- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thêm Một Tài Liệu Quý Về Chuyến Đi Pháp Năm 1863 Của Sứ Đoàn Phan Thanh Giản

25 Tháng Năm 20197:59 CH(Xem: 16385)


LE PAYS-phanthanhgian

[Dưới đây là bài đăng trên báo Le Pays ra ngày thứ ba 18/8/1863]


Như báo chúng tôi đã đưa tin về chuyến viếng thăm của phái đoàn ngoại giao của xứ Nam Kỳ, khởi hành từ Huế và sẽ đến Paris vào đầu tháng 9 năm 1863. Dưới đây là danh sách của phái đoàn do vua Tự Đức chỉ định theo sắc chỉ của nhà vua ngày 27 tháng 6 năm 1863:

- Chánh sứ Phan Thanh Giản, Hiệp biện Đại học sĩ, Kinh lược sứ Nam Kỳ, tòng nhất phẩm.

- Phó sứ Phạm Phú Thứ, Tả Tham tri bộ Lại, tòng nhị phẩm.

- Bồi sứ Ngụy Khắc Đản, Án sát sứ tỉnh Quảng Nam, tòng tam phẩm.

Phụ trách việc quà tặng là Lang trung bộ Công Nguyễn Văn Chất, tòng tứ phẩm.

Hai thư ký của phái đoàn là:

- Viên ngoại lang bộ Binh, Hồ Văn Luông, tòng ngũ phẩm.

- Viên ngoại lang bộ Hộ, Trần Văn Cư, tòng ngũ phẩm.

Bốn quan văn:

- Quan văn bộ Lễ, Hoàng Kì, tòng lục phẩm.

-Thừa vụ lang bộ Hộ, Tạ Huệ Kế, tòng chánh lục phẩm.

- Quan văn bộ Lại, Phạm Hữu Độ, tòng chánh thất phẩm.

- Quan văn bộ Hình, Trần Tề, tòng chánh thất phẩm.

Thông ngôn:

Nguyễn Văn Trường.

Hai quan võ:

Quản cơ Hồ Văn Huân, Nguyễn Mậu Bình, cả hai có tòng tứ phẩm.

Bốn võ quan tùy tùng:

Phòng ngự sứ Nguyễn Hữu Thần, Võ công đô úy Lương Văn Thế, Nguyễn Hữu Tước và Nguyễn Hữu Cấp, tất cả có tòng ngũ phẩm.

Hai thầy thuốc:

Nguyễn Văn Huy và Mo Van Nuhan [Ngô Văn Nhuận], tòng thất phẩm.

25 binh sĩ và nhân công, một thuyền trưởng.

19 người giúp việc trong đó có 4 người phục vụ Chánh sứ, 4 người phục vụ Phó sứ và Bồi sứ, 11 người còn lại phục vụ những quan chức khác trong phái đoàn. Tất cả có 63 người.

Tặng phẩm của phái đoàn mang theo 68 kiện với 1 cái kiệu và 4 cái lọng. Dành tặng cho nước Pháp 44 kiện cùng kiệu kèm 4 lọng. Còn lại 24 kiện là quà tặng cho nước Tây Ban Nha.

Hàng hóa đi theo với phái đoàn gồm có 100 kiện, 500 bao gạo, lợn và gia cầm.

Danh sách những người Việt từ Nam Kỳ thuộc Pháp đi Pháp với sứ đoàn của vua Tự Đức:

Thông ngôn hạng 1: Petrus Key [Trương Vĩnh Ký], dạy học ở trường Thông ngôn tiếng Pháp.

Thông ngôn hạng 2: Petrus Sang.

Ký lục hạng 1: Bá Tường, Đốc phủ Tân Bình.

Ký lục hạng 2 tên Hiên, ký lục làm việc ở bộ Tổng Tham mưu.

Hai học sinh trường Giám mục Adran [Pierre Pigneau de Behaine – Bá Đa Lộc]: Trần Văn Luông, con trai của Huyện Cả, Simon Của.

Ba người hầu.

*Báo Le Pays có quá trình xuất bản từ năm 1848 đến năm 1914. Đây là tờ báo chính thức và làm công việc ngôn luận của nền đệ nhị cộng hòa Pháp kéo dài đến năm 1870.

 

Phạm Phú Cường (chuyển ngữ)

 

LE PAYS-phanthanhgian 2

Nguồn: VĂN VIỆT

http://vanviet.info/tu-lieu/thm-mot-ti-lieu-qu-ve-chuyen-di-php-nam-1863-cua-su-don-phan-thanh-gian/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33956)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 59077)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36439)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31649)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37042)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33959)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34638)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33801)
Đ ại văn hào Gabriel Garcia Márquez, tác giả cuốn tiểu thuyết danh tiếng “One Hundred Years of Solitude” và là người đã đoạt giải Văn Chương Nobel năm 1982, đã qua đời ngày 17 tháng 4 vừa qua, hưởng thọ 87 tuổi.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32199)
K hi em vừa lên 7 tuổi, anh Hai anh Ba tròn 15 tuổi, nghề trầu cau Nam Phổ hầu như suy tàn, đã qua thời kỳ cực thịnh. Vườn cau xưa san sát nhau vắt vẻo nhìn trời xanh đã thưa thớt, hàng cau già khẳng khiu trong gió. Cảnh thương lái thu mua tấp nập vào mùa cau rộ chỉ còn lại trong những câu chuyện kể chen lẫn tiếng chắt lưỡi thở dài như thạch sùng đeo dính thân cau của vú Mười hàng đêm.
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30191)
Đ ặng Mỹ Hạnh là một nữ nhiếp ảnh gia của những “Xứ sở rừng mưa” như tựa một bút ký của cô. Nếu nhiếp ảnh là đam mê chính, văn chương là đam mê thứ nhì mà cô tự định nghĩa: "Tiếp cận với nghệ thuật bằng ngữ ảnh của cảm xúc và viết ra cõi lặng bên trong như một nhu cầu thở." Một cõi lặng đôi khi ngấm ngầm dữ dội, như tùy bút "Những cơn man dại của trái phá".