- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MƯA TRÊN FREEWAY

24 Tháng Ba 20192:17 CH(Xem: 22277)
LeMinhHien-BW
Nhà thơ Lê Minh Hiền - photo Bé Ba (Jane)

 

LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Lê Minh Hiền  quê ở Nhơn Mỹ, Qui Nhơn, Bình Định. Đang sinh sống và làm việc tại Stanton, Orange County, California USA

Có đăng thơ trên phụ trang bán nguyệt san Quán Văn thuộc báo Người Việt... và trên nguyệt san Chánh Pháp.

Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu Hợp Lưu những thi phẩm chân tình và bình dị của nhà thơ Lê Minh Hiền.

Tạp Chí Hợp Lưu

 


MƯA TRÊN FREEWAY

rẽ phải nhập vào freeway

xe tôi bỏ lại sau lưng

quá khứ

những trạm xăng

những liquor

những con người đồng hương

những phố nhỏ trên xứ người đã nên cố quận

 

freeway! freeway!

trời sắp mưa trên freeway

không gian bốn bề

mây đen tàn bạo.

 

nhớ ngàn năm xưa

nhớ thủa nguyên sơ

ta người tiền sử

trần truồng

ngu ngơ

sụp lạy bão tố kinh hoàng cuồng phong thịnh nộ.

 

mưa! mưa! mưa!

mưa đang rơi trên freeway

mưa xối xả đập vào mặt kính xe

cái gạt nước hối hả như quả lắc thời gian

hiện ra lạc lõng tôi bên vô lăng

vẫn còn nguyên cảm giác hãi hùng thời hồng hoang

từ một phận người bé mọn

ôi thiên nhiên thiên nhiên kỳ lạ.

 

không còn mưa

xe rẽ xuống exit

trả tôi về con đường Bolsa

phố nhỏ Sài Gòn

trong cơn mưa vừa ngớt

đêm yên bình

và lòng cũng bình yên.

 

 

Lê Minh Hiền

(Stanton California USA  Feb. 22nd 2019 6:22pm)

*freeway: đường cao tốc

**liquor: tiệm tạp hóa:

***exit: lối ra (rời khỏi freeway xuống đường thường)

****phố nhỏ Sài Gòn: little Sài Gòn, mệnh danh là thủ đô của người Việt Hải Ngoại  ở  Nam California

 

 

XUÂN XA


anh và em mình đi chợ hoa
tháng giêng xuôi mưa về Bolsa* 
xứ xa lâu dần nên cố quận
người Mỹ ngỡ ngàng qua phố quen

 

giao thừa pháo nổ ran sân chùa
chờ Thầy phát lộc lòng chợt ngộ
một năm rồi sẽ mười hai tháng
trong đêm lạnh nghe ấm tay nhau

 

đêm qua mưa nhẹ mai vàng sân
em còn xanh tuổi bước chân ngoan
tết đến rồi đi làm khách lạ
áo dài xếp lại đợi sang năm

 

Lê Minh Hiền

(stanton california usa mùng 5 tết Kỷ Hợi 8:06pm)

*Bolsa: đường Bolsa (hay là đại lộ Trần Hưng Đạo) chạy ngang khu phố Little Sài Gòn in California usa có chợ hoa hàng năm


TỪ GIÃ THÁNG GIÊNG

 

một đêm mấy giấc chiêm bao
trong mơ thì nhớ bây giờ thì quên
riêng từ hiển hiện một lần
bốn mùa chờ đợi ai buồn hơn ai


nhớ nét hoa nhớ nụ cười
em người tiền kiếp đây người phương tây

chắp tay từ giã tháng giêng
tháng ba ở lại muộn phiền lai rai


rồi ra tháng rộng ngày dài
bóng đời cùng hướng bóng mây song hành 
nhớ bóng hình nhớ bóng hình
tháng giêng đi mất còn mình "mình ên" (*)

 

Lê Minh Hiền

(stanton usa mar. 5th 2019 6:24am(30 tháng giêng Kỷ Hợi)

(*) "mình ên" (phương ngữ NAM BỘ gốc Khmer)
một mình, trơ trọi, đơn độc, côi cút, mồ côi

 

NGÀY XƯA


Ngày xưa là những huyền mơ
tháng ngày như sương mỏng
tan dần tan dần
tình yêu chết
hôm qua

 

Ngày xưa là một vườn hoa
có một con bướm nhỏ
chỉ biết khua râu 
nó nhút nhát
dại khờ

 

Hôm nay trông nó buồn tênh
đậu im lìm một chỗ
thờ ơ khua râu
tương lai đến
trong mơ

 

Lê Minh Hiền

(stanton california usa mar.10th 2019 8:53am)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98530)
L oan cởi nhẫn cưới đeo vào cho Hoàng. “Anh cố giữ làm bùa hộ mệnh, lúc nào cũng có em bên cạnh”. Hoàng thấy vậy mà thương vợ thêm. Có người vợ biết chăm sóc từng li từng tí. Hoàng rưng rưng nước mắt bước ra khỏi nhà…
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104281)
N gày 30 tháng Giêng năm 1948, một tên sát thủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã sát hại nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần Ấn Độ là ông Mohandas Karamchand Gandhi. Ông bị bắn ba phát đạn vào ngực và bụng trong khi đang trên đường đến nhà thờ để đọc lời cầu nguyện hàng ngày.
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98975)
... C ó điều người ta cần phải ghi nhớ là người Tàu luôn luôn kiêu căng, tự coi nước mình là một nước lớn là duy nhất văn minh, chung quanh họ đều là man di mọi rợ, Việt Nam hay Đại Việt đi chăng nữa cũng chỉ là man, Nam Man, nằm ngoài rìa của Hoa Hạ, của Trung Hoa thời Dân Quốc, của Trung Quốc thời Cộng Sản hiện tại...Những chiến thắng của người Việt trong các thời Lý Trần, đặc biệt là chiến thắng chống quân Mông Cổ trong khi người Tàu thực hiện không nổi là những gì họ không chấp nhận được.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 97376)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 92885)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91543)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99901)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106669)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91927)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106074)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu