- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHO TÔI XIN MUA LẠI ĐẤT NƯỚC MÌNH

07 Tháng Giêng 20194:58 CH(Xem: 25708)


MaNon- photo Nguyen Hoang Nam
Mạ Non - ảnh Nguyễn Hoàng Nam


KHÔNG THỂ NHỚ ĐƯỢC MÌNH

 

Trước lưỡi rìu, lưỡi lê và lưỡi cuốc

computer 64 bit tốc độ cao

tôi lập bản đồ họa vùng châu thổ

mùa xuân nắn nót vẽ hoa đào

mùa thu bệt vàng hoa cúc

dòng sông chảy mượt mà qua con đê vạn lý

đắp chắn những ngôi làng, cô lập cõi văn minh

vẫn còn thiếu một cái gì đó

chúng ta không thể nhớ được mình.

 

Lấp lóa muộn phiền, ưu tư chém cụt

mặt trời ngả Tây dáng mẹ lặn vào chiều rờn rợn

thấp thoáng ông bù nhìn đói suốt mùa lúa chín

lũ chim đã quen dần sợ hãi, lịch chịch nhặt hết ngày lao động

không có sự mặc định nào chở che, tồn tại lúc đuối lòng

loài cò vẫn bay kiếm ăn theo đàn, đúng lập trình cố hữu của thiên nhiên

 

bát hương trên cánh đồng tắt gió khi mẹ trở về nhà

đầy một sân rêu       

người đàn bà lại bận rộn với người đàn ông mà nói năng sót chữ.

 

Trong ly rượu của cha chứa gốc cây nghìn năm tuổi

phế bỏ sự hồ đồ

giải cứu cơn mê mấy đời tổ tiên nhắc nhở

cuộc say của những người đàn ông xả thân làm quân tử ngược thời

rễ cây bắt ngấm từ bụng lan tỏa đến tay chân rần rần xót đắng

lan tỏa lên khuôn mặt, mọc nhanh vào tai và mắt

mọc vào miệng và mũi, thay thế hoàn hảo từng đường gân thớ thịt

làm tê cứng cái lưỡi người anh hùng xứ sở                      

tiếng côn trùng ráo riết gọi nhau ra.

 

Truyền thuyết của làng thờ vị thần khốn khổ

mùa bão lật cơn giông hất người đàn ông bật tung khỏi cửa

mùa hạn thở dốc trên gánh người đàn bà chắt chiu khoai sắn

những giận hờn, ghen ghét, yêu thương

những cũ kỹ bây giờ không còn nữa

 

chỉ còn chiếc bản lề không cánh cửa

chẳng có gì đóng mở

vừa một luồng khí trơ thồng thộc bay vào

chúng ta không thể nhớ được mình.

 

Phan Thanh Bình



 

TRỞ VỀ NHÀ

Phải có một dòng sông luôn chảy từ ngân hà này sang ngân hà khác

không có cội nguồn khởi sinh

không có can cớ để kết thúc          

chỉ có những điểm dừng     

 

Đất Nước tôi

nhiều lắm      

những điểm dừng

đêm nở trắng cánh đồng suy tưởng

vẫn vết thương trên ngực người con gái   

bởi em sinh ra từ chấn động tâm hồn.                                                                  

 

Vì chiếc lá thôi phai

nên tôi không tìm ra được bằng chứng mùa thu xác thực

giọt sương rơi đụng ký ức vỡ tan tành

đêm trở giấc người lính về gọi mẹ

anh ở phía bên nào  

tôi chưa rõ tên anh                                                                                      

 

Mặt trời mọc trong đầu kẻ khởi tạo chiến tranh

thì đêm tối là tặng phần cho Đất Nước    

những hạt bần rụng ra từ năm trước

kễn lên tìm chút gió xa hương.                                                                              

 

Vì buổi ban trưa rực rỡ nắng vàng

nên tôi không tìm ra được dòng suối mẹ

gột rửa vết thương, tắm mình cho khỏa

tôi vẫn thích một mình nói khác

lời nói của chân tay

kẻ xu thời đếm chẵn

 

chỉ một cơn mưa 

thành phố chiều nay chỗ nào cũng ngập

nước không thể ngấm thêm vào lòng đất

[lòng đất đã đầy những vết thương]

 

Liệu cơn gió sẽ thổi lên phân chất

cát đá tung bay, canh bài gỡ gạc

rồi vết thương tự xé toang chỗ rách?

- Cho tôi xin mua lại Đất Nước mình.

 

Thưa Hoàng Cầm! Khi Người về bên kia

sông Đuống một dòng mấy đời nước ở

chiều hoàng lan trở gọi bao hoang nhớ

hương lúa có bội phù sa!

 

Tôi về hồ Tây ngắm chiếc cốc thủy tinh             

nhắp một chút em ngọt ngào châu thổ

hạt gạo đồng Đông, mâm xôi ngày giỗ

bát chè xanh uống chầm chậm xứ Đoài

 

có một dòng sông luôn chảy từ ngân hà này sang ngân hà khác

để tất cả chúng ta

lương thiện trở về nhà.

 

Phan Thanh Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31205)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29672)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32361)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35301)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37728)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32218)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32208)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.
27 Tháng Giêng 20159:03 CH(Xem: 33551)
Có người chỉ đọc vì mê cái bìa sách đẹp. Có người đọc vì thích sưu tập sách. Hảy tìm người đàn ông biết đọc mình, từ trang đầu tới trang cuối...
26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33332)
Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh Em chạy đuổi tuổi mình Mãi miết Phía bên kia bờ phù du Có gì là bất diệt? Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?
26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34751)
Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.