- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG ĐỨA TRẺ ĐỒNG BƯNG

16 Tháng Bảy 201910:58 CH(Xem: 18858)
kt 1
Tranh Khánh Trường

NGƯỜI THỰC VẬT

 

Trời thơ rồi chết tứ tan
biển người tiếng nổi hiện hoàn thành tro
hoa tuột dốc bỏ hương đưa
chân đời lầy thụt còn mùa hôn mê.

 

BÀI DÂNG TẶNG KẺ THÙ

 

Dỗ ngọt mi trước khi vào giấc
cuộc thơm
đừng sợ tốn
hãy trút
lảo đảo
vợ đón sao dám chửi

nhà ngươi qua hẻm vắng một mình
có dự tính gì không
ta luôn ngu muội hơn mi
nghèo khó dưỡng nuôi từ tấm bé
gầy cây tre mép nước lở hết đất

kia mi loạn choạng
cô đơn sẽ giẫm lên bóng
còn hát
bài hát về ngực đẹp
còn chém lửa
múa man cao dâng
đường đến chết còn nhiều nắng mưa
hồi hưu ta năm hai không ba lăm

sao mi chửi gấu cái
giật giành miếng mật của rừng
lẻ ra vào họng đàn con

về nhà an toàn
trước khi chìm vào chìm vào vợ
thổi lên bản hợp xướng vĩ đại
vì mi bất tử.

 

 

NHỮNG ĐỨA TRẺ ĐỒNG BƯNG

Một đêm ở ấp văn hóa hồi xuân

 

m lạnh men rượu gạo
lội ruộng đồng sinh ra lũ trẻ
chúng nó giờ lao xe vun vút về thành phố
ếch nhái luôn quạnh hiu

giáo dục xã hôi nghĩa chủ dạy chúng chiêu trò bất lương
từ bọn vô học 
ông cha tôi chỉ tin đom đóm xa xăm cánh đồng lúa thơm

 

nép vào vô nghĩa
xe công nông cán lên bóng đàn cò
sao giữ sự trong trắng
khi chiêu trò bất lương giáo dục chúng

 

của cải quyến rủ đám tháo giày dạy thêm
đặc ân không giải quyết bằng đạo đức
mình đi hốt phân bò phơi khô bán cho người làm bông
một bao giá năm mươi năm

 

bọn tau lội đồng vợ không trả bằng tiền
mà bằng sự hư hỏng trên thân thể người phụ nữ
đầy mùi nắng gió

 

khái niệm độc ác bắt chúng phải học thuộc 
khờ dạy từ tiếp tay
chú mày phương đây tới từ xa
có buồn mưa đồng trắng xóa


kẻ quê luồn lách trên phố
ngoài quốc lộ năm ba xuống cấp
bọn ngồi trên quá tham ăn
giờ gan bị xơ xơ
chết sao êm ái nhất

 

biển ấu thơ quẩn quanh nhà
mùa xuân giỡn đùa inh ỏi
hạnh phúc của bọn lội đồng chúng tau.

 
Nguyễn Đăng Khương

 

TỒN

 

Bất ngờ sách thời 
người không tin mình
lặn miền vô hạn cực bé
mềm mại của lửa

cửa quát tháo tai mắt
bầu trời đôi chim
thảm khốc
nheo nhóc
trước phía trước

tri âm ảo
từng giây
nằm đây
ai là anh

lửa nung cơ thể cho tan mỡ
người mẫu ấy mỏng 
khắp nơi

công an không cho về quê hương
bãi bờ tuổi thơ

hốc mắt thẳm
xương hàm rắn bằng vòng đời
nhe răng.

 


Nguyễn Đăng Khương
SÁCH MAI

 

hạt trong rừng sách tôi đuổi theo hình chưa tượng
có thể là lí do 
như nam kỳ khởi nghĩa hay công lý cái nào dễ thở
khát thỏa mái
cụ nguyễn cắt ngang cụ lý làm thành ngã tư
ni cô dò dẫm bước

nhớ việc ngâm quả trứng luộc trong giấm ăn mỗi sáng để ngăn đường huyết
nhân tình sanh viên thì thào tai nhau
dán mắt vào lap top

mất nhiều ngày không mặt trời tôi quen tra cứu
để bước tới sách không dễ như người nông dân làm tình dập dồn rồi ngủ
mĩ kiều việt đón chuyến hai hai giờ

dài hơn đời người rừng ca
muốn giản như chị quét rác cụ tố
ngặt thức khi thiên hạ đang mơ

vẫn cây quen thuộc ở quê còng hay nguyệt quế
nhưng nó bị lấy mất gió
chẳng chút thoảng hương xanh

về cuối hàm giang anh ấp trứng gì
cá tôm cua hay ếch
phạm vi tài đề rũ mục.

 
Nguyễn Đăng Khương

LÌM KÌM

 

Bi đát tình huống nó sẽ xơi thịt ta
không bỏ sót chân lông kẻ tóc
trôi nổi vòng trong ngoài của pháp

tôi chỉ chọn một nghề đi mây uống gió
tài sản mặt sa mạc phớt lờ
kêu ca tiền nong nàng ấy

tôi nằm dưới gót tôi nghe
rôm rả kiến chuyện trò

vợ chồng xa nhau ai cũng ngoại tình đắm mê xác thịt rồi li dị
bà ấy có sui vậy mà đề đóm bài bạc lấy trai
không ai để da cho mà gặm
dạ chỉ ánh mắt em còn sạch

co ro trong tưởng tượng
bao điều nghịch dị bên ngoài

bi đát tình huống nó sẽ xơi thịt tôi
không bỏ sót chân lông kẻ tóc
trôi nổi vòng trong ngoài của luật.


Nguyễn Đăng Khương



VƯỢT

 

Đấy là cơn đau khớp sống ánh nắng giòn tan bất kể nơi nào trên mặt đất
lướt thướt linh hồn báo chí là rác rưởi cặn bã xã hội
tát vào mắt anh vào mắt đom đóm đi ngang màn hình
giảphồng trước kì thi chim vịt
đưa đít trụi lông hất quả trứng chim sâu

ánh mắt ấy ngọt lát dao ảo giác 
đọng thuyền chuối lớp sương trong mắt trời hướng vào mắt gương
tôi hướng vào hơi thởcố duy trì ngoi ngóp
chồn hoang giết chết con gà mái mẹ sau tiếng trưa thất thanh vườn hoang

ấy nỗi sợ hãi tiếng nói ngày xưa là người yêu bây giờ là nàng ta mấy ông lạnh óc
cuộc sống độc thân cố duy trì
niềm vui sướng tự do mọi cái cứ đi vào đoạn tuyệt
hình hài cá nhân nghệ sĩ mãi không vượt thoát

cuộc cãi vã lồng lộn những viên xí ngầu
tôi xa em cái chớp mắt
bàn tay mềm nắng ánh giòn tan.

 

Nguyễn Đăng Khương



IT VÀ IF

 

Giành giựt trước khi chui hang mùa đông
gấu cái bị oán hận
bởi vô số trận bão tuyết
nó không còn cơ hội quay lại với nắm tổ ong trên tay

con kiến ấy bước lên bậc nữa làm được gì chẳng biết
nhấp nhổm đít phải lửa
tham vọng nung chảy nó

buông tay cuốc vào mây
mềm mại ban mai của tốt
chết bên nào thì hơn
phiêu diêu trong não bàn cờ gỗ

thời của nó bằng it
sau lưỡng lự phân vân 
là if vậy.


Nguyễn Đăng Khương 


MONO

 

Không cùng cho sự lựa chọn
cầm cái yên dễ gãy 
phân tán mấy mươi năm nhỏ nhặt kiếp sống khốn quẫn

mường tượng đổ gục
ruồi muỗi luôn quấy rối
cổ thụ quay về mầm hạt

hỗn độn máu đề mục nghiệm xét
muốn cứu tế bào mono nó lại chết
cuộc trường sinh

vỗ tay trước biển
học chim ý đãi tránh họa
ngủ sau ăn sau bay chậm thấp không ngả bên này bên nọ
cứu giọt sương chết đuối
quay về với quê hương vĩ đại

sáng suốt trốn chạy
cho mọi ứng dụng khát.

 
Nguyễn Đăng Khương

BẠT

 

Vôi khớp nghĩ thầm âm hóa chuyển
đau thẳm sâu quay lại đời mình
tập quên cơn mê quái ác

mặt đất lười 
lo sợ rũ mục không cần tới
ở đấy hãy nằm im nghe

vô nghĩa lý bất tử
tràn từ tứ phương
banh vết tìm xương nát trong da thịt

loay hoay lối thoát
trên đường  vĩnh cửu
cái bóng dập bầm mặt gió

ăn nhạt giảm đạm 
tăng cường tần xuất đôi cánh
đoạn tuyệt tất dây mơ quá khứ.

 
Nguyễn Đăng Khương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6490)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6486)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6365)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7359)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 7022)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 7210)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6862)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7794)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7329)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
17 Tháng Mười Hai 20222:10 SA(Xem: 6720)
Được tin buồn: cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ (Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75) Sinh năm: 1933 Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) Hưởng Thọ: 90 Tuổi