- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐẠI LỤC BUỒN

25 Tháng Bảy 20199:42 CH(Xem: 20224)
DH 8 - hu khuc
Hư khúc - photo ĐH



                                                                                                 

đại lục buồn

em có bao giờ buồn không em
có nghe mằn mặn buồn môi mềm
có nghe tiếng thở dài độc thoại
lặng người nhịp một tiếng con tim

em có bao giờ buồn không em
có lê đôi chân chồn lối mưa
có quơ hai nhánh tay mồi mỏi
ước lúc buông mình xuống cội hoa

em có bao giờ buồn không em
mùa nguyên xuân đẹp chuyện hoang đường
mùa đông miên ấm nồng huyền thoại
lặt cánh Lụng Là: không... có... không...

em có bao giờ buồn không em
ta đi qua những tháng năm dài
nhớ một chút tình xưa đã mất
nên lời thơ có bao giờ vui

đời ta xưa ban mai lắt lơ
bây giờ là những chiều và khuya
vừa xếp vần thơ vừa muốn khóc
nhìn quanh nhìn quẩn chỉ có ta

đời ta suốt đời bước mộng du
cả một đại dương mặt sóng duềnh
trầm tích đáy sâu thành đại lục
ngàn năm đại thụ rễ quấn quanh

Lê Minh Hiền
stanton california, edit june 25th 2019 11:07pm  

  

 

Tiếu Diện

Có chút gì 
đang bình yên trôi
len lõi nhẹ vào nơi đây hồn hoang
bây giờ khởi sự 7 giờ
đây đó đôi ba cơn gió chiều mát lạnh
đây đó không gian vũ trụ bốn mùa nắng sớm mưa khuya
đây đó thời gian tiếp tục làm thinh
trong rong ruỗi cuộc hành trình
trên con đường thế kỷ tràng giang trăm bề phiền muộn

 

Chợt cùng với vệt hoàng hôn cuối cùng
có tiếng hát cất lên
lúc vơi lúc đầy
tiếng rất ngoan
hiền con gái 
vàng hườm
nhỏ nhỏ trong xanh
Tiếu Diện... Tiếu Diện ơi!
khuôn mặt ai ngày nào thật xinh
20 năm rồi không gặp
Cypress... Cypress*
những đêm hành lang đại học
những lớp English lâu rồi nên quên tên, chỉ nhớ lớp English 100 cuối cùng rồi ra trường mình xa nhau

 

...Hình như có mưa đầu mùa khô hạn xác xơ... yêu
rơi vô tình
vào mặt
buốt kim châm
kịp nhận ra
không còn nghe âm ba ngân vang em 
con chim sâu 
không còn thấy vù vù lên xuống trên mấy nụ hồng chờ ngày mai đang chìm vào đêm
mơ hồ có gì đó 
không bình thường đang lạc loài
không còn nghe tiếng hát em
bóng tối
và nỗi cô đơn
dẫu biết em vẫn còn tồn tại đâu đây mà
sao xa hẳn
như tiếng hát em bay xa theo mặt trời đỏ rực vào lòng đại dương đen

 

Sóng lòng chỉ cảm 
không thấy
không ngừng xâm thực 
bờ ta 
trong quá khứ, hiện tại và ngày mai       

Lê Minh Hiền
stanton california june 27th 2019 11:02pm
*trường Community College Cypress in Stanton

 

                                                                                                         


Yêu em  con gái

Qua hạ thu 
về anh nhớ ngất ngư từ
em như quá khứ ôi buồn thẩn thơ là buồn

Nhớ em hồn
anh tuổi trẻ vui với muốn
ấy em đêm xưa đưa nhau về còn ức yêu

Bây giờ đã
biết mùi đời thì thật lạ
kỳ vì muốn yêu thôi chỉ yêu qua dáng yêu

Thương lắm là
những em con gái xinh và 
chân dài thon ôi mông nở nét hoa thật phiền

Đêm nay ta
nghe hơi thở nhanh hểnh
hổn từ những tế bào ôi sao xanh mưa ngàn

Lê Minh Hiền                                                                                                             

Stanton California July fourth 2019 11:46am 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116420)
đếm những bước chân tá túc ở xứ lạ bằng nỗi chật hẹp tù túng nơi quê nhà, mùa xuân trước tôi thấy thênh thang một nỗi buồn, khập khễnh (em đi bên cạnh, rất xa, những chân trần, thui chột gót hồn nhiên)
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84550)
Là một dân tộc đã có ít nhất ngàn năm lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương máu để bảo vệ chủ quyền của mình và đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu chiêm nghiệm lý do thất bại của các phong trào Cần Vương, Văn Thân v... v...
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98381)
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương Nghiễm Mậu )...
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116666)
Nắng chiếu óng ánh trên mái tóc ngắn của cậu con trai, chiếc sơ mi mầu xanh dương hơi nhàu nơi hai bàn tay cô gái níu. Cô níu chặt quá, làm cái cổ sơ mi như muốn lật ngửa ra soi rõ một cái gáy thanh xuân mạnh mẽ. Cô gái nằm phía dưới tuy không nhìn rõ hết khuôn mặt, nhưng vầng trán nhô ra rất thanh tân.
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 74185)
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84792)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 95966)
LTS: Nguyễn Hạnh Nguyên sinh năm 1985, tốt nghiệp thạc sĩ khoa học ngành Ngữ Văn. Hiện sống và làm việc tại Hạ Long, Quảng Ninh. Năm mới, bài viết mới lần đầu đăng ở trang mạng Hợp Lưu như một món quà xuân gởi đến quí văn hữu và bạn đọc đầu năm Tân Mão 2011. TCHL
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83790)
Bài viết này duyệt lại huyền thoại trụ đồng Mã Viện xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ IV-V, nhưng không hề có dấu vết trên thực địa hay trong quốc sử Hán. Những dã sử về số lượng và vị trí trụ đồng chẳng những thiếu cơ sở, mà còn di động, từ châu Khâm tới Hà Tiên-An Giang—không ngừng nam tiến, giống như tấm bản đồ biển Đông Bắc Kinh mới công bố năm 2009, ấn chứng của “thực dân xã hội chủ nghĩa” [Han social-colonialism ], vò đựng mới cho tinh thần Đại Hán phong kiến.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 73520)
Vichto Olegovich Pelevin sinh ngày 22.11.1967 tại Moskva, trong một gia đình quân nhân. Năm 1989 Pelevin thi vào trường đại học năng lượng, từ 1989-1990 học hàm thụ trường đại học viết văn Maxime Gorki. Pelevin bắt đầu sáng tác vào giữa những năm 80, mười năm sau, chưa đầy ba mươi tuổi, có trong tay hơn chục tiểu thuyết, truyện vừa và năm-sáu tập truyện ngắn, anh đã trở thành "hiện tượng bí hiểm nhất và nổi tiếng nhất trong thế hệ các nhà văn hậu Xô Viết".
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90331)
Nhân viên trực phòng xác bật đèn. Ánh sáng xanh nhợt gây thêm sự lạnh lẽo. Hai bàn tay Sinh nắm chặt lại trong túi áo khoác. Gã nhân viên liếc nhìn Sinh, rất nhanh. Sinh tưởng như hai người kia cũng nghe được tiếng tim đập của mình. Gã nhân viên kéo chiếc hộp sắt hình quan tài nằm sâu trong vách tường. Nhẹ nhàng, cẩn thận như thể gã cũng ngại làm người nằm bên trong thức giấc.