoảng 5 phút.

Và máy chiếu bắt đầu xè xè.

 

Hắt ánh sáng loang lổ màu cam, hắt ánh sáng màu cam lên vách tường, khuếch tán hình ảnh cũng màu cam lên vách tường. Vách tường lắp ghép bằng những mặt kính hình tam giác, như tổ ong. Hình ảnh bị cắt ra những mảnh vụn, hình tam giác, như trong một tổ ong.

Và âm thanh bắt đầu dội ra từ dàn loa công suất cực đại sau lưng người tham quan, lan ra khắp các vách tường, dội lại, như sấm rền, trên núi.

 

Bắt đầu là tiếng còi hụ, lạnh tanh, át đi âm thanh bình thường của ngày thường, trên màn ảnh, trong 5 giây tiếp theo, những bức tường và căn nhà rùng rùng đổ xuống, tiếng kiếng vỡ loảng xoảng, đồ đạc trôi đi, bị bẽ gảy cong, và bước chân người hoảng loạn... Âm thanh dội vào tường, ép vào ngực.

  

 

Lửa đỏ loang ra, màu đỏ cam, vàng cam, loang hết tất cả 3 mặt tường bằng kiếng tổ ong. Lửa lem lém, lục xục. khói từng cột bốc lên cao, cao nữa, cao hơn những tòa nhà đang vặn vẹo và sụp đổ.

 

Rồi người ta nghe tiếng rúc của xe lửa, ồ, những năm đó, Shinkansen, những năm đó đã có Shinkanshen. Trong vòng 5 giây kế tiếp, tàu lửa lướt êm ru trên đệm từ qua đường cao tốc. Trong vòng 5 giây, những chiếc cột to là móng của đường cao tốc, như những cẳng chân người khổng lồ, chằn chặn cắm vào đất, bắt đầu ngã nghiêng, vẹo qua một bên rất chậm, như người khổng lồ bằng đất sét, vỡ vụn và ngơ ngác. Chỉ trong 5 giây. Con đường cong căng phồng như con trăn to vặn vẹo và lật úp.

 

Khi đó, Sanae bắt đầu khóc. Cô cong gập người lại, và khóc.  Rúc mặt vào hai tay, và khóc. Nước mắt nhỏ xuống, lặng lẽ, không một tiếng rên rĩ, chỉ có nước mắt, từng giọt to nhỏ xuống, ướt sũng, đọng thành vũng, trong hai bàn tay.

 

Khi người ta tìm ra cô, giữa mảnh vụn và khói của tro tàn từ toa tàu thứ 7 của chuyến Shinkanshen từ Osaka đi Kyoto, cô cong quắp người như thế. 10 tuổi, cong quắp người, khuôn mặt đóng một màn bụi màu xám, chèn dưới khuôn ngực ướt đẫm của cha cô. Trên cùng là mẹ cô, cũng ướt đẫm. Cô đã sống sót, giữa 4,600 người chết và 200 hành khác khô cong, phủ khói mụi, bị đứt gãy, đè bẹp dưới những thanh sắt nóng đỏ của tàu Shinkansen, như thế đó.

 

Cô sống sót, nhờ nằm dưới lồng ngực ướt đẫm nước của cha cô. Người ta không tìm ra nguyên nhân vì sao 2 xác người lại đẫm nước, nằm che chở cho 1 cô bé gái 10 tuổi, giữa những cái xác gẫy gập và khô cong.

 

Cô sống sót giữa 4,600 người chết vì trận động đất 7.3 độ richter ở Kobe lúc 5 giờ 46 phút ngày 17 tháng 1 năm 1995.

 

Nhưng cô vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy được màu đỏ cam của ánh mặt trời Kobe, cũng như màu đỏ cam của lửa. Cô bị mù, từ sau 5.46' ngày 17/1/1995.

 

Mù vĩnh viễn.

 

Chỉ có âm thanh, âm thanh dội vào bức tường 3 mặt kiếng, đè nặng lên ngực cô, ép dẹp cô mỗi ngày chừng đấy lần. Và cô khóc.

 

Cho đến khi đoạn phim kết thúc, những người khách tham quan, lặng lẽ, thẫn thờ và rõ ràng, bị chấn động ùa ra bằng cửa sau, vội vã ra khỏi phòng chiếu, chạy xa khỏi hiệu ứng chòng chành, rung lắc dưới chân và trên đầu, không ai nhìn thấy 1 cô gái, mặc đồng phục màu xám, cong gập người, úp mặt trong tay. Và khóc.

 

- Cô cứ khóc đi. Có tôi ở đây rồi. Mọi việc sẽ ổn thôi.

 

 Một bàn tay, dày và chắc, nâng khuôn mặt cô lên, úp vào ngực.

Ngay lập tức mùi ẫm ướt trên áo T-shirt đàn ông ùa vào cô. Mùi của cha cô. Mùi của nước. Mùi của 20 năm về trước. Của khói và của nước. Là mùi cuối cùng, cô còn lưu lại được, từ lồng ngực đàn ông của cha cô. Và cũng như thế, trong vòng 5 giây, trước khi toa tàu sụp xuống, cha cô ép khuôn mặt trắng xanh của cô vào ngực:

 

- Sanae, đừng sợ. Mọi việc sẽ ổn thôi.

 

Cô rùng mình. Trên ngực anh. Liên tục rùng mình.

 

- Mọi việc sẽ ổn thôi.- người đàn ông ấy nói, bằng thứ tiếng Nhật của người mới học. Nhưng rắn chắc. Trầm tĩnh.

 

Một tháng sau, khi ngồi trong lòng anh, úp mặt vào lồng ngực ướt đẫm ấy. Cô vẫn nghe anh nói, rắn chắc và trầm tĩnh.

 

- Sanae, Có anh ở đây rồi. Mọi việc sẽ ổn thôi.

 

Là khi ngón tay cô sờ vào mặt anh. Rờ rẫm, khám phá từng đường nét người đàn ông , duy nhất, dừng lại bên cô 1 tháng trước trong căn phòng 5.46'.

 

Rờ rẫm. Khám phá. Hơn là vuốt ve, hơn là âu yếm.

 

Cô muốn chắc chắn, bàn tay cô lưu lại hình ảnh của anh. Không như 20 năm trước, cô không lưu lại được, hình ảnh của cha mình.

 

Bắt đầu từ vầng trán. Sau món tóc quăn, có lẽ màu nâu sáng, đầu ngón tay của cô, với hơn 10,000 noron thần kinh xúc giác, và thay thế cho 5,000 nơ ron thị giác nữa, Cảm nhận được sắc nâu sáng trên tóc anh, một màu nâu nhẹ bỗng trên tay cô.

 

Đến cặp lông mày rậm, hẵn màu thẫm hơn.

Và đôi mắt. Kiểu mắt dài, nhưng hẹp, của 1 người Châu Á. Một người Việt..

Sóng mũi, cao và gồ ở chính giữa.

Bờ môi, dày dặn, đầy nhục cảm.

Và hàm răng, khi tay cô tách môi anh ra, tay cô len vào hàm răng, đều và chắc chắn.

Đến cái cằm, vuông vắn, góc canh về hai bên, nhẵn nhụi, thoảng mùi của nước.

 

Nước. trong trẻo. chỉ là nước.

 

Mỗi một ngày sau đó, cô đều ngồi chờ trước cửa cho đến khi anh đi làm về. Trong mùi nước tràn ngập không gian, anh nói:

 

- Sanae, anh về nhà rồi! Mọi việc sẽ ổn thôi!

 

 

UYÊN LÊ

(Aug 18-2019)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 5779)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
12 Tháng Chín 202312:14 SA(Xem: 6389)
khi ngôn ngữ trở thành phù phiếm / trên môi người hát ca / anh trở về yên ngủ / dưới cội hoa mai già
10 Tháng Chín 20238:59 CH(Xem: 5432)
Sau gần một năm, chính xác là 11 tháng và 15 ngày, chữa trị ung thư mắt tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas, nay tôi đã về nhà yên bình và niềm vui trong lòng dâng cao mãi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi nhận ra mình thực sự sống sót, thoát chết, trở về trong “chiến thắng vinh quang”, sau cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác. Căn bệnh ấy quái ác thật, nguy hiểm thật, chỉ nghe tên cũng rùng mình run sợ. Điều trị khỏi bệnh ung thư đối với riêng tôi, là một dấu ấn hằn sâu trong tâm não. Đã có biết bao người bỏ cuộc giữa đường. Tôi thì không! Một chiến sĩ trên đường ra mặt trận, được trang bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lẽ nào tôi không có chiến công mang về. Trung tâm ung thư nằm ở tầng lầu 14 của bệnh viện, đã gợi ý tôi, tưởng tượng rằng mình đã xuống tới tầng địa ngục thứ 14, và không ngại ngùng, ghi lại những cảm xúc chân thực và niềm vui sướng tuyệt vời trong bài hồi ức “Trở về từ tầng…14”.
04 Tháng Chín 202310:02 CH(Xem: 5373)
Tháng Chín, đêm khuya về ngồi lặng / Nghe gió cười khúc khích rượu tan / Mai chắc sầu in trên đá / Em chắc quên rồi tháng Chín, trôi.
04 Tháng Chín 20238:58 CH(Xem: 6338)
tôi gặp người lính già / trên chùa đồng yên tử / chốn rừng thiêng trúc lâm / trời đêm ... mưa mịt mù / người lính ngồi nguyện cầu / co ro dáng trầm tư / mặt xương gầy khắc khổ / mắt buồn sâu tâm tư
04 Tháng Chín 20238:52 CH(Xem: 4646)
Mùa thu này, nhà thơ Hoàng Hưng và phu nhân trở lại thăm Thủ đô. Ông có gọi tôi cùng tới studio riêng của họa sĩ Trần Lương. Giữa cơn hứng trò chuyện với họa sĩ, ông tìm đến “quốc hồn quốc túy” qua sợi thuốc lào Vĩnh Bảo, và tôi đã chộp được một hình ảnh của ông để rồi chợt thấm một nỗi buồn…
04 Tháng Chín 20238:36 CH(Xem: 5398)
Dáng đi cô gái làm tôi bâng khuâng ngưỡng mộ như chứng kiến một tuyệt tác tạo hóa vừa ban tặng cho nữ giới. Vóc người cao cao, thanh mảnh với những bước chân bắt chéo uyển chuyển, nhẹ nhàng. Điều tôi muốn lưu ý: Cô ấy đi rất tự nhiên, không như các cô người mẫu luôn luôn sượng sùng vì cố phô trương những điều khác, hơn các bước đi được mẹ thiên nhiên ban tặng...
04 Tháng Chín 20238:30 CH(Xem: 5331)
Trong ngót hai chục phim truyện điện ảnh tham dự tranh Giải Cánh Diều năm nay của Hội Điện ảnh VN, có thể nói “Em & Trịnh” là một tác phẩm hoành tráng bậc nhất. Và cũng cần phải thẳng thắn điều này: những người làm “Em & Trịnh” đã rơi vào cả hai tình huống đặc biệt của Điện ảnh: a. thực hiện một bộ phim chân dung vốn đầy thử thách, b. đặc biệt là phim ca nhạc sẽ cực kỳ khó khăn về các yếu tố kỹ thuật!
15 Tháng Tám 20237:29 CH(Xem: 5851)
kiếm điểm / giật / mình / nghìn trang đã giở tới / hình thiên chương / viết như thuyền say độ đường / thước chim /
15 Tháng Tám 20237:13 CH(Xem: 6214)
anh không phải là con chim / cánh mỏi đường bay … / nhưng giọt lệ Người đã chảy thành đại dương / mà tiếng sóng không nguôi vỗ buồn trong trí nhớ…